Return to Video

Thuốc ảnh hưởng tới não như thế nào? - Sara Garofalo

  • 0:07 - 0:09
    Hầu hết mọi người đều uống thuốc,
  • 0:09 - 0:10
    đi tiêm,
  • 0:10 - 0:13
    hoặc dùng một vài liệu pháp chữa trị
    trong suốt cuộc đời họ,
  • 0:13 - 0:18
    nhưng phần lớn chúng ta không biết gì
    về cách thức hoạt động của những chất này.
  • 0:18 - 0:22
    Các hợp chất khác nhau
    ảnh hưởng đến cách chúng ta cảm nhận,
  • 0:22 - 0:23
    suy nghĩ,
  • 0:23 - 0:25
    và thậm chí là cư xử như thế nào?
  • 0:25 - 0:29
    Phần lớn điều này phụ thuộc vào cách
    mà thuốc làm thay đổi mối liên kết
  • 0:29 - 0:31
    giữa các tế bào trong bộ não.
  • 0:31 - 0:34
    Có nhiều cách khác nhau
    để điều đó có thể xảy ra.
  • 0:34 - 0:36
    Nhưng trước khi chúng đi vào bộ não,
  • 0:36 - 0:38
    bất kỳ loại thuốc nào
    cũng phải đi vào mạch máu trước
  • 0:38 - 0:42
    trong một hành trình có thể kéo dài
    từ vài giây cho tới vài tiếng,
  • 0:42 - 0:44
    tùy thuộc vào các yếu tố
    như cách chúng được đưa vào
  • 0:44 - 0:47
    Cách chậm nhất là uống thuốc.
  • 0:47 - 0:50
    bởi nó phải được hấp thụ
    bằng hệ tiêu hóa
  • 0:50 - 0:52
    trước khi bắt đầu có tác dụng.
  • 0:52 - 0:55
    Hít thuốc sẽ đưa thuốc
    vào máu nhanh hơn.
  • 0:55 - 0:59
    Và tiêm thuốc vào trong tĩnh mạch
    là nhanh nhất
  • 0:59 - 1:02
    bởi nó bơm các chất hóa học thẳng vào máu.
  • 1:02 - 1:07
    Khi đã ở trong máu, thuốc nhanh chóng
    tới điểm cuối của nó, bộ não.
  • 1:07 - 1:11
    Cổng vào cơ quan này được canh giữ
    bởi hàng rào máu não,
  • 1:11 - 1:13
    thứ phân cách máu và
    Hệ thần kinh
  • 1:13 - 1:16
    để giữ các chất nguy hiểm tiềm tàng
    ở bên ngoài.
  • 1:16 - 1:19
    Vậy là tất cả các loại thuốc hẳn phải có
    một thành phần hoá học
  • 1:19 - 1:24
    cho chúng những chìa khóa
    để mở hàng rào này và đi tiếp.
  • 1:24 - 1:27
    Khi đã vào trong, thuốc bắt đầu can thiệp
    vào chức năng bình thường của não
  • 1:27 - 1:31
    bằng cách nhắm vào
    mạng lưới các neuron và synap.
  • 1:31 - 1:35
    Neuron là các tế bào não bao gồm
    một hạt nhân, các nhánh thần kinh và một sợi trục.
  • 1:35 - 1:40
    Synap là các cấu trúc được đặt
    giữa các nhánh hoặc sợi trục,
  • 1:40 - 1:44
    cho phép sự trao đổi tín hiệu điện hóa
    giữa các neuron.
  • 1:44 - 1:48
    Những tín hiệu này ở dạng hóa chất
    gọi là các chất dẫn truyền thần kinh.
  • 1:48 - 1:51
    Mỗi chất dẫn đóng một vai trò khác nhau
    trong việc duy trì hành vi,
  • 1:51 - 1:52
    cảm xúc,
  • 1:52 - 1:53
    và nhận thức.
  • 1:53 - 1:56
    Nhưng chúng đều hoạt động
    theo một trong hai cách.
  • 1:56 - 1:58
    Chúng có thể ức chế neuron nhận tín hiệu,
  • 1:58 - 2:00
    hạn chế các hoạt động của nó,
  • 2:00 - 2:01
    hoặc kích thích nó,
  • 2:01 - 2:05
    tạo ra một tính hiệu điện hóa mới
    lan ra khắp mạng lưới.
  • 2:05 - 2:08
    Những chất dẫn truyền thần kinh còn thừa
    thường bị phân giải
  • 2:08 - 2:11
    hoặc bị hấp thụ lại
    vào các neuron đã truyền chúng đi.
  • 2:11 - 2:14
    Sự hiệu quả của thuốc
    bắt nguồn từ khả năng
  • 2:14 - 2:19
    điều khiển các chất dẫn truyền thần kinh
    ở các giai đoạn khác nhau của quá trình.
  • 2:19 - 2:21
    Điều này dẫn đến việc tăng hay giảm
  • 2:21 - 2:25
    lượng chất dẫn truyền thần kinh
    được truyền đi.
  • 2:25 - 2:28
    Ví dụ, thuốc chống trầm cảm thông thường,
    như SSRIs,
  • 2:28 - 2:31
    ngừng việc tái hấp thụ serotonin,
  • 2:31 - 2:35
    một chất dẫn truyền thần kinh
    giúp điều chỉnh cảm xúc.
  • 2:35 - 2:38
    Điều này khiến lượng serotonin
    nhiều hơn ở mạng lưới thần kinh.
  • 2:38 - 2:40
    Trong khi đó, thuốc giảm đau, như morphine
  • 2:40 - 2:43
    làm tăng nồng độ serotonin
    và noradrenaline,
  • 2:43 - 2:45
    giúp điều tiết năng lượng,
  • 2:45 - 2:46
    sự hưng phấn,
  • 2:46 - 2:47
    tỉnh táo,
  • 2:47 - 2:48
    và khoái cảm.
  • 2:48 - 2:52
    Những chất dẫn truyền thần kinh đó
    tác động lên thụ thể endorphin,
  • 2:52 - 2:54
    làm giảm nhận thức về đau.
  • 2:54 - 2:58
    Thuốc an thần làm tăng sản xuất
    GABA
  • 2:58 - 3:00
    để ức chế hoạt động của neuron
  • 3:00 - 3:04
    khiến cơ thể ở trong trạng thái thoải mái.
  • 3:04 - 3:06
    Vậy còn những loại ma túy bất hợp pháp
    thì sao?
  • 3:06 - 3:11
    Chúng có những tác động mạnh mẽ lên bộ não
    mà chúng ta vẫn đang cố gắng tìm hiểu.
  • 3:11 - 3:13
    Ma túy đá, một loại amphetamine,
  • 3:13 - 3:16
    gây ra quá trình giải phóng lâu dài
    dopamine,
  • 3:16 - 3:21
    một chất dẫn truyền thần kinh
    liên quan tới khoái lạc.
  • 3:21 - 3:24
    Nó còn hoạt hóa các thụ thể noradrenaline.
  • 3:24 - 3:25
    làm tăng nhịp tim,
  • 3:25 - 3:26
    giãn đồng tử,
  • 3:26 - 3:30
    và kích hoạt phản ứng
    "chiến hay chạy" của cơ thể.
  • 3:30 - 3:33
    Cocaine ngăn cản sự tái hấp thu dopamine
    và serotonin,
  • 3:33 - 3:35
    làm tăng nồng độ của chúng
    trong mạng lưới
  • 3:35 - 3:37
    nơi chúng làm tăng năng lượng,
  • 3:37 - 3:38
    tạo ra cảm giác hưng phấn,
  • 3:38 - 3:40
    và làm mất cảm giác thèm ăn.
  • 3:40 - 3:44
    Các loại ma túy gây ảo giác có những
    phản ứng khó hiểu nhất.
  • 3:44 - 3:46
    Các chất như LSD,
  • 3:46 - 3:47
    mescaline,
  • 3:47 - 3:48
    và DMT
  • 3:48 - 3:50
    đều ngăn cản sự giải phóng serotonin,
  • 3:50 - 3:53
    chất điều chỉnh cảm xúc và bốc đồng.
  • 3:53 - 3:55
    Chúng còn có tác động
    lên mạch thần kinh
  • 3:55 - 4:00
    liên quan tới nhận thức, khả năng học hỏi
    và khả năng điều chỉnh hành vi,
  • 4:00 - 4:04
    giải thích vì sao mà những loại ma túy này
    có ảnh hưởng lớn đến vậy.
  • 4:04 - 4:07
    Kể cả khi những tác dụng này
    nghe có vẻ thú vị
  • 4:07 - 4:11
    có những lý do khiến những loại thuốc này
    bị kiểm soát gắt gao và thường bất hợp pháp.
  • 4:11 - 4:14
    Các loại ma túy có khả năng can thiệp vào
    cơ chế hoá học của não
  • 4:14 - 4:17
    và việc tái sử dụng có thể làm
    thay đổi vĩnh viễn mạng lưới thần kinh
  • 4:17 - 4:19
    đóng vai trò hỗ trợ
    khả năng suy nghĩ,
  • 4:19 - 4:20
    ra quyết định,
  • 4:20 - 4:21
    học hỏi,
  • 4:21 - 4:23
    và ghi nhớ.
  • 4:23 - 4:26
    Có rất nhiều điều chúng ta chưa biết
    về thuốc và tác dụng của chúng,
  • 4:26 - 4:28
    cả mặt tốt lẫn xấu.
  • 4:28 - 4:32
    Nhưng những gì chúng ta biết là những gì
    đã được nghiên cứu chặt chẽ,
  • 4:32 - 4:34
    và biến thành tác dụng của thuốc.
  • 4:34 - 4:37
    Khi kiến thức của chúng ta về thuốc
    và não bộ ngày càng sâu sắc,
  • 4:37 - 4:39
    thì càng ngày càng có nhiều khả năng
  • 4:39 - 4:43
    cho việc giải quyết các vấn đề y tế
    còn làm đau đầu các nhà nghiên cứu.
Title:
Thuốc ảnh hưởng tới não như thế nào? - Sara Garofalo
Description:

Xem bài học đầy đủ: http://ed.ted.com/lessons/how-do-drugs-affect-the-brain-sara-garofalo

Phần lớn mọi người sẽ uống một viên thuốc, hoặc không thì sẽ dùng một vài loại thuốc trong cuộc đời họ. Nhưng phần lớn chúng ta không biết gì về cách thức hoạt động của những chất này. Làm cách nào mà các hợp chất khác nhau ảnh hưởng đến cách mà chúng ta cảm nhận, suy nghĩ, và thậm chí cư xử? Sara Garofalo giải thích cách mà các loại thuốc khác nhau thay đổi các giao tiếp giữa các tế bào trong bộ não.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:05

Vietnamese subtitles

Revisions