Return to Video

Tại sao bạn nên biết lương của đồng nghiệp.

  • 0:01 - 0:03
    Bạn được trả lương bao nhiêu
  • 0:03 - 0:05
    Đừng trả lời lớn tiếng.
  • 0:06 - 0:07
    Nhưng hãy giữ con số đó trong đầu bạn
  • 0:08 - 0:13
    Giờ thì: Bạn nghĩ người đang ngồi kế bạn
    được trả lương bao nhiêu?
  • 0:13 - 0:15
    Một lần nữa, đừng trả lời thành tiếng.
  • 0:15 - 0:16
    (Tiếng cười)
  • 0:17 - 0:20
    Ở chỗ làm, theo bạn thì
  • 0:20 - 0:23
    đồng nghiệp ngồi ở căn phòng, hoặc bàn làm việc,
    kế bên bạn được trả bao nhiêu?
  • 0:23 - 0:25
    Bạn có biết được không?
  • 0:25 - 0:26
    Bạn có nên biết không nhỉ?
  • 0:27 - 0:31
    Thật ra thì, khi hỏi bạn mấy câu đó
    tôi thậm chí còn thấy không thoải mái lắm.
  • 0:31 - 0:34
    Nhưng công nhận đi --
    bạn cũng muốn biết đúng không.
  • 0:35 - 0:38
    Hầu hết chúng ta thấy khó chịu với ý nghĩ
    phải công khai lương của mình.
  • 0:39 - 0:41
    Chúng ta không nói với hàng xóm,
  • 0:41 - 0:44
    và chắc chắn là không nói
    với đồng nghiệp của mình.
  • 0:44 - 0:47
    Bởi vì ai cũng cho rằng nếu như
    tất cả mọi người đều biết lương của nhau,
  • 0:47 - 0:49
    thì mọi thứ chắc loạn lên mất.
  • 0:49 - 0:51
    Sẽ có cãi cọ, sẽ có đánh nhau.
  • 0:51 - 0:54
    Thậm chí có thể còn có vài người
    bỏ việc nữa.
  • 0:54 - 0:57
    Nhưng nếu chính việc giữ bí mật đó, mới
    thực sự, là nguyên nhân gây ra cãi cọ thì sao?
  • 0:57 - 1:00
    Và điều gì sẽ xảy ra
    nếu chúng ta bật mí cái bí mật đó?
  • 1:01 - 1:05
    Và nếu chính sự cởi mở sẽ giúp mọi người
    cảm thấy công bằng hơn, và hợp tác hơn,
  • 1:05 - 1:06
    trong công ty thì sao?
  • 1:06 - 1:09
    Điều gì sẽ xảy ra nếu chuyện lương bổng
    được minh bạch hoàn toàn?
  • 1:10 - 1:12
    Trong vài năm vừa rồi,
  • 1:12 - 1:15
    Tôi đã có dịp hỏi han
    những lãnh đạo doanh nghiệp
  • 1:15 - 1:18
    họ nghi ngờ những chuẩn mực vận hành
    công ty mà chúng ta đang làm theo.
  • 1:18 - 1:21
    Và vấn đề về lương bổng luôn xuất hiện.
  • 1:21 - 1:24
    Và các câu trả lời
    luôn gây ngạc nhiên.
  • 1:24 - 1:26
    Thì ra, sự minh bạch về lương,
  • 1:26 - 1:28
    việc công khai lương bổng
    một cách tự do ở chỗ làm
  • 1:28 - 1:31
    giúp tạo một môi trường làm
    việc tốt hơn cho cả nhân viên
  • 1:31 - 1:33
    và cho cả tổ chức.
  • 1:33 - 1:36
    Khi người ta không biết lương của mình
    so với đồng nghiệp như thế nào,
  • 1:36 - 1:38
    họ thường hay nghĩ mình bị bóc lột hơn
  • 1:38 - 1:40
    và thậm chí còn nghĩ là mình bị phân biệt đối xử.
  • 1:41 - 1:44
    Liệu bạn có muốn làm việc ở một nơi
    mà bạn có suy nghĩ bị bóc lột
  • 1:44 - 1:46
    hoặc bị phân biệt?
