Return to Video

Bộ đồ lặn "chống chỉ định" cá mập ( và nó không như bạn nghĩ )

  • 0:01 - 0:03
    Đột phá trong khoa học,
  • 0:03 - 0:05
    thứ có thể cứu được
    nhiều mạng người,
  • 0:05 - 0:09
    đôi khi lại nằm ngay trước mắt,
  • 0:09 - 0:11
    ẩn trong tiến trình tiến hóa
  • 0:11 - 0:14
    của cơ thể con người
  • 0:14 - 0:17
    hay trong sự thích nghi theo thời gian
  • 0:17 - 0:19
    từ thế giới tự nhiên quanh ta.
  • 0:19 - 0:22
    Khoa học khởi đầu từ quan sát,
  • 0:22 - 0:25
    nhưng thủ thuật để nhận biết
    các mẫu hình và đặc thù
  • 0:25 - 0:29
    mà ta đã vô tình
    bỏ sót
  • 0:29 - 0:33
    đó là: tách riêng chúng ra
    và kiểm tra kĩ lưỡng bằng khoa học.
  • 0:33 - 0:37
    Kết quả thường sẽ
    gây ngạc nhiên.
  • 0:37 - 0:40
    Miền Tây nước Úc vừa gặp
    vấn đề đặc biệt
  • 0:40 - 0:42
    với sự tấn công của cá mập
    trong 3 năm gần đây.
  • 0:42 - 0:44
    Thật không may và bi thảm
  • 0:44 - 0:49
    khi có 5 vụ cá mập làm chết người
    chỉ trong 10 tháng
  • 0:49 - 0:52
    Không chỉ riêng miền Tây nước Úc,
  • 0:52 - 0:55
    số lượng những vụ cá mập
    "săn" người thế này
  • 0:55 - 0:56
    gia tăng trên toàn cầu.
  • 0:56 - 0:59
    Điều này không
    thực sự bất ngờ
  • 0:59 - 1:00
    khi vào tháng 7 năm nay,
  • 1:00 - 1:03
    Bộ Phòng Chống Cá Mập Tấn Công ( SAMS)
  • 1:03 - 1:06
    cùng với trường Đại Học
    Hải Dương Tây Úc
  • 1:06 - 1:09
    đã công bố điều,
    thu hút sự chú ý của truyền thông
  • 1:09 - 1:12
    và những người đi biển
    trên khắp thế giới.
  • 1:12 - 1:14
    Đó là phát triển công nghệ
  • 1:14 - 1:17
    giúp hạn chế hoặc giảm thiểu
    nguy cơ cá mập tấn công
  • 1:17 - 1:20
    dựa trên nền tảng :
    Cá mập có thể nhìn thấy gì.
  • 1:20 - 1:21
    Hôm nay, tôi sẽ kể cho các bạn
  • 1:21 - 1:23
    câu chuyện của hành trình đó,
  • 1:23 - 1:26
    cũng là quan điểm cho rằng
    khoa học
  • 1:26 - 1:28
    có sức mạnh như một thông dịch viên
  • 1:28 - 1:31
    trong lĩnh vực sáng chế.
  • 1:31 - 1:33
    Khoảng 3 năm về trước,
  • 1:33 - 1:36
    chúng tôi bắt đầu
    nghiên cứu
  • 1:36 - 1:40
    từ sau hai vụ cá mập
    làm chết người đầu tiên
  • 1:40 - 1:41
    tại miền Tây nước Úc,
  • 1:41 - 1:44
    và tình cờ thay,
  • 1:44 - 1:47
    tôi đã có dịp
    ăn tối cùng Harry Butler
  • 1:47 - 1:50
    một nhà tự nhiên học nổi tiếng,
  • 1:50 - 1:53
    Ông dành rất nhiều thời gian
    nghiên cứu
  • 1:53 - 1:55
    môi trường biển
    và là người tiền nhiệm
  • 1:55 - 1:57
    của Steve Irwin .
  • 1:57 - 1:58
    Khi tôi hỏi ông ấy
  • 1:58 - 2:01
    giải pháp nào cho vấn đề này,
  • 2:01 - 2:03
    thì câu trả lời khá là kinh ngạc
  • 2:03 - 2:05
    " Lấy một bộ đồ lặn,
  • 2:05 - 2:07
    sơn sọc vàng như ong nghệ,
  • 2:07 - 2:10
    và tập tành học theo
    hệ thống cảnh giác
  • 2:10 - 2:12
    của phần lớn các loài dưới biển."
  • 2:12 - 2:14
    Tôi, vào lúc đó, không mấy quan tâm
  • 2:14 - 2:17
    cho tới khi ba vụ cá mập
    tấn công kế tiếp xảy ra,
  • 2:17 - 2:19
    tôi nhận ra,
  • 2:19 - 2:21
    có lẽ ý tưởng này
    đáng được tuyên dương.
