Return to Video

Rối loạn tâm lý ở chó mèo có ý nghĩa gì đối với con người

  • 0:01 - 0:05
    Oliver là một anh chàng cực kì bảnh bao
  • 0:05 - 0:10
    đẹp trai, ngọt ngào và bất an
  • 0:10 - 0:13
    mà tôi rất mực yêu quý
  • 0:13 - 0:16
    (cười lớn)
  • 0:16 - 0:18
    Chàng ta là giống chó núi Đức
  • 0:18 - 0:21
    mà chồng cũ và tôi nhận nuôi
  • 0:21 - 0:23
    được khoảng sáu tháng thì
  • 0:23 - 0:25
    chúng tôi nhận ra nó là mối phiền toái
  • 0:25 - 0:28
    Nó bị hội chứng sợ bị bỏ rơi nặng
  • 0:28 - 0:29
    không lúc nào chịu ở một mình
  • 0:29 - 0:33
    Có lần nó nhảy xuống đất
    từ lầu ba nơi chúng tôi ở
  • 0:33 - 0:37
    Nó ăn vải. Nó ăn đủ thứ, cả đồ tái chế
  • 0:37 - 0:39
    Nó đuổi bắt những con ruồi tưởng tượng
  • 0:39 - 0:41
    Nó mắc bệnh ảo giác
  • 0:41 - 0:44
    Nó được chuẩn đoán
    mắc bệnh tăng động ở chó
  • 0:44 - 0:47
    mà đó chỉ mới là
    phần nổi của tảng băng
  • 0:47 - 0:51
    Cũng như con người,
  • 0:51 - 0:55
    có khi ta cũng mất sáu tháng
  • 0:55 - 0:57
    mới nhận ra rằng
  • 0:57 - 1:00
    người bạn yêu có vấn đề tâm lý
  • 1:00 - 1:01
    (cười lớn)
  • 1:01 - 1:05
    Và phần lớn chúng ta không dẫn họ
  • 1:05 - 1:07
    lại chỗ quán bar nơi ta gặp họ
  • 1:07 - 1:11
    hay "hoàn" lại cho người mai mối
  • 1:11 - 1:16
    hay "trả hàng" lại Match.com
    (trang web hẹn hò online)
  • 1:16 - 1:17
    (cười)
  • 1:17 - 1:19
    Chúng ta vẫn cứ yêu họ
  • 1:19 - 1:21
    vẫn ở bên giúp đỡ họ
  • 1:21 - 1:25
    và đó là điều tôi làm
    cho chú chó của mình
  • 1:25 - 1:29
    Tôi là một...- Tôi học Sinh học
  • 1:29 - 1:31
    Tôi có bằng Tiến sĩ lịch sử khoa học
  • 1:31 - 1:33
    của trường đại học MIT
  • 1:33 - 1:35
    Mười năm trước nếu bạn hỏi tôi
  • 1:35 - 1:37
    chú chó cưng, hoặc loài chó nói chung
  • 1:37 - 1:39
    có cảm xúc không? Tôi sẽ nói có.
  • 1:39 - 1:40
    Nhưng chắc tôi sẽ không nói
  • 1:40 - 1:43
    chúng có thể
    mắc bệnh bất an kinh niên
  • 1:43 - 1:47
    có đơn thuốc an thần và bác sĩ trị liệu.
  • 1:47 - 1:51
    Nhưng khi tôi trở nên gắn bó, tôi nhận ra rằng
  • 1:51 - 1:53
    việc chó cũng có thể được chữa bệnh
  • 1:53 - 1:56
    để vượt qua nỗi sợ hãi và lo lắng,
  • 1:56 - 1:58
    Nó đã thay đổi cuộc sống của tôi.
  • 1:58 - 2:01
    Mở rộng tầm nhìn của tôi.
  • 2:01 - 2:03
    Và tôi thật sự đã dành 7 năm qua,
  • 2:03 - 2:06
    nghiên cứu bệnh tâm lý ở động vật.
  • 2:06 - 2:07
    Chúng có thể
    mắc bệnh tâm lý không?
  • 2:07 - 2:10
    Nếu có,
    điều đó có ý nghĩa gì đối với chúng ta?
  • 2:10 - 2:13
    Tôi nghiên cứu ra được rằng,
  • 2:13 - 2:15
    động vật có thể mắc bệnh tâm lý.
  • 2:15 - 2:19
    Việc nhận biết bệnh lý ở động vật
  • 2:19 - 2:21
    giúp ta dễ làm thân với chúng,
  • 2:21 - 2:25
    và cũng giúp ta hiểu bản thân ta hơn.
  • 2:25 - 2:28
    Ví dụ như việc chẩn bệnh.
  • 2:29 - 2:32
    Nhiều người nghĩ rằng làm sao hiểu được
  • 2:32 - 2:34
    động vật nghĩ gì,
  • 2:34 - 2:35
    điều đó cũng đúng.