  • 1:47 - 1:49
    Nhưng chính việc giữ bí mật lương
    đã gây nên điều đó,
  • 1:49 - 1:52
    và nó là một thói quen
    phổ biến từ xưa,
  • 1:53 - 1:55
    bất chấp thực tế rằng ở Mỹ,
  • 1:55 - 1:58
    luật đảm bảo quyền người lao động
    về vấn đề thảo luận mức lương của họ.
  • 1:59 - 2:02
    Lấy một trường hợp nổi tiếng
    cách đây mấy chục năm,
  • 2:02 - 2:04
    ban quản lý
    tạp chí Vanity Fair
  • 2:04 - 2:06
    thực sự đã lưu hành một thông báo rằng:
  • 2:06 - 2:09
    "Nghiêm cấm việc các nhân viên
    bàn luận về lương được nhận."
  • 2:10 - 2:13
    "Nghiêm cấm"
    việc thảo luận về lương được nhận.
  • 2:13 - 2:16
    Giờ, những thông báo đó
    không còn phù hợp nữa.
  • 2:16 - 2:18
    Những nhà văn nổi tiếng ở New York như
    Dorothy Parker,
  • 2:18 - 2:20
    Robert Benchley và Robert Sherwood,
  • 2:20 - 2:22
    tất cả những nhà văn của
    Hội Algonquin Round Table
  • 2:22 - 2:24
    Đã quyết định đấu tranh
    cho minh bạch
  • 2:24 - 2:26
    và ngày hôm sau đi làm
  • 2:26 - 2:29
    Ai cũng treo tấm bảng ghi lương của mình
    trên cổ.
  • 2:29 - 2:30
    (Tiếng cười)
  • 2:31 - 2:32
    Thử tưởng tượng việc tới cơ quan
  • 2:32 - 2:36
    mà số tiền lương được viết trước ngực
    cho mọi người thấy.
  • 2:37 - 2:41
    Nhưng rốt cục tại sao các công ty
    lại không khuyến kích thảo luận về lương?
  • 2:41 - 2:44
    Tại sao có người ủng hộ,
    có người kịch liệt phản đối?
  • 2:46 - 2:49
    Thì ra là ngoài những nguyên nhân
    đã được đưa ra,
  • 2:49 - 2:52
    Giữ kín lương thực sự là một cách
    để tiết kiệm rất nhiều tiền.
  • 2:52 - 2:54
    Bạn thấy đó, giữ bí mật lương
  • 2:54 - 2:57
    dẫn đến cái mà các nhà kinh tế gọi là
    "Bất đối xứng thông tin"
  • 2:57 - 2:59
    Đây là khi trong một cuộc thương lượng,
  • 3:00 - 3:03
    một bên nắm thông tin
    trội hơn hẳn bên còn lại.
  • 3:03 - 3:06
    Và trong việc bàn bạc khi tuyển dụng,
    thăng tiến hay tăng lương mỗi năm
  • 3:06 - 3:10
    người tuyển dụng có thể dùng sự bí mật đó
    để tiết kiệm rất nhiều tiền.
  • 3:11 - 3:13
    Việc thương thuyết nhằm tăng lương
    sẽ khá hơn bao nhiêu
  • 3:13 - 3:15
    nếu bạn biết lương của mọi người.
  • 3:18 - 3:20
    Các nhà kinh tế cảnh báo rằng
    phi đối xứng thông tin
  • 3:20 - 3:22
    có thể khiến thị trường bất ổn.
  • 3:22 - 3:24
    chỉ cần ai đó để quên bảng lương
    trên máy photo
  • 3:24 - 3:26
    thì đột nhiên tất cả mọi người
    sẽ chửi nhau.
  • 3:27 - 3:29
    Thực ra, họ còn cảnh báo
  • 3:29 - 3:33
    sự phi đối xứng thông tin còn dẫn đến
    sự thất bại toàn bộ thị trường.
  • 3:34 - 3:36
    Và tôi nghĩ điều đó không còn xa nữa.
  • 3:36 - 3:37
    Lý do là đây:
  • 3:37 - 3:42
    Thứ nhất, hầu hết nhân viên không hề biết
    so với đồng nghiệp họ được trả bao nhiêu.
