Return to Video

What we're learning from online education

  • 0:01 - 0:04
    Giống như nhiều bạn, tôi là một trong
    những người may mắn.
  • 0:04 - 0:07
    Tôi sinh ra trong một gia đình mà
    giáo dục hiện diện mọi nơi
  • 0:07 - 0:11
    Tôi là một tiến sỹ thế hệ thứ ba,
    con gái của hai học giả.
  • 0:11 - 0:15
    Hồi còn bé, tôi thường chơi quanh phòng
    thí nghiệm ở trường đại học của cha tôi.
  • 0:15 - 0:19
    Vì thế không có gì bất ngờ khi tôi từng
    học ở một vài trường đại học tốt nhất,
  • 0:19 - 0:23
    điều đã mở ra cánh cửa tiếp cận
    một thế giới các cơ hội.
  • 0:23 - 0:27
    Đáng tiếc là, phần lớn mọi người trên
    thế giới không may mắn như thế.
  • 0:27 - 0:30
    Ở một vài nơi trên thế giới,
    chẳng hạn như Nam Phi,
  • 0:30 - 0:33
    giáo dục không dễ dàng tiếp cận.
  • 0:33 - 0:36
    Ở Nam Phi, hệ thống giáo dục
    đã được xây dựng
  • 0:36 - 0:39
    từ thời Apartheid dành cho
    thành phần thiểu số da trắng.
  • 0:39 - 0:41
    Và kết quả là, ngày nay, không có đủ chỗ
  • 0:41 - 0:45
    cho rất nhiều người muốn và xứng đáng
    có một nền giáo dục chất lượng cao.
  • 0:45 - 0:49
    Sự khan hiếm đó đã dẫn tới một
    cuộc khủng hoảng vào tháng Giêng năm nay
  • 0:49 - 0:51
    tại trường đại học Johannesburg.
  • 0:51 - 0:53
    Có một số ít các vị trí còn lại
  • 0:53 - 0:56
    từ buổi nhập học chính thức,
    và vào đêm trước
  • 0:56 - 0:59
    hôm họ sẽ mở quá trình đăng tuyển,
  • 0:59 - 1:03
    hàng ngàn người đã xếp hàng bên ngoài
    cánh cổng thành hàng dài một dặm,
  • 1:03 - 1:07
    hi vọng là người đầu tiên trong hàng
    có được một trong những vị trí đó.
  • 1:07 - 1:09
    Khi những cánh cửa mở ra,
    đã có một vụ giẫm đạp,
  • 1:09 - 1:12
    20 người bị thương
    và một phụ nữ tử vong.
  • 1:12 - 1:14
    Một người mẹ đã trao đi
    cuộc sống của mình
  • 1:14 - 1:19
    để cố gắng lấy về cho con trai
    cơ hội có một cuộc sống tốt hơn.
  • 1:19 - 1:22
    Nhưng thậm chí ở một vài nơi
    trên thế giới như Mỹ
  • 1:22 - 1:26
    nơi mà giáo dục khá phổ biến,
    cũng không dễ trong tầm tay.
  • 1:26 - 1:29
    Đã có rất nhiều cuộc thảo luận
    trong vài năm gần đây
  • 1:29 - 1:31
    về sự tăng giá của
    dịch vụ y tế.
  • 1:31 - 1:33
    Nhưng thứ mà không dễ nhận ra
    cho mọi người
  • 1:33 - 1:37
    là trong cùng giai đoạn đó,
    học phí của giáo dục đại học
  • 1:37 - 1:40
    đã tăng gấp gần hai lần,
  • 1:40 - 1:44
    và tổng cộng là 559% từ 1985.
  • 1:44 - 1:48
    Điều này làm nhiều người
    khó tiếp cận được nền giáo dục.
  • 1:50 - 1:52
    Cuối cùng, ngay cả những người kiếm được
    cách để học cao hơn,
  • 1:52 - 1:55
    những cánh cửa của cơ hội
    chưa chắc đã mở ra.
  • 1:55 - 1:58
    Chỉ có hơn nửa số sinh viên
    tốt nghiệp đại học gần đây
  • 1:58 - 2:01
    ở Mỹ, những người có giáo dục sau đại học
  • 2:01 - 2:04
    thật sự làm những công việc
    đúng ngành học đó.
  • 2:04 - 2:06
    Tất nhiên điều đó sai với
    các sinh viên
  • 2:06 - 2:08
    tốt nghiệp từ những học viện hàng đầu,
  • 2:08 - 2:11
    nhưng đối với nhiều người khác,
    họ không có được giá trị
  • 2:11 - 2:14
    tương xứng với thời gian và nỗ lực bỏ ra.
  • 2:14 - 2:17
    Tom Friedman, trong bài phỏng vấn
    gần đây cho Thời báo New York,
  • 2:17 - 2:21
    đã nắm bắt được tinh thần ở sự cố gắng của
    chúng ta, theo cách chưa ai từng làm được.
  • 2:22 - 2:25
    Anh ấy nói rằng những đột phá lớn
    là những gì xảy ra
  • 2:25 - 2:28
    khi những gì bất ngờ có thể đáp ứng
    được những gì tối cần thiết.
  • 2:28 - 2:31
    Tôi đã nói về những gì tối cần thiết.
  • 2:31 - 2:34
    Giờ hãy nói về những gì đột nhiên xảy đến.
  • 2:34 - 2:37
    Những gì đột nhiên xảy đến
    được minh hoạ bởi
  • 2:37 - 2:38
    ba lớp học lớn của Stanford,
  • 2:38 - 2:42
    mỗi lớp có 100.000 người đăng ký
    theo học hoặc nhiều hơn
  • 2:42 - 2:46
    Vì thế để hiểu được điều này, hãy nhìn vào
    một trong các khoá học đó,
  • 2:46 - 2:47
    Lớp học máy móc dạy
    bởi đồng nghiệp của tôi
  • 2:47 - 2:49
    và cũng là đồng sáng lập, Andrew Ng.
  • 2:49 - 2:51
    Andrew là giảng viên lớp lớn hơn
    ở Stanford.
  • 2:51 - 2:53
    Đó là khoá học về máy móc,
  • 2:53 - 2:56
    và nó có 400 người đăng ký theo học
    mỗi khi nó được đưa ra.
  • 2:56 - 3:00
    Khi Andrew dạy khoá Machine Learning
    cho đối tượng công chúng,
  • 3:00 - 3:02
    Nó đã có 100.000 người đăng ký.
  • 3:02 - 3:04
    Vì thế để
  • 3:04 - 3:06
    Andrew có thể đạt tới
    số lượng khán giả tương tự
  • 3:06 - 3:08
    bằng việc dạy một khoá học ở Stanford,
  • 3:08 - 3:12
    Anh ấy cần phải làm điều đó trong 250 năm.
  • 3:12 - 3:16
    Tất nhiên, anh ấy sẽ cảm thấy
    rất chán nản.
  • 3:16 - 3:18
    Vì thế, nhìn thấy tác động của điều này,
  • 3:18 - 3:22
    Andrew và tôi quyết định rằng chúng tôi
    cần phải thật sự cố mở rộng
  • 3:22 - 3:26
    để đem lại giáo dục chất lượng tốt nhất
    tới càng nhiều người có thể càng tốt.
  • 3:26 - 3:27
    Nên chúng tôi lập nên Coursera,
  • 3:27 - 3:30
    với mục tiêu là chọn ra
    những khoá học tốt nhất
  • 3:30 - 3:34
    từ những giảng viên tốt nhất
    của các trường đại học tốt nhất
  • 3:34 - 3:38
    và cung cấp chúng miễn phí
    đến mọi người trên toàn thế giới.
  • 3:38 - 3:40
    Hiện tại chúng tôi có 43
    khoá học trong hệ thống
  • 3:40 - 3:43
    từ bốn trường đại học xuyên suốt
    các ngành khác nhau,
  • 3:43 - 3:45
    và để tôi cho các bạn thấy một chút
  • 3:45 - 3:48
    xem nó trông như thế nào.
  • 3:48 - 3:50
    (Video) Robert Ghrist:
    Chào mừng đến lớp Số học.
  • 3:50 - 3:52
    Ezekiel Emanuel: 50 triệu người
    không có bảo hiểm.
  • 3:52 - 3:55
    Scott Page: Mô hình giúp thiết kế
    các viện và chính sách hiệu quả hơn.
  • 3:55 - 3:57
    Chúng tôi nhận được sự phân biệt
    khó tin.
  • 3:57 - 3:59
    Scott Klemmer: Vậy Bush tưởng tượng
    điều đó trong tương lai,
  • 3:59 - 4:02
    bạn sẽ mang một cái camera
    ngay trung tâm đầu bạn.
  • 4:02 - 4:06
    Mitchell Duneier: Mills muốn sinh viên
    xã hội học phát triển chất lượng tư duy..
  • 4:06 - 4:09
    RG: Cáp treo được tạo hình của một đường
    cosine dạng hyperbol
  • 4:09 - 4:13
    Nick Parlante: Với mỗi điểm trong ảnh,
    khiến màu đỏ thành không.
  • 4:13 - 4:16
    Paul Offit:...Vaccine cho phép ta
    loại trừ vi-rút bại liệt.
  • 4:16 - 4:19
    Dan Jurafsky: Có phải Lufthansa phục vụ
    bữa sáng và San Jose? Uhm, hài hước đấy.
  • 4:19 - 4:23
    Daphne Koller: Vậy đây là đồng xu
    bạn chọn, và đây là hai lần tung đồng xu.
  • 4:23 - 4:26
    Andrew Ng: Như vậy trong phạm vi lớn
    về máy móc, ta đưa ra một chế độ máy tính
  • 4:26 - 4:32
    (Vỗ tay)
  • 4:32 - 4:34
    DK: Hóa ra là, có thể không
    ngạc nhiên lắm,
  • 4:34 - 4:37
    rằng sinh viên thích có
    những nội dung tốt nhất
  • 4:37 - 4:39
    từ những trường đại học tốt nhất
    một cách miễn phí.
  • 4:39 - 4:42
    Từ khi chúng tôi mở trang web
    vào tháng hai,
  • 4:42 - 4:46
    hiện giờ chúng tôi có 640.000
    sinh viên từ 190 nước.
  • 4:46 - 4:48
    Chúng tôi có được 1,5 triệu lượt
    đăng ký,
  • 4:48 - 4:51
    6 triệu câu hỏi trong
    15 khóa học đã ra mắt
  • 4:51 - 4:56
    tính đến hiện tại đã được đệ trình,
    và 14 triệu đoạn phim đã được xem.
  • 4:56 - 4:59
    Nhưng nó không chỉ nói về những con số,
  • 4:59 - 5:00
    nó còn nói về con người.
  • 5:00 - 5:03
    Đó có thể là Akash, người đến từ
    một thị trấn nhỏ ở Ấn Độ
  • 5:03 - 5:06
    và lẽ ra chẳng bao giờ tiếp cận được
  • 5:06 - 5:07
    một khóa học tầm cỡ Stanford
  • 5:07 - 5:10
    và chẳng bao giờ đạt được nó.
  • 5:10 - 5:12
    Hay Jenny, người mẹ đơn thân
    có hai con
  • 5:12 - 5:14
    và muốn trau dồi kỹ năng của mình
  • 5:14 - 5:17
    để cô ấy có thể quay lại và hoàn thành
    chương trình thạc sỹ.
