Return to Video

What are the universal human rights? - Benedetta Berti

  • 0:06 - 0:10
    Ý tưởng về quyền con người là
    mỗi chúng ta,
  • 0:10 - 0:12
    không quan trọng ta là ai
    hoặc sinh ra ở đâu,
  • 0:12 - 0:17
    được hưởng
    những quyền cơ bản và tự do giống nhau.
  • 0:17 - 0:18
    Quyền con người không phải
    đặc quyền,
  • 0:18 - 0:21
    và không thể được ban cho hay
    tước đi.
  • 0:21 - 0:25
    Chúng không thể chuyển nhượng
    và mang tính đại chúng.
  • 0:25 - 0:27
    Nghe có vẻ khá minh bạch,
  • 0:27 - 0:29
    nhưng thực ra cực kỳ phức tạp
  • 0:29 - 0:33
    ngay khi ta cố
    đưa ý tưởng vào thực tế.
  • 0:33 - 0:35
    Chính xác thì những quyền cơ bản
    của con người là gì?
  • 0:35 - 0:37
    Ai có quyền chọn chúng?
  • 0:37 - 0:40
    Ai thi hành chúng, và như thế nào?
  • 0:40 - 0:43
    Khái niệm về quyền con người
    là một câu chuyện dài.
  • 0:43 - 0:47
    Qua nhiều thế kỷ cũng như
    nhiều nền xã hội, tôn giáo và văn hóa
  • 0:47 - 0:52
    chúng ta đã tranh đấu để định nghĩa
    công bằng, công lý và quyền lợi.
  • 0:52 - 0:55
    Nhưng 1 trong những tuyên bố
    gần nhất về nhân quyền toàn cầu
  • 0:55 - 1:00
    xuất hiện từ đống tro tàn của Thế chiến II
    với sự ra đời của Liên Hợp Quốc (LHQ).
  • 1:00 - 1:04
    Hiệp ước hình thành LHQ
    với 1 trong những mục đích của họ
  • 1:04 - 1:08
    là khẳng định lại niềm tin vào
    những quyền căn bản của con người.
  • 1:08 - 1:10
    Với tinh thần như vậy,
  • 1:10 - 1:16
    vào năm 1948, Đại hội đồng LHQ
    đã cho ra Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền.
  • 1:16 - 1:20
    Tài liệu được viết bởi 1 ủy ban quốc tế
    do Eleanor Roosevelt chủ trì,
  • 1:20 - 1:24
    đặt ra những điều cơ bản của
    luật nhân quyền quốc tế.
  • 1:24 - 1:26
    Tuyên ngôn được dựa trên nguyên tắc
  • 1:26 - 1:33
    tất cả con người đều được sinh ra
    tự do, bình đẳng về nhân phẩm và quyền lợi
  • 1:33 - 1:36
    Nó liệt kê 30 điều chứng nhận rằng,
    trong đó gồm có,
  • 1:36 - 1:40
    nguyên tắc của việc không kỳ thị
    và quyền được sống cũng như tự do.
  • 1:40 - 1:44
    Nó nhắc đến tự do tiêu cực,
    như tự do khỏi việc tra tấn hay nô lệ,
  • 1:44 - 1:46
    cũng như tự do tích cực,
  • 1:46 - 1:49
    như tự do di chuyển
    và lưu trú.
  • 1:49 - 1:52
    Nó bao gồm các quyền công dân
    và chính trị cơ bản,
  • 1:52 - 1:56
    như tự do ngôn luận, tín ngưỡng,
    hoặc hội họp ôn hòa,
  • 1:56 - 1:59
    cũng như những quyền xã hội, kinh tế
    và văn hóa,
  • 1:59 - 2:01
    như quyền được giáo dục
  • 2:01 - 2:03
    và quyền được tự do lựa chọn nghề nghiệp
  • 2:03 - 2:06
    được trả lương cũng như đối xử công bằng.
  • 2:06 - 2:10
    Tuyên ngôn không thiên vị
    khi nói quyền nào quan trọng hơn,
  • 2:10 - 2:12
    nó nhấn mạnh vào tính phổ quát,
  • 2:12 - 2:13
    không thể chia cắt,
  • 2:13 - 2:15
    và sự phụ thuộc lẫn nhau
    của chúng.
  • 2:15 - 2:19
    Và trong vài thập kỷ qua,
    luật nhân quyền quốc tế đã phát triển,
  • 2:19 - 2:22