  • 3:43 - 3:47
    Trong một cuộc khảo sát 70,000 nhân viên
    năm 2015
  • 3:47 - 3:50
    2/3 trong số họ
    được trả theo mức thị trường
  • 3:50 - 3:52
    họ bảo rằng họ cảm thấy bị bóc lột.
  • 3:53 - 3:56
    Và trong số những người
    cảm thấy bị bóc lột đó
  • 3:56 - 3:59
    60% cho rằng họ có ý định bỏ việc,
  • 3:59 - 4:02
    mặc kệ lý do gì - vì bị trả kém
    hay được trả rất hời
  • 4:02 - 4:03
    hay theo giá thị trường.
  • 4:04 - 4:07
    Giả sử bạn được khảo sát,
    thì bạn sẽ nói gì?
  • 4:07 - 4:08
    Bạn có bị bóc lột không?
  • 4:08 - 4:10
    Mà chờ một chút -- Làm sao bạn biết được,
  • 4:10 - 4:12
    khi mà bạn không được phép nói về điều đó?
  • 4:13 - 4:17
    Thứ hai, phi đối xứng thông tin,
    việc bí mật lương.
  • 4:17 - 4:19
    khiến người ta dễ lờ đi
    sự phân biệt đối xử
  • 4:19 - 4:22
    đã tồn tại trong thị trường ngày nay.
  • 4:22 - 4:26
    Trong một báo cáo năm 2011 của Viện
    Nghiên cứu chính sách dành cho Phụ nữ,
  • 4:26 - 4:27
    chênh lệch lương giữa đàn ông và phụ nữ
  • 4:28 - 4:30
    là 23%
  • 4:30 - 4:33
    77 cent của tờ 1 đôla đến từ đây.
  • 4:34 - 4:35
    Nhưng trong Chính phủ Liên bang
  • 4:35 - 4:37
    lương được gắn vào
    các bậc nhất định
  • 4:37 - 4:39
    và ai cũng nắm được
    mình đang ở bậc nào,
  • 4:39 - 4:41
    chênh lệch lương rút lại còn
    11%
  • 4:41 - 4:44
    Và điều này xảy ra trước việc
    kiểm soát bất kì yếu tố nào khác
  • 4:44 - 4:47
    mà các nhà kinh tế còn tranh luận
    có nên kiểm soát hay không.
  • 4:47 - 4:50
    Nếu thực sự chúng ta
    muốn thu hẹp khoảng cách lương
  • 4:50 - 4:52
    có lẽ chúng ta nên
    công khai bảng lương.
  • 4:53 - 4:56
    Nếu sự thất bại toàn bộ thị trường
    trông như vậy
  • 4:56 - 4:59
    thì sự công khai là cách duy nhất
    để đảm bảo sự công bằng.
  • 5:00 - 5:03
    Giờ, tôi nhận ra
    để người ta biết bạn làm được gì
  • 5:03 - 5:04
    có thể không thoải mái,
  • 5:04 - 5:06
    nhưng liệu có ít khó chịu hơn
  • 5:06 - 5:09
    việc cứ tự hỏi
    mình có bị phân biệt hay không,
  • 5:09 - 5:13
    hay vợ, con, chị em mình
    có bị trả lương không xứng?
  • 5:13 - 5:17
    Công khai
    là cách tốt nhất cho sự công bằng,
  • 5:17 - 5:19
    và minh bạch trong lương cũng vậy.
  • 5:20 - 5:23
    Đó là lý do tại sao mà
    các lãnh đạo kinh doanh và doanh nghiệp
  • 5:23 - 5:25
    đã thử nghiệm
    việc chia sẻ về lương trong nhiều năm.
  • 5:26 - 5:27
    ví dụ như Dane Atkinson.
  • 5:27 - 5:31
    Dane là một doanh nhân về chuỗi
    là người đã khởi nghiệp nhiều công ty
  • 5:31 - 5:32
    trong điều kiện
    giữ bí mật lương
  • 5:32 - 5:36
    và thậm chí đã lợi dụng điều kiện đó
    trả hai người năng lực như nhau
  • 5:36 - 5:38
    hai mức lương khác nhau đáng kể
  • 5:38 - 5:40
    dựa trên khả năng thương lượng.
  • 5:40 - 5:43
    Và Dane đã chứng kiến sự bất bình
    xảy ra đúng như hệ quả của nó.
  • 5:44 - 5:46
    Cho nên, khi thành lập
    một công ty mới, SumAll,
  • 5:46 - 5:49
    ông ta đã cam đoan
    thực hiện minh bạch lương ngay từ đầu
  • 5:50 - 5:52
    Các kết quả thu được thật bất ngờ.
  • 5:52 - 5:54
    Và sau nhiều nghiên cứu liên tiếp
  • 5:54 - 5:56
    khi người ta biết
    họ được trả thế nào
  • 5:56 - 5:58
    so với những đồng nghiệp khác ra sao,
  • 5:58 - 6:01
    họ chắc chắn sẽ làm việc chăm chỉ hơn
    để cải thiện năng suất,
  • 6:01 - 6:04
    khả năng dấn thân cao hơn,
    chứ không nghỉ việc.
  • 6:04 - 6:05
    Đó là lý do
    Dane không đơn độc
  • 6:05 - 6:08
    Từ những công ty khởi nghiệp
    như Buffer,
  • 6:08 - 6:11
    cho đến 10 trong 1000
    các nhân viên Whole Foods,
  • 6:11 - 6:14
    nơi mà không chỉ có lương được công khai
    cho mọi người thấy,
  • 6:14 - 6:17
    mà dữ liệu về năng suất làm việc
    ở cửa hàng và các phòng ban
  • 6:18 - 6:19
    cũng có sẵn trên mạng nội bộ của công ty
  • 6:19 - 6:21
    để mọi người đều nhìn thấy.
  • 6:22 - 6:24
    Hiện nay, minh bạch lương có nhiều kiểu.
  • 6:24 - 6:26
    mỗi công ty mỗi kiểu
  • 6:26 - 6:29
    có khi các khoản lương được dán lên
    cho tất cả xem.
  • 6:29 - 6:31
    Có nơi thì chỉ giữ trong nội bộ công ty.
  • 6:31 - 6:34
    Có chỗ đăng công thức tính lương,
  • 6:34 - 6:35
    và những nơi khác đăng các mức lương,
  • 6:35 - 6:37
    đính kèm tên mọi người vào mức của họ
  • 6:37 - 6:39
    Vậy thì bạn không cần phải
    làm mấy cái bảng
  • 6:39 - 6:42
    cho tất cả nhân viên đeo
    rồi đi lại trong công ty.
  • 6:42 - 6:45
    Và bạn cũng không phải là người duy nhất
    đeo một cái bảng
  • 6:45 - 6:46
    bạn đã làm ở nhà.
  • 6:46 - 6:50
    Nhưng tất cả chúng ta có thể
    đi những bước dài tới minh bạch lương
  • 6:50 - 6:52
    Vì nhiều trong số các bạn có quyền
  • 6:52 - 6:54
    hướng về phía trước tới sự minh bạch:
  • 6:54 - 6:56
    Đã đến lúc đi về phía trước rồi
  • 6:56 - 6:58
    Và đối với những ai không có quyền đó:
  • 6:58 - 7:00
    Đã đến lúc đứng lên vì quyền của mình.
  • 7:01 - 7:03
    Vậy bạn được trả lương bao nhiêu?
  • 7:04 - 7:07
    Và ra sao
    so với những người làm chung với bạn?
  • 7:07 - 7:08
    Bạn nên biết.
  • 7:09 - 7:11
    Và họ cũng vậy.
  • 7:12 - 7:13
    Xin cảm ơn.
  • 7:13 - 7:16
    ( Vỗ tay)
Title:
Tại sao bạn nên biết lương của đồng nghiệp.
Speaker:
David Burkus
Description:

Bạn được trả lương bao nhiêu? So với những người làm chung với bạn thì như thế nào? Bạn nên biết và họ cũng vậy, như lời David Burkus-nhà nghiên cứu về quản trị đã tranh cãi. Trong bài phát biểu này, Burkus đặt ra vấn đề về các giả thiết liên quan tới văn hóa giữ bí mật tiền lương của chúng ta và trình bày một nghiên cứu thú vị về việc tại sao các nhân viên, tổ chức và xã hội có thể hưởng lợi từ việc công khai lương.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
07:29

Vietnamese subtitles

Revisions