  • 2:21 - 2:25
    Vậy nên, tôi thử tìm kiếm trên mạng
  • 2:25 - 2:27
    và phát hiện ra tràn ngập
  • 2:27 - 2:29
    các loại bằng chứng như thế này,
  • 2:29 - 2:31
    củng cố cho suy nghĩ đó.
  • 2:31 - 2:33
    Xét về mặt sinh học, có vô vàn loài
  • 2:33 - 2:36
    phô ra các dải màu
    và kiểu hình mang tính cảnh báo,
  • 2:36 - 2:37
    để ẩn mình trong nước
  • 2:37 - 2:40
    hoặc đề phòng bị tấn công,
  • 2:40 - 2:42
    Cá thuyền (pilot fish)
  • 2:42 - 2:44
    dành ra hẳn một phần lớn quãng đời
  • 2:44 - 2:46
    để làm trợ thủ đắc lực cho cá mập.
  • 2:46 - 2:49
    Về phía con người thì, Walter Starck,
    một nhà hải dương học,
  • 2:49 - 2:52
    đã và đang tô vẽ
    cho đồ lặn từ những năm 1970,
  • 2:52 - 2:54
    Xét về khía cạnh nhân loại học,
  • 2:54 - 2:58
    các bộ tộc thuộc vùng đảo
    Thái Bình Dương đã tự tô vẽ
  • 2:58 - 2:59
    trong lễ cúng tế rắn biển
  • 2:59 - 3:02
    để xua đi thần cá mập.
  • 3:02 - 3:03
    Vậy chuyện gì đang diễn ra?
  • 3:03 - 3:06
    Phải chăng đây là 1 ý tưởng
    rõ rành rạch
  • 3:06 - 3:09
    để ta suy ngẫm và phát triển ?
  • 3:09 - 3:14
    Cá mập sử dụng
    nhiều loại phần tử cảm ứng
  • 3:14 - 3:17
    khi giao chiến, tấn công,
  • 3:17 - 3:21
    nhưng lại dùng cảm ứng thị lực
    để xác định mục tiêu
  • 3:21 - 3:24
    đặc biệt, ở vài mét cuối cùng
    trước khi tấn công.
  • 3:24 - 3:27
    Việc chú ý tới điều vặt
    về mặt sinh học này thực sự có lý
  • 3:27 - 3:32
    bởi đó là sự tiến hóa
    qua nhiều thiên niên kỉ.
  • 3:32 - 3:35
    Liệu giai thoại loài người
    cũng là sự tiến hóa về loài,
  • 3:35 - 3:39
    rằng chỉ một phần sự thật
    cũng được xem là quan trọng,
  • 3:39 - 3:42
    để được truyền từ thế hệ này
    sang thế hệ kia,
  • 3:42 - 3:45
    và ăn sâu vào việc tái tạo
    hành vi con người ?
  • 3:45 - 3:50
    Tôi muốn kiểm chứng bằng cách
    đặt nó dưới góc nhìn khoa học
  • 3:50 - 3:52
    bởi vì nếu được khoa học củng cố,
  • 3:52 - 3:54
    chúng ta phần nào đã
    có cách giải quyết
  • 3:54 - 3:57
    cho việc cá mập tấn công.
  • 3:57 - 4:01
    Để làm được như vậy, tôi cần vài chuyên gia
    về tầm nhìn và thần kinh học cá mập,
  • 4:01 - 4:03
    một nghiên cứu toàn cầu,
    một lần nữa,
  • 4:03 - 4:04
    dẫn tới trường Đại Học W.A.
  • 4:04 - 4:07
    và viện Hải Dương Học.
  • 4:07 - 4:09
    Giáo sư Nathan Hart
    cùng với đội ngũ của ông ấy
  • 4:09 - 4:12
    cũng vừa hoàn thành một bản luận
  • 4:12 - 4:14
    chứng thực rằng cá mập săn mồi
  • 4:14 - 4:17
    chỉ thấy màu trắng - đen,
    hoặc thang màu xám.
  • 4:17 - 4:21
    Tôi liên lạc với Nathan,
    dù có đôi chút lúng túng, về ý tưởng
  • 4:21 - 4:23
    sử dụng những kiểu mẫu
    và hình dáng này
  • 4:23 - 4:26
    đúc ra một bộ đồ lặn
    giảm thiểu nguy cơ cá mập tấn công,
  • 4:26 - 4:28
    và ông ấy cho rằng đây là 1 ý hay.
  • 4:28 - 4:31
    Tiếp theo
    là hợp tác nghiên cứu
  • 4:31 - 4:34
    được khuyến khích bởi
    Ủy Ban Tây Úc.
  • 4:34 - 4:36
    Chúng tôi đã làm đúng
    ba điều then chốt.
  • 4:36 - 4:39
    Điều thứ nhất: xâu chuỗi
    các đặc tính,
  • 4:39 - 4:41
    đặc điểm thể trạng mắt
  • 4:41 - 4:43
    của ba loài cá mập săn mồi chính :
  • 4:43 - 4:46
    cá mập trắng, cá mập hổ và cá mập bò.
  • 4:46 - 4:51
    Chúng tôi thực hành trên khía cạnh
    di truyền và tổ chức cấu trúc hình thể.
  • 4:51 - 4:54
    Tiếp theo là tìm hiểu,
    những gì mắt nhìn thấy
  • 4:54 - 4:56
    sử dụng kiểu mô hình phức tạp
    trên máy tính,
  • 4:56 - 4:58
    tại những mực sâu, khoảng cách
  • 4:58 - 5:02
    điều kiện ánh sáng, độ trong khác nhau.
  • 5:02 - 5:05
    Từ đó, chỉ ra
    hai đặc tính chủ yếu:
  • 5:05 - 5:08
    những kiểu và hình dáng này
    sẽ làm cho người mặc
  • 5:08 - 5:12
    khó bị nhận ra dưới nước,
  • 5:12 - 5:16
    tạo ra tương phản lớn nhất
    cũng như
  • 5:16 - 5:23
    giúp họ không bị nhầm lẫn là
    con mồi hay thức ăn của cá mập.
  • 5:23 - 5:26
    Điều cần làm tiếp theo là chuyển
    những thông tin này
  • 5:26 - 5:28
    vào loại đồ lặn
    mà người ta có thể mặc,
  • 5:28 - 5:31
    để làm được điều đó,
    tôi đã mời Ray Smith,
  • 5:31 - 5:34
    một tay lướt sóng, nhà thiết kế
    công nghiệp và đồ lặn,
  • 5:34 - 5:37
    người đã thiết kế
    logo đầu tiên của Quiksilver,
  • 5:37 - 5:39
    đến để bàn với đội nghiên cứu
  • 5:39 - 5:42
    và chuyển thể loại khoa học đó
  • 5:42 - 5:46
    vào trong những bộ đồ lặn
    có thẩm mỹ và mặc được.
  • 5:46 - 5:48
    Đây là một trong những bản phác đầu.
  • 5:48 - 5:51
    Tôi gọi nó là "Đừng "chén" tôi".
  • 5:51 - 5:55
    Bộ đồ này thể hiện ý tưởng sơn màu,
  • 5:55 - 5:58
    ở mức độ
    có thể nhìn thấy rõ rệt nhất
  • 5:58 - 6:00
    tạo một nhân ảnh "dễ vỡ",
  • 6:00 - 6:02
    ngăn cá mập để ý đến bạn
  • 6:02 - 6:04
    như loại thức ăn thông thường,
  • 6:04 - 6:08
    thậm chí làm nó bối rối.
  • 6:08 - 6:11
    Bộ đồ này đi kèm
    với một tấm ván lướt sóng.
  • 6:11 - 6:14
    Bạn có thể thấy cái ván
    tối màu, đục mờ phía trước ấy,
  • 6:14 - 6:17
    nó hoạt động tốt hơn
    trên bề mặt nước,
  • 6:17 - 6:20
    nơi ngược sáng
    và khó để tạo ra
  • 6:20 - 6:21
    bóng hình thể.
  • 6:21 - 6:24
    Mẫu thứ hai là một bộ đồ
    khó thể nhận diện,
  • 6:24 - 6:26
    giấu người mặc
  • 6:26 - 6:27
    trong những cột nước.
  • 6:27 - 6:29
    Có 3 mảng trên bộ đồ,
  • 6:29 - 6:31
    trong bất cứ điều kiện nào,
  • 6:31 - 6:32
    một hay nhiều mảng này
  • 6:32 - 6:35
    sẽ khớp với quang phổ
    phản xạ của nước
  • 6:35 - 6:37
    biến mất hoàn toàn
    hoặc một phần nào đó,
  • 6:37 - 6:39
    những mảng còn lại
  • 6:39 - 6:42
    tạo nên một nhân ảnh
    dễ phai mờ trong cột nước.
  • 6:42 - 6:44
    Lần này, nó đặc biệt phù hợp
  • 6:44 - 6:47
    cho nhu cầu của nghề lặn,
  • 6:47 - 6:50
    chẳng hạn như lúc xuống sâu dưới biển.
  • 6:50 - 6:53
    Chúng tôi biết rằng mình có được
    nền tảng khoa học vững chắc.
  • 6:53 - 6:56
    nếu muốn mình nổi bật,
    bạn cần phải trông thật "ngựa vằn",
  • 6:56 - 6:59
    nếu muốn ẩn mình đi,
    bạn cần phải trông như thế này.
  • 6:59 - 7:01
    Nhưng buổi kiểm tra xương máu
    sẽ luôn là
  • 7:01 - 7:03
    cá mập hành động ra sao
  • 7:03 - 7:05
    khi chạm mặt với
    những mẫu hình này.
  • 7:05 - 7:08
    Thử nghiệm bằng cách lấy thế thân
    mặc đồ lặn để trong nước
  • 7:08 - 7:11
    với một con cá mập ăn thịt,
    trong môi trường tự nhiên
  • 7:11 - 7:13
    thì khó hơn nhiều
    so với tưởng tượng.
  • 7:13 - 7:17
    (Tiếng cười)
  • 7:17 - 7:19
    Chúng tôi phải gắn mồi câu hoàn chỉnh,
  • 7:19 - 7:21
    để lấy số liệu cụ thể
  • 7:21 - 7:24
    cùng với chứng cứ khoa học,
  • 7:24 - 7:25
    bằng cách đó,
  • 7:25 - 7:27
    chúng tôi hiển nhiên thay đổi được
    hành vi của con cá mập.
  • 7:27 - 7:29
    Chúng tôi không thể nào
    dùng người thật.
  • 7:29 - 7:31
    về đạo đức, cũng khó thể sử dụng
  • 7:31 - 7:34
    vật hình người làm mồi câu
    ngâm trong nước.
  • 7:34 - 7:36
    Chúng tôi bắt đầu thực nghiệm
  • 7:36 - 7:38
    vào tháng Một năm nay,
  • 7:38 - 7:39
    ban đầu là với cá mập hổ
  • 7:39 - 7:43
    và sau này là cá mập trắng.
  • 7:43 - 7:44
    Cách làm là
    lấy một cái trống thủng
  • 7:44 - 7:51
    cho đầy mồi, bọc trong
    một lớp cao su tổng hợp Neoprene,
  • 7:51 - 7:53
    tiếp theo là
    chạy hai máy ghi hình dưới nước
  • 7:53 - 7:57
    theo dõi cách lũ cá
    tiếp cận với miếng mồi giả.
  • 7:57 - 7:58
    Và vì dùng máy ghi nổi,
  • 7:58 - 8:01
    chúng tôi có thể bao quát dữ liệu
    về kích thước của con cá mập,
  • 8:01 - 8:03
    góc độ mà nó tiến đến,
    tốc độ mà nó bỏ đi,
  • 8:03 - 8:05
    hành vi nào của nó thì
  • 8:05 - 8:08
    theo bản năng hơn là do xúc tiến.
  • 8:08 - 8:11
    Do phải lưu trữ
    phương pháp khoa học này,
  • 8:11 - 8:13
    chúng tôi đã cho chạy
    bộ đồ điều khiển
  • 8:13 - 8:16
    màu đen bằng cao su Neoprene
  • 8:16 - 8:18
    như những bộ đồ lặn thông thường khác
  • 8:18 - 8:22
    chống lại công nghệ SAMS.
  • 8:22 - 8:26
    Kết quả không chỉ khả quan,
    mà còn rất khích lệ,
  • 8:26 - 8:29
    Hôm nay, tôi hân hạnh cho bạn
    chiêm ngưỡng
  • 8:29 - 8:32
    hình ảnh của hai loại tiếp cận này.
  • 8:32 - 8:34
    Ở đây, ta có một con cá mập hổ dài 4m
  • 8:34 - 8:37
    từ từ tiến đến bộ điều khiển màu đen,
  • 8:37 - 8:43
    cái mà nó đã giáp mặt
    khoảng một phút rưỡi trước đó.
  • 9:00 - 9:02
    Cùng một con cá mập đó
    tiếp xúc hay chạm mặt
  • 9:02 - 9:04
    với bộ SAMS này,
  • 9:04 - 9:06
    một bộ SAMS Lẩn Tránh,
  • 9:06 - 9:07
    tám phút trước đó,
  • 9:07 - 9:10
    nó đã dành khoảng sáu phút
    dạo vòng và đánh mùi
  • 9:10 - 9:13
    để tìm ra thứ mà nó chỉ có thể ngửi
    và cảm nhận chứ không nhìn thấy,
  • 9:13 - 9:18
    Đây là lần cuối nó tấn công.
  • 9:18 - 9:21
    Cá mập trắng thì tự tin hơn nhiều
    so với cá mập hổ,
  • 9:21 - 9:24
    Bạn thấy nó tấn công bộ điều khiển,
  • 9:24 - 9:26
    cũng như bộ đồ lặn màu đen Neoprene,
  • 9:26 - 9:28
    và đi thẳng xuống tận cùng,
  • 9:28 - 9:30
    tiến đến
  • 9:30 - 9:34
    và tấn công.
  • 9:34 - 9:37
    Đối nghịch với bộ công nghệ SAMS,
  • 9:37 - 9:38
    đây là cái được sơn sọc,
  • 9:38 - 9:40
    dễ tiếp xúc hơn,
  • 9:40 - 9:42
    dễ dò la hơn,
  • 9:42 - 9:43
    nhạy cảm hơn,
  • 9:43 - 9:47
    nó chần chừ trong việc
    tiến đến và xâu xé.
  • 9:56 - 10:07
    (Vỗ tay)
  • 10:07 - 10:11
    Những thử nghiệm này đều được
    xúc tiến riêng biệt
  • 10:11 - 10:13
    trường Đại Học Miền Tây Nước Úc
    thực hiện việc kiểm tra.
  • 10:13 - 10:15
    Nó vẫn đang được tiến hành
  • 10:15 - 10:17
    được đánh giá và phổ biến.
  • 10:17 - 10:20
    Khái niệm này rất cần
  • 10:20 - 10:21
    được dẫn dắt bởi khoa học.
  • 10:21 - 10:24
    Theo Bộ Phòng Chống Cá Mập Tấn Công,
  • 10:24 - 10:26
    là công ty công nghệ sinh học
    có giấy phép,
  • 10:26 - 10:28
    chúng tôi không thể tự tạo ra đồ lặn.
  • 10:28 - 10:31
    mà sẽ giao việc đó cho người khác.
  • 10:31 - 10:34
    Nhưng tôi nghĩ sẽ hứng thú
    khi chứng kiến Công Nghệ SAMS
  • 10:34 - 10:37
    được chuyển hóa vào bộ đồ lặn,
  • 10:37 - 10:40
    lần đầu tiên, trực tiếp, toàn cầu --
  • 10:40 - 10:42
    ( Tiếng cười) ---
  • 10:42 - 10:45
    Tôi có thể chỉ cho các bạn
    thích ứng sinh học,
  • 10:45 - 10:48
    khoa học và thiết kế
    trông như thế nào ngoài đời thực.
  • 10:48 - 10:50
    Vậy nên, mời Sam,
    một tay lướt sóng,
  • 10:50 - 10:53
    từ phía bên này không?
    Cậu đâu rồi, Sam?
  • 10:53 - 10:55
    ( Vỗ Tay)
  • 10:55 - 10:56
    Và Eduardo.
  • 10:56 - 10:58
    ( Vỗ tay)
  • 10:58 - 11:01
    Hân hạnh.
  • 11:01 - 11:03
    Hân hạnh.
  • 11:03 - 11:10
    Xin cám ơn. ( Vỗ tay)
  • 11:10 - 11:11
    Chúng tôi đã làm được gì ?
  • 11:11 - 11:14
    Thà lấy một tờ giấy trắng
  • 11:14 - 11:17
    và sử dụng khoa học
    như công cụ sáng chế,
  • 11:17 - 11:20
    chúng tôi chú ý đến
    các chứng cứ sinh học,
  • 11:20 - 11:22
    đặt nặng những bằng chứng
  • 11:22 - 11:24
    về giai thoại của con người,
  • 11:24 - 11:28
    chúng tôi cũng đã sử dụng khoa học
    như một công cụ thông dịch,
  • 11:28 - 11:30
    thông dịch những gì có sẵn
  • 11:30 - 11:33
    thành thứ đem lại lợi ích
    cho con người.
  • 11:33 - 11:36
    Tôi cho rằng
    ý tưởng khoa học này
  • 11:36 - 11:39
    là một công cụ phiên dịch
    hơn là một phát minh
  • 11:39 - 11:41
    thứ mà ta có thể áp dụng triệt để
    và rộng rãi hơn
  • 11:41 - 11:43
    trên con đường theo đuổi sự đổi mới.
  • 11:43 - 11:46
    Sau cùng thì, liệu có phải
    anh em nhà Wright
  • 11:46 - 11:48
    đã khám phá ra
    máy bay người lái,
  • 11:48 - 11:51
    hay họ đã quan sát thấy
    sự thật sinh học của việc bay lượn
  • 11:51 - 11:54
    và phiên dịch nó theo cách
    máy móc, kĩ thuật
  • 11:54 - 11:57
    tái tạo nó theo cách
    mà con người có thể sử dụng?
  • 11:57 - 11:58
    Còn về lĩnh vực đồ lặn,
  • 11:58 - 12:00
    ai mà biết được sẽ như thế nào
  • 12:00 - 12:05
    trong vòng hai hay năm năm tới
    thậm chí năm mươi năm.
  • 12:05 - 12:06
    Nhưng với suy nghĩ mới mẻ này,
  • 12:06 - 12:07
    tôi phỏng đoán rằng
    bộ đồ đen tuyền
  • 12:07 - 12:09
    sẽ rất khó thể xảy ra.
  • 12:09 - 12:11
    Xin cám ơn.
  • 12:11 - 12:15
    (Vỗ tay)
Title:
Bộ đồ lặn "chống chỉ định" cá mập ( và nó không như bạn nghĩ )
Speaker:
Hamish Jolly
Description:

Hmaish Jolly, một tay đi biển người Úc, mong muốn có được một bộ đồ lặn giúp anh khỏi bị nhầm lẫn với bữa ăn tiềm năng di động của lũ cá mập hiếu kì. (Trường hợp, theo thống kê, là hiếm gặp nhưng đủ tồi tệ để phòng tránh) Làm việc với một nhóm các nhà khoa học, anh và bạn bè mang đến một ý tưởng --- Không phải lồng sắt, cũng không phải giáp sắt, chỉ là một bộ đồ lặn trơn bóng, giúp ta hiểu hơn về tầm nhìn của cá mập.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
12:32
  • Bạn ơi,

    Bài dịch khá tốt. Lưu ý nhỏ là câu dài quá 42 ký tự thì xuống dòng nhé. Đây là quy định của TED để giúp người xem dễ theo dõi.

    Bạn có thể xem thêm hướng dẫn và quy định tại đây:
    https://www.youtube.com/user/OTPTED

    Hi vọng sẽ nhận được nhiều bài dịch nữa từ bạn nhé.

    Best,
    Như

  • Thực sự là 1 vinh dự khi được chị sửa bài em a.
    Hi vọng sau này em sẽ nhận được phản hồi của chị nhiều hơn.

  • Em cám ơn chị :)

Vietnamese subtitles

Revisions