Giống như nhiều bạn, tôi là một trong những người may mắn. Tôi sinh ra trong một gia đình mà giáo dục hiện diện mọi nơi Tôi là một tiến sỹ thế hệ thứ ba, con gái của hai học giả. Hồi còn bé, tôi thường chơi quanh phòng thí nghiệm ở trường đại học của cha tôi. Vì thế không có gì bất ngờ khi tôi từng học ở một vài trường đại học tốt nhất, điều đã mở ra cánh cửa tiếp cận một thế giới các cơ hội. Đáng tiếc là, phần lớn mọi người trên thế giới không may mắn như thế. Ở một vài nơi trên thế giới, chẳng hạn như Nam Phi, giáo dục không dễ dàng tiếp cận. Ở Nam Phi, hệ thống giáo dục đã được xây dựng từ thời Apartheid dành cho thành phần thiểu số da trắng. Và kết quả là, ngày nay, không có đủ chỗ cho rất nhiều người muốn và xứng đáng có một nền giáo dục chất lượng cao. Sự khan hiếm đó đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng vào tháng Giêng năm nay tại trường đại học Johannesburg. Có một số ít các vị trí còn lại từ buổi nhập học chính thức, và vào đêm trước hôm họ sẽ mở quá trình đăng tuyển, hàng ngàn người đã xếp hàng bên ngoài cánh cổng thành hàng dài một dặm, hi vọng là người đầu tiên trong hàng có được một trong những vị trí đó. Khi những cánh cửa mở ra, đã có một vụ giẫm đạp, 20 người bị thương và một phụ nữ tử vong. Một người mẹ đã trao đi cuộc sống của mình để cố gắng lấy về cho con trai cơ hội có một cuộc sống tốt hơn. Nhưng thậm chí ở một vài nơi trên thế giới như Mỹ nơi mà giáo dục khá phổ biến, cũng không dễ trong tầm tay. Đã có rất nhiều cuộc thảo luận trong vài năm gần đây về sự tăng giá của dịch vụ y tế. Nhưng thứ mà không dễ nhận ra cho mọi người là trong cùng giai đoạn đó, học phí của giáo dục đại học đã tăng gấp gần hai lần, và tổng cộng là 559% từ 1985. Điều này làm nhiều người khó tiếp cận được nền giáo dục. Cuối cùng, ngay cả những người kiếm được cách để học cao hơn, những cánh cửa của cơ hội chưa chắc đã mở ra. Chỉ có hơn nửa số sinh viên tốt nghiệp đại học gần đây ở Mỹ, những người có giáo dục sau đại học thật sự làm những công việc đúng ngành học đó. Tất nhiên điều đó sai với các sinh viên tốt nghiệp từ những học viện hàng đầu, nhưng đối với nhiều người khác, họ không có được giá trị tương xứng với thời gian và nỗ lực bỏ ra. Tom Friedman, trong bài phỏng vấn gần đây cho Thời báo New York, đã nắm bắt được tinh thần ở sự cố gắng của chúng ta, theo cách chưa ai từng làm được. Anh ấy nói rằng những đột phá lớn là những gì xảy ra khi những gì bất ngờ có thể đáp ứng được những gì tối cần thiết. Tôi đã nói về những gì tối cần thiết. Giờ hãy nói về những gì đột nhiên xảy đến. Những gì đột nhiên xảy đến được minh hoạ bởi ba lớp học lớn của Stanford, mỗi lớp có 100.000 người đăng ký theo học hoặc nhiều hơn Vì thế để hiểu được điều này, hãy nhìn vào một trong các khoá học đó, Lớp học máy móc dạy bởi đồng nghiệp của tôi và cũng là đồng sáng lập, Andrew Ng. Andrew là giảng viên lớp lớn hơn ở Stanford. Đó là khoá học về máy móc, và