  • 2:35 - 2:38
    Nhưng bất kì ai có mối quan hệ
  • 2:38 - 2:40
    hay ít nhất như trường hợp của tôi,
  • 2:40 - 2:42
    dù bạn có hỏi những người xung quanh
  • 2:42 - 2:44
    hay bố mẹ, con cái họ cảm thấy thế nào
  • 2:44 - 2:46
    chưa chắc họ sẽ nói cho bạn hiểu,
  • 2:46 - 2:48
    Họ có thể không diễn giải được
  • 2:48 - 2:49
    chính xác cảm giác đó,
  • 2:49 - 2:51
    có khi họ còn không nhận thức được.
  • 2:51 - 2:53
    Thực ra có thể tìm hiểu cảm xúc một người
  • 2:53 - 2:54
    thông qua đối thoại bằng lời
  • 2:54 - 2:57
    để hiểu những cảm xúc phiền muộn của họ.
  • 2:57 - 2:59
    Những năm trước thế kỉ 20
  • 2:59 - 3:02
    nhà vật lí trị liệu thường
  • 3:02 - 3:05
    chẩn đoán chứng
    trầm cảm qua quan sát bên ngoài.
  • 3:05 - 3:07
    Bên cạnh đó, tình hình
  • 3:07 - 3:09
    bệnh tâm lý ở động vật
  • 3:09 - 3:11
    cũng chỉ được xem xét gần đây.
  • 3:11 - 3:13
    Bệnh tâm lý thường gặp gặp nhất ở Mỹ
  • 3:13 - 3:15
    là chứng rối loạn vì sợ và lo lắng,
  • 3:15 - 3:17
    Nghĩ kỹ mà xem, cảm xúc sợ hãi và lo lắng
  • 3:17 - 3:22
    thực ra là những cảm xúc
    cực kỳ hữu ích xuất phát từ động vật.
  • 3:22 - 3:25
    Thường ta chỉ thấy sợ
    khi ở trong tình trạng nguy hiểm
  • 3:25 - 3:26
    và một khi thấy sợ,
  • 3:26 - 3:28
    ta có động lực
  • 3:28 - 3:29
    tránh xa khỏi nơi nguy hiểm
  • 3:29 - 3:34
    Vấn đề là ta lại thấy sợ và lo lắng
    trong tình huống không thích hợp.
  • 3:34 - 3:38
    Rối loạn tâm trạng cũng là một trong những
  • 3:38 - 3:41
    cái hại của động vật có cảm xúc,
  • 3:41 - 3:44
    chứng rối loạn
    mất kiểm soát (OCD) cũng thế,
  • 3:44 - 3:48
    thường là biểu hiện của
    những cảm xúc động vật rất có ích
  • 3:48 - 3:50
    để chúng giữ vệ sinh cho bản thân.
  • 3:50 - 3:53
    Một số mẹo khi vào lãnh thổ của bệnh lý tâm thần
  • 3:53 - 3:54
    khi bạn hành động giống như
  • 3:54 - 3:56
    liên tục rửa tay
    hay liên tục làm sạch chân
  • 3:56 - 3:58
    hay bạn tự đặt ra
    nghi thức nghiêm ngặt đến nỗi
  • 3:58 - 4:00
    bạn không thể ngồi xuống ăn cơm
  • 4:00 - 4:03
    nếu như chưa làm xong nghi thức đó.
  • 4:03 - 4:08
    Đối với người, ta có
    quyển "Hướng dẫn đoán chẩn bệnh tật"
  • 4:08 - 4:10
    tức bộ toàn thư cập nhật nhất
  • 4:10 - 4:13
    về toàn bộ các bệnh tâm lý được công nhận.
  • 4:13 - 4:16
    Còn với động vật, ta chỉ có... Youtube.
  • 4:16 - 4:17
    (Tiếng cười)
  • 4:17 - 4:20
    Đây là kết quả tôi tìm
    cho từ khoá "OCD ở chó"
  • 4:20 - 4:22
    nhưng bạn nên tìm thử từ khoá
  • 4:22 - 4:25
    "OCD ở mèo" còn thú vị hơn nữa.
  • 4:25 - 4:28
    Bạn sẽ sốc bởi kết quả tìm được cho xem.
  • 4:28 - 4:32
    Tôi sẽ cho bạn xem vài ví dụ.
  • 4:33 - 4:35
    Đây là ví dụ về chứng cuồng bắt bóng
  • 4:35 - 4:39
    Trông thì buồn cười và dễ thương thật đấy.
  • 4:39 - 4:42
    Vấn đề là, những chú chó
    mắc chứng OCD thế này
  • 4:42 - 4:45
    Có thể lặp lại hành vi cả ngày trời.