  • 5:17 - 5:20
    Hoặc Ryan, người không thể đến trường,
  • 5:20 - 5:22
    vì cô con gái mắc hội chứng
    suy giảm miễn dịch
  • 5:22 - 5:25
    không thể chịu rủi ro cho
    vi khuẩn tồn tại trong nhà,
  • 5:25 - 5:27
    vì thế ông ấy không thể rời khỏi nhà.
  • 5:27 - 5:29
    Tôi rất vui mừng khi nói rằng --
  • 5:29 - 5:31
    gần đây, chúng tôi đã liên hệ với Ryan --
  • 5:31 - 5:33
    và câu chuyện này đã kết thúc có hậu.
  • 5:33 - 5:35
    Bé Shannon -- ở phía bên trái --
  • 5:35 - 5:36
    hiện đã tốt hơn rất nhiều,
  • 5:36 - 5:40
    và Ryan có được một công việc sau khi
    tham dự một số khóa học của chúng tôi.
  • 5:40 - 5:43
    Vậy điều gì khiến những khoá học này
    khác biệt?
  • 5:43 - 5:46
    Khi mà các khoá học trên mạng vốn đã
    có mặt được một thời gian.
  • 5:46 - 5:50
    Sự khác biệt ở đây chính là trải nghiệm
    thực tế ở các khoá học
  • 5:50 - 5:52
    Nó bắt đầu ở một ngày nhất định
  • 5:52 - 5:55
    và sau đó thì học sinh sẽ phải coi videos
    căn bản là mỗi tuần
  • 5:56 - 5:57
    và làm bài tập về nhà
  • 5:57 - 5:59
    Và đây là bài tập về nhà thật sự
  • 5:59 - 6:02
    để đạt được điểm thật sự, với ngày
    hạn chót có thật
  • 6:02 - 6:04
    Các bạn thấy ở đây biểu đồ
    nhiều hạn chót
  • 6:05 - 6:07
    Những điểm gai nhọn chứng minh
  • 6:08 - 6:10
    sự trì hoãn là một hiện tượng toàn cầu
  • 6:11 - 6:13
    (Tiếng cười)
  • 6:13 - 6:15
    Ở cuối mỗi khoá học
  • 6:15 - 6:17
    học sinh sẽ được trao một giấy chứng nhận
  • 6:17 - 6:19
    Họ có thể trình chứng nhận đó
  • 6:19 - 6:21
    cho một chủ công ty tiềm năng
    và được nhận.
  • 6:21 - 6:23
    Chúng tôi biết nhiều học sinh
    đã làm điều đó
  • 6:23 - 6:25
    Một số học sinh lấy chứng nhận của họ
  • 6:25 - 6:27
    và trình chúng cho cơ sở giáo dục mà họ
    đang học
  • 6:27 - 6:29
    để lấy chứng chỉ đại học thật sự.
  • 6:29 - 6:32
    Vậy là những học sinh này đều đạt được một
    đó có ý nghĩa
  • 6:32 - 6:34
    cho sự đầu tư vào thời gian và năng lực
    của họ
  • 6:35 - 6:37
    Hãy nói thêm một ít về một số thành phần
  • 6:37 - 6:39
    được đưa vào những khoá học này
  • 6:39 - 6:42
    Thành phần đầu tiên đó là khi các bạn
    rời khỏi
  • 6:42 - 6:44
    cái giới hạn của một lớp học
    thực sự
  • 6:44 - 6:47
    và thiết kế nội dung rõ ràng
    theo dạng học qua mạng
  • 6:47 - 6:49
    các bạn có thể thoát khỏi, ví dụ như,
  • 6:50 - 6:51
    các bài giảng kéo dài suốt một tiếng.
  • 6:52 - 6:54
    Các bạn có thể tách những tài liệu
    ví dụ như
  • 6:54 - 6:57
    thành những mô hình đơn vị nhỏ hơn,
    từ 8 đến 12 phút
  • 6:57 - 6:59
    mỗi mô hình biểu trưng cho một
    khái niệm chặt chẽ.
  • 7:00 - 7:03
    Học sinh nghiên cứu các
    tài liệu này theo nhiều cách,
  • 7:03 - 7:06
    phụ thuộc vào nền tảng, kĩ năng và mức độ
    yêu thích của họ.
  • 7:06 - 7:09
    Thế thì, giả dụ rằng, một số học sinh
    có thể có lợi từ
  • 7:09 - 7:12
    từ một phần nào đó qua các tài liệu
    đã được chuẩn bị
  • 7:12 - 7:13
    từ các học sinh khác.
  • 7:14 - 7:16
    Có học sinh có thể thấy
    hứng thú hơn về
  • 7:16 - 7:19
    một cái đề tài phong phú cụ thể nào đó
    mà họ muốn tự theo đuổi.
  • 7:19 - 7:22
    Vậy nên cái hệ thống này cho phép
    chúng ta thoát khỏi
  • 7:23 - 7:25
    cái mô hình học
    "một kích cỡ mà vừa hết mọi người"
  • 7:25 - 7:29
    và cho phép học sinh theo sát chương trình
    giảng dạy mang tính cá nhân hơn.
  • 7:29 - 7:32
    Dĩ nhiên, với tư cách
    những người giảng dạy
  • 7:32 - 7:35
    rằng học sinh không học bằng việc ngồi
    bị động xem videos.
  • 7:36 - 7:39
    Có lẽ một trong những thành phần
    lớn nhất cho sự cố gắng này
  • 7:39 - 7:40
    là chúng ta cần để học sinh
  • 7:42 - 7:43
    tự thực hành với các tài liệu
  • 7:44 - 7:46
    để mà họ có thể hoàn toàn hiểu được.
  • 7:46 - 7:49
    Đã có nhiều nghiên cứu
    cho thấy tầm quan trọng của điều này.
  • 7:49 - 7:52
    Như đây là một ví dụ xuất hiện
    trong Khoa Học năm ngoái
  • 7:52 - 7:55
    cho thấy rằng chỉ sự rèn luyện
    tính phục hồi đơn giản
  • 7:55 - 7:57
    khi mà học sinh phải lặp lại nhiều lần
  • 7:57 - 7:58
    những gì họ đã học được
  • 7:59 - 8:01
    cho những kết quả được cải thiện đáng kể
  • 8:01 - 8:04
    ở nhiều bài kiểm tra thành tích khác nhau
  • 8:04 - 8:06
    hơn là các cách can thiệp giảng dạy khác.
  • 8:07 - 8:11
    Chúng tôi đã cố gắng dựng các bài tập
    rèn luyện tính phục hồi vào nền tảng
  • 8:11 - 8:13
    cũng như các bài rèn luyện khác
    theo nhiều cách
  • 8:13 - 8:17
    Ví dụ như, thậm chí những videos
    của chúng tôi không chỉ là videos
  • 8:17 - 8:19
    Cứ mỗi vài phút, video sẽ dừng lại
  • 8:19 - 8:21
    và học sinh sẽ có một câu hỏi
  • 8:21 - 8:23
    (Video) SP:...Bốn điều này. Lý thuyết
    viễn cảnh, chiết khấu toán học,
  • 8:23 - 8:26
    hiện trạng thiên vị, xu hướng lãi suất
    cơ bản đều được chứng thực cẩn thận.
  • 8:26 - 8:29
    Tất cả đều là sự trêch hướng được chứng
    thực từ các hành vi hợp lí.
  • 8:29 - 8:31
    DK: Ở đây video sẽ ngưng lại,
  • 8:31 - 8:33
    và học sinh sẽ đánh câu trả lời
    vào trong khung
  • 8:33 - 8:36
    và trình lên. Rõ ràng là họ đã không
    tập trung.
  • 8:36 - 8:37
    (Tiếng cười)
  • 8:38 - 8:39
    Nên họ có thể thử lại.
  • 8:39 - 8:41
    và lần này thì họ trả lời đúng.
  • 8:41 - 8:44
    Sẽ có một lời giải thích nếu họ muốn xem.
  • 8:44 - 8:47
    Và bây giờ video sẽ chuyển qua phần
    tiếp theo của bài giảng.
  • 8:48 - 8:50
    Đây chỉ là một dạng câu hỏi đơn giản
  • 8:50 - 8:52
    mà tôi, với tư cách người dạy,
    có thể hỏi lớp,
  • 8:52 - 8:55
    nhưng khi tôi hỏi dạng câu hỏi đó
    trong lớp
  • 8:55 - 8:56
    80 phần trăm học sinh
  • 8:56 - 8:58
    vẫn đang vội ghi lại điều cuối cùng
    tôi nói,
  • 8:58 - 9:01
    15 phần trăm đã bị cuốn vào Facebook,
  • 9:01 - 9:04
    và rồi sẽ có những thành phần chăm chỉ
    ngồi ở dãy ghế đầu
  • 9:04 - 9:05
    là đưa câu trả lời
  • 9:05 - 9:07
    trước khi người khác có cơ hội
    suy nghĩ
  • 9:07 - 9:10
    và tôi - người hướng dẫn - thì cực kì
    hài lòng
  • 9:10 - 9:12
    rằng là có học sinh biết câu trả lời.
  • 9:12 - 9:14
    Và bài học cứ tiếp tục trước khi,
    thât sự là,
  • 9:14 - 9:17
    phần lớn học sinh thậm chí để ý
    thì câu hỏi tiếp theo đã được hỏi.
  • 9:17 - 9:20
    Ở đây, mỗi một học sinh
  • 9:20 - 9:22
    phải liên kết với tài liệu học.
  • 9:23 - 9:25
    Và tất nhiên các câu hỏi
    mang tính phục hồi đơn giản này
  • 9:26 - 9:27
    không dừng ở đó.
  • 9:27 - 9:29
    Giáo viên cần lập nhiều câu hỏi
    có tính thực tiễn hơn.
  • 9:30 - 9:32
    và cũng cần cho học sinh lời nhận xét
  • 9:32 - 9:34
    về những câu hỏi đó.
  • 9:34 - 9:37
    Giờ thì, làm sao để bạn chấm
    bài tập của 100,000 học sinh
  • 9:37 - 9:39
    nếu bạn không có 10,000 trợ giảng?
  • 9:40 - 9:42
    Câu trả lời là, bạn cần dùng công nghệ học
  • 9:42 - 9:44
    làm việc đó thay cho bạn.
  • 9:44 - 9:46
    May mắn là, công nghệ học đã tiên tiến
    được khá lâu,
  • 9:46 - 9:49
    và chúng ta có thể chấm điểm nhiều dạng
    bài tập về nhà.
  • 9:50 - 9:51
    Bên cạnh câu hỏi trắc nghiệm
  • 9:52 - 9:54
    và dạng câu hỏi ngắn mà cac bạn thấy
    trong video,
  • 9:54 - 9:57
    chúng tôi còn có thể chấm điểm những
    cụm từ toán học
  • 9:58 - 9:59
    cũng như là các phép lấy đạo hàm.
  • 10:00 - 10:02
    Chúng tôi có thể chấm mô hình, dù là,
  • 10:02 - 10:04
    mô hình tài chính trong lớp học kinh doanh
  • 10:04 - 10:07
    hay mô hình vật lý trong lớp khoa học
    hoặc là lớp kĩ thuật
  • 10:08 - 10:11
    và chúng tôi có thể chấm điểm một số
    bài tập dựng chương trình khá phức tạp
  • 10:11 - 10:13
    Để tôi cho bạn thấy điều đó khá
    đơn giản
  • 10:13 - 10:14
    nhưng khá trực quan.
  • 10:15 - 10:17
    Đây là lớp khoa học vi tính 101 ở Stanford
  • 10:17 - 10:19
    và học sinh phải chỉnh màu
  • 10:19 - 10:20
    bức hình màu đỏ mờ đó.
  • 10:21 - 10:22
    Họ đang đưa chương trình
    vào trình duyệt
  • 10:22 - 10:26
    và các bạn có thể thấy họ đã sai ở đâu đó,
    Nữ Thần Tự Do vẫn còn say sóng.
  • 10:26 - 10:30
    Và thì, học sinh sẽ cố gắng làm lại,
    và lần này họ làm đúng và được bảo rằng
  • 10:30 - 10:32
    họ có thể chuyển qua bài tập tiếp theo.
  • 10:33 - 10:36
    Cái khả năng có thể tương tác năng động
    với tài liệu học như thế này
  • 10:36 - 10:38
    và được báo là bạn sai hay đúng
  • 10:38 - 10:40
    rất quan trọng với học sinh.
  • 10:41 - 10:43
    Tất nhiên chúng tôi vẫn chưa có thể
    chấm điểm
  • 10:43 - 10:46
    dạng bài làm mà học sinh cần trong
    tất cả các khoá học
  • 10:46 - 10:49
    Cụ thể hơn, điều thiếu sót chính là
    cách làm việc tư duy phê bình
  • 10:49 - 10:51
    mà rất cần thiết cho dạng huấn luyện này
  • 10:51 - 10:54
    chẳng hạn như nhân văn, khoa học xã hội
    kinh doanh và các dạng khác.
  • 10:54 - 10:57
    Nên chúng tôi cố gắng thuyết phục,
    chẳng hạn,
  • 10:57 - 10:59
    một số giảng viên nhân văn
  • 10:59 - 11:01
    là trắc nghiệm không phải một
    chiến lược tệ.
  • 11:01 - 11:03
    Sự áp dụng đó không thuận lợi lắm.
  • 11:04 - 11:06
    Nên chúng tôi cần kiếm cách
    giải quyết khác.
  • 11:06 - 11:09
    Và cách giải quyết cuối cùng
    là cho học sinh chấm điểm nhau.
  • 11:09 - 11:11
    Hoá ra, những nghiên cứu
    trước đó cho thấy,
  • 11:11 - 11:13
    như của Saddler và Good,
  • 11:13 - 11:15
    rằng cho chấm chéo là một
    chiến lược hiệu quả bất ngờ
  • 11:16 - 11:17
    cho việc tái sử dụng lại các điểm số.
  • 11:19 - 11:20
    Nó chỉ mới được thử nghiệm
    ở các lớp nhỏ
  • 11:20 - 11:22
    nhưng đã cho thấy, ví dụ,
  • 11:22 - 11:24
    điểm số chấm bởi các học sinh này
    trên trục y
  • 11:24 - 11:25
    thật ra rất liên quan
  • 11:26 - 11:28
    với điểm chấm của giáo viên trên trục x.
  • 11:28 - 11:30
    Ngạc nhiên hơn nữa là điểm tự chấm,
  • 11:31 - 11:33
    khi học sinh tự chấm và nhận xét
    bài làm của họ
  • 11:33 - 11:35
    miễn là bạn khuyến khích đúng cách
  • 11:35 - 11:37
    để họ không tự chấm
    điểm cao nhất --
  • 11:37 - 11:40
    thậm chí còn tương liên với
    điểm chấm bởi giáo viên hơn.
  • 11:40 - 11:42
    Và đây là một chiến lược tốt
  • 11:42 - 11:44
    có thể dùng cho chấm điểm
    quy mô lớn
  • 11:44 - 11:47
    và còn là chiến lược học tâp hiệu quả
    cho học sinh,
  • 11:47 - 11:49
    bởi vì họ thật sự học từ kinh nghiệm.
  • 11:49 - 11:53
    Nên bây giờ chúng tôi có hệ thống
    chấm chéo lớn nhất từng được phát minh
  • 11:54 - 11:56
    mà ở đó có mười ngàn học sinh
  • 11:56 - 11:57
    đang chấm chéo nhau
  • 11:57 - 11:59
    và khá thành công, tôi công nhận
  • 12:01 - 12:03
    Nhưng đây không phải là về học sinh
  • 12:03 - 12:05
    ngồi một mình trong phòng khách
    cố gắng giải quyết vấn đề.
  • 12:05 - 12:08
    Vòng quanh mỗi một khoá học của chúng tôi,
  • 12:08 - 12:10
    một cộng đồng học sinh được dựng nên,
  • 12:10 - 12:11
    một cộng đồng toàn cầu
  • 12:11 - 12:14
    chia sẻ chung nỗ lực học tập.
  • 12:14 - 12:16
    Cái mà các bạn đang thấy là một bản đồ
    tự tạo
  • 12:16 - 12:19
    bởi học sinh từ khoá học Princeton
    Xã Hội học 101 của chúng tôi
  • 12:20 - 12:22
    nơi mà họ đã tự đặt lên một bản đồ
    thế giới
  • 12:22 - 12:26
    và bạn có thể thật sự thấy sự vươn tới
    toàn cầu cuả dạng nỗ lực này.
  • 12:26 - 12:30
    Học sinh hợp tác ở những khoá học
    này trong một loạt các cách khác nhau.
  • 12:30 - 12:32
    Đầu tiên là, có một câu hỏi và một
    diễn đàn trả lời,
  • 12:33 - 12:35
    nơi mà học sinh sẽ đưa câu hỏi của họ lên,
  • 12:35 - 12:37
    và những học sinh khác sẽ trả lời.
  • 12:37 - 12:39
    Và điều tuyệt vời ở đây là,
  • 12:39 - 12:40
    vì có quá nhiều học sinh,
  • 12:41 - 12:43
    có nghiã là thâm chí khi học sinh hỏi
  • 12:43 - 12:44
    vào 3 giờ sáng
  • 12:45 - 12:46
    đâu đó vòng quanh thế giới,
  • 12:46 - 12:48
    sẽ có một người còn thức
  • 12:48 - 12:50
    và có chung một vấn đề.
  • 12:51 - 12:52
    Vậy ở nhiều khoá học
    của chúng tôi,
  • 12:52 - 12:55
    thời gian trả lời trung bình cho một
    câu hỏi
  • 12:55 - 12:59
    trên diễn đàn là 22 phút.
  • 12:59 - 13:03
    Đó không phải là mức độ tôi từng
    bao giờ cho học sinh của tôi ở Stanford.
  • 13:03 - 13:04
    (Tiếng cười)
  • 13:04 - 13:06
    Và các bạn có thể thấy từ lời chứng thực
    của học sinh
  • 13:06 - 13:07
    rằng họ thật sự nhận ra
  • 13:07 - 13:10
    rằng bởi vì cái cộng đồng lớn qua mạng này
  • 13:10 - 13:13
    họ được tương tác với nhiều người
    bằng nhiều cách
  • 13:13 - 13:16
    sâu sắc hơn là khi họ ở trong
    lớp học bình thường.
  • 13:18 - 13:19
    Học sinh còn tự tập hợp lại
  • 13:19 - 13:21
    mà chúng tôi không can thiệp,
  • 13:21 - 13:23
    thành những nhóm nhỏ.
  • 13:23 - 13:25
    Một số là những nhóm học bên ngoài
  • 13:26 - 13:27
    cùng khó khăn địa lý
  • 13:27 - 13:30
    và gặp mỗi tuần để cùng
    giải quyết các vấn đề.
  • 13:30 - 13:32
    Đây là nhóm học ở San Francisco
  • 13:32 - 13:33
    nhưng có các nhóm toàn cầu nữa
  • 13:35 - 13:36
    Số khác là nhóm học qua mạng,
  • 13:37 - 13:39
    thỉnh thoảng cùng ngôn ngữ
    hoặc cùng văn hoá,
  • 13:40 - 13:41
    và ở góc bên trái kia,
  • 13:41 - 13:44
    các bạn có thể thấy nhóm học đa văn hoá
    của chúng tôi
  • 13:44 - 13:46
    nơi mà mọi người rõ ràng muốn kết nối
  • 13:46 - 13:48
    với những người từ văn hoá khác.
  • 13:50 - 13:51
    Có một số cơ hội cực kì to lớn
  • 13:51 - 13:54
    từ dạng khuôn khổ này.
  • 13:54 - 13:58
    Đầu tiên đó là nó có tiềm năng cho ta
  • 13:58 - 14:01
    hoàn toàn một cách nhìn chưa từng có
  • 14:01 - 14:03
    vào hiểu biết về sự học tập
    cuả con người.
  • 14:03 - 14:06
    Vì dữ liệu mà chúng tôi thu tập được là
    duy nhất.
  • 14:07 - 14:10
    Bạn có thể thu tập mọi cái nhấp, mọi
    bài tập được nộp,
  • 14:10 - 14:14
    mọi đăng tải trên diễn đàn từ mười ngàn
    học sinh.
  • 14:15 - 14:17
    Vậy bạn có thể khiến nghiên cứu về
    cách học của con người
  • 14:18 - 14:20
    từ hệ giả thuyết
  • 14:20 - 14:22
    đến hệ dữ liệu, một sự hoán đổi mà,
  • 14:22 - 14:24
    ví dụ là, đã cách mạng hoá sinh học.
  • 14:25 - 14:28
    Bạn có thể dùng những dữ liệu này để hiểu
    những câu hỏi cơ bản,
  • 14:28 - 14:30
    chẳng han như, chiến lược học nào thì tốt
  • 14:30 - 14:33
    và hiệu quả đối xứng với cái không tốt?
  • 14:33 - 14:35
    Và trong nhiều khoá học cụ thể,
  • 14:35 - 14:37
    bạn có thể hỏi,
  • 14:37 - 14:40
    như là, những quan niệm sai lầm
    thường có là gì
  • 14:40 - 14:42
    và làm sao để ta giúp học sinh
    sửa chúng?
  • 14:42 - 14:44
    Và đây là ví dụ cho điều đó,
  • 14:44 - 14:46
    cũng từ lớp học về máy móc của Andrew.
  • 14:46 - 14:48
    Đây là sự phân loại các câu trả lời sai
  • 14:48 - 14:50
    từ một bài tập mà Andrew giao.
  • 14:50 - 14:51
    Các câu trả lời là nhiều cặp số,
  • 14:51 - 14:54
    nên bạn có thể vẽ chúng lên
    biểu đồ hai chiều này.
  • 14:54 - 14:57
    Mỗi một dấu chéo mà bạn thấy là một
    câu trả lời sai.
  • 14:57 - 15:00
    Cái dấu chéo lớn ở góc trái bên trên
  • 15:00 - 15:02
    là nơi mà 2,000 học sinh
  • 15:02 - 15:04
    đưa cùng đúng một câu trả lời sai.
  • 15:05 - 15:07
    Nếu 2 học sinh ở
    lớp 100 người
  • 15:08 - 15:08
    cho cùng một câu sai,
  • 15:09 - 15:10
    bạn sẽ không nhận ra.
  • 15:10 - 15:13
    Nhưng khi 2,000 học sinh cho cùng
    một câu trả lời sai,
  • 15:13 - 15:14
    thì nó khó mà để quên.
  • 15:14 - 15:16
    Nên Andrew và học sinh của anh ấy,
  • 15:17 - 15:18
    nhìn lại vào một số bài tập,
  • 15:18 - 15:22
    và hiểu được nguồn gốc tạo nên
    cái sai lầm,
  • 15:22 - 15:25
    và sau đó họ tạo ra một dạng báo lỗi
  • 15:25 - 15:27
    cho mỗi học sinh
  • 15:27 - 15:29
    có những câu trả lời rơi vào đó,
  • 15:29 - 15:31
    có nghĩa là những học sinh phạm lỗi
    giống nhau
  • 15:31 - 15:33
    giờ sẽ có được nhận xét cá nhân
  • 15:33 - 15:37
    thông báo với họ làm sao để sửa
    quan niêm sai của họ hiệu quả hơn.
  • 15:37 - 15:41
    Nên cái sự cá nhân này là cái mà một người
    có thể xây dựng lên
  • 15:42 - 15:43
    từ công dụng của những con số lớn.
  • 15:44 - 15:47
    Cá nhân hoá có thể là
  • 15:47 - 15:49
    một trong những cơ hội lớn nhất ở đây,
  • 15:49 - 15:52
    bởi vì nó cho chúng ta tiềm năng
  • 15:52 - 15:54
    giải quyết được vấn đề của
    người 30 tuổi.
  • 15:54 - 15:57
    Nhà nghiên cứu giáo dục Benjamin Bloom,
    vào năm 1984,
  • 15:58 - 16:00
    đã nêu lên 2 vấn đề gọi là "sigma",
  • 16:00 - 16:02
    mà ông quan sát được
    từ nghiên cứu ba dân số.
  • 16:02 - 16:07
    Cái đầu tiên đó là dân số được học trong
    một lớp học dựa trên bài giảng.
  • 16:07 - 16:10
    Cái thứ hai là dân số học sinh học
  • 16:10 - 16:11
    dựa trên tiêu chuẩn của lớp học
    theo bài giảng,
  • 16:12 - 16:13
    nhưng với phương pháp tiếp cận,
  • 16:13 - 16:15
    để học sinh không chuyển qua
    đề tài kế
  • 16:15 - 16:18
    trước khi trình bày cách tiếp cận cho
    đề tài trước
  • 16:18 - 16:21
    Và cuối cùng là, dạng dân số học sinh
  • 16:21 - 16:25
    được dạy theo kiểu một-với-một hướng dẫn
    sử dụng gia sư.
  • 16:25 - 16:29
    Dạng dân số theo phương pháp tiếp cận là
    sự lệch hướng đúng tiêu chuẩn,
  • 16:29 - 16:31
    hoặc sigma, đạt được thành tựu tốt hơn
  • 16:31 - 16:33
    so với giảng đường bình thường,
  • 16:33 - 16:35
    và dạng gia sư cho ta 2 sigma
  • 16:36 - 16:37
    trong sự cải thiện hiệu suất.
  • 16:37 - 16:38
    Để hiểu điều đó nghĩa là gì,
  • 16:39 - 16:40
    hãy nhìn vào giảng
    đường bình thường,
  • 16:41 - 16:43
    và hãy chọn hiệu suất trung bình
    làm mức chuẩn.
  • 16:43 - 16:45
    Vậy ở lớp học bài giảng,
  • 16:45 - 16:48
    nửa số học sinh là trên mức độ đó,
    nửa còn lại là ở thấp hơn.
  • 16:48 - 16:51
    Với dạng gia sư hướng dẫn,
  • 16:51 - 16:55
    98 phần trăm học sinh là trên mức độ đó.
  • 16:55 - 16:59
    Hãy thử nghĩ nếu chúng tôi có thể dạy
    sao cho 98% học sinh của chúng tôi
  • 16:59 - 17:02
    vượt lên ngưỡng trung bình.
  • 17:02 - 17:04
    Vậy thì, vấn đề 2 sigma.
  • 17:05 - 17:07
    Bởi vì chúng tôi không có khả năng,
    là một xã hội,
  • 17:07 - 17:10
    cung cấo cho mỗi học sinh
    một gia sư riêng.
  • 17:10 - 17:13
    Nhưng có thể chúng tôi cung cấp được
    mỗi học sinh
  • 17:13 - 17:15
    một máy tính hoặc một điện thoại.
  • 17:15 - 17:17
    Vây câu hỏi là, làm sao chúng tôi
    dùng công nghệ
  • 17:17 - 17:20
    để đẩy cái phần bên trái của đồ thị,
    từ đường cong màu xanh,
  • 17:20 - 17:23
    sang bên phải với đường cong xanh lá?
  • 17:23 - 17:26
    Sự tiếp cận thì dễ để đạt được
    với máy tính
  • 17:26 - 17:27
    bởi vì nó không mệt
  • 17:27 - 17:28
    chiếu liên tục một video 5 lần
  • 17:30 - 17:33
    Và nó không thấy mệt chấm điểm một dạng
    bài tập rất nhiều lần,
  • 17:33 - 17:36
    chúng ta đã thấy từ nhiều ví dụ
    tôi cho các bạn xem.
  • 17:36 - 17:37
    Và thâm chí sự cá nhân hoá
  • 17:38 - 17:40
    là điều gì đó mà chúng ta bắt đầu mở ra,
  • 17:40 - 17:43
    dù là nó thông qua quỹ đạo cá nhân ở
    các giáo trình
  • 17:43 - 17:46
    hoặc các phê bình cá nhân
    chúng tôi đã cho các bạn xem.
  • 17:46 - 17:49
    Vậy thì mục tiêu ở đây là cố gắng và đẩy,
  • 17:49 - 17:52
    và xem chúng ta có thể đi xa hơn
    với đường cong xanh lá.
  • 17:53 - 17:57
    Vậy nên, nếu điều này tuyệt thế, tại sao
    các trường đại học lại lỗi thời?
  • 17:58 - 18:01
    Mark Twain chắc chắn đã từng suy nghĩ vậy.
  • 18:01 - 18:03
    Ông ta nói rằng, "Đại học là nơi
    bài giảng của giáo sư
  • 18:03 - 18:05
    đi thằng vào sổ của học sinh,
  • 18:05 - 18:08
    mà không cần qua não của bất kì bên nào."
  • 18:08 - 18:12
    (Tiếng cười)
  • 18:12 - 18:14
    Tôi xin phép nhìn nhận khác Mark Twain.
  • 18:15 - 18:16
    Tôi nghĩ điều ông
    than vãn không phải là
  • 18:16 - 18:20
    trường đại học nhưng mà dạng
    dựa trên bài giảng
  • 18:20 - 18:22
    mà nhiều trường đại học dành
    quá nhiều thời giờ.
  • 18:22 - 18:26
    Vậy thì hãy quay ngược lại xa hơn nữa,
    về đến lúc Plutarch nói
  • 18:26 - 18:28
    "Đầu óc không là
    một bình chứa cần làm đầy,
  • 18:28 - 18:29
    mà là gỗ cần được đốt cháy."
  • 18:30 - 18:32
    Và có lẽ ta nên dành ít thời giờ
    ở trường đại học
  • 18:32 - 18:34
    làm đầy đầu óc của học sinh
    với các nội dung
  • 18:35 - 18:38
    qua các bài giảng, và nhiều thời gian hơn
    thắp lên sự sáng tạo của họ,
  • 18:38 - 18:41
    sư tưởng tượng và khả năng giải quyết
    vấn đề của họ
  • 18:42 - 18:44
    bằng cách thật sự nói chuyện với họ.
  • 18:44 - 18:45
    Vậy sao ta làm được như vậy?
  • 18:46 - 18:49
    Chúng ta làm bằng biệc tạo nên cách học
    năng động ở các lớp học.
  • 18:49 - 18:52
    Đã có rất nhiều cách học, kể cả cái này,
  • 18:52 - 18:54
    cho thấy nếu bạn dùng
    cách học chủ động,
  • 18:54 - 18:56
    tương tác với học sinh trong lớp,
  • 18:56 - 18:59
    hiệu suất được cải thiện ở mỗi đơn vị--
  • 18:59 - 19:01
    ở sự có mặt, ở sự cam kết và ở cách học
  • 19:02 - 19:03
    được đánh giá bằng bài
    kiểm tra chuẩn hóa.
  • 19:03 - 19:05
    Các bạn có thể thấy, ví dụ,
    điểm số đạt được
  • 19:05 - 19:07
    gần như gấp đôi ở cái thử nghiệm này.
  • 19:08 - 19:11
    Vậy nên có lẽ đây là cách ta nên
    dành thời gian ở các trường đại học.
  • 19:12 - 19:17
    Để tóm tắt lại, nếu chúng ta có thể cho
    một dạng giáo dục chất lượng hàng đầu
  • 19:17 - 19:19
    miễn phí cho bất kỳ ai trên địa cầu.
  • 19:19 - 19:21
    điều đó có thể làm được gì? 3 điều.
  • 19:21 - 19:25
    Một nó dựng nên hệ thống giáo dục
    đúng chuẩn quyền lợi con người,
  • 19:25 - 19:26
    nơi mà ai ở thế giới này
  • 19:26 - 19:28
    cũng có được quyên và động lực
  • 19:28 - 19:30
    đạt được kĩ năng họ cần
  • 19:30 - 19:32
    để tạo nên một cuộc sống tốt hơn,
  • 19:32 - 19:33
    gia đình, cộng đồng mình.
  • 19:34 - 19:36
    Thứ hai, nó sẽ đánh thức sự
    học tập lâu dài
  • 19:37 - 19:38
    Thật tiếc cho rất nhiều người,
  • 19:38 - 19:41
    mà học hành phải dừng lại khi ta
    hoàn thành cấp 3 hoặc đại học.
  • 19:42 - 19:44
    Bằng việc làm cách dạy
    tuyệt vời này hiện hữu,
  • 19:44 - 19:47
    chúng tôi có thể học được điều gì đó mới
  • 19:47 - 19:48
    mỗi khi ta muốn,
  • 19:48 - 19:49
    dù là để mở rộng trí óc
  • 19:49 - 19:51
    hay để đổi đời ta.
  • 19:52 - 19:54
    Và cuối cùng, điều này sẽ đánh thức
    một làn sóng cách tân,
  • 19:55 - 19:57
    bởi những nhân tố tuyệt vời
    có thể được tìm thấy bất cứ đâu.
  • 19:57 - 20:01
    Có thể là Albert Einstein
    hay Steve Jobs thứ hai
  • 20:01 - 20:03
    sống đâu đó ở một ngôi làng
    hẻo lánh ở châu Phi.
  • 20:04 - 20:06
    Và nếu chúng ta có thể cho
    người đó giáo dục,
  • 20:06 - 20:08
    họ có thể có được những ý tưởng táo bạo
  • 20:09 - 20:10
    và khiến thế giới tốt hơn
    cho mọi người.
  • 20:11 - 20:12
    Cám ơn rất nhiều.
  • 20:12 - 20:15
    (Vỗ tay)
Title:
What we're learning from online education
Speaker:
Daphne Koller
Description:

Daphne Koller is enticing top universities to put their most intriguing courses online for free -- not just as a service, but as a way to research how people learn. Each keystroke, comprehension quiz, peer-to-peer forum discussion and self-graded assignment builds an unprecedented pool of data on how knowledge is processed and, most importantly, absorbed.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
20:40

Vietnamese subtitles

Revisions