nó có 400 người đăng ký theo học mỗi khi nó được đưa ra. Khi Andrew dạy khoá Machine Learning cho đối tượng công chúng, Nó đã có 100.000 người đăng ký. Vì thế để Andrew có thể đạt tới số lượng khán giả tương tự bằng việc dạy một khoá học ở Stanford, Anh ấy cần phải làm điều đó trong 250 năm. Tất nhiên, anh ấy sẽ cảm thấy rất chán nản. Vì thế, nhìn thấy tác động của điều này, Andrew và tôi quyết định rằng chúng tôi cần phải thật sự cố mở rộng để đem lại giáo dục chất lượng tốt nhất tới càng nhiều người có thể càng tốt. Nên chúng tôi lập nên Coursera, với mục tiêu là chọn ra những khoá học tốt nhất từ những giảng viên tốt nhất của các trường đại học tốt nhất và cung cấp chúng miễn phí đến mọi người trên toàn thế giới. Hiện tại chúng tôi có 43 khoá học trong hệ thống từ bốn trường đại học xuyên suốt các ngành khác nhau, và để tôi cho các bạn thấy một chút xem nó trông như thế nào. (Video) Robert Ghrist: Chào mừng đến lớp Số học. Ezekiel Emanuel: 50 triệu người không có bảo hiểm. Scott Page: Mô hình giúp thiết kế các viện và chính sách hiệu quả hơn. Chúng tôi nhận được sự phân biệt khó tin. Scott Klemmer: Vậy Bush tưởng tượng điều đó trong tương lai, bạn sẽ mang một cái camera ngay trung tâm đầu bạn. Mitchell Duneier: Mills muốn sinh viên xã hội học phát triển chất lượng tư duy.. RG: Cáp treo được tạo hình của một đường cosine dạng hyperbol Nick Parlante: Với mỗi điểm trong ảnh, khiến màu đỏ thành không. Paul Offit:...Vaccine cho phép ta loại trừ vi-rút bại liệt. Dan Jurafsky: Có phải Lufthansa phục vụ bữa sáng và San Jose? Uhm, hài hước đấy. Daphne Koller: Vậy đây là đồng xu bạn chọn, và đây là hai lần tung đồng xu. Andrew Ng: Như vậy trong phạm vi lớn về máy móc, ta đưa ra một chế độ máy tính (Vỗ tay) DK: Hóa ra là, có thể không ngạc nhiên lắm, rằng sinh viên thích có những nội dung tốt nhất từ những trường đại học tốt nhất một cách miễn phí. Từ khi chúng tôi mở trang web vào tháng hai, hiện giờ chúng tôi có 640.000 sinh viên từ 190 nước. Chúng tôi có được 1,5 triệu lượt đăng ký, 6 triệu câu hỏi trong 15 khóa học đã ra mắt tính đến hiện tại đã được đệ trình, và 14 triệu đoạn phim đã được xem. Nhưng nó không chỉ nói về những con số, nó còn nói về con người. Đó có thể là Akash, người đến từ một thị trấn nhỏ ở Ấn Độ và lẽ ra chẳng bao giờ tiếp cận được một khóa học tầm cỡ Stanford và chẳng bao giờ đạt được nó. Hay Jenny, người mẹ đơn thân có hai con và muốn trau dồi kỹ năng của mình để cô ấy có thể quay lại và hoàn thành chương trình thạc sỹ. Hoặc Ryan, người không thể đến trường, vì cô con gái mắc hội chứng suy giảm miễn dịch không thể chịu rủi ro cho vi khuẩn tồn tại trong nhà, vì thế ông ấy không thể rời khỏi nhà. Tôi rất vui mừng khi nói rằng -- gần đây, chúng tôi đã liên hệ với Ryan -- và câu chuyện này đã kết thúc có hậu. Bé Shannon -- ở phía bên trái -- hiện đã tốt hơn rất nhiều, và Ryan có được một công việc sau khi tham dự một số khóa học của chúng tôi. Vậy điều gì khiến những khoá học này khác biệt? Khi mà các khoá học trên mạng vốn đã có mặt được một thời gian. Sự khác biệt ở đây chính là trải nghiệm thực tế ở các khoá học Nó bắt đầu ở một ngày nhất định và sau đó thì học sinh sẽ phải coi videos căn bản là mỗi tuần và làm bài tập về nhà Và đây là bài tập về nhà thật sự để đạt được điểm thật sự, với ngày hạn chót có thật Các bạn thấy ở đây biểu đồ nhiều hạn chót Những điểm gai nhọn chứng minh sự trì hoãn là một hiện tượng toàn cầu (Tiếng cười) Ở cuối mỗi khoá học học sinh sẽ được trao một giấy chứng nhận Họ có thể trình chứng nhận đó cho một chủ công ty tiềm năng và được nhận. Chúng tôi biết nhiều học sinh đã làm điều đó Một số học sinh lấy chứng nhận của họ và trình chúng cho cơ sở giáo dục mà họ đang học để lấy chứng chỉ đại học thật sự. Vậy là những học sinh này đều đạt được một đó có ý nghĩa cho sự đầu tư vào thời gian và năng lực của họ Hãy nói thêm một ít về một số thành phần được đưa vào những khoá học này Thành phần đầu tiên đó là khi các bạn rời khỏi cái giới hạn của một lớp học thực sự và thiết kế nội dung rõ ràng theo dạng học qua mạng các bạn có thể thoát khỏi, ví dụ như, các bài giảng kéo dài suốt một tiếng. Các bạn có thể tách những tài liệu ví dụ như thành những mô hình đơn vị nhỏ hơn, từ 8 đến 12 phút mỗi mô hình biểu trưng cho một khái niệm chặt chẽ. Học sinh nghiên cứu các tài liệu này theo nhiều cách, phụ thuộc vào nền tảng, kĩ năng và mức độ yêu thích của họ. Thế thì, giả dụ rằng, một số học sinh có thể có lợi từ từ một phần nào đó qua các tài liệu đã được chuẩn bị từ các học sinh khác. Có học sinh có thể thấy hứng thú hơn về một cái đề tài phong phú cụ thể nào đó mà họ muốn tự theo đuổi. Vậy nên cái hệ thống này cho phép chúng ta thoát khỏi cái mô hình học "một kích cỡ mà vừa hết mọi người" và cho phép học sinh theo sát chương trình giảng dạy mang tính cá nhân hơn. Dĩ nhiên, với tư cách những người giảng dạy rằng học sinh không học bằng việc ngồi bị động xem videos. Có lẽ một trong những thành phần lớn nhất cho sự cố gắng này là chúng ta cần để học sinh tự thực hành với các tài liệu để mà họ có thể hoàn toàn hiểu được. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của điều này. Như đây là một ví dụ xuất hiện trong Khoa Học năm ngoái cho thấy rằng chỉ sự rèn luyện tính phục hồi đơn giản khi mà học sinh phải lặp lại nhiều lần những gì họ đã học được cho những kết quả được cải thiện đáng kể ở nhiều bài kiểm tra thành tích khác nhau hơn là các cách can thiệp giảng dạy khác. Chúng tôi đã cố gắng dựng các bài tập rèn luyện tính phục hồi vào nền tảng cũng như các bài rèn luyện khác theo nhiều cách Ví dụ như, thậm chí những videos của chúng tôi không chỉ là videos Cứ mỗi vài phút, video sẽ dừng lại và học sinh sẽ có một câu hỏi (Video) SP:...Bốn điều này. Lý thuyết viễn cảnh, chiết khấu toán học, hiện trạng thiên vị, xu hướng lãi suất cơ bản đều được chứng thực cẩn thận. Tất cả đều là sự trêch hướng được chứng thực từ các hành vi hợp lí. DK: Ở đây video sẽ ngưng lại, và học sinh sẽ đánh câu trả lời vào trong khung và trình lên. Rõ ràng là họ đã không tập trung. (Tiếng cười) Nên họ có thể thử lại. và lần này thì họ trả lời đúng. Sẽ có một lời giải thích nếu họ muốn xem. Và bây giờ video sẽ chuyển qua phần tiếp theo của bài giảng. Đây chỉ là một dạng câu hỏi đơn giản mà tôi, với tư cách người dạy, có thể hỏi lớp, nhưng khi tôi hỏi dạng câu hỏi đó trong lớp 80 phần trăm học sinh vẫn đang vội ghi lại điều cuối cùng tôi nói, 15 phần trăm đã bị cuốn vào Facebook, và rồi sẽ có những thành phần chăm chỉ ngồi ở dãy ghế đầu là đưa câu trả lời trước khi người khác có cơ hội suy nghĩ và tôi - người hướng dẫn - thì cực kì hài lòng rằng là có học sinh biết câu trả lời. Và bài học cứ tiếp tục trước khi, thât sự là, phần lớn học sinh thậm chí để ý thì câu hỏi tiếp theo đã được hỏi. Ở đây, mỗi một học sinh phải liên kết với tài liệu học. Và tất nhiên các câu hỏi mang tính phục hồi đơn giản này không dừng ở đó. Giáo viên cần lập nhiều câu hỏi có tính thực tiễn hơn. và cũng cần cho học sinh lời nhận xét về những câu hỏi đó. Giờ thì, làm sao để bạn chấm bài tập của 100,000 học sinh nếu bạn không có 10,000 trợ giảng? Câu trả lời là, bạn cần dùng công nghệ học làm việc đó thay cho bạn. May mắn là, công nghệ học đã tiên tiến được khá lâu, và chúng ta có thể chấm điểm nhiều dạng bài tập về nhà. Bên cạnh câu hỏi trắc nghiệm và dạng câu hỏi ngắn mà cac bạn thấy trong video, chúng tôi còn có thể chấm điểm những cụm từ toán học cũng như là các phép lấy đạo hàm. Chúng tôi có thể chấm mô hình, dù là, mô hình tài chính trong lớp học kinh doanh hay mô hình vật lý trong lớp khoa học hoặc là lớp kĩ thuật và chúng tôi có thể chấm điểm một số bài tập dựng chương trình khá phức tạp Để tôi cho bạn thấy điều đó khá đơn giản nhưng khá trực quan. Đây là lớp khoa học vi tính 101 ở Stanford và học sinh phải chỉnh màu bức hình màu đỏ mờ đó. Họ đang đưa chương trình vào trình duyệt và các bạn có thể thấy họ đã sai ở đâu đó, Nữ Thần Tự Do vẫn còn say sóng. Và thì, học sinh sẽ cố gắng làm lại, và lần này họ làm đúng và được bảo rằng họ có thể chuyển qua bài tập tiếp theo. Cái khả năng có thể tương tác năng động với tài liệu học như thế này và được báo là bạn sai hay đúng rất quan trọng với học sinh. Tất nhiên chúng tôi vẫn chưa có thể chấm điểm dạng bài làm mà học sinh cần trong tất cả các khoá học Cụ thể hơn, điều thiếu sót chính là cách làm việc tư duy phê bình mà rất cần thiết cho dạng huấn luyện này chẳng hạn như nhân văn, khoa học xã hội kinh doanh và các dạng khác. Nên chúng tôi cố gắng thuyết phục, chẳng hạn, một số giảng viên nhân văn là trắc nghiệm không phải một chiến lược tệ. Sự áp dụng đó không thuận lợi lắm. Nên chúng tôi cần kiếm cách giải quyết khác. Và cách giải quyết cuối cùng là cho học sinh chấm điểm nhau. Hoá ra, những nghiên cứu trước đó cho thấy, như của Saddler và Good, rằng cho chấm chéo là một chiến lược hiệu quả bất ngờ cho việc tái sử dụng lại các điểm số. Nó chỉ mới được thử nghiệm ở các lớp nhỏ nhưng đã cho thấy, ví dụ, điểm số chấm bởi các học sinh này trên trục y thật ra rất liên quan với điểm chấm của giáo viên trên trục x. Ngạc nhiên hơn nữa là điểm tự chấm, khi học sinh tự chấm và nhận xét bài làm của họ miễn là bạn khuyến khích đúng cách để họ không tự chấm điểm cao nhất -- thậm chí còn tương liên với điểm chấm bởi giáo viên hơn. Và đây là một chiến lược tốt có thể dùng cho chấm điểm quy mô lớn và còn là chiến lược học tâp hiệu quả cho học sinh, bởi vì họ thật sự học từ kinh nghiệm. Nên bây giờ chúng tôi có hệ thống chấm chéo lớn nhất từng được phát minh mà ở đó có mười ngàn học sinh đang chấm chéo nhau và khá thành công, tôi công nhận Nhưng đây không phải là về học sinh ngồi một mình trong phòng khách cố gắng giải quyết vấn đề. Vòng quanh mỗi một khoá học của chúng tôi, một cộng đồng học sinh được dựng nên, một cộng đồng toàn cầu chia sẻ chung nỗ lực học tập. Cái mà các bạn đang thấy là một bản đồ tự tạo bởi học sinh từ khoá học Princeton Xã Hội học 101 của chúng tôi nơi mà họ đã tự đặt lên một bản đồ thế giới và bạn có thể thật sự thấy sự vươn tới toàn cầu cuả dạng nỗ lực này. Học sinh hợp tác ở những khoá học này trong một loạt các cách khác nhau. Đầu tiên là, có một câu hỏi và một diễn đàn trả lời, nơi mà học sinh sẽ đưa câu hỏi của họ lên, và những học sinh khác sẽ trả lời. Và điều tuyệt vời ở đây là, vì có quá nhiều học sinh, có nghiã là thâm chí khi học sinh hỏi vào 3 giờ sáng đâu đó vòng quanh thế giới, sẽ có một người còn thức và có chung một vấn đề. Vậy ở nhiều khoá học của chúng tôi, thời gian trả lời trung bình cho một câu hỏi trên diễn đàn là 22 phút. Đó không phải là mức độ tôi từng bao giờ cho học sinh của tôi ở Stanford. (Tiếng cười) Và các bạn có thể thấy từ lời chứng thực của học sinh rằng họ thật sự nhận ra rằng bởi vì cái cộng đồng lớn qua mạng này họ được tương tác với nhiều người bằng nhiều cách sâu sắc hơn là khi họ ở trong lớp học bình thường. Học sinh còn tự tập hợp lại mà chúng tôi không can thiệp, thành những nhóm nhỏ. Một số là những nhóm học bên ngoài cùng khó khăn địa lý và gặp mỗi tuần để cùng giải quyết các vấn đề. Đây là nhóm học ở San Francisco nhưng có các nhóm toàn cầu nữa Số khác là nhóm học qua mạng, thỉnh thoảng cùng ngôn ngữ hoặc cùng văn hoá, và ở góc bên trái kia, các bạn có thể thấy nhóm học đa văn hoá của chúng tôi nơi mà mọi người rõ ràng muốn kết nối với những người từ văn hoá khác. Có một số cơ hội cực kì to lớn từ dạng khuôn khổ này. Đầu tiên đó là nó có tiềm năng cho ta hoàn toàn một cách nhìn chưa từng có vào hiểu biết về sự học tập cuả con người. Vì dữ liệu mà chúng tôi thu tập được là duy nhất. Bạn có thể thu tập mọi cái nhấp, mọi bài tập được nộp, mọi đăng tải trên diễn đàn từ mười ngàn học sinh. Vậy bạn có thể khiến nghiên cứu về cách học của con người từ hệ giả thuyết đến hệ dữ liệu, một sự hoán đổi mà, ví dụ là, đã cách mạng hoá sinh học. Bạn có thể dùng những dữ liệu này để hiểu những câu hỏi cơ bản, chẳng han như, chiến lược học nào thì tốt và hiệu quả đối xứng với cái không tốt? Và trong nhiều khoá học cụ thể, bạn có thể hỏi, như là, những quan niệm sai lầm thường có là gì và làm sao để ta giúp học sinh sửa chúng? Và đây là ví dụ cho điều đó, cũng từ lớp học về máy móc của Andrew. Đây là sự phân loại các câu trả lời sai từ một bài tập mà Andrew giao. Các câu trả lời là nhiều cặp số, nên bạn có thể vẽ chúng lên biểu đồ hai chiều này. Mỗi một dấu chéo mà bạn thấy là một câu trả lời sai. Cái dấu chéo lớn ở góc trái bên trên là nơi mà 2,000 học sinh đưa cùng đúng một câu trả lời sai. Nếu 2 học sinh ở lớp 100 người cho cùng một câu sai, bạn sẽ không nhận ra. Nhưng khi 2,000 học sinh cho cùng một câu trả lời sai, thì nó khó mà để quên. Nên Andrew và học sinh của anh ấy, nhìn lại vào một số bài tập, và hiểu được nguồn gốc tạo nên cái sai lầm, và sau đó họ tạo ra một dạng báo lỗi cho mỗi học sinh có những câu trả lời rơi vào đó, có nghĩa là những học sinh phạm lỗi giống nhau giờ sẽ có được nhận xét cá nhân thông báo với họ làm sao để sửa quan niêm sai của họ hiệu quả hơn. Nên cái sự cá nhân này là cái mà một người có thể xây dựng lên từ công dụng của những con số lớn. Cá nhân hoá có thể là một trong những cơ hội lớn nhất ở đây, bởi vì nó cho chúng ta tiềm năng giải quyết được vấn đề của người 30 tuổi. Nhà nghiên cứu giáo dục Benjamin Bloom, vào năm 1984, đã nêu lên 2 vấn đề gọi là "sigma", mà ông quan sát được từ nghiên cứu ba dân số. Cái đầu tiên đó là dân số được học trong một lớp học dựa trên bài giảng. Cái thứ hai là dân số học sinh học dựa trên tiêu chuẩn của lớp học theo bài giảng, nhưng với phương pháp tiếp cận, để học sinh không chuyển qua đề tài kế trước khi trình bày cách tiếp cận cho đề tài trước Và cuối cùng là, dạng dân số học sinh được dạy theo kiểu một-với-một hướng dẫn sử dụng gia sư. Dạng dân số theo phương pháp tiếp cận là sự lệch hướng đúng tiêu chuẩn, hoặc sigma, đạt được thành tựu tốt hơn so với giảng đường bình thường, và dạng gia sư cho ta 2 sigma trong sự cải thiện hiệu suất. Để hiểu điều đó nghĩa là gì, hãy nhìn vào giảng đường bình thường, và hãy chọn hiệu suất trung bình làm mức chuẩn. Vậy ở lớp học bài giảng, nửa số học sinh là trên mức độ đó, nửa còn lại là ở thấp hơn. Với dạng gia sư hướng dẫn, 98 phần trăm học sinh là trên mức độ đó. Hãy thử nghĩ nếu chúng tôi có thể dạy sao cho 98% học sinh của chúng tôi vượt lên ngưỡng trung bình. Vậy thì, vấn đề 2 sigma. Bởi vì chúng tôi không có khả năng, là một xã hội, cung cấo cho mỗi học sinh một gia sư riêng. Nhưng có thể chúng tôi cung cấp được mỗi học sinh một máy tính hoặc một điện thoại. Vây câu hỏi là, làm sao chúng tôi dùng công nghệ để đẩy cái phần bên trái của đồ thị, từ đường cong màu xanh, sang bên phải với đường cong xanh lá? Sự tiếp cận thì dễ để đạt được với máy tính bởi vì nó không mệt chiếu liên tục một video 5 lần Và nó không thấy mệt chấm điểm một dạng bài tập rất nhiều lần, chúng ta đã thấy từ nhiều ví dụ tôi cho các bạn xem. Và thâm chí sự cá nhân hoá là điều gì đó mà chúng ta bắt đầu mở ra, dù là nó thông qua quỹ đạo cá nhân ở các giáo trình hoặc các phê bình cá nhân chúng tôi đã cho các bạn xem. Vậy thì mục tiêu ở đây là cố gắng và đẩy, và xem chúng ta có thể đi xa hơn với đường cong xanh lá. Vậy nên, nếu điều này tuyệt thế, tại sao các trường đại học lại lỗi thời? Mark Twain chắc chắn đã từng suy nghĩ vậy. Ông ta nói rằng, "Đại học là nơi bài giảng của giáo sư đi thằng vào sổ của học sinh, mà không cần qua não của bất kì bên nào." (Tiếng cười) Tôi xin phép nhìn nhận khác Mark Twain. Tôi nghĩ điều ông than vãn không phải là trường đại học nhưng mà dạng dựa trên bài giảng mà nhiều trường đại học dành quá nhiều thời giờ. Vậy thì hãy quay ngược lại xa hơn nữa, về đến lúc Plutarch nói "Đầu óc không là một bình chứa cần làm đầy, mà là gỗ cần được đốt cháy." Và có lẽ ta nên dành ít thời giờ ở trường đại học làm đầy đầu óc của học sinh với các nội dung qua các bài giảng, và nhiều thời gian hơn thắp lên sự sáng tạo của họ, sư tưởng tượng và khả năng giải quyết vấn đề của họ bằng cách thật sự nói chuyện với họ. Vậy sao ta làm được như vậy? Chúng ta làm bằng biệc tạo nên cách học năng động ở các lớp học. Đã có rất nhiều cách học, kể cả cái này, cho thấy nếu bạn dùng cách học chủ động, tương tác với học sinh trong lớp, hiệu suất được cải thiện ở mỗi đơn vị-- ở sự có mặt, ở sự cam kết và ở cách học được đánh giá bằng bài kiểm tra chuẩn hóa. Các bạn có thể thấy, ví dụ, điểm số đạt được gần như gấp đôi ở cái thử nghiệm này. Vậy nên có lẽ đây là cách ta nên dành thời gian ở các trường đại học. Để tóm tắt lại, nếu chúng ta có thể cho một dạng giáo dục chất lượng hàng đầu miễn phí cho bất kỳ ai trên địa cầu. điều đó có thể làm được gì? 3 điều. Một nó dựng nên hệ thống giáo dục đúng chuẩn quyền lợi con người, nơi mà ai ở thế giới này cũng có được quyên và động lực đạt được kĩ năng họ cần để tạo nên một cuộc sống tốt hơn, gia đình, cộng đồng mình. Thứ hai, nó sẽ đánh thức sự học tập lâu dài Thật tiếc cho rất nhiều người, mà học hành phải dừng lại khi ta hoàn thành cấp 3 hoặc đại học. Bằng việc làm cách dạy tuyệt vời này hiện hữu, chúng tôi có thể học được điều gì đó mới mỗi khi ta muốn, dù là để mở rộng trí óc hay để đổi đời ta. Và cuối cùng, điều này sẽ đánh thức một làn sóng cách tân, bởi những nhân tố tuyệt vời có thể được tìm thấy bất cứ đâu. Có thể là Albert Einstein hay Steve Jobs thứ hai sống đâu đó ở một ngôi làng hẻo lánh ở châu Phi. Và nếu chúng ta có thể cho người đó giáo dục, họ có thể có được những ý tưởng táo bạo và khiến thế giới tốt hơn cho mọi người. Cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay)