Return to Video

Glow-in-the-dark sharks and other stunning sea creatures

  • 0:01 - 0:04
    Tôi là một nhà sinh học biển và là
    một nhiếp ảnh gia thám hiểm
  • 0:04 - 0:06
    cùng với National Geographic,
  • 0:06 - 0:07
    nhưng tôi muốn chia sẻ một bí mật.
  • 0:08 - 0:11
    Bức ảnh này hoàn toàn không chính xác,
  • 0:11 - 0:13
    hoàn toàn không chính xác,
  • 0:13 - 0:15
    Tôi thấy vài người đang khóc ở ngoài kia
  • 0:15 - 0:18
    rằng tôi đã phá hỏng ý niệm của họ
    về người cá.
  • 0:18 - 0:20
    Được rồi, người cá thật sự là có thật,
  • 0:21 - 0:23
    nhưng nếu ai từng đi lặn
  • 0:23 - 0:25
    sẽ biết rằng đại dương trông sẽ giống
    như thế này hơn.
  • 0:26 - 0:29
    bởi vì đại dương là một tấm lọc
    khổng lồ,
  • 0:29 - 0:31
    và ngay khi các bạn xuống dưới nước,
  • 0:31 - 0:33
    các bạn sẽ không thấy màu sắc nữa,
  • 0:33 - 0:36
    và mọi thứ sẽ trở nên tối và xanh
    rất nhanh.
  • 0:36 - 0:39
    Nhưng chúng ta là con người-
    là động vật có vú trên cạn.
  • 0:39 - 0:41
    Và chúng ta có thị lực 3 màu cơ bản,
  • 0:41 - 0:44
    vì vậy chúng ta thấy đỏ, lục và
    xanh dương,
  • 0:44 - 0:46
    và chúng ta hoàn toàn nghiện
    màu sắc.
  • 0:46 - 0:49
    Chúng ta thích những màu bắt mắt,
  • 0:49 - 0:52
    và chúng ta cố gắng đem những màu sắc
    bắt mắt này
  • 0:52 - 0:53
    cùng chúng ta xuống nước.
  • 0:53 - 0:57
    Vậy, đã có một lịnh sử dài và ác liệt
    trong việc đem màu sắc xuống nước,
  • 0:57 - 1:02
    và nó bắt đầu cách đây 88 năm với
    Bill Longley và Charles Martin,
  • 1:02 - 1:05
    người đã cố gắng chụp những bức ảnh
    màu dưới nước đầu tiên.
  • 1:05 - 1:08
    Và họ đã ở đó với những bộ đồ lặn
    truyền thống,
  • 1:08 - 1:10
    khi mà bạn phải bơm khí xuống cho họ,
  • 1:10 - 1:15
    và họ có một cái thuyền phao,
    cùng thuốc nổ magie
  • 1:16 - 1:18
    mấy người tội nghiệp ở mặt đất
    không chắc rằng
  • 1:18 - 1:21
    khi nào thì họ sẽ kéo dây
    khi nào thì khung ảnh đã lấy nét,
  • 1:21 - 1:24
    và -- bùm! -- một pound thuốc nổ
    đã nổ tan tành
  • 1:24 - 1:27
    để họ có thể thắp một ít ánh sáng
    ở dưới nước
  • 1:27 - 1:30
    và có được một bức ảnh
    như con cá mó xinh đẹp này.
  • 1:30 - 1:33
    Ý tôi là, đó là một bức ảnh tuyệt đẹp,
    nhưng không phải thật
  • 1:33 - 1:36
    Họ đã tạo lập một môi trường nhân tạo
  • 1:36 - 1:40
    để chúng ta có thể thỏa mãn cơn nghiện
    màu sắc của chúng ta.
  • 1:40 - 1:44
    Và khi nhìn nó theo một hướng khác,
    điều mà chúng ta vẫn đang tìm kiếm
  • 1:44 - 1:47
    đó là thay vì đem màu sắc xuống nước
    cùng chúng ta,
  • 1:47 - 1:50
    chúng ta vẫn đang nhìn thấy một đại dương
    xanh thẳm,
  • 1:50 - 1:52
    một màu xanh đầy thử thách,
  • 1:52 - 1:55
    và những động vật sống ở đó
    hàng triệu năm
  • 1:55 - 2:00
    đã và đang tiến hóa theo đủ mọi cách để
    có thể tiếp nhận cái ánh sáng xanh đó
  • 2:00 - 2:02
    và từ bỏ các màu sắc khác.