  • 4:45 - 4:46
    Chúng sẽ không thèm đi dạo
  • 4:46 - 4:48
    không cần đồng loại bè bạn
  • 4:48 - 4:49
    không thèm ăn
  • 4:49 - 4:51
    Chúng tập trung cao độ
  • 4:51 - 4:54
    đuổi bắt đuôi liên tục không nghỉ.
  • 4:54 - 4:58
    Đây là chú mèo tên Gizmo.
  • 4:58 - 5:01
    Có vẻ chú đang rình mò thì phải,
  • 5:01 - 5:04
    nhưng chú cứ thế này giờ này sang giờ khác
  • 5:04 - 5:08
    ngồi bệ cửa mà lật thanh rèm cửa
  • 5:08 - 5:09
    lặp đi lặp lại.
  • 5:09 - 5:12
    Đây cũng là một ví dụ về
  • 5:12 - 5:13
    hành vị rối loạn lặp lại
  • 5:13 - 5:16
    Chú gấu ở sở thú Oakland tên TIng Ting.
  • 5:16 - 5:18
    Nếu bạn đứng xem lúc này
  • 5:18 - 5:19
    bạn sẽ chỉ tưởng
  • 5:19 - 5:20
    chú đang nghịch cành cây
  • 5:20 - 5:23
    nhưng TIng Ting cứ nghịch suốt ngày,
  • 5:23 - 5:24
    và nếu bạn chú ý quan sát
  • 5:24 - 5:28
    suốt độ dài nửa tiếng của clip này,
  • 5:28 - 5:30
    bạn sẽ thấy chú chỉ làm đúng một việc
  • 5:30 - 5:32
    đặt cành cây đúng thứ tự đó, quay cành cây
  • 5:32 - 5:34
    đúng một kiểu lặp đi lặp lại.
  • 5:34 - 5:37
    Một hành vi cực kỳ phổ biến nữa,
  • 5:37 - 5:39
    đặc biệt ở thú bị nhốt
  • 5:39 - 5:43
    là đi qua lại hoặc lắc người.
  • 5:43 - 5:45
    Con người cũng thế thôi.
  • 5:45 - 5:47
    Ta cũng lắc người,
  • 5:47 - 5:48
    quay ngang quay ngửa.
  • 5:48 - 5:50
    Đôi khi ta làm thế để
  • 5:50 - 5:52
    để trấn an bản thân,
  • 5:52 - 5:55
    thì thú vật cũng có mục đích như vậy.
  • 5:55 - 5:56
    Nhưng thú vật không chỉ
  • 5:56 - 5:58
    mắc chứng cuồng lặp hành động
  • 5:58 - 6:00
    Đây là khỉ Gigi sống ở
  • 6:00 - 6:02
    vườn thú Frankin ở Boston.
  • 6:02 - 6:04
    Nó có bác sĩ tâm lý từ Havard theo dõi
  • 6:04 - 6:06
    và đang được chữa
    bệnh rối loạn tâm trạng
  • 6:06 - 6:07
    và một số bệnh khác.
  • 6:07 - 6:10
    Nhiều động vật mắc bệnh này.
  • 6:10 - 6:12
    Rất nhiều là khác...
  • 6:12 - 6:13
    ví dụ như loài ngựa
  • 6:13 - 6:15
    chúng có hành vi huỷ hoại bản thân.
  • 6:15 - 6:16
    Chúng sẽ cắn xé đủ thứ
  • 6:16 - 6:19
    hoặc cắn xé bản thân
  • 6:19 - 6:20
    chỉ để địu đi.
  • 6:20 - 6:22
    Hành vi này khá giống
  • 6:22 - 6:25
    việc một số người tự rạch tay chân.
  • 6:25 - 6:27
    Thú vật có thể tự nhổ lông
  • 6:27 - 6:30
    Nếu bạn có lông vũ hoặc da dày
  • 6:30 - 6:32
    bạn cũng tự nhổ lông cạo da mình được.
  • 6:32 - 6:35
    Một số loài vẹt cũng được nghiên cứu
  • 6:35 - 6:38
    để hiểu bệnh cuồng bứt tóc cào da ở người,
  • 6:38 - 6:39
    chứng bệnh gây hại đến
  • 6:39 - 6:41
    20 triệu người Mỹ.
  • 6:41 - 6:44
    Chuột bạch cũng có chứng này.
  • 6:44 - 6:46
    Ở chuột, ta gọi là chứng cắt lông.
  • 6:46 - 6:49
    Những chú chó quân đội
    trong chiến tranh Afghanistan
  • 6:49 - 6:52
    sau khi trở về nhiều chú
    mắc chứng chấn động chiến tranh,
  • 6:52 - 6:55
    rất khó hoà nhập lại
    với cộng đồng văn minh
  • 6:55 - 6:56
    sau khi thôi chiến đấu.
  • 6:56 - 6:58
    Chúng sẽ đâm sợ người có râu rậm
  • 6:58 - 7:01
    hoặc sợ vào trong xe hơi.
  • 7:01 - 7:04
    Tôi cũng có một lưu ý ở đây.
  • 7:04 - 7:07
    Tôi không cho rằng
    chứng chấn động chiến tranh
  • 7:07 - 7:09
    ở chó cũng biểu hiện như người,
  • 7:09 - 7:12
    cũng như biểu hiện chấn động
  • 7:12 - 7:13
    ở tôi sẽ khác ở bạn,
  • 7:13 - 7:17
    chứng lo lắng bất an
    của tôi cũng khác bạn.
  • 7:17 - 7:18
    Mỗi người một vẻ.
  • 7:18 - 7:21
    Mỗi người có điểm nhạy cảm khác nhau.
  • 7:21 - 7:25
    Nếu có 2 chú chó, được nuôi cùng nhà,
  • 7:25 - 7:27
    đối mặt những tình huống giống nhau,
  • 7:27 - 7:31
    một chú có thể
    mắc chứng suy nhược do sợ xe máy,
  • 7:31 - 7:34
    hoặc cuồng sợ tiếng bíp lò vi sóng,
  • 7:34 - 7:36
    còn chú kia hoàn toàn bình thường.
  • 7:36 - 7:39
    Có một điều nhiều người hỏi tôi:
  • 7:39 - 7:41
    Những ví dụ nãy giờ là động vật
  • 7:41 - 7:42
    rối loạn tâm lý do hành vi người,
  • 7:42 - 7:46
    hay là chỉ khi bị lạm dụng, ngược đãi
    thú vật mới có rối loạn tâm lý?
  • 7:46 - 7:48
    Câu trả lời thực ra
  • 7:48 - 7:51
    phức tạp hơn thế nhiều.
  • 7:51 - 7:54
    Tôi cũng có một may mắn
  • 7:54 - 7:57
    xuất bản sách về vấn đề này,
  • 7:59 - 8:01
    Giờ thì mỗi khi mở email
  • 8:01 - 8:03
    hoặc đi họp
  • 8:03 - 8:05
    thậm chí là khi dự tiệc,
  • 8:05 - 8:07
    mọi người hay kể tôi nghe
  • 8:07 - 8:09
    chuyện hành vi lạ ở thú vật.
  • 8:09 - 8:11
    Gần đây trong
    buổi nói chuyện ở California,
  • 8:11 - 8:13
    có một phụ nữ
    xin trình bày ý kiến
  • 8:13 - 8:17
    "Bác sĩ Braitman ơi,
    hình như mèo nhà tôi bị chấn động tâm lý."
  • 8:17 - 8:20
    Tôi hỏi: "Thật ư? Tại sao thế?"
  • 8:20 - 8:24
    Cô ấy kể về chú mèo tên Ping
    được đưa về trại thú
  • 8:24 - 8:27
    từ nhà một người lớn tuổi sống,
  • 8:27 - 8:29
    sau khi người này đột ngột
  • 8:29 - 8:32
    lên cơn đau tim
    và qua đời trong lúc hút bụi.
  • 8:32 - 8:35
    Một tuần sau, Ping được phát hiện
  • 8:35 - 8:37
    và đưa ra khỏi nhà cùng với xác người chủ,
  • 8:37 - 8:40
    trong khi máy hút bụi mở suốt.
  • 8:40 - 8:45
    Tôi suy nghĩ về tai nạn đó
    suốt hai năm sau đó.
  • 8:45 - 8:48
    Chú mèo đâm sợ
    máy hút bụi mỗi khi có ai dùng.
  • 8:48 - 8:50
    Chú sợ hãi tột độ.
  • 8:50 - 8:52
    Nó sẽ trốn vào tủ,
  • 8:52 - 8:54
    run sợ lẩy bẩy yếu cả người.
  • 8:54 - 8:57
    Nhưng với tình thương và sự kiên nhẫn
  • 8:57 - 8:59
    của gia đình mới,
  • 8:59 - 9:00
    ba năm sau,
  • 9:00 - 9:03
    chú đã thành chú mèo tự tin, khoẻ mạnh.
  • 9:03 - 9:06
    Một câu chuyện khác về
    việc hồi phục rối loạn tâm lý
  • 9:06 - 9:08
    xảy ra vài năm trước.
  • 9:08 - 9:10
    Tôi đang nghiên cứu ở Thái Lan
  • 9:10 - 9:13
    và gặp một chú khỉ tên Boonlua.
  • 9:13 - 9:15
    Khi còn bé,
  • 9:15 - 9:17
    nó bị một bầy chó tấn công
  • 9:17 - 9:22
    bị cắn nát chân và một tay,
  • 9:22 - 9:25
    nó cố lết đến một ngôi chùa, từ đó
  • 9:25 - 9:27
    các thầy tu chăm sóc nó.
  • 9:27 - 9:29
    Họ gọi bác sĩ thú y đến cứu chữa.
  • 9:29 - 9:32
    Cuối cùng thì,
  • 9:32 - 9:33
    Boonlua được đưa đến trại voi,
  • 9:33 - 9:36
    chủ trại quyết định nuôi nó
  • 9:36 - 9:38
    họ dần hiểu nó thích gì,
  • 9:38 - 9:40
    nó thích kẹo Mentos bạc hà
  • 9:40 - 9:43
    kẹo bọ cứng và trứng.
  • 9:43 - 9:46
    Họ lo là nó cô đơn thiếu bạn,
  • 9:46 - 9:48
    nhưng họ không cho
    nó chơi với những con khỉ khác,
  • 9:48 - 9:49
    vì sợ nó có mỗi một tay
  • 9:49 - 9:52
    sẽ không chơi đùa hay tự vệ được.
  • 9:52 - 9:55
    Thế là họ cho chơi với thỏ,
  • 9:55 - 9:58
    Boonlua trở thành chú khỉ khác hẳn.
  • 9:58 - 9:59
    Nó vui vẻ chơi với chú thỏ.
  • 9:59 - 10:02
    Chúng liếm lông nhau
    và trở nên thân thiết.
  • 10:02 - 10:04
    Nhưng rồi thỏ có con nhỏ,
  • 10:04 - 10:07
    và Boonlua còn hạnh phúc hơn trước.
  • 10:07 - 10:10
    Thỏ con đem lại
  • 10:10 - 10:11
    cho nó niềm vui sống mỗi ngày.
  • 10:11 - 10:13
    Thậm chí nó vui sướng đến nỗi
  • 10:13 - 10:15
    không thèm ngủ.
  • 10:15 - 10:19
    Nó trở nên bảo bọc thái quá bọn thỏ con,
  • 10:19 - 10:20
    đến nỗi không muốn ngủ.
  • 10:20 - 10:21
    Thỉnh thoảng nó thiếp đi
  • 10:21 - 10:23
    trong lúc canh giữ chúng.
  • 10:23 - 10:26
    Nó chăm sóc bảo vệ lũ thỏ đến mức
  • 10:26 - 10:28
    người chăm nuôi thú
  • 10:28 - 10:30
    phải đem bọn thỏ con đi nơi khác.
  • 10:30 - 10:32
    Nó bảo bọc thỏ con đến mức
  • 10:32 - 10:34
    nó sợ thỏ mẹ sẽ làm hại chúng.
  • 10:34 - 10:36
    Khi dời bọn thỏ con đi nơi khác
  • 10:36 - 10:37
    người nuôi thú sợ nó bị trầm cảm.
  • 10:37 - 10:38
    Họ giải quyết bằng
  • 10:38 - 10:41
    cách cho nó bạn thỏ khác để chơi.
  • 10:41 - 10:45
    (tiếng cười)
  • 10:45 - 10:48
    Theo thiển ý tôi thì
    nó chẳng có vẻ trầm cảm gì.
  • 10:48 - 10:49
    (cười)
  • 10:51 - 10:54
    Điều tôi mong mọi người
    cảm nhận được đó là
  • 10:54 - 10:57
    bạn nên mạnh dạn
  • 10:57 - 10:59
    tìm đoán hành vi
  • 10:59 - 11:01
    các con vật bạn tiếp xúc nhiều.
  • 11:01 - 11:03
    Khi bạn nghi rằng
  • 11:03 - 11:05
    chú chó, chú mèo hay khỉ một tay
  • 11:05 - 11:07
    nhà bạn hay nhà người quen
  • 11:07 - 11:11
    đang bị trầm cảm hay chấn động tâm lý,
  • 11:11 - 11:13
    có thể bạn đúng.
  • 11:13 - 11:15
    Điều này nghe có vẻ như
    nhân tính hóa khi mà
  • 11:15 - 11:18
    ta dùng hành vi động vật
  • 11:18 - 11:22
    để hiểu hành vi con người.
  • 11:22 - 11:24
    Tôi không nghĩ việc này là vấn đề gì.
  • 11:24 - 11:26
    Thực ta không thể không làm thế.
  • 11:26 - 11:29
    Đâu phải bạn cắt não bạn ra
  • 11:29 - 11:31
    rồi bỏ vào bình rồi ngồi đó
  • 11:31 - 11:34
    suy ngẫm về tâm lý thú vật đâu.
  • 11:34 - 11:36
    Ta lúc nào cũng đã là động vật rồi,
  • 11:36 - 11:39
    băn khoăn về cảm xúc của động vật khác.
  • 11:39 - 11:42
    Nếu được chọn, bạn sẽ biết
    "nhân tính hoá" bằng cách nào cho tốt chứ ?
  • 11:42 - 11:44
    Hay dùng phép này tuỳ tiện?
  • 11:44 - 11:46
    Thường là phép này
  • 11:46 - 11:48
    bị dùng tuỳ tiện.
  • 11:48 - 11:50
    (tiếng cười)
  • 11:50 - 11:53
    Như là làm lễ cưới cho chó corgi
  • 11:53 - 11:55
    hay đến gần
    động vât hoang dã vì bạn tưởng
  • 11:55 - 11:57
    bạn và con thú
    có thần giao cách cảm.
  • 11:57 - 11:59
    Tuỳ tiện là vậy đó.
  • 11:59 - 12:03
    "Nhân tính hóa" một cách đúng đắn
  • 12:03 - 12:06
    dựa trên
    điểm tương quan giữa các loài động vật
  • 12:06 - 12:09
    mà rút ra kết luận hữu ích
  • 12:09 - 12:12
    về trí tuệ và kinh nghiệm của động vật.
  • 12:12 - 12:15
    Có cả một ngành công nghiệp
  • 12:15 - 12:18
    dựa trên việc "nhân tính hóa" này,
  • 12:18 - 12:21
    đó là ngành dược tâm thần.
  • 12:21 - 12:25
    Cứ 5 người Mỹ có 1 người
    dùng thuốc tâm thần
  • 12:25 - 12:28
    từ thuốc chống trầm cảm cho đến an thần
  • 12:28 - 12:30
    để chữa bệnh tâm lý.
  • 12:30 - 12:32
    Ngành dược tâm thần
  • 12:32 - 12:34
    bắt nguồn từ ngành dược thí nghiệm
  • 12:34 - 12:36
    trên động vật.
  • 12:36 - 12:38
    Thuốc được thử trên động vật trước
  • 12:38 - 12:42
    không chỉ để tìm độc tố
    mà cả về ảnh hưởng hành vi.
  • 12:42 - 12:46
    Loại thuốc an thần nổi tiếng Thorazine
  • 12:46 - 12:49
    thử nghiệm trên chuột
    trước khi được dùng trên người.
  • 12:49 - 12:51
    Thuốc chống bất an Librium
  • 12:51 - 12:55
    cũng thử trên mèo dữ những năm 50
  • 12:55 - 12:58
    để chuyển hoá chúng thành mèo hiền dịu hơn.
  • 12:58 - 13:02
    Cả thuốc trầm cảm
    trước tiên cũng được thử trên thỏ.
  • 13:02 - 13:05
    Giờ đây, ta không chỉ
    cho động vật uống thuốc
  • 13:05 - 13:07
    với mục đích nghiên cứu,
  • 13:07 - 13:10
    mà chúng được
    kê thuốc với tư cách là bệnh nhân,
  • 13:10 - 13:14
    vì lý do nhân đạo hoặc có khi không.
  • 13:14 - 13:18
    Sở thú sinh vật biển
    cho hải cẩu mẹ uống thốc an thần
  • 13:18 - 13:21
    khi con chúng được đưa đi nơi khác.
  • 13:21 - 13:23
    Nhiều con khỉ vườn thú được uống
  • 13:23 - 13:25
    thuốc an thần.
  • 13:25 - 13:28
    Như chú chó Oliver của tôi
  • 13:28 - 13:31
    được cho uống thuốc
    chống trầm cảm và an thần
  • 13:31 - 13:33
    để nó đừng vô thức nhảy lầu,
  • 13:33 - 13:35
    hay lao ra đường xe cộ.
  • 13:35 - 13:38
    Gần đây trên báo Khoa học có đăng bài
  • 13:38 - 13:40
    chứng minh rằng ngay cả loài giáp xác
  • 13:40 - 13:42
    cũng có phản ứng với thuốc an thần
  • 13:42 - 13:45
    Thuốc làm chúng mạnh dạn,
    bớt hoạt động thái quá
  • 13:45 - 13:50
    sẵn sàng khám phá môi trường xung quanh.
  • 13:50 - 13:52
    Rất khó thống kê
    số lượng thú vật có dùng thuốc,
  • 13:52 - 13:56
    nhưng tôi có thể đoán biết
    ngành y dược cho thú y
  • 13:56 - 13:57
    đang trên đà phát triển,
  • 13:57 - 14:00
    từ doanh thu 7 tỷ đô năm 2011
  • 14:00 - 14:06
    lên đến 9.25 tỷ trong năm 2015.
  • 14:06 - 14:10
    Số loài có thể dùng thuốc là vô hạn định.
  • 14:10 - 14:14
    Một số loài như
    khỉ Bonobo ở bang Milwaukee
  • 14:14 - 14:15
    lúc đầu không được uống
  • 14:15 - 14:18
    nhưng rồi họ lấy thuốc Paxil cho người
  • 14:18 - 14:20
    chia cho khỉ vườn thú.
  • 14:20 - 14:25
    (tiếng cười) (vỗ tay)
  • 14:25 - 14:28
    Ngoài mục đích phục vụ y dược tâm thần,
  • 14:28 - 14:30
    còn rất nhiều ví dụ
  • 14:30 - 14:33
    can thiệp y tế đối với động vật.
  • 14:33 - 14:35
    Có một bài học có lẽ
  • 14:35 - 14:38
    ngành thú y có thể dạy cho
  • 14:38 - 14:39
    y dược cho người.
  • 14:39 - 14:41
    Ví dụ bạn dẫn chú chó
  • 14:41 - 14:43
    mắc chứng cuồng bắt bóng
  • 14:43 - 14:45
    đến phòng khám hành vi động vật.
  • 14:45 - 14:48
    Bác sĩ không lao vào kê đơn ngay
  • 14:48 - 14:51
    mà hỏi kỹ về cuộc sống con thú.
  • 14:51 - 14:54
    Họ sẽ hỏi chú chó
    có hay ra ngoài trời không,
  • 14:54 - 14:56
    có vận động không, có thường xuyên không,
  • 14:56 - 14:58
    thời gian giao tiếp
  • 14:58 - 15:00
    với người và các con chó khác bao lâu.
  • 15:00 - 15:02
    Họ sẽ nói kỹ về các dạng trị liệu
  • 15:02 - 15:05
    về tâm lý, các dạng chính
  • 15:05 - 15:07
    từng được dùng.
  • 15:07 - 15:10
    Đấy mới là những biểu hiện hữu ích nhất,
  • 15:10 - 15:13
    đặc biệt là khi kết hợp với dược.
  • 15:13 - 15:15
    Điều tôi cho là hữu ích nhất đối với
  • 15:15 - 15:17
    với xã hội loài vật,
  • 15:17 - 15:20
    là thời gian giao tiếp với động vật khác.
  • 15:20 - 15:24
    Đôi khi tôi thấy tôi như
  • 15:24 - 15:27
    động vật giao tiếp cho chó cưng,
  • 15:27 - 15:31
    cũng như vẹt giao tiếp với một số người
  • 15:31 - 15:33
    và người giao tiếp với vẹt,
  • 15:33 - 15:34
    hay chó với voi,
  • 15:34 - 15:38
    và voi đáp ứng nhu cầu
    giao tiếp với các con voi khác.
  • 15:38 - 15:39
    Không biết bạn thế nào
  • 15:39 - 15:41
    chứ tôi hay nhận được thông tin trên mạng
  • 15:41 - 15:43
    về tình bạn hy hữu ở động vật
  • 15:43 - 15:47
    Tôi nghĩ phần lớn Facebook ngập tràn
  • 15:47 - 15:50
    nào là bài ảnh khỉ nhận mèo làm con nuôi,
  • 15:50 - 15:54
    rồi thì chó nuôi nai con như con mình,
  • 15:54 - 15:57
    hay bò và lợn là đôi bạn thân.
  • 15:57 - 16:01
    Tám, chín năm trước
    bạn mà hỏi ý kiến tôi về mấy bài post này,
  • 16:01 - 16:04
    tôi sẽ bảo bạn
    mấy người đó cảm xúc mùi mẫn thái quá
  • 16:04 - 16:07
    hay nhân tính hoá bọn thú vật quá đà
  • 16:07 - 16:10
    hay chỉ giả vờ thế nào đấy, nhưng giờ thì
  • 16:10 - 16:13
    tôi hiểu có nguyên nhân ẩn sau cả.
  • 16:13 - 16:16
    Một nghiên cứu đáng tin cậy
  • 16:16 - 16:18
    chứng minh rằng lượng oxytocin
  • 16:18 - 16:21
    là chất gây cảm giác gắn kết đồng loại
  • 16:21 - 16:23
    tiết ra khi ta yêu hay chăm sóc
  • 16:23 - 16:26
    hay ở bên người ta quan tâm mật thiết.
  • 16:26 - 16:28
    Lượng oxytocin tăng ở cả người và chó
  • 16:28 - 16:30
    khi họ quan tâm đến nhau
  • 16:30 - 16:31
    và thích ở bên nhau.
  • 16:31 - 16:33
    Các nghiên cứu còn chứng minh oxytocin
  • 16:33 - 16:36
    tăng lên ở cả cặp động vật với nhau,
  • 16:36 - 16:39
    Ví dụ dê và chó làm bạn chơi đùa với nhau,
  • 16:39 - 16:44
    lượng oxytocin trong chúng sẽ tăng lên.
  • 16:44 - 16:46
    Tôi cũng học được từ một người bạn
  • 16:46 - 16:49
    sức khoẻ tâm lý là con dao hai lưỡi.
  • 16:49 - 16:53
    Anh tên Lonnie Hodge,
    cựu chiến binh trong chiến tranh Việt Nam.
  • 16:53 - 16:55
    Sau khi trở về Mỹ, anh giúp đỡ
  • 16:55 - 16:58
    những người sống sót và
  • 16:58 - 17:00
    mang chấn động chiến tranh.
  • 17:00 - 17:02
    Bản thân anh cũng có
    chấn động chiến tranh và sợ độ cao.
  • 17:02 - 17:04
    Bởi trong cuộc chiến, anh thường
  • 17:04 - 17:06
    phải trượt dây quay lưng xuống đất
  • 17:06 - 17:08
    ra khỏi trực thăng
  • 17:08 - 17:11
    Anh được cử một chú chó
    giống Labradoodle tên Gander
  • 17:11 - 17:14
    nhằm giúp anh chữa chứng
    chứng chấn động và sợ độ cao.
  • 17:14 - 17:17
    Đây là ngày đầu họ gặp nhau.
  • 17:17 - 17:20
    Thật là tuyệt bởi từ đó
  • 17:20 - 17:21
    họ gắn bó bên nhau
  • 17:21 - 17:26
    cùng đến thăm
    những cựu chiến binh khác mắc chứng tương tự
  • 17:26 - 17:29
    Điều tôi thích ở
    mối quan hệ Lonnie và Gander là
  • 17:29 - 17:30
    khoảng vài tháng sau,
  • 17:30 - 17:34
    chú chó Gander cũng sợ độ cao,
  • 17:34 - 17:38
    có lẽ do nó quan sát chủ kỹ quá.
  • 17:38 - 17:41
    Điều tuyệt với là, giờ
    nó vẫn là chú chó chữa bệnh tâm lý tuyệt vời,
  • 17:41 - 17:44
    bời mỗi khi họ ở trên cao,
  • 17:44 - 17:47
    Lonnie lo cho tâm lý của Gander quá
  • 17:47 - 17:53
    anh thành ra hết sợ độ cao.
  • 17:53 - 17:57
    Tôi dành thời gian
    nghiên cứu về những câu chuyện thế này
  • 17:57 - 17:58
    đào sâu tìm hiểu.
  • 17:58 - 18:00
    Tôi dành nhiều năm để nghiên cứu,
  • 18:00 - 18:03
    và điều này
    thay đổi thế giới quan của tôi.
  • 18:03 - 18:07
    Tôi không còn nhìn nhận
    động vật ở dạng vô cảm quan
  • 18:07 - 18:09
    Tôi nhìn nhận chúng như những cá nhân
  • 18:09 - 18:10
    và nghĩ về chúng như các sinh vật
  • 18:10 - 18:13
    với hệ thống dự báo đặc trưng riêng
  • 18:13 - 18:15
    điều khiển cách chúng hành động
  • 18:15 - 18:17
    và phản ứng với môi trường.
  • 18:17 - 18:20
    Tôi tin điều này đã khiến tôi
  • 18:20 - 18:23
    thành người hiếu kỳ và đễ đồng cảm hơn
  • 18:23 - 18:26
    không chỉ với thú cưng cùng nhà,
  • 18:26 - 18:28
    thỉnh thoảng còn cùng mâm,
  • 18:28 - 18:31
    mà còn với người thân, người bạn,
  • 18:31 - 18:34
    đang chống chọi với
    chứng lo lắng kinh niên
  • 18:34 - 18:37
    do ám ảnh và các dạng bệnh khác.
  • 18:37 - 18:38
    Tôi cũng thật sự tin rằng
  • 18:38 - 18:41
    dù ta không thể biết chính xác
  • 18:41 - 18:44
    điều gì đang xảy ra trong đầu chú heo,
  • 18:44 - 18:46
    chú chó nhà bạn hay cả bạn đời bạn,
  • 18:46 - 18:50
    không có nghĩa là
    ta ngừng thông cảm và giúp đỡ họ.
  • 18:50 - 18:53
    Bởi điều tốt nhất ta có thể làm
  • 18:53 - 18:57
    là "nhân tính hóa" cho họ.
  • 18:57 - 19:00
    Cha của Charles Darwin từng bảo ông
  • 19:00 - 19:06
    ai trong đời cũng có thể phát điên.
  • 19:06 - 19:08
    May mắn thay
    ta vẫn có thể tìm lại bình an tâm hồn
  • 19:08 - 19:11
    nếu có sự trợ giúp của cộng đồng.
  • 19:11 - 19:13
    XIn cảm ơn.
  • 19:13 - 19:16
    (Vỗ tay)
Title:
Rối loạn tâm lý ở chó mèo có ý nghĩa gì đối với con người
Speaker:
Lauren Braitman
Description:

Đằng sau những clip thú vật vui nhộn dễ thương đôi khi ẩn giấu hành vi lạ rất giống con người. Thạc sĩ Lauren Braitman nghiên cứu dấu hiệu rối loạn tâm lý ở động vật, từ những chú gấu bị cuồng lặp hành động đến những chú chuột tự sát và những bạn động vật khác. Laurel đặt ra câu hỏi rằng, liêu con người có thể học được gì từ cách thú vật đối mặt với bệnh trầm cảm, nỗi buồn khổ và những chứng tật tâm lý rất người khác.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
19:29

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions