Return to Video

Dế tự tử, gián thây ma và nhiều câu chuyện khác về loài kí sinh.

  • 0:01 - 0:03
    Một đàn dê rừng, một đàn cá
  • 0:03 - 0:05
    hay một đàn chim.
  • 0:05 - 0:07
    Rất nhiều động vật sống thành đàn lớn
  • 0:07 - 0:09
    giữa khung cảnh hùng vĩ
  • 0:09 - 0:11
    của thế giới tự nhiên.
  • 0:11 - 0:13
    Tại sao chúng lại sống thành đàn?
  • 0:13 - 0:15
    Câu trả lời thường gặp:
  • 0:15 - 0:18
    để tìm kiếm sự an toàn
    đi săn theo nhóm
  • 0:18 - 0:20
    hoặc để kết đôi, sinh sản,
  • 0:20 - 0:22
    tất cả những câu trả lời đó,
  • 0:22 - 0:23
    thường là đúng,
  • 0:23 - 0:26
    đưa ra một kết luận lớn
    về hành vi của động vật,
  • 0:26 - 0:30
    rằng chúng tự kiểm soát
    hành vi,
  • 0:30 - 0:32
    chịu trách nhiệm với cơ thể mình.
  • 0:32 - 0:35
    Điều đó không phải lúc nào cũng đúng.
  • 0:35 - 0:38
    Đây là Artemia, một loài tôm nước mặn.
  • 0:38 - 0:41
    còn gọi là khỉ biển.
  • 0:41 - 0:43
    Nó nhỏ, thường sống một mình
  • 0:43 - 0:46
    nhưng lại có thể tập hợp
    thành những đám lớn màu đỏ
  • 0:46 - 0:48
    kéo dài đến hàng mét,
  • 0:48 - 0:51
    bởi vì đây là
    một loài kí sinh.
  • 0:51 - 0:54
    Những con tôm này
    bị nhiễm sán dây,
  • 0:54 - 0:56
    Sán dây có ruột rất dài
  • 0:56 - 0:59
    bộ phận sinh dục ở một đầu
    và miệng hình móc câu ở đầu còn lại.
  • 0:59 - 1:02
    Là một nhà báo tự do,
    tôi rất thông cảm điều đó.
  • 1:02 - 1:04
    ( Tiếng cười)
  • 1:04 - 1:07
    Sán dây không chỉ hút
    chất dinh dưỡng từ cơ thể tôm
  • 1:07 - 1:09
    mà nó còn
  • 1:09 - 1:10
    tấn công những con tôm
  • 1:10 - 1:15
    thay đổi màu sắc của chúng
    từ trong suốt sang màu đỏ tươi,
  • 1:15 - 1:17
    giúp tôm sống lâu hơn
  • 1:17 - 1:19
    như nhà sinh vật học Nicolas Rode
    đã tìm ra,
  • 1:19 - 1:22
    nó khiến tôm bơi theo đàn.
  • 1:22 - 1:26
    Tại sao? Vì sán dây,
    như nhiều loại kí sinh khác,
  • 1:26 - 1:27
    có một vòng đời rất phức tạp
  • 1:27 - 1:30
    liên quan đến rất nhiều
    vật chủ khác nhau.
  • 1:30 - 1:32
    Tôm chỉ là một phần của
    chuyến hành trình.
  • 1:32 - 1:35
    Điểm đến cuối cùng của nó là đây,
  • 1:35 - 1:37
    những con hồng hạc lớn hơn.
  • 1:37 - 1:40
    Sán dây chỉ có thể sinh sản
    trên hồng hạc,
  • 1:40 - 1:43
    để tới đó, chúng điều khiển
    những con tôm
  • 1:43 - 1:46
    tập hợp thành những đám màu
  • 1:46 - 1:49
    mà con hồng hạc
    có thể dễ dàng phát hiện
  • 1:49 - 1:50
    và xơi tái,
  • 1:50 - 1:53
    đó là bí mật của đàn tôm Artemia.
  • 1:53 - 1:55
    Chúng không sống thành đàn
    vì muốn vậy,
  • 1:55 - 1:58
    mà vì chúng bị điều khiển.
  • 1:58 - 1:59
    Tập trung thành đám lớn
    rất nguy hiểm,
  • 1:59 - 2:01
    đối lập hoàn toàn
    so với bình thường.
  • 2:01 - 2:04
    Sán dây điều khiển bộ não
    và cơ thể
  • 2:04 - 2:09
    biến chúng thành phương tiện
    đến chỗ hồng hạc.
  • 2:09 - 2:11
    Đây là một ví dụ khác
  • 2:11 - 2:13
    về sự điều khiển của kí sinh vật.
  • 2:13 - 2:16
    Đây là một con dế tự tử
  • 2:16 - 2:20
    Con dế này đã nuốt
    ấu trùng giun Gordian
  • 2:20 - 2:22
    hay còn gọi là giun lông ngựa.
  • 2:22 - 2:27
    Con giun đã trưởng thành trong người
    con dế và cần xuống nước để sinh sản
  • 2:27 - 2:29
    nó đã làm vậy bằng cách tiết ra protein
  • 2:29 - 2:31
    làm rối loạn bộ não con dế,
  • 2:31 - 2:33
    khiến con dế có hành động thất thường.
  • 2:33 - 2:35
    Khi đến gần nước,
  • 2:35 - 2:37
    bể bơi này chẳng hạn,
  • 2:37 - 2:39
    nó sẽ nhảy xuống và chết đuối,
  • 2:39 - 2:41
    rồi con giun sẽ luồn lách ra
  • 2:41 - 2:45
    khỏi xác con dế.
  • 2:45 - 2:48
    Ai biết được bên trong con dế
    lại rộng đến vậy?
  • 2:48 - 2:52
    Sán dây và giun Gordian
    không phải là duy nhất.
  • 2:52 - 2:53
    Chúng chỉ là một phần
  • 2:53 - 2:55
    tập đoàn kí sinh vật
    điều khiển ý chí,
  • 2:55 - 2:59
    như nấm, virus, giun, côn trùng...
  • 2:59 - 3:02
    phá hoại và giày xéo
  • 3:02 - 3:04
    ý chí của sinh vật chủ.
  • 3:04 - 3:06
    Tôi lần đầu được biết về điều này
  • 3:06 - 3:10
    qua cuốn " Trải nghiệm cuộc sống"
    của David Attenborough, 20 năm về trước,
  • 3:10 - 3:12
    sau đó là cuốn sách kì diệu có tên
  • 3:12 - 3:14
    " Chúa tể loài kí sinh vật"
    của bạn tôi Carl Zimmer.
  • 3:14 - 3:17
    Sau đó, tôi đã viết về những sinh vật này.
  • 3:17 - 3:19
    Có rất ít chủ đề sinh học
    có thể cuốn hút tôi đến vậy.
  • 3:19 - 3:24
    Giống như loài kí sinh đó
    cũng đang điều khiển bộ não của tôi.
  • 3:24 - 3:27
    Sau tất cả, chúng lôi cuốn
    và rùng rợn theo một cách thú vị.
  • 3:27 - 3:30
    Khi viết về loài kí sinh,
    bạn thường dùng những cụm từ như
  • 3:30 - 3:34
    " thèm khát được sống" hay
    " thoát ra khỏi cơ thể"
  • 3:34 - 3:35
    (Tiếng cười)
  • 3:35 - 3:36
    Nhưng có nhiều thứ hơn thế.
  • 3:36 - 3:38
    Tôi là nhà văn,
    và đồng nghiệp của tôi
  • 3:38 - 3:41
    hiểu rằng chúng ta rất thích
    những câu chuyện.
  • 3:41 - 3:44
    Loài kí sinh khiến ta
    cưỡng lại sức lôi cuốn
  • 3:44 - 3:45
    của những câu chuyện hiển nhiên.
  • 3:45 - 3:48
    Thế giới của chúng có những
    diễn biến bất ngờ
  • 3:48 - 3:51
    và những lời giải thích không ngờ.
  • 3:51 - 3:53
    Tại sao? Ví dụ,
  • 3:53 - 3:55
    con sâu bướm này
  • 3:55 - 3:57
    bắt đầu đập xung quanh
    một cách dữ dội
  • 3:57 - 3:59
    khi côn trùng khác đến gần nó
  • 3:59 - 4:01
    còn với cái tổ kén màu trắng
  • 4:01 - 4:02
    nó có vẻ như
    đang bảo vệ chúng?
  • 4:02 - 4:05
    Bảo vệ anh chị em ruột
    của chúng ư?
  • 4:05 - 4:07
    Không
  • 4:07 - 4:08
    Nó đã bị tấn công
  • 4:08 - 4:11
    bởi một loài côn trùng kí sinh
    đẻ trứng bên trong nó.
  • 4:11 - 4:14
    Trứng vỡ ra và côn trùng con
    muốn con sâu bướm còn sống
  • 4:14 - 4:16
    trước khi chúng
    thoát ra khỏi cái xác.
  • 4:16 - 4:18
    Hiểu ý tôi rồi chứ?
  • 4:18 - 4:21
    Giờ, con sâu bướm không chết.
  • 4:21 - 4:24
    Có vẻ như một vài
    con côn trùng đứng sau
  • 4:24 - 4:27
    điều khiển nó để
    bảo vệ chị em ruột của chúng
  • 4:27 - 4:31
    những con đang trưởng thành
    trong cái tổ kén đó.
  • 4:31 - 4:34
    Con sâu bướm này
    như một vệ sĩ xác sống
  • 4:34 - 4:38
    bảo vệ con cái
    của loài sinh vật sẽ giết chết nó.
  • 4:38 - 4:42
    (Vỗ tay)
  • 4:42 - 4:46
    Còn rất nhiều điều để trao đổi.
    Và tôi chỉ còn 13 phút (Tiếng cười)
  • 4:46 - 4:48
    Một vài người tại đây
  • 4:48 - 4:50
    có thể đang tự trấn an
    một cách tuyệt vọng
  • 4:50 - 4:52
    rằng đây là những sinh vật
    kì dị
  • 4:52 - 4:54
    trong tự nhiên,
    rằng chúng nằm ngoài
  • 4:54 - 4:56
    những quan điểm có thể hiểu được,
  • 4:56 - 4:58
    bởi chúng khá nhỏ
  • 4:58 - 5:00
    và dành hầu hết thời gian
  • 5:00 - 5:03
    bên trong cơ thể con khác.
  • 5:03 - 5:04
    Chúng rất dễ bị bỏ qua,
  • 5:04 - 5:07
    không có nghĩa là
    chúng không quan trọng.
  • 5:07 - 5:09
    Vài năm trước, Kevin Lafferty,
  • 5:09 - 5:12
    đưa một nhóm nhà khoa học
    đến 3 cửa sông ở vùng California
  • 5:12 - 5:14
    họ đã cân nhắc, phân tích
  • 5:14 - 5:16
    và ghi lại mọi thứ họ tìm thấy
  • 5:16 - 5:17
    họ nhận thấy rằng
  • 5:17 - 5:21
    số lượng kí sinh vật là rất lớn.
  • 5:21 - 5:23
    Phổ biến hơn cả là sán lá,
  • 5:23 - 5:25
    những loài sán rất nhỏ có thể
    phá hoại sinh vật chủ
  • 5:25 - 5:28
    như là chú ốc sên xấu số này.
  • 5:28 - 5:31
    Một con sán lá
    thì có vẻ rất nhỏ
  • 5:31 - 5:33
    nhưng tập hợp chúng lại
    xấp xỉ
  • 5:33 - 5:35
    lũ cá ở vùng cửa sông
  • 5:35 - 5:38
    và gấp 3 đến 9 lần
    tập hợp các loài chim.
  • 5:38 - 5:42
    Bạn có nhớ giun Gordian
    sống trong những con dế không?
  • 5:42 - 5:44
    Takuya Sato, một nhà khoa học
    người Nhật
  • 5:44 - 5:47
    tìm ra rằng trong một dòng sông,
  • 5:47 - 5:49
    loài giun này đã làm chết rất nhiều
    dế và châu chấu
  • 5:49 - 5:51
    số côn trùng bị chết đuối
  • 5:51 - 5:55
    chiếm khoảng 60 phần trăm khẩu phần ăn
    của loài cá hồi địa phương.
  • 5:55 - 5:58
    Tác động này không phải là hiếm.
  • 5:58 - 6:00
    Nó rất quan trọng và phần nào phổ biến
  • 6:00 - 6:02
    trong thế giới quanh ta,
  • 6:02 - 6:03
    những nhà khoa học đã tìm ra
  • 6:03 - 6:06
    hàng trăm ví dụ
    về những tác động này,
  • 6:06 - 6:08
    thú vị hơn, họ bắt đầu hiểu
    một cách chính xác
  • 6:08 - 6:12
    làm thế nào để những sinh vật này
    kiểm soát vật chủ.
  • 6:12 - 6:15
    Một trong những ví dụ
    ưa thích của tôi.
  • 6:15 - 6:17
    Đây là loài Ampulex Compressa,
  • 6:17 - 6:20
    một loài bọ gián màu ngọc lục bảo,
  • 6:20 - 6:22
    một sự thật toàn cầu đã công nhận
  • 6:22 - 6:24
    rằng loài côn trùng này
  • 6:24 - 6:25
    nếu muốn thụ tinh cho trứng
  • 6:25 - 6:28
    thì cần một con gián.
  • 6:28 - 6:31
    Khi tìm thấy một con gián,
    nó sẽ đâm vào 1 chiếc vòi,
  • 6:31 - 6:35
    đồng thời là cơ quan cảm giác,
    điều mới được khám phá 3 tuần trước.
  • 6:35 - 6:38
    Nó đâm con gián bằng 1 chiếc vòi,
    cơ quan cảm giác
  • 6:38 - 6:39
    được trang bị một cái bướu nhỏ
  • 6:39 - 6:44
    giúp nó cảm nhận bề mặt não
    của con gián.
  • 6:44 - 6:47
    Như một người mò mẫm
    tìm kiếm trong túi
  • 6:47 - 6:50
    khi nó tìm thấy phần não,
    nó tiêm nọc độc
  • 6:50 - 6:54
    vào hai bó noron đặc biệt.
  • 6:54 - 6:57
    Nhà khoa học người Israel
    Frederic Libersat và Ram Gal
  • 6:57 - 7:01
    tìm ra rằng nọc độc đó
    là loại vũ khí hóa học đặc biệt.
  • 7:01 - 7:03
    Nó không giết chết
    hay làm con gián bất tỉnh.
  • 7:03 - 7:05
    Con gián có thể đi
  • 7:05 - 7:08
    bay hoặc chạy tùy thích,
  • 7:08 - 7:10
    nhưng nó lại không muốn thế
  • 7:10 - 7:15
    vì nọc độc đã ngăn chặn
    động lực di chuyển của con gián.
  • 7:15 - 7:18
    Con bọ cơ bản đã xóa bỏ
    khả năng thoát thân
  • 7:18 - 7:20
    trong hệ thống điều hành
    của con gián
  • 7:20 - 7:24
    điều khiển nạn nhân
  • 7:24 - 7:26
    tới hang ổ bằng râu
  • 7:26 - 7:28
    giống như dắt chó đi dạo vậy.
  • 7:28 - 7:30
    Tới nơi, nó đẻ trứng,
  • 7:30 - 7:32
    trứng nở, ăn sống vật chủ,
    chui ra ngoài
  • 7:32 - 7:35
    yadda yadda yadda,
    bạn đã biết thủ tục này.
  • 7:35 - 7:38
    (Tiếng cười) ( Vỗ tay)
  • 7:38 - 7:41
    Giờ tôi muốn nói rằng,
    một khi bị đốt,
  • 7:41 - 7:43
    con gián sẽ không còn là nó nữa.
  • 7:43 - 7:45
    Nó giống như phiên bản lớn
    của con côn trùng,
  • 7:45 - 7:48
    cũng như dế là phiên bản lớn
    của giun Gordian.
  • 7:48 - 7:51
    Những vật chủ này không thể
    sống sót hay sinh sản.
  • 7:51 - 7:54
    Chúng chỉ có quyền kiểm soát
    số mệnh của mình như một chiếc ô tô.
  • 7:54 - 7:58
    Một khi ký sinh vật xâm nhập,
    vật chủ sẽ không còn quyền quyết định.
  • 7:58 - 8:02
    Tất nhiên, loài người
    không còn xa lạ với sự kiểm soát này.
  • 8:02 - 8:05
    Ta uống thuốc để thay đổi
    thành phần hóa học trong não và tâm trạng,
  • 8:05 - 8:09
    những tranh luận, quảng cáo
    hay ý tưởng lớn
  • 8:09 - 8:13
    không phải là đang cố gắng
    thay đổi suy nghĩ của người khác sao?
  • 8:13 - 8:14
    Nhưng nỗ lực của chúng ta
  • 8:14 - 8:16
    còn rất thô sơ và khờ dại so với
  • 8:16 - 8:19
    năng lực của loài kí sinh.
  • 8:19 - 8:22
    Don Draper chỉ ao ước
    được sáng suốt
  • 8:22 - 8:26
    và tỉ mỉ như con bọ gián màu xanh.
  • 8:26 - 8:30
    Giờ, tôi nghĩ đây là phần
    làm cho kí sinh vật
  • 8:30 - 8:33
    trở nên rất hung hãn và
    cũng rất hấp dẫn
  • 8:33 - 8:36
    Chúng ta quá đề cao
    tự do ý chí
  • 8:36 - 8:37
    và sự độc lập
  • 8:37 - 8:40
    đến việc mất đi khả năng đó
    cho những thế lực vô hình
  • 8:40 - 8:43
    để lại rất nhiều nỗi sợ hãi xã hội
    trong sâu thẳm.
  • 8:43 - 8:45
    Lầm lạc của hệ thống chính trị Orwellian,
    bè phái đen tối,
  • 8:45 - 8:47
    những kẻ muốn kiểm soát ý thức--
  • 8:47 - 8:50
    đó là phép ẩn dụ cho những
    câu chuyện viễn tưởng mơ hồ nhất,
  • 8:50 - 8:55
    thực tế, điều đó xảy ra thường xuyên.
  • 8:55 - 9:00
    Điều này đặt ra cho tôi
    một câu hỏi hiển nhiên và gây tranh cãi:
  • 9:00 - 9:04
    Liệu loài nham hiểm và độc ác này
    ảnh hưởng đến hành vi của chúng ta
  • 9:04 - 9:05
    mà ta không hay biết
  • 9:05 - 9:08
    ngoại trừ cơ quan
    an ninh quốc gia Hoa Kỳ?
  • 9:08 - 9:09
    Nếu là vậy--
  • 9:09 - 9:13
    (Tiếng cười) (Vỗ tay)
  • 9:13 - 9:16
    Hình như tôi vừa tiết lộ bí mật
    quốc gia?
  • 9:16 - 9:18
    (Tiếng cười)
  • 9:18 - 9:21
    Một ứng cử viên tốt.
  • 9:21 - 9:24
    Đây là động vật nguyên sinh sống kí sinh
    họ Toxoplasma
  • 9:24 - 9:26
    loài sinh vật đáng sợ này
  • 9:26 - 9:28
    xứng đáng
    có một biệt danh dễ thương.
  • 9:28 - 9:30
    Toxo gây bệnh cho động vật,
  • 9:30 - 9:32
    rất nhiều loài động vật có vú,
  • 9:32 - 9:35
    nhưng chúng chỉ có thể sinh sản
    trong cơ thể mèo
  • 9:35 - 9:38
    Nhà khoa học Joanne Webster
    đã cho thấy
  • 9:38 - 9:40
    nếu Toxo xâm nhập vào chuột
    hay động vật gặm nhấm
  • 9:40 - 9:43
    nó sẽ biến con vật trở thành
    tên lửa săn mèo
  • 9:43 - 9:47
    Nếu con chuột bị nhiễm độc
    ngửi thấy mùi
  • 9:47 - 9:48
    nước tiểu mèo
  • 9:48 - 9:50
    nó sẽ chạy ngay tới chỗ
    phát ra mùi
  • 9:50 - 9:54
    chứ không chạy đi
    như ta thường thấy.
  • 9:54 - 9:57
    Mèo sẽ ăn con chuột.
    Và Toxo có thể sinh sản.
  • 9:57 - 10:00
    Một câu chuyện điển hình
    cho Ăn, Con mồi, Tình yêu.
  • 10:00 - 10:08
    (Tiếng cười) ( Vỗ tay)
  • 10:08 - 10:11
    Các bạn thật tốt bụng và rộng lượng.
  • 10:11 - 10:14
    Chào Elizabeth, tôi rất thích
    bài nói chuyện của cô.
  • 10:14 - 10:18
    Làm thế nào kí sinh vật
    kiểm soát vật chủ theo cách này?
  • 10:18 - 10:19
    Ta thực sự không biết.
  • 10:19 - 10:23
    Ta biết rằng Toxo sẽ sản sinh
    một loại enzim, tạo dopamine,
  • 10:23 - 10:25
    chất giúp tạo động lực.
  • 10:25 - 10:27
    Nó nhắm tới vài phần nhất định
    trong não chuột,
  • 10:27 - 10:30
    bao gồm phần khơi gợi tình dục.
  • 10:30 - 10:34
    Nhưng ta không biết những mảnh ghép
    khít với nhau như thế nào.
  • 10:34 - 10:37
    Ta chỉ biết loài này
    là một đơn bào.
  • 10:37 - 10:40
    Chúng không có hệ thần kinh,
    không có ý thức,
  • 10:40 - 10:41
    thậm chí không có cơ thể.
  • 10:41 - 10:44
    Nhưng chúng đang kiểm soát
    một con vật?
  • 10:44 - 10:45
    Chúng ta cũng là loài có vú.
  • 10:45 - 10:48
    Và chắc chắn, ta thông minh
    hơn chuột,
  • 10:48 - 10:50
    nhưng bộ não của chúng ta
    có cùng cấu trúc cơ bản
  • 10:50 - 10:53
    cùng loại tế bào, cùng hợp chất
    bên trong cơ thể,
  • 10:53 - 10:55
    và có cùng loài kí sinh.
  • 10:55 - 10:58
    Có nhiều ước lượng,
    nhưng một vài con số cho thấy
  • 10:58 - 11:00
    một phần ba dân số trên thế giới
  • 11:00 - 11:02
    có kí sinh Toxo trong não.
  • 11:02 - 11:05
    Nó không dẫn đến
    một căn bệnh rõ ràng.
  • 11:05 - 11:09
    Kí sinh vật âm thầm duy trì hoạt động
    trong khoảng thời gian dài.
  • 11:09 - 11:11
    Một vài bằng chứng cho thấy
  • 11:11 - 11:14
    những người mang bệnh có câu trả lời
  • 11:14 - 11:17
    về vấn đề cá nhân
    khác với những người khác,
  • 11:17 - 11:20
    có khả năng bị tai nạn xe hơi
    cao hơn một chút
  • 11:20 - 11:22
    và bằng chứng cho thấy
    bệnh nhân tâm thần phân liệt
  • 11:22 - 11:25
    dễ bị mắc bệnh hơn.
  • 11:25 - 11:27
    Những bằng chứng này
    chưa đủ để kết luận
  • 11:27 - 11:30
    thậm chí những người nghiên cứu
    về Toxo cũng tranh cãi
  • 11:30 - 11:34
    liệu loài kí sinh có thực sự
    tác động đến hành vi của chúng ta
  • 11:34 - 11:37
    Nhưng với sự tồn tại ngày càng nhiều
    sự kiểm soát ấy
  • 11:37 - 11:38
    Thực sự đáng ngờ
  • 11:38 - 11:43
    liệu loài người có là
    loài duy nhất không bị ảnh hưởng.
  • 11:43 - 11:47
    Và tôi nghĩ chính khả năng
  • 11:47 - 11:51
    lật ngược cách ta hiểu về thế giới
    làm cho loài kí sinh trở nên thú vị.
  • 11:51 - 11:55
    Chúng lôi kéo ta nhìn
    thế giới tự nhiên theo một cách khác,
  • 11:55 - 11:59
    và tự hỏi liệu hành động
    ta nhìn thấy là đơn giản và hiển nhiên
  • 11:59 - 12:00
    hay trở ngại và khó hiểu,
  • 12:00 - 12:04
    có là kết quả của ý chí
  • 12:04 - 12:06
    đang bị khuất phục
  • 12:06 - 12:08
    bị kiểm soát bởi những thứ khác.
  • 12:08 - 12:11
    Khi mà ý kiến đó
    còn nhiều tranh cãi
  • 12:11 - 12:13
    và cách phát triển của loài kí sinh
    còn rất kinh khủng
  • 12:13 - 12:18
    tôi nghĩ rằng khả năng gây ngạc nhiên
    làm cho chúng thật tuyệt vời và lôi cuốn
  • 12:18 - 12:22
    như gấu trúc,
    bươm bướm hay cá heo.
  • 12:22 - 12:24
    Trong đoạn kết của
    "Nguồn gốc các loài",
  • 12:24 - 12:27
    Charles Darwin đã viết
    về sự vĩ đại của cuộc sống
  • 12:27 - 12:31
    của sự tiến hóa tạo ra
    vô số những sinh thể đẹp và kì diệu,
  • 12:31 - 12:34
    và tôi nghĩ rất có thể
    ông ấy đang nói về
  • 12:34 - 12:37
    một con sán dây làm con tôm
    trở nên hòa đồng hơn
  • 12:37 - 12:40
    hay một con giun
    làm con dế phải đi theo ý mình.
  • 12:40 - 12:44
    Cũng có thể, đó chỉ là
    bài nói chuyện về loài kí sinh
  • 12:44 - 12:45
    Cảm ơn.
  • 12:45 - 12:57
    (Vỗ tay)
Title:
Dế tự tử, gián thây ma và nhiều câu chuyện khác về loài kí sinh.
Speaker:
Ed Yong
Description:

Loài người chúng ta đặt cao tự do ý chí và độc lập.... nhưng vẫn có những ảnh hưởng mơ hồ mà ta không ngờ tới. Là một cây bút về khoa học, Ed Yong giải thích, trong bài nói chuyện cuốn hút, hài hước và đầy xáo trộn của mình, rằng kí sinh vật có khả năng điều khiển một cách đáng kinh ngạc. Liệu chúng có ảnh hưởng đến ta? Có thể lắm.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
13:14
  • Chào bạn.

    Bài dịch khá tốt. Không phải sửa nhiều về câu chữ. :)
    Để bài dịch tốt hơn, lưu ý giùm mình những điều sau:
    - Câu dài quá 42 ký tự thì xuống dòng. Đây là quy định của TED để giúp người xem dễ theo dõi phụ đề.
    - Canh cho phụ đề hợp với lời nói và giữ cho tốc độ đọc dưới 21 chars/ sec.

    Xem thêm hướng dẫn và quy định tại đây nhé:
    https://www.youtube.com/user/OTPTED

    Thân,
    Như

Vietnamese subtitles

Revisions