  • 2:02 - 2:05
    Và đây chỉ là một ví dụ nhỏ để ta thấy
    thế giới bí ẩn đó trông ra sao.
  • 2:05 - 2:07
    Như màn trình diễn ánh sáng
    dưới nước.
  • 2:07 - 2:11
    (Nhạc)
  • 2:11 - 2:15
    Một lần nữa, thứ chúng ta đang nhìn thấy
    đây là ánh sáng xanh đập ngay vào mắt ta.
  • 2:15 - 2:18
    Những động vật này đang hấp thụ ánh xanh
  • 2:18 - 2:20
    và ngay lập tức biến đổi ánh sáng này.
  • 2:23 - 2:28
    Vì thế nếu bạn suy nghĩ về điều đó,
    đại dương chiếm 71% hành tinh này,
  • 2:28 - 2:32
    và ánh sáng xanh có thể khuếch tán sâu
    xuống gần như là 1,000m.
  • 2:32 - 2:34
    Khi chúng ta lặn sâu xuống nước,
  • 2:34 - 2:37
    sau khoảng 10m,
    mọi màu đỏ biến mất.
  • 2:37 - 2:40
    Vì thế nếu bạn nhìn thấy thứ gì đó
    màu đỏ dưới 10m,
  • 2:40 - 2:43
    đó là một con vật đang biến đổi
    và tạo ra màu đỏ riêng của nó.
  • 2:43 - 2:50
    Đây là môi trường xanh đơn sắc duy nhất
    và rộng lớn nhất trên hành tinh chúng ta.
  • 2:51 - 2:55
    Và cánh cửa của tôi vào thế giới sinh
    phản quang này bắt đầu với san hô.
  • 2:55 - 2:57
    Và tôi muốn có một buổi
    TED Talk về san hô.
  • 2:57 - 2:59
    và rằng chúng tuyệt vời như thế nào.
  • 2:59 - 3:03
    Một trong những thứ mà chúng làm,
    một trong những kỳ công tuyệt diệu
  • 3:03 - 3:05
    là chúng sản xuất ra rất nhiều những
    protein huỳnh quang,
  • 3:05 - 3:07
    những phân tử huỳnh quang.
  • 3:07 - 3:12
    và trong những san hô này,
    chiếm tới 14% khối lượng cơ thể của nó
  • 3:12 - 3:14
    có thể là loại protein huỳnh quang này.
  • 3:14 - 3:18
    Vậy các bạn không thể tạo ra 14% cơ bắp
    và không sử dụng nó,
  • 3:18 - 3:22
    vậy nên xem ra chúng đóng góp một
    vai trò chức năng nào đó.
  • 3:22 - 3:26
    Và trong vòng 10, 15 năm gần đây,
    điều này rất đặc biệt với tôi,
  • 3:26 - 3:31
    bởi vì phân tử này hóa ra là một
    trong những công cụ có tính cách mạng nhất
  • 3:31 - 3:33
    trong khoa học vi sinh,
  • 3:33 - 3:36
    và nó cho phép chúng ta có cái nhìn
    rõ hơn vào bên trong chính chúng ta.
  • 3:37 - 3:40
    Vậy, làm cách nào tôi quan sát được
    điều này?
  • 3:40 - 3:43
    Để quan sát sinh vật phản quang,
    chúng tôi bơi vào ban đêm.
  • 3:43 - 3:44
    Và khi tôi mới bắt đầu,
  • 3:44 - 3:48
    tôi chỉ sử dụng bộ lọc bằng băng dính xanh
    cho đèn flash của tôi.
  • 3:48 - 3:51
    để tôi có thể chắc chắn là tôi đang thấy
    ánh sáng
  • 3:51 - 3:53
    đang được chuyển hóa bởi các loài động vật
  • 3:53 - 3:56
    Chúng tôi đang làm một cuộc triển lãm cho
    Bảo tàng Lịch sử tự nhiên,
  • 3:56 - 4:00
    và chúng tôi đang cố khoe rằng những rặng
    san hô phản quang trông tuyệt ra sao
  • 4:00 - 4:03
    và một thứ xảy ra đã làm tôi kinh ngạc:
  • 4:03 - 4:05
    đây.
  • 4:05 - 4:06
    Ngay giữa rặng san hô của chúng tôi,
  • 4:06 - 4:09
    là con cá phản quang xanh này.
  • 4:10 - 4:12
    Đây là lần đầu tiên chúng tôi thấy
    cá phản quang màu lục
  • 4:12 - 4:14
    hay động vật xương sống kiểu vậy.
  • 4:14 - 4:17
    Và chúng tôi dụi mắt, kiểm tra bộ lọc,
  • 4:17 - 4:20
    nghĩ rằng có ai đó đang chơi khăm
    chúng tôi với cái máy ảnh,
  • 4:20 - 4:22
    nhưng con lươn đó có thật.
  • 4:22 - 4:25
    Là con lươn phản quang màu xanh mà
    chúng tôi đã tìm thấy,
  • 4:25 - 4:28
    và điều này đã hoàn toàn thay đổi
    hành trình của tôi.
  • 4:28 - 4:32
    Vì vậy tôi phải gác lại san hô của tôi
    và lập đội
  • 4:32 - 4:34
    với một nhà ngư học, John Sparks,
  • 4:34 - 4:36
    và bắt đầu một cuộc tìm kiếm khắp thế giới
  • 4:36 - 4:40
    để xem hiện tượng này phổ biến thế nào.
  • 4:40 - 4:42
    Và cá thú vị hơn san hô nhiều,
  • 4:42 - 4:44
    bởi vì chúng có thị lực cao cấp,
  • 4:44 - 4:48
    và một vài con thậm chí còn có,
    cách mà tôi dùng để chụp chúng,
  • 4:48 - 4:52
    chúng có thấu kính trong mắt chúng
    có thể phóng đại ánh huỳnh quang.
  • 4:52 - 4:54
    Vì vậy tôi muốn tìm kiếm xa hơn nữa.
  • 4:54 - 4:56
    Nên chúng tôi thiết kế thiết bị mới
  • 4:56 - 4:58
    và lùng sục các rặng san hô
    khắp thế giới,
  • 4:58 - 5:00
    tìm kiếm đời sống phản quang.
  • 5:00 - 5:02
    Và nó trông hơi giống "E.T gọi về nhà."
  • 5:02 - 5:04
    Chúng tôi ở ngoài kia bơi lội với ánh sáng
    xanh này,
  • 5:04 - 5:07
    và chúng tôi tìm kiếm một sự đáp trả,
  • 5:07 - 5:10
    để động vật có thể hấp thụ ánh sáng và
    truyền lại cho chúng tôi.
  • 5:10 - 5:15
    Và cuối cùng, chúng tôi đã tìm thấy chú
    lươn phá ảnh Kaupichphys của chúng tôi.
  • 5:15 - 5:19
    Nó là một con lươn ngại ngùng, ẩn dật
    mà chúng tôi hầu như không biết gì về nó
  • 5:19 - 5:21
    Chúng chỉ to bằng cỡ ngón tay tôi,
  • 5:21 - 5:26
    và chúng dành khoảng 99,9% thời gian
    trốn dưới những tảng đá.
  • 5:26 - 5:30
    Nhưng những con lươn này lại ra ngoài để
    giao phối dưới những đêm trăng tròn,
  • 5:30 - 5:34
    và đêm trăng tròn đó đã biến thế giới dưới
    nước thành màu xanh.
  • 5:34 - 5:36
    Có lẽ chúng đang dùng điều này
    như cách để thấy nhau,
  • 5:36 - 5:38
    nhanh tìm ra nhau, giao phối
  • 5:38 - 5:41
    quay trở lại cái lỗ trong một khoảng
    thời gian dài.
  • 5:41 - 5:44
    Nhưng sau đó chúng tôi bắt đầu tìm thấy
    dạng sống khác
  • 5:44 - 5:47
    như con cá tráp phản quang xanh này,
  • 5:47 - 5:51
    cùng với, trông giống như những sọc dài
    chạy dọc theo đầu và gáy của nó,
  • 5:51 - 5:55
    và nó gần như đã được ngụy trang và
    phản quang với cùng một cường độ
  • 5:55 - 5:57
    như đám san hô phản quang đằng kia.
  • 5:58 - 6:00
    Sau khi thấy con cá này,
  • 6:00 - 6:05
    chúng tôi lại được giới thiệu thêm
    con cá sư tử phản quang màu đỏ này
  • 6:05 - 6:07
    được che và giấu dưới tảng đá này
  • 6:07 - 6:11
    Thời điểm duy nhất chúng tôi thấy, nó đang
    vừa ở trên đám tảo biển phản quang đỏ
  • 6:11 - 6:12
    hoặc là san hô phản quang đỏ.
  • 6:13 - 6:18
    Sau đó, chúng tôi tìm thấy con cá mối
    phản quang màu xanh lén lút này.
  • 6:18 - 6:20
    Những con có mối này có rất nhiều loại,
  • 6:20 - 6:23
    và chúng trông giống y hệt nhau dưới
    ánh sáng trắng.
  • 6:23 - 6:26
    Nhưng nếu bạn nhìn nó dưới ánh sáng
    huỳnh quang,
  • 6:26 - 6:27
    các bạn sẽ thấy nhiều loại
  • 6:27 - 6:30
    các bạn sẽ thật sự có thể thấy sự
    khác biệt giữa chúng.
  • 6:30 - 6:33
    Và tổng cộng -- Chúng tôi vừa báo cáo
    điều này năm ngoái --
  • 6:33 - 6:37
    chúng tôi đã tìm thấy hơn 200 loài
    cá phản quang.
  • 6:38 - 6:44
    Một trong những nguồn cảm hứng của tôi là
    họa sĩ, nhà sinh học Pháp Jean Painlevé.
  • 6:44 - 6:48
    Ông thật sự nắm được tinh thần sáng tạo
    và kinh doanh này trong sinh học .
  • 6:48 - 6:52
    Ông ấy đã thiết kế thiết bị riêng, làm ra
    những chiếc máy ảnh riêng của ông ấy
  • 6:52 - 6:56
    và ông ấy đã bị ấn tượng bởi những con
    cá ngựa, loài Hippocampus erectus,
  • 6:56 - 6:59
    và ông ấy đã lần đầu tiên quay phim mấy
    con cá ngựa đẻ.
  • 7:00 - 7:02
    Vậy, đây là con cá ngựa đực.
  • 7:02 - 7:06
    Chúng là một trong những con cá đầu tiên
    bắt đầu bơi thẳng đứng
  • 7:06 - 7:08
    với não ở phía trên đầu của chúng.
  • 7:08 - 7:09
    Những con đực đẻ con,
  • 7:09 - 7:11
    những sinh vật phi thường,
  • 7:13 - 7:14
    Ông đã không ngủ nhiều ngày,
  • 7:14 - 7:17
    Ông ấy thậm chỉ còn đặt tấm lưỡi trai
    điện lên đầu cho tỉnh táo
  • 7:18 - 7:19
    để ông chụp được khoảnh khắc này.
  • 7:21 - 7:23
    Giờ tôi ước tôi có thể cho Painlevé
    thấy
  • 7:23 - 7:26
    khoảnh khắc khi chúng tôi tìm thấy
    những con cá ngựa phản quang
  • 7:26 - 7:29
    đúng ngay với loài mà ông ấy đã
    nghiên cứu.
  • 7:29 - 7:30
    Và đây là cảnh đó.
  • 7:30 - 7:33
    (Nhạc)
  • 7:34 - 7:36
    Chúng là loại cá bí ẩn nhất.
  • 7:36 - 7:39
    Các bạn có thể bơi ngay trên chúng và
    thậm chí không thể thấy chúng.
  • 7:40 - 7:45
    Chúng thường sẽ lẫn với đám tảo biển,
    mà đám này cũng phản quang đỏ,
  • 7:45 - 7:46
    chúng có thị lực tuyệt vời,
  • 7:46 - 7:48
    và chúng trải qua nghi thức
    giao phối dài này
  • 7:48 - 7:51
    và có lẽ chúng đang dùng nó
    để tạo hiệu ứng.
  • 7:52 - 7:55
    Nhưng mọi thứ trở nên khá sắc
    cạnh hơn
  • 7:55 - 8:00
    khi chúng tôi tìm thấy con cá đuối
    phản quang xanh này
  • 8:00 - 8:03
    bởi cá đuối thuộc lớp Elasmobranch,
  • 8:03 - 8:05
    bao gồm cả ...
  • 8:05 - 8:07
    cá mập.
  • 8:07 - 8:10
    Mà tôi là, một nhà sinh vật học chuyên về
    san hô.
  • 8:10 - 8:14
    Ai đó phải xuống dưới đó và kiểm tra xem
    con có mập có phản quang không.
  • 8:14 - 8:15
    Và thế là tôi phải đi.
  • 8:15 - 8:16
    (Cười)
  • 8:16 - 8:19
    Và tôi nghĩ, "Có lẽ tôi nên
    quay về với đám san hô."
  • 8:19 - 8:20
    (Cười)
  • 8:20 - 8:22
    Hóa ra là đám cá mập này không phản quang.
  • 8:23 - 8:25
    Và rồi chúng tôi tìm thấy nó.
  • 8:25 - 8:30
    Dưới hẻm vực sâu và tối ngoài khơi
    California,
  • 8:30 - 8:34
    chúng tôi đã tìm thấy con cá mập phình
    Swellshark phản quang đầu tiên,
  • 8:34 - 8:36
    ngay dưới những kẻ lướt ván.
  • 8:36 - 8:37
    Đây là nó.
  • 8:37 - 8:40
    Chúng chỉ dài khoảng 1m.
    Được gọi là cá mập phình.
  • 8:40 - 8:43
    và họ gọi chúng là cá mập phình bởi
    nếu chúng bị đe dọa,
  • 8:43 - 8:46
    chúng có thể hớp nước xuống
    và thổi ra một cái phao tròn
  • 8:46 - 8:47
    to cỡ gấp đôi bản thân nó,
  • 8:47 - 8:52
    và tự nêm chúng dưới một tảng đá
    để khỏi bị ăn thịt bởi kẻ thù.
  • 8:52 - 8:56
    Và đây là thước phim đầu tiên của chúng
    tôi về mấy con cá mập phình phản quang.
  • 8:57 - 9:02
    Thật lộng lẫy -- Ý tôi là,
    chúng đang phô ra những hoa văn khác biệt,
  • 9:02 - 9:06
    và có những vùng phản quang,
    có những vùng lại không,
  • 9:06 - 9:08
    nhưng chúng cũng có một vài điểm lấp lánh
    trên chúng
  • 9:08 - 9:11
    nơi mà sáng hơn nhiều so với những vùng
    còn lại.
  • 9:11 - 9:13
    Nhưng tất cả đều trông rất đẹp.
  • 9:13 - 9:15
    Và tôi kiểu như, điều này thật đẹp
  • 9:15 - 9:18
    Nhưng vậy thì nó có ý nghĩa gì với
    con cá mập?
  • 9:18 - 9:19
    Chúng có thể thấy không?
  • 9:19 - 9:21
    Và chúng tôi đã tìm tài liệu,
  • 9:21 - 9:24
    nhưng không chỗ nào cho biết về
    thị lực của loại cá mập này.
  • 9:24 - 9:28
    Vì thế tôi đưa con cá này đến chuyên gia
    về mắt Ellis Loew ở Đại học Cornell.
  • 9:28 - 9:32
    và chúng tôi đã tìm ra rằng con cá này
    nhìn theo kiểu rời rạc và chính xác
  • 9:32 - 9:34
    trong giao diện màu xanh-lục,
  • 9:34 - 9:37
    khoảng 100 lần tốt hơn
    chúng ta nhìn trong bóng tối
  • 9:37 - 9:38
    nhưng chúng chỉ thấy màu xanh và lục
  • 9:38 - 9:42
    Vì thế điều chúng đang làm là
    lấy cái thế giới màu xanh này
  • 9:42 - 9:44
    hấp thụ màu xanh, tạo ra màu lục.
  • 9:44 - 9:47
    và tạo ra độ tương phản
    mà chúng thật sự có thể thấy
  • 9:47 - 9:48
    Chúng tôi có 1 mô hình,
  • 9:48 - 9:52
    chỉ ra rằng điều này có thể cho
    chúng khả năng thấy các hoa văn này,
  • 9:52 - 9:55
    Và những con đực và con cái đều có,
    thứ chung tôi đang tìm,
  • 9:55 - 9:57
    những hoa văn khác biệt giữa chúng.
  • 9:57 - 10:03
    Nhưng phát hiện cuối cùng của chúng tôi
    được tìm thấy cách nơi này chỉ vài dặm
  • 10:03 - 10:04
    ở Quần đảo Solomon.
  • 10:04 - 10:09
    Đang bơi trong đêm, tôi bắt gặp
    con rùa biển phản quang đầu tiên.
  • 10:09 - 10:12
    Vậy ra từ cá, chuyển sang cá mập,
    giờ lại tới giáp xác,
  • 10:12 - 10:15
    mà cái này, lần nữa, chỉ mới nghiên cứu
    cách đây một tháng,
  • 10:15 - 10:18
    nhưng nó cho chúng tôi thấy
    chúng tôi chả biết gì
  • 10:18 - 10:20
    về thị lực của con rùa biển này cả.
  • 10:20 - 10:23
    Và điều này làm tôi suy nghĩ rằng
    còn rất nhiều thứ để học.
  • 10:23 - 10:25
    Và ở đây, giữa quần đảo Solomon,
  • 10:25 - 10:28
    chỉ còn vài ngàn cá thể cái của
    loài này còn sót lại,
  • 10:28 - 10:30
    và đây là một điểm tập trung của chúng,
  • 10:30 - 10:33
    Điều này cho thấy rằng chúng ta
    phải bảo vệ những động vật này.
  • 10:33 - 10:36
    trong khi chúng vẫn còn ở đây,
    và hiểu chúng.
  • 10:36 - 10:38
    Trong quá trình hiểu sinh vật phản quang,
  • 10:38 - 10:40
    tôi muốn biết, chúng sẽ đi sâu tới đâu?
  • 10:40 - 10:42
    Liệu có xuống sâu tới tận đáy đại dương
    không?
  • 10:42 - 10:46
    Vì thế chúng tôi đã bắt đầu sử dụng
    tàu ngầm, và trang bị cho chúng
  • 10:46 - 10:48
    với ánh sáng xanh đặc biệt ở đằng trước.
  • 10:48 - 10:50
    Chúng tôi lặn xuống,
  • 10:50 - 10:53
    và đã chú ý đến một điều đặc biệt --
  • 10:53 - 10:56
    là khi chúng tôi đi sâu xuống đến 1,000 m,
  • 10:56 - 10:57
    thì chúng trở nên thưa thớt
  • 10:57 - 11:01
    Không có bất cứ một đời sống phát quang
    nào dưới đó cả, dưới 1,000 m --
  • 11:01 - 11:03
    hầu như là không có gì, chỉ có bóng tối.
  • 11:03 - 11:06
    Vậy nên đây chủ yếu là hiện tượng
    ở vùng nước nông.
  • 11:06 - 11:07
    và dưới 1,000 m,
  • 11:07 - 11:10
    chúng tôi đã gặp phải vùng phát quang
    sinh học,
  • 11:10 - 11:13
    nơi mà 9/10 loài động vật đang thật sự tạo
    ánh sáng của riêng mình
  • 11:13 - 11:15
    và chớp và nháy.
  • 11:15 - 11:17
    Khi tối cố gắng đi sâu hơn,
  • 11:17 - 11:20
    Cái này giống như một cái tát vào
    đồ lặn cá nhân
  • 11:20 - 11:23
    vài người gọi đó là khoảnh khắc
    "Jacques Cousteau gặp Woody Allen" của tôi
  • 11:23 - 11:25
    (Cười)
  • 11:25 - 11:27
    Nhưng khi chúng tôi khám phá vùng dưới đó,
  • 11:27 - 11:30
    Tôi đã nghĩ rằng: Làm cách nào để có thể
    tương tác với cuộc sống thật tinh tế?
  • 11:30 - 11:33
    Bởi vì chúng tôi đang tiến vào kỷ nguyên
    mới của khám phá
  • 11:33 - 11:35
    nơi chúng tôi phải thật sự cẩn thận,
  • 11:35 - 11:38
    và chúng tôi phải lập mẫu
    về cách chúng tôi khám phá.
  • 11:38 - 11:41
    Vì thế tôi lập đội với chuyên gia robot
    Rob Wood tại Đại học Havard,
  • 11:41 - 11:45
    và chúng tôi hiện đang thiết kế
    mấy ngón tay robot mềm dưới nước,
  • 11:46 - 11:49
    để chúng tôi có thể tương tác nhẹ nhàng
    với đời sống biển dưới đó.
  • 11:49 - 11:54
    Ý tưởng về việc hầu hết công nghệ khám phá
    biển sâu của chúng tôi
  • 11:54 - 11:57
    bắt nguồn từ dầu và gas và quân đội.
  • 11:57 - 12:00
    mà các bạn biết đó, họ không
    thật sự quan tâm đến sự tinh tế
  • 12:00 - 12:03
    Một vài rặng san hô có thể 1,000 tuổi.
  • 12:03 - 12:06
    Các bạn không muốn xuống và
    nghiền nát chúng với một cái vuốt lớn
  • 12:06 - 12:08
    Vì thế cái tôi mơ là một thứ giống
    thế này.
  • 12:08 - 12:10
    Vào ban đêm, tôi ngồi trong một chiếc
    tàu ngầm,
  • 12:10 - 12:12
    Tôi có găng tay trợ lực,
  • 12:12 - 12:16
    và tôi có thể lắp đặt tinh ý một cái
    phòng lab trước tàu của tôi,
  • 12:16 - 12:18
    nơi có mấy cái ngón tay robot mềm mềm
  • 12:18 - 12:21
    và nhẹ nhàng thu thập và đặt mọi thứ
    vào những cái lọ
  • 12:21 - 12:22
    và chúng tôi có thể nghiên cứu
  • 12:23 - 12:25
    Quay trở lại những ứng dụng đầy sức mạnh.
  • 12:25 - 12:28
    Đây, các bạn đang nhìn vào một bộ não sống
  • 12:28 - 12:32
    nó sử dụng DNA của những sinh vật
    phản quang biển,
  • 12:32 - 12:34
    cái này là từ con sứa và san hô,
  • 12:34 - 12:37
    để soi chiếu bộ não sống và xem
    sư liên kết của nó.
  • 12:37 - 12:39
    Buồn cười là RGB đang được dùng
  • 12:39 - 12:41
    chỉ để kiểu làm thỏa mãn trực giác
    của con người ta,
  • 12:41 - 12:44
    để chúng ta có thể thấy bộ não
    chúng ta tốt hơn.
  • 12:44 - 12:46
    Và thậm chí gây sửng sốt hơn nữa,
  • 12:46 - 12:49
    là đồng nghiệp thân của tôi
    Vincent Pieribone ở Yale,
  • 12:49 - 12:52
    người đã thực sự thiết kế và chế tạo
    một protein phản quang
  • 12:52 - 12:54
    phản ứng với điện thế.
  • 12:54 - 12:58
    Vì thế anh ấy có thể thấy
    khi một neron bốc cháy.
  • 12:58 - 13:02
    Các bạn đang cơ bản là đang nhìn vào một
    cánh cổng dẫn đến tiềm thức
  • 13:02 - 13:05
    mà đã được thiết kế bởi những sinh vật
    biển.
  • 13:06 - 13:11
    Thế nên điều này đã đem tôi lại về với
    góc nhìn và mối quan hệ.
  • 13:11 - 13:13
    Từ không gian sâu thẳm,
  • 13:13 - 13:16
    vũ trụ chúng ta nhìn giống như một
    tế bào não con người,
  • 13:16 - 13:19
    và rồi giờ đây chúng ta đang ở biển sâu,
  • 13:19 - 13:22
    và chúng ta đang tìm kiếm những sinh vật
    và tế bào biển
  • 13:22 - 13:24
    có thể soi sáng trí óc con người.
  • 13:24 - 13:27
    Và đó là niềm hy vọng của tôi là
    với tâm trí được rọi sáng,
  • 13:27 - 13:31
    Chúng ta có thể suy nghĩ thấu đáo
    về mối liên kết bao quát toàn sự sống
  • 13:31 - 13:33
    và hiểu được có biết thêm bao nhiêu thứ
    ngoài đó
  • 13:33 - 13:35
    nếu ta giữ đại dương khỏe mạnh.
  • 13:35 - 13:36
    Cảm ơn các bạn.
  • 13:36 - 13:41
    (Vỗ tay)
Title:
Glow-in-the-dark sharks and other stunning sea creatures
Speaker:
David Gruber
Description:

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
13:54

Vietnamese subtitles

Revisions