Return to Video

Điều bạn cần biết về CRISPR

  • 0:01 - 0:03
    Vậy, đã ai từng nghe về CRISPR chưa?
  • 0:04 - 0:06
    Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu bạn
    chưa từng.
  • 0:07 - 0:10
    Đây là 1 công nghệ chỉnh sửa gene,
  • 0:10 - 0:13
    rất tiện lợi và cũng gây nhiều tranh cãi
  • 0:13 - 0:16
    vì nó làm dấy lên
    nhiều cuộc tranh cãi thú vị.
  • 0:17 - 0:19
    Chúng ta có nên hồi sinh
    voi ma mút lông xoăn?
  • 0:19 - 0:22
    Chúng ta có nên chỉnh sửa
    phôi thai loài người?
  • 0:22 - 0:24
    Và điều làm tôi hứng thú đó là:
  • 0:25 - 0:29
    Làm cách nào chúng ta có thể biện hộ
    cho việc quét sạch toàn bộ 1 loài
  • 0:29 - 0:31
    mà ta cảm thấy nguy hại cho con người
  • 0:31 - 0:32
    khỏi bề mặt Trái Đất,
  • 0:32 - 0:34
    sử dụng công nghệ này?
  • 0:35 - 0:38
    Ngành khoa học này đang phát triển
    nhanh hơn so với
  • 0:38 - 0:41
    các cơ chế kiểm soát nó.
  • 0:41 - 0:43
    Và vì vậy, trong vòng 6 năm gần đây,
  • 0:43 - 0:45
    tôi đã tự thực hiện sứ mệnh của mình
  • 0:46 - 0:49
    để đảm bảo rằng càng nhiều người
    hiểu được
  • 0:49 - 0:52
    những loại công nghệ này
    và sứ mệnh của chúng
  • 0:52 - 0:57
    CIRSPR hiện giờ trở thành 1 chủ đề
    của các phương tiện truyền thông
  • 0:57 - 1:01
    và các từ ngữ thường được sử dụng
    để miêu tả là "rẻ" và "dễ dàng".
  • 1:02 - 1:05
    Vì vậy điều mà tôi muốn làm là đi sâu hơn
    1 chút vào vấn đề
  • 1:06 - 1:10
    và nhìn vào 1 số bí ẩn và thực tế
    xung quanh CRISPR.
  • 1:11 - 1:13
    Nếu bạn đang cố gắng
    chỉnh sửa 1 đoạn gene,
  • 1:14 - 1:16
    điều đầu tiên bạn phải làm
    là làm tác động lên DNA.
  • 1:17 - 1:20
    Sự hư hại này ở dạng
    phá vỡ cấu trúc sợi đơn DNA
  • 1:20 - 1:22
    qua chuỗi xoắn kép.
  • 1:22 - 1:25
    Và sau đó các quá trình sửa chữa
    của tế bào khởi động
  • 1:25 - 1:28
    và sau đó chúng tôi khiến cho
    các cơ chế sửa chữa này
  • 1:28 - 1:30
    chỉnh sửa theo ý của chúng tôi,
  • 1:30 - 1:32
    không phải là một sửa chữa tự nhiên
  • 1:32 - 1:33
    Đó là cách CRISPR hoạt động.
  • 1:34 - 1:36
    Nó là 1 hệ thống có 2 phần.
  • 1:36 - 1:39
    Bạn có protein Cas9
    và 1 thứ gọi là RNA mồi.
  • 1:39 - 1:42
    Tôi thích gọi nó là mồi dẫn.
  • 1:42 - 1:44
    Cas9 này - tôi thích nhân hóa chúng -
  • 1:44 - 1:47
    vậy nên Cas9 là 1 thứ nhìn giống Pac - Man
  • 1:47 - 1:49
    muốn nhai vụn DNA,
  • 1:49 - 1:53
    và RNA mồi là dây xích giữ nó
    khỏi đoạn gene
  • 1:53 - 1:56
    cho tới khi nó tìm được vị trí chính xác
    nơi nó kết hợp được.
  • 1:57 - 2:00
    Và sự kết hợp của 2 thứ này
    được gọi là CRISPR.
  • 2:00 - 2:01
    Đây là hệ thống mà chúng tôi mượn lấy
  • 2:01 - 2:04
    từ hệ thống miễn dịch của 1 loài vi khuẩn
    rất rất cổ.