    đào sâu và mở rộng hiểu biết của chúng ta
    về quyền con người là gì,
  • 2:22 - 2:25
    và làm sao để bảo vệ chúng tốt hơn.
  • 2:25 - 2:27
    Vậy nếu các nguyên tắc này
    được phát triển tốt,
  • 2:27 - 2:32
    thì tại sao quyền con người lại bị
    ngược đãi và bỏ qua lần này tới lần khác
  • 2:32 - 2:35
    trên khắp thế giới?
  • 2:35 - 2:38
    Vấn đề chung là
    không hề dễ
  • 2:38 - 2:43
    để thực thi rộng rãi
    hoặc trừng phạt những người vi phạm.
  • 2:43 - 2:47
    Bản tuyên ngôn, mặc dù được đánh giá là
    có quyền lực cao và uy tín,
  • 2:47 - 2:50
    là một tuyên bố, chứ không phải luật cứng.
  • 2:50 - 2:52
    Nên khi những quốc gia riêng lẻ
    vi phạm,
  • 2:52 - 2:56
    các cơ chế để xác định
    các vi phạm không tốt.
  • 2:56 - 3:00
    Ví dụ, các tổ chức chính
    chịu trách nhiệm bảo vệ nhân quyền ở LHQ
  • 3:00 - 3:03
    phần lớn là quản lý và điều tra vi phạm,
  • 3:03 - 3:10
    nhưng không thể buộc các nước
    thay đổi chính sách hay bù đắp cho họ.
  • 3:10 - 3:14
    Đó là lý do các nhà phê bình nói rằng
    thật ngây thơ khi mặc định nhân quyền
  • 3:14 - 3:18
    trong 1 thế giới mà các nước
    giữ quá nhiều quyền lực.
  • 3:18 - 3:21
    Các nhà phê bình cũng nghi ngờ
    tính đại chúng của nhân quyền
  • 3:21 - 3:23
    và nhấn mạnh rằng sự phát triển của họ
  • 3:23 - 3:28
    đã bị lèo lái kinh khủng bởi 1 nhóm nhỏ
    gồm đa số các nước phương Tây
  • 3:28 - 3:30
    dẫn đến sự tổn hại toàn diện.
  • 3:30 - 3:31
    Kết quả như thế nào?
  • 3:31 - 3:34
    Sự ủng hộ việc thiên vị
    các quyền tự do chính trị dân sự
  • 3:34 - 3:36
    hơn các quyền chính trị xã hội
  • 3:36 - 3:41
    và thiên vị quyền cá nhân
    hơn quyền tập thể.
  • 3:41 - 3:43
    Những người khác bảo vệ
    luật quốc tế về nhân quyền
  • 3:43 - 3:47
    đồng thời chỉ ra mặt tích cực
    khi ta thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế
  • 3:47 - 3:50
    và giúp đỡ những nhà hoạt động.
  • 3:50 - 3:51
    Họ cũng chỉ ra rằng
  • 3:51 - 3:55
    không phải tất cả công cụ
    nhân quyền quốc tế đều vô dụng.
  • 3:55 - 3:59
    Ví dụ, Công ước châu Âu về quyền con người
    thiết lập 1 tòa án
  • 3:59 - 4:03
    nơi 47 nước thành viên và cư dân của họ
    có thể đem những vụ việc đến.
  • 4:03 - 4:09
    Tòa án ra các quyết định ràng buộc
    mà mỗi nước thành viên phải tuân thủ.
  • 4:09 - 4:11
    Luật nhân quyền không ngừng phát triển
  • 4:11 - 4:16
    cũng như quan điểm và định nghĩa của ta
    về quyền cơ bản của con người là gì.
  • 4:16 - 4:20
    Ví dụ, quyền dân chủ hoặc
    quyền phát triển
  • 4:20 - 4:22
    cơ bản và quan trọng như thế nào?
  • 4:22 - 4:24
    Và bởi vì cuộc sống của ta
    ngày càng số hóa
  • 4:24 - 4:27
    có nên tồn tại quyền truy cập Internet?
  • 4:27 - 4:29
    Quyền bảo mật kỹ thuật số?
  • 4:29 - 4:30
    Bạn nghĩ sao?
Title:
What are the universal human rights? - Benedetta Berti
Description:

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:47

Vietnamese subtitles

Revisions