Return to Video

Chúng ta sống vì lý lịch bản thân...hay vì bài điếu văn truy điệu.

  • 0:01 - 0:02
    Tôi nghĩ về sự khác nhau
  • 0:02 - 0:06
    giữa điểm tốt trong lý lịch
    và điểm tốt trong bài điếu văn.
  • 0:06 - 0:08
    Điểm tốt của bản lý lịch
    là cái mà bạn cho vào đấy,
  • 0:08 - 0:12
    là những kĩ năng
    bạn mang ra thị trường
  • 0:12 - 0:14
    Điểm tốt của bài điếu văn
  • 0:14 - 0:15
    là cái được nhắc đến
    trong điếu văn,
  • 0:15 - 0:18
    sâu sắc hơn:
    nó nói lên bạn là ai, trong sâu thẳm
  • 0:18 - 0:20
    về bản chất
    các mối quan hệ,
  • 0:20 - 0:23
    bạn có dũng cảm,
    yêu người, độc lập, nhất quán?
  • 0:23 - 0:25
    Với hầu hết chúng ta,
  • 0:25 - 0:28
    điểm tốt của bài điếu văn
    thì quan trọng hơn.
  • 0:28 - 0:30
    Tuy nhiên, ít nhất là với tôi,
    liệu chúng
  • 0:30 - 0:33
    có là cái
    mà tôi nghĩ đến nhiều nhất? Không.
  • 0:33 - 0:35
    Tôi suy nghĩ nhiều về nó,
    với sự giúp đỡ
  • 0:35 - 0:38
    của nhà tư tưởng Joseph Soloveitchik
    giáo sĩ Do Thái
  • 0:38 - 0:41
    tác giả cuốn sách "Người cô độc
    có đức tin" xuất bản năm 1965.
  • 0:41 - 0:45
    Soloveitchik nói rằng
    bản chất ta có hai mặt,
  • 0:45 - 0:47
    ông gọi là Adam I và Adam II.
  • 0:47 - 0:49
    Adam I thì xác thịt, tham vọng,
  • 0:49 - 0:51
    mặt bên ngoài của bản tính.
  • 0:51 - 0:55
    Anh ta thích xây dựng,
    sáng tạo, tạo quan hệ, đổi mới.
  • 0:55 - 0:57
    Adam II thì khiêm nhường.
    Anh không chỉ
  • 0:57 - 1:00
    muốn làm việc tốt
    mà còn muốn là người tốt,
  • 1:00 - 1:02
    sống nội tâm
  • 1:02 - 1:06
    tôn kính Trời, sự sáng tạo
    và năng lực con người.
  • 1:06 - 1:08
    Adam I muốn chinh phục thế giới,
  • 1:08 - 1:11
    Adam II muốn nghe tiếng gọi
    và vâng lời.
  • 1:11 - 1:13
    Adam I khoái thành công.
  • 1:13 - 1:16
    Adam II vui vì sự nhất quán
    và sức mạnh bên trong.
  • 1:16 - 1:19
    Adam I hỏi làm thế nào
    để vận hành mọi việc.
  • 1:19 - 1:21
    Adam II hỏi tại sao
    chúng ta ở đây.
  • 1:21 - 1:23
    Phương châm của Adam I
    là "thành công".
  • 1:23 - 1:27
    Phương châm của Adam II
    là "tình yêu, sự cứu chuộc và hối cải".
  • 1:27 - 1:29
    Soloveitchik chỉ ra rằng
    hai mặt này
  • 1:29 - 1:32
    luôn tranh chiến với nhau.
  • 1:32 - 1:34
    Chúng ta luôn ở trong
    cuộc chiến liên miên
  • 1:34 - 1:37
    giữa thành công bên ngoài
    và giá trị bên trong.
  • 1:37 - 1:40
    Và điều rắc rối là
  • 1:40 - 1:41
    chúng hành động
  • 1:41 - 1:44
    với những logic khác nhau.
  • 1:44 - 1:46
    Logic bên ngoài
    là logic kinh tế:
  • 1:46 - 1:49
    đầu vào tạo ra đầu ra,
    rủi ro dẫn đến lợi nhuận.
  • 1:49 - 1:51
    Mặt bên trong của bản tính
  • 1:51 - 1:55
    là logic đạo đức,
    là logic ngược lại.
  • 1:55 - 1:56
    Bạn phải cho đi
    mới được nhận lại.
  • 1:56 - 1:58
    Bạn phải đầu phục
    cái bên ngoài
  • 1:58 - 2:00
    để lấy sức từ bên trong.
  • 2:00 - 2:03
    Chế ngự ham muốn
    để đạt được mong ước.
  • 2:03 - 2:06
    Phải quên đi chính mình,
    để hoàn thiện bản thân,
  • 2:06 - 2:10
    Phải chối mình.
    để tìm thấy bản ngã,
  • 2:10 - 2:13
    Ta đang sống
    trong xã hội ủng hộ Adam I,
  • 2:13 - 2:15
    và thường lơ là Adam II.
  • 2:15 - 2:18
    Vấn đề là, nó biến ta
    thành những loài tinh ranh
  • 2:18 - 2:20
    coi cuộc sống như trò chơi,
  • 2:20 - 2:23
    thành kẻ lạnh lùng và tính toán
  • 2:23 - 2:25
    thích an bài với sự tầm thường
  • 2:25 - 2:27
    dầu biết rằng có sự khác biệt
  • 2:27 - 2:29
    giữa hình mẫu mơ ước
    và con người thực.
  • 2:29 - 2:33
    Bạn sẽ không có được đức tính
    mà bạn muốn trong bài điếu văn,
  • 2:33 - 2:35
    bạn hi vọng ai đó
    sẽ thêm vào cho bạn.
  • 2:35 - 2:37
    Bạn không có
    sự sâu sắc trong đức tin,
  • 2:37 - 2:39
    nồng hậu trong tình cảm.
  • 2:39 - 2:41
    Bạn không tận tụy với nhiệm vụ
  • 2:41 - 2:44
    mà bạn phải cam kết
    suốt cuộc đời.
  • 2:44 - 2:48
    Lịch sử nhắc tôi
    bài học về cách
  • 2:48 - 2:50
    xây dựng bản tính Adam II
    sao cho chắc chắn,
  • 2:50 - 2:52
    xây dựng
    chiều sâu tính cách.
  • 2:52 - 2:55
    Con người ta nhìn lại
  • 2:55 - 2:57
    quá khứ, đôi lúc
  • 2:57 - 2:59
    đó là khoảng thời gian
    quý báu trong đời,
  • 2:59 - 3:01
    như thời ấu thơ,
  • 3:01 - 3:05
    và thường, trong quá khứ
    ký ức ta trĩu nặng
  • 3:05 - 3:06
    những khoảnh khắc hổ thẹn,
  • 3:06 - 3:09
    khi phạm lỗi,
    ích kỷ,
  • 3:09 - 3:11
    lơ là hay nông cạn,
  • 3:11 - 3:14
    giận dữ,
    thương hại bản thân,
  • 3:14 - 3:18
    cố làm hài lòng người khác,
    hèn nhát.
  • 3:18 - 3:22
    Adam I được tạo nên từ
    sức mạnh bản thân.
  • 3:22 - 3:26
    Adam II được tạo nên
    từ tranh chiến với những yếu kém.
  • 3:26 - 3:31
    Bạn tra xét bản thân,
    tìm thấy những tội lỗi cố hữu
  • 3:31 - 3:33
    mà ta phạm phải
    trong suốt cuộc đời
  • 3:33 - 3:35
    từ đó nảy sinh
    những sai phạm khác
  • 3:35 - 3:38
    và bạn tranh chiến,
    vật lộn với tội lỗi,
  • 3:38 - 3:41
    từ chính sự vật lộn ấy
    nỗi đau khổ ấy,
  • 3:41 - 3:45
    chiều sâu tính cách
    được xây lên.
  • 3:45 - 3:47
    Chúng ta thường
    không được dạy để nhận ra
  • 3:47 - 3:48
    tội lỗi của mình,
  • 3:48 - 3:52
    trong nền văn hóa này, ta không
    được dạy cách vật lộn với nó,
  • 3:52 - 3:55
    cách đối diện
    và cách chiến đấu với nó.
  • 3:55 - 3:58
    Chúng ta sống trong nền văn hóa
    chỉ có tinh thần Adam I.
  • 3:58 - 4:01
    Chúng ta không biết rõ
    về Adam II
  • 4:01 - 4:03
    Cuối cùng,
    Reinhold Niebuhr
  • 4:03 - 4:05
    đã tổng kết
    cuộc đối đầu,
  • 4:05 - 4:08
    như sau:
  • 4:08 - 4:12
    "Không có việc gì đáng làm
    có thể làm được trong đời;
  • 4:12 - 4:14
    do đó, hi vọng là niềm cứu rỗi.
  • 4:14 - 4:17
    Không có điều gì chân thật,
    tươi đẹp hay tốt lành, tạo ra được
  • 4:17 - 4:20
    ý nghĩa trọn vẹn, trong
    bất cứ hoàn cảnh lịch sử nào:
  • 4:20 - 4:23
    do đó, đức tin là niềm cứu rỗi.
  • 4:23 - 4:27
    Việc ta làm, dù tốt đẹp đến đâu
    cũng không thể hoàn thành một mình;
  • 4:27 - 4:30
    do đó tình yêu là niềm cứu rỗi.
  • 4:30 - 4:32
    Có những việc làm
    ta coi là tốt đẹp
  • 4:32 - 4:36
    lại có thể khác đi
    dưới con mắt của bạn hoặc thù
  • 4:36 - 4:39
    Do đó, hình hài cuối cùng
    của tình yêu thương;
  • 4:39 - 4:41
    sự tha thứ
    chính là niềm cứu rỗi,".
  • 4:41 - 4:43
    Xin cảm ơn.
  • 4:43 - 4:44
    (Vỗ tay)
Title:
Chúng ta sống vì lý lịch bản thân...hay vì bài điếu văn truy điệu.
Speaker:
David Brooks
Description:

Mỗi một người trong chúng ta đều có hai cái tôi, trong bài nói ngắn gợi nhiều suy ngẫm, David Brooks chỉ ra cái tôi khao khát thành công, gầy dựng tên tuổi, và cái tôi tìm kiếm mối quan hệ, cộng đồng, tình yêu... đem đến những giá trị cho bài điếu văn khi ta qua đời. (Joseph Soloveitchik đã gọi hai cái tôi này là "Adam I" và "Adam II"). Từ đó, Brooks đặt ra câu hỏi: Liệu chúng ta có thể cân bằng hai cái tôi này?

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
05:01
  • Chào bạn,

    Bài dịch khá tốt.
    Lưu ý giùm mình lỗi chính tả (vd:"sẽ" không phải "sẻ", "vỗ tay" không phải "vổ tay")

    Và câu dài quá 42 ký tự thì xuống dòng nhé.

    Thân,
    Như

Vietnamese subtitles

Revisions