  • 2:05 - 2:09
    Phần thú vị về nó chính là RNA mồi,
  • 2:10 - 2:12
    chỉ có 20 chữ cái,
  • 2:12 - 2:14
    là mục tiêu của hệ thống.
  • 2:15 - 2:17
    Nó thiết kế rất dễ dàng,
  • 2:17 - 2:19
    và mua nó với giá rất rẻ.
  • 2:19 - 2:23
    Đây là 1 phần mô đun của hệ thống;
  • 2:23 - 2:25
    những thứ khác ở vẫn như vậy
  • 2:25 - 2:29
    Chuyện này làm nó trở thành
    hệ thống sử dụng rất dễ dàng và đầy sức mạnh.
  • 2:30 - 2:34
    RNA mồi và protein Cas9 kết hợp với nhau
  • 2:34 - 2:36
    chạy dọc chiều dài đoạn gene,
  • 2:36 - 2:40
    và khi chúng tìm được 1 vị trí
    mà RNA mồi kết hợp được,
  • 2:40 - 2:43
    nó sẽ chèn vào giữa 2 mạch đơn của chuỗi xoắn kép
  • 2:43 - 2:44
    chia đôi nó ra,
  • 2:45 - 2:47
    kích hoạt protein Cas9 cắt,
  • 2:48 - 2:49
    và đột nhiên,
  • 2:50 - 2:52
    bạn có 1 tế bào hoàn toàn bị stress
  • 2:52 - 2:54
    bởi vì bây giờ nó đang có
    1 DNA bị bẻ gãy.
  • 2:55 - 2:56
    Nó sẽ làm gì đây?
  • 2:56 - 2:59
    Nó gọi bộ phận phản ứng đầu tiên của nó.
  • 2:59 - 3:02
    Có 2 con đường sửa chữa chính.
  • 3:02 - 3:07
    Con đường thứ nhất giữ các DNA
    và nối 2 mảnh lại với nhau
  • 3:07 - 3:09
    Đây không phải là 1 hệ thống có hiệu quả,
  • 3:09 - 3:12
    bởi vì chuyện xảy ra là
    có vài lúc 1 base rơi ra
  • 3:12 - 3:13
    hay 1 base mới được thêm vào.
  • 3:13 - 3:17
    Điều này chấp nhận được, kiểu như
    phá hủy 1 gen
  • 3:17 - 3:20
    nhưng nó không phải là con đường
    mà chúng tôi thật sự mong muốn để chỉnh sửa gene.
  • 3:20 - 3:23
    Con đường thứ 2 thú vị hơn nhiều.
  • 3:23 - 3:25
    Cách sửa chữa này,
  • 3:25 - 3:27
    nó lấy 1 mảnh DNA tương đồng.
  • 3:27 - 3:30
    Và nhắc các bạn nhớ, trong 1 cơ thể lưỡng bội như con người,
  • 3:30 - 3:34
    chúng ta có 1 bản sao của gene từ cha
    và 1 bản sao từ mẹ,
  • 3:34 - 3:36
    vậy nên nếu 1 bản sao bị hư hại,
  • 3:36 - 3:38
    nó có thể sử dụng
    chromosome còn lại để sửa chữa.
  • 3:38 - 3:40
    Đây là nơi mọi thứ bắt đầu.
  • 3:41 - 3:42
    Sự sửa chữa được thực hiện,
  • 3:42 - 3:44
    và bây giờ đoạn gene lại an toàn.
  • 3:45 - 3:46
    Cách mà chúng tôi có thể
    chiếm quyền điều khiển
  • 3:46 - 3:50
    là chúng tôi có thể cho vào 1
    đoạn DNA sai,
  • 3:50 - 3:52
    1 đoạn tương đồng ở 2 đầu tận
  • 3:52 - 3:54
    nhưng sai khác ở giữa.
  • 3:54 - 3:57
    Bây giờ, bạn có thể cho
    bất cứ thứ gì bạn muốn vào trung tâm
  • 3:57 - 3:58
    và tế bào sẽ bị đánh lừa.
  • 3:58 - 4:00
    Vậy nên bạn có thể thay thế 1 chữ cái,
  • 4:00 - 4:02
    bạn có thể lấy bớt chữ ra,
  • 4:02 - 4:05
    nhưng quan trọng nhất,
    bạn có thể nhét thêm vào 1 DNA mới,
  • 4:05 - 4:06
    như 1 kiểu ngựa Trojan.
  • 4:07 - 4:09
    CRISPR sẽ trở nên rất tuyệt vời
  • 4:09 - 4:13
    trong rất nhiều những cải tiến khoa học
  • 4:13 - 4:15
    mà nó chuẩn bị xúc tác.
  • 4:15 - 4:18
    Thứ làm cho nó trở nên đặc biệt là
    hệ thống nhắm mục tiêu theo mô đun này.
  • 4:18 - 4:22
    Ý tôi là, chúng tôi đã ghép DNA
    vào tế bào hàng chục năm rồi, đúng không?
  • 4:22 - 4:24
    Nhưng bởi vì hệ thống nhắm mục tiêu theo mô đun,
  • 4:24 - 4:26
    chúng tôi có thể đặt chúng vào chính xác nơi chúng tôi muốn
  • 4:27 - 4:33
    Vấn đề là có rất nhiều thảo luận
    về việc nó quá rẻ
  • 4:33 - 4:35
    và dễ dàng của nó.
  • 4:35 - 4:38
    Và tôi đang điều hành 1 phòng thí nghiệm cộng đồng.
  • 4:38 - 4:42
    Tôi đang bắt đầu nhận được email từ nhiều người
    nói những thứ đại loại như
  • 4:42 - 4:44
    "Hey, tôi có thể tới vào đêm ra mắt
  • 4:44 - 4:48
    và có thể sử dụng CRISPR
    để thiết kế bộ gene của tôi không?"
  • 4:48 - 4:49
    (cười)
  • 4:49 - 4:51
    Kiểu như, rất nghiêm túc.
  • 4:51 - 4:53
    Tôi: "Không, anh không thể làm thế."
  • 4:53 - 4:54
    (cười)
  • 4:54 - 4:57
    "Nhưng tôi nghe bảo nó rẻ và dễ lắm mà"
  • 4:57 - 4:59
    Chúng ta sẽ tìm hiểu về nó 1 chút.
  • 4:59 - 5:01
    Nó rẻ tới mức nào?
  • 5:01 - 5:03
    Đúng là nó rẻ. để mà so sánh
  • 5:04 - 5:07
    Nó sẽ có mức giá trung bình như vật liệu
    cho 1 thí nghiệm
  • 5:07 - 5:10
    từ hàng ngàn đô la tới hàng trăm đô la,
  • 5:10 - 5:12
    và nó cũng rút ngắn thời gian.
  • 5:12 - 5:14
    Nó có thể giảm thời gian từ vài tuần
    xuống vài ngày.
  • 5:14 - 5:16
    Thật tuyệt vời.
  • 5:16 - 5:18
    Bạn vẫn cần 1 phòng thí nghiệm chuyên nghiệp
    để làm công việc này;
  • 5:18 - 5:22
    bạn không làm bất cứ thứ gì vô nghĩa
    ngoài phòng thí nghiệm chuyên nghiệp.
  • 5:22 - 5:24
    Ý tôi là, đừng nghe ai nói rằng
  • 5:24 - 5:27
    bạn có thể làm được điều này
    trên bàn bếp nhà bạn.
  • 5:27 - 5:32
    Nó thực sự không dễ dàng để làm được.
  • 5:32 - 5:34
    Chưa kể đến cuộc chiến bằng sáng chế sắp diễn ra,
  • 5:34 - 5:36
    ngay cả khi bạn phát minh ra thứ gì đó,
  • 5:36 - 5:43
    Viện Broad và UC Berkeley
    đang trong cuộc chiến cho bằng sáng chế tuyệt vời này
  • 5:43 - 5:45
    Rất thú vị khi xem nó diễn ra,
  • 5:45 - 5:48
    bởi vì họ buộc tội lẫn nhau gian lận
  • 5:48 - 5:50
    và sau đó họ có người nói rằng
  • 5:50 - 5:53
    "Ồ, đúng rồi, tôi kí lên cuốn sổ
    của tôi ở đây hay ở kia nè."
  • 5:53 - 5:55
    Chuyện này sẽ không kết thúc vài năm
  • 5:55 - 5:56
    Và khi đó,
  • 5:56 - 6:00
    bạn có thể cá rằng bạn sẽ phải trả cho ai đó
    1 số tiền lệ phí cấp giấy phép khổng lồ
  • 6:00 - 6:01
    để sử dụng được nó.
  • 6:01 - 6:03
    Vậy nên, nó có thực sự rẻ không?
  • 6:03 - 6:08
    Nó chỉ rẻ khi bạn làm nghiên cứu cơ bản
    và bạn có 1 phòng thí nghiệm.
  • 6:09 - 6:11
    Vậy còn dễ dàng thì sao?
    Hãy nhìn vào mệnh đề này.
  • 6:12 - 6:15
    Quỷ dữ luôn nhìn vào chi tiết.
  • 6:16 - 6:19
    Chúng tôi thực sự không biết nhiều về chúng
    trong các tế bào
  • 6:19 - 6:21
    Chúng vẫn là 1 kiểu hộp đen bí ẩn.
  • 6:21 - 6:26
    Ví dụ, chúng tôi không biết
    tại sao 1 vài RNA mồi hoạt động thực sự tốt
  • 6:26 - 6:28
    và một vài cái khác lại không.
  • 6:28 - 6:31
    Chúng tôi không biết tại sao 1 vài tế bào
    muốn sửa chữa theo con đường này
  • 6:31 - 6:34
    và 1 số tế bào khác lại không.
  • 6:34 - 6:36
    Và bên cạnh đó,
  • 6:36 - 6:38
    cả 1 vấn đề to lớn
    về việc đưa được hệ thống vào 1 tế bào
  • 6:38 - 6:40
    trong lần thử đầu tiên.
  • 6:40 - 6:42
    Trong đĩa petri, điều này không khó lắm,
  • 6:42 - 6:44
    nhưng nếu bạn cố thử làm điều này
    trên 1 cơ thể,
  • 6:44 - 6:46
    nó trở nên rắc rối.
  • 6:46 - 6:49
    Nó sẽ được nếu bạn sử dụng thứ gì đó
    như máu hay tủy xương -
  • 6:49 - 6:52
    đây là những mục tiêu
    của khá nhiều nghiên cứu hiện nay.
  • 6:52 - 6:54
    Có 1 câu chuyện tuyệt vời về 1 cô gái nhỏ nào đó
  • 6:54 - 6:56
    được cứu sống khỏi căn bệnh máu trắng
  • 6:56 - 6:58
    bằng cách rút hết máu ra, chỉnh sửa lại nó,
    rồi truyền trả ngược về
  • 6:58 - 7:00
    bằng 1 tiền chất của CRISPR.
  • 7:01 - 7:04
    Và đây là 1 hướng nghiên cứu mà mọi người đang hướng tới.
  • 7:04 - 7:06
    Nhưng hiện nay, nếu bạn muốn đưa nó
    vào toàn bộ cơ thể,
  • 7:06 - 7:08
    bạn chắc hẳn phải dùng tới virus.
  • 7:08 - 7:11
    Bạn lấy 1 con virus, cho CRISPR vào trong nó,
  • 7:11 - 7:13
    cho virus lây nhiễm vào tế bào.
  • 7:13 - 7:15
    Nhưng bây giờ bạn có virus trong đó rồi,
  • 7:15 - 7:17
    và chúng ta không biết tác dụng lâu dài
    của việc đó là gì.
  • 7:17 - 7:20
    Thêm nữa, CRISPR có một vài tác dụng không mong muốn,
  • 7:20 - 7:23
    một tỉ lệ rất nhỏ, nhưng nó vẫn có.
  • 7:23 - 7:26
    Chuyện gì sẽ xảy ra theo thời gian với điều này?
  • 7:26 - 7:28
    Đây không phải là những câu hỏi dễ dàng
  • 7:28 - 7:31
    và có những nhà khoa học
    đang cố gắng trả lời nó,
  • 7:31 - 7:33
    và họ hy vọng sẽ giải quyết được nó.
  • 7:33 - 7:37
    Nhưng nó không phải là thứ cắm vào là chạy,
    không phải bằng 1 cú đá dài hơi.
  • 7:37 - 7:39
    Vậy nên: nó có thật sự dễ dàng?
  • 7:39 - 7:43
    Nếu bạn dành 1 vài năm
    làm việc trên 1 hệ thống cụ thể của bạn,
  • 7:43 - 7:45
    thì câu trả lời là "Có".
  • 7:45 - 7:48
    Bây giờ, thứ còn lại là
  • 7:48 - 7:54
    chúng ta không thật sự biết nhiều về việc
    cụ thể để làm ra được
  • 7:54 - 7:57
    bằng cách thay thế 1 vài điểm cụ thể
    trong đoạn gene.
  • 7:57 - 7:59
    Chúng tôi còn cách rất xa với việc tìm ra
  • 7:59 - 8:02
    Ví dụ: làm cách nào để cho 1 con heo mọc cánh.
  • 8:02 - 8:05
    Hay thậm chí có thêm 1 cái chân nữa.
  • 8:05 - 8:07
    Điều này tuyệt vời đúng không?
  • 8:07 - 8:08
    Nhưng chuyện đang xảy ra là
  • 8:08 - 8:13
    CRISPR đang được sử dụng bởi
    hàng chục ngàn nhà khoa học
  • 8:13 - 8:15
    để thực hiện các công việc thật sự quan trọng,
  • 8:15 - 8:21
    như làm các mô hình bệnh học tốt hơn trên động vật,
  • 8:21 - 8:26
    hay tìm ra chu trình tổng hợp nên các chất giá trị
  • 8:26 - 8:30
    và đưa vào sản xuất công nghiệp
    trong các thùng lên men,
  • 8:30 - 8:33
    hay thậm chí làm những nghiên cứu
    cực kì cơ bản về sự hoạt động của gene.
  • 8:34 - 8:37
    Đây là câu chuyện của CRISPR
    mà chúng tôi nên kể,
  • 8:37 - 8:40
    và tôi không thích
    các phương diện hào nhoáng của nó
  • 8:40 - 8:42
    đang nhấn chìm tất cả những thứ này đi.
  • 8:42 - 8:47
    Rất nhiều các nhà khoa học làm rất nhiều nghiên cứu
    để biến CRISPR thành hiện thực
  • 8:47 - 8:48
    và thứ thu hút tôi là
  • 8:48 - 8:53
    những nhà khoa học này
    đang được xã hội chúng ta hỗ trợ.
  • 8:53 - 8:55
    Hãy nghĩ về điều đó đi.
  • 8:55 - 8:59
    Chúng tôi đã có cơ sở hạ tầng cho phép
    1 tỉ lệ dân số nhất định
  • 8:59 - 9:02
    dành toàn bộ thời gian làm nghiên cứu.
  • 9:03 - 9:06
    Điều này làm chúng tôi trở thành
    người phát minh ra CRISPR,
  • 9:07 - 9:11
    và tôi muốn nói điều này làm chúng tôi
    trở thành người trông nom CRISPR.
  • 9:11 - 9:13
    Tất cả chúng tôi đều có trách nhiệm với nó.
  • 9:14 - 9:18
    Vậy nên tôi mong bạn thực sự tìm hiểu
    về những loại công nghệ này,
  • 9:18 - 9:20
    bởi vì, thật sự, chỉ có cách đó
  • 9:20 - 9:25
    chúng ta mới có thể dẫn đường cho
    sự phát triển của các công nghệ này,
  • 9:25 - 9:27
    lợi ích của các công nghệ này
  • 9:27 - 9:31
    và đảm bảo rằng, cuối cùng,
    đây là kết quả khả quan
  • 9:31 - 9:34
    cho cả hành tinh và chúng ta.
  • 9:35 - 9:36
    Cảm ơn.
  • 9:36 - 9:40
    (Vỗ tay)
Title:
Điều bạn cần biết về CRISPR
Speaker:
Ellen Jorgensen
Description:

Chúng ta có nên hồi sinh voi ma - mút lông xoăn? Hay chỉnh sửa phôi thai người? Hay quét sạch 1 loài mà chúng ta cân nhắc là nguy hại? Công nghệ chỉnh sửa gene CRISPR đã làm những câu hỏi khác thường như thế này trở nên hợp pháp - nhưng nó hoạt động như thế nào? Nhà khoa học và người bảo vệ phòng thí nghiệm cộng đồng Ellen Jorgensen đang thực hiện nhiệm vụ để giải thích các bí ẩn và thực tế của CRISPR, cường điệu miễn phí, tới những người không phải nhà khoa học giữa chúng ta.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
09:53

Vietnamese subtitles

Revisions