Return to Video

Thơ phú giải thoát linh hồn

  • 0:03 - 0:11
    Người ta nói rằng để trở thành thi sĩ
    ta phải có một lần đi địa ngục.
  • 0:11 - 0:15
    Lần đầu tiên tôi thăm nhà tù,
    tôi không thấy kinh ngạc
  • 0:17 - 0:20
    bởi tiếng ồn ào của khóa móc hay tiếng sập cửa,
    hay chấn song sắt,
  • 0:22 - 0:25
    hoặc bất cứ điều gì
    tôi tưởng tượng ra.
  • 0:28 - 0:33
    Có lẽ bởi nhà tù
    nằm trong một không gian mở.
  • 0:33 - 0:35
    Ta có thể thấy bầu trời.
  • 0:35 - 0:39
    Hải âu bay lượn trên cao,
    và bạn thấy như đang ở bên biển,
  • 0:39 - 0:42
    Như bạn đang ở rất gần trên bãi cát.
  • 0:42 - 0:49
    Nhưng thực ra, hải âu đang tìm
    thức ăn ở bãi rác gần nhà tù.
  • 0:49 - 0:56
    Đi sâu vào trong, tôi bất ngờ thấy
    tù nhân đi lại trên hành lang.
  • 0:56 - 1:00
    Khi ấy tôi dừng lại và nghĩ rằng
  • 1:00 - 1:04
    tôi cũng rất có thề là một
    trong những người nầy.
  • 1:04 - 1:10
    Nếu tôi có cuộc sống khác,
    hoàn cảnh khác, may mắn khác.
  • 1:10 - 1:18
    Bởi không ai - không ai -
    có thể chọn nơi mình sinh ra.
  • 1:19 - 1:22
    Vào năm 2009, tôi được mời
    tham gia một dự án
  • 1:22 - 1:28
    của trường Đai Hoc Quốc Gia San Martin
    tổ chức ở trại giam số 48,
  • 1:28 - 1:31
    để hợp tác một hội thực tập viết văn.
  • 1:31 - 1:38
    Ban quản ngục đã nhượng lại
    một số đất ở cuối nhà tù,
  • 1:38 - 1:44
    để xây tòa nhà trung tâm đại học.
  • 1:44 - 1:46
    Lần đầu tiên tôi gặp các tù nhân,
  • 1:46 - 1:50
    tôi hỏi họ tại sao lại đề nghị
    buổi thực tập này
  • 1:50 - 1:53
    và họ đáp rằng
    họ muốn trải lòng trên giấy
  • 1:53 - 1:59
    tất cả những gì họ
    không thể nói và làm.
  • 1:59 - 2:05
    Ngay lúc đó tôi quyết định
    đưa thơ ca vào nhà tù.
  • 2:05 - 2:09
    Vì thế tôi nói với họ
    tại sao không chọn thơ ca,
  • 2:09 - 2:11
    khi chúng ta đã biết về nó.
  • 2:11 - 2:17
    Nhưng không ai biết
    thơ ca thực sự là gì.
  • 2:17 - 2:22
    Vá họ còn đề xuất với tôi rằng
    buổi tập viết văn này
  • 2:22 - 2:25
    không nên chỉ cho tù nhân
    đang theo các lớp học,
  • 2:25 - 2:28
    mà phải cho tất cả tù nhân.
  • 2:28 - 2:32
    Và tôi nói rằng đề có thể bắt đầu
    buồi tập viết nầy
  • 2:32 - 2:36
    tôi cần một công cụ,
    mà chúng ta đều sỡ hữu.
  • 2:36 - 2:39
    Công cụ ấy chính là ngôn ngữ.
  • 2:39 - 2:45
    Nếu chúng ta có tiếng nói, có buổi
    thực tập, thơ ca chỉ trong tầm tay.
  • 2:45 - 2:51
    Nhưng điều mà tôi vẫn chưa cân nhắc
    là sự bất công cũng tồn tại ở đó.
  • 2:51 - 2:56
    Có nhiều tù nhân thậm chí chưa
    học hết tiểu học.
  • 2:56 - 3:01
    Họ không biết viết chữ kiểu,
    chữ in thì mặc may.
  • 3:03 - 3:07
    Họ cũng chẳng giỏi chính tả.
  • 3:07 - 3:14
    Nên chúng tôi bắt đầu tìm những đoạn
    thơ nho nhỏ. Rất ngắn nhưng mãnh liệt.
  • 3:18 - 3:21
    Và chúng tôi cùng nhau đọc,
    hết thi sĩ nầy rồi đến thi sĩ́ khác,
  • 3:21 - 3:24
    đọc những bài thơ nho nhỏ
    và bằng cách đó, họ dần nhận thức được rằng
  • 3:24 - 3:27
    thi ngôn đã phá bỏ được lí lẽ
    thông thường,
  • 3:27 - 3:31
    và tái tạo một hệ thống khác.
  • 3:31 - 3:35
    Phá vỡ luận lý của ngôn ngữ
    cũng như luận lý của hệ thống
  • 3:35 - 3:40
    mà họ đã quen trong cách xử sự.
  • 3:40 - 3:46
    Thế là một hệ thống mới mở ra,
    những nguyên tắc mới
  • 3:46 - 3:51
    mà họ hiểu rất
    nhanh chóng,
  • 3:54 - 3:57
    và từ những bài thư ấy, họ nói lên được
    ý muốn của mình.
  • 3:59 - 4:05
    Đúng như câu nói để trở thành thi sĩ
    ta phải có một lần đi địa ngục.
  • 4:05 - 4:10
    Họ đã trải qua rất nhiều đày ải.
    Rất nhiều địa ngục.
  • 4:10 - 4:16
    Một người tù từng nói:
    "Ở trong tù bạn không thể ngủ.
  • 4:16 - 4:22
    Bạn không bao giờ ngủ trong tù.
    Bạn không thể nhắm mắt được."
  • 4:22 - 4:24
    Và tôi cho họ một khoảng yên lặng,
    như thường lệ,
  • 4:24 - 4:32
    rồi nói với họ
    Đó chính là thơ ca, các cậu ạ.
  • 4:32 - 4:36
    Nó hữu hình cả trong cảnh ngục tù
    mà họ đang lâm vào.
  • 4:36 - 4:40
    Moị thứ họ bộc bạch
    vì những đêm trằng trọc,
  • 4:40 - 4:43
    Những nỗi sợ hãi. Tất cả những gì không viết
    thẳng lời. Tất cả là thơ ca.
  • 4:47 - 4:51
    Và rồi chúng tôi bắt đầu đi
    xuống địa ngục.
  • 4:51 - 4:55
    Và chúng tôi đi thẳng xuống
    tầng thứ bảy.
  • 4:55 - 4:59
    Và trong tầng thứ bảy rât đáng yêu nầy của
    chúng tôi
  • 4:59 - 5:01
    họ đã học được rằng những bức tường
    vô hình làm họ gào thét lên
  • 5:01 - 5:05
    những cánh cừa sổ, dấu ta trong bóng tối.
  • 5:11 - 5:13
    Khi năm học đầu tiên kết thúc chúng tôi
    tồ chức
  • 5:13 - 5:18
    một buồi tiệc nhỏ cuối năm
  • 5:18 - 5:22
    đế mừng sự hoàn thành của công việc
    yêu thương.
  • 5:22 - 5:28
    Một người đứng ra tồ chức
    tiệc mừng.
  • 5:28 - 5:40
    Chúng tôi triệu tập gia đình, bạn bè,
    những nhà chức trách trường đại học.
  • 5:40 - 5:43
    Họ chỉ đọc một bài thơ,
  • 5:43 - 5:48
    nhận bằng ra trường. và tiếng vồ tay trong
    buổi tiệc đơn giản nầy.
  • 5:48 - 5:53
    Tôi chỉ muốn viết về thời gian mà
    những người đàn ông
  • 5:53 - 5:56
    đôi khi rất to tướng đứng bên cạnh tôi.
  • 5:56 - 5:58
    Những thanh niên rất trẻ,
    nhưng với vẻ cực kỳ kiêu ngạo,
  • 5:58 - 6:04
    họ duy trì vai trò và tâm tính như những
    đứa bé trai, toát mồ hôi

  • 6:04 - 6:08
    khi đọc bài thơ với giọng đọc như những
    dòng suối chảy.
  • 6:11 - 6:15
    Giây phút đó làm cho tôi nghĩ rắng chắc chắn
    đây là lần đầu tiên
  • 6:19 - 6:24
    mà nhiều người trong họ nhận được sự khen
    thưởng bỏi nhửng gì họ sáng tác.
  • 6:28 - 6:32
    Ờ trong tù có những điều mà họ không
    thể làm được.
  • 6:32 - 6:36
    Trong nhà tù họ không thể mơ ước.
    Trong nhà tù họ không thể khóc lóc.
  • 6:36 - 6:41
    Có những từ ngữ hầu như bị cấm đoán
    chằng hạn như từ thời gian,
  • 6:41 - 6:45
    từ tương lai, từ mong muốn.
  • 6:47 - 6:50
    Nhưng chúng tôi đã dám
    mơ ước và ước mơ rất nhiều
  • 6:52 - 6:56
    ví chúng tôi quyết định sẽ
    viết một cuốn sách.
  • 6:56 - 7:01
    Chẳng những họ viết mà còn
    đóng lại thành sách.
  • 7:01 - 7:04
    Việc nầy xãy ra cuối 2010
  • 7:04 - 7:08
    Chúng tôi lại đánh cuộc lần thứ hai
    và đã viết một cuốn sách khác.
  • 7:08 - 7:10
    Và họ lại đóng thành sách.
  • 7:10 - 7:16
    Việc nầy xãy ra gần cuối năm vừa rồi.
  • 7:16 - 7:21
    Tôi thấy rằng tuần nầy sang tuần kia
    họ biến thành
  • 7:21 - 7:26
    những con người khác,
    họ hoàn toàn thay đổi
  • 7:26 - 7:30
    Chử nghĩa đã cho họ nhâm phẩm mà
    họ chưa từng biết,
  • 7:31 - 7:33
    hoặc tưởng tượng ra.
  • 7:33 - 7:36
    Họ biết được nhân phẩm có thể
    sỡ hữu được.
  • 7:38 - 7:44
    Lúc bấy giờ trong buồi thực tập, trong địa ngục
    mà chúng tôi yêu thích, chúng tôi cho tất cả.
  • 7:44 - 7:48
    Chúng tôi mở đôi tay và trái tim và
    chúng tôi cho
  • 7:48 - 7:50
    những gì mình có. Tất cả.
  • 7:50 - 7:52
    Tất cả mọi người như nhau.
  • 7:52 - 7:57
    Do đó ta cảm thấy một điều
    nhỏ xíu
  • 7:57 - 8:01
    lại sửa chửa được sự rạn nứt
    to lớn của xã hội
  • 8:02 - 8:09
    là làm cho nhiều người như họ tin rằng
    nhà tù là điểm đến duy nhất.
  • 8:11 - 8:17
    Tôi nhớ một bài thơ của một thi sỉ
    cao lớn, một thi sĩ tuyệt vời,
  • 8:17 - 8:22
    của Nhóm 48 của lớp tập sự,
    Nicolas Dorado:
  • 8:27 - 8:34
    "Tôi phải tìm một chủ đề vô tận để
    khâu lại vết thương tuyệt vời nầy".
  • 8:34 - 8:38
    Thơ ca là thế đó. Nó khâu lại vết thương
    bởi sự ruồng bỏ.
  • 8:40 - 8:44
    Mở toan những cánh cửa.
    Thơ ca làm tấm gương
  • 8:46 - 8:49
    Phát minh một tấm gương, đó là
    một bài thơ.
  • 8:49 - 8:52
    Họ nhận thấy, tìm trong bài thơ
    và họ viết từ những gì họ đang có
  • 8:54 - 8:57
    và là từ những gì họ viết.
  • 8:58 - 9:03
    Để viết, ta không cần chiếm đoạt
    một thời điểm
  • 9:04 - 9:08
    để viết văn vì đó là một
    khoảng thời gian tự do phi thường.
  • 9:08 - 9:11
    Họ phải đi vào đầu và
    tìm ra một mảnh tự do
  • 9:11 - 9:16
    mà không bất cứ một ai
    có thể lấy mất khoảng khắc để viết
  • 9:16 - 9:20
    và cũng cho phép họ kiểm lại
    sự tự do có được
  • 9:20 - 9:24
    trong nhà tù và
    cánh cửa duy nhất chúng tôi
  • 9:24 - 9:27
    có trong không gian tuyệt vời
    là cánh cửa từ ngữ và là tất cả,
  • 9:30 - 9:32
    trong địa ngục, chúng tôi
    được đốt cháy với hạnh phúc
  • 9:32 - 9:37
    khi học được
    sợi tim đốt của từ ngữ
  • 9:37 - 10:04
    (Tiếng vồ tay)
  • 10:04 - 10:11
    Tôi đã nói rất nhiều về nhà tù,
    rất nhiều về những gì tôi trải nghiệm
  • 10:11 - 10:15
    mổi tuần và thưởng thức sự
    biến đổi giữa tôi vả họ.
  • 10:15 - 10:21
    Nhưng họ không biết những gì
    mà tôi ước rằng bạn có thề
  • 10:21 - 10:25
    cảm nhận được, trải qua mặc dù
    trong vài phút
  • 10:25 - 10:32
    sự yêu thích tôi nhận được mổi tuần
    và làm cho tôi thành người hôm nay.
  • 10:32 - 10:41
    (Tiếng vồ tay)
  • 10:41 - 10:45
    "Trái tim nhai lại nước mắt thời gian
  • 10:45 - 10:48
    mù không thấy ánh sáng
  • 10:48 - 10:51
    che đậy tốc độ của tồn tại
  • 10:51 - 10:53
    nơi hình ảnh chiến đấu chèo qua
  • 10:53 - 10:56
    không cho đi.
  • 10:56 - 11:00
    Trái tim bề nát dưới ánh nhìn buồn bả
  • 11:00 - 11:03
    cởi trên cơn bảo của lửa tưới
  • 11:03 - 11:07
    nâng lên ngực những làn xấu hổ,
  • 11:07 - 11:10
    biết là phương pháp không chỉ đọc và theo
  • 11:10 - 11:14
    mà còn mong muốn màu xanh bất tận.
  • 11:14 - 11:17
    Trái tim ngồi suy nghĩ những chuyện,
  • 11:17 - 11:20
    đấu tranh để không rơi vào bình thường,
  • 11:20 - 11:24
    ráng học cách yêu mà không làm tổn thương,
  • 11:24 - 11:28
    Mặt trời thở ra cho ta sự dũng càm
  • 11:28 - 11:31
    cung cấp, cho ta đi về lẻ phải.
  • 11:31 - 11:35
    Trái tim đấu tranh giữa đầm lầy,
  • 11:35 - 11:38
    gần sát biên giới trần thế,
  • 11:38 - 11:42
    rơi ẻo lả và không dể xuống
  • 11:42 - 11:45
    những bước không đồng đều của kẻ say
  • 11:45 - 11:47
    hãy đánh thức,
  • 11:47 - 11:49
    đánh thức sự yên lặng".
  • 11:49 - 11:51
    Tôi là Martin Bustamante,
  • 11:51 - 11:55
    tôi hiện đang ở Đơn vị 48 của
    San Martin
  • 11:55 - 11:58
    Hôm nay là ngày tôi được tạm thời
    tha bổng.
  • 11:58 - 12:00
    Và với tôi thơ ca và văn chương
  • 12:00 - 12:01
    đã thay đổi cuộc đời tôi.
  • 12:01 - 12:02
    Cám ơn rất nhiều!
    ̣̣(Tiếng vồ tay)
  • 12:02 - 12:03
    CD: Cám ơn!
  • 12:03 - 12:06
    (Tiếng vổ tay)
Title:
Thơ phú giải thoát linh hồn
Speaker:
Cristina Domenech
Description:

"Người ta nói rằng để trở thành thi sĩ, ta phải có lần đi địa ngục." Cristina Domenech dạy viết văn ở nhà tù Argentinia, câu chuyện cảm động của cô kể về việc giúp đỡ tù nhân bộc bạch về bản thân, hiểu được chính mình - và hân hoan tự do ngôn ngữ. Hãy xem buồi đọc diễn mảnh liệt từ một trong những học sinh của cô, một phạm nhân, trước mặt 10,000 khán giả.

more » « less
Video Language:
Spanish
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
12:37
Dimitra Papageorgiou approved Vietnamese subtitles for Cristina Domenech
Phuong Thanh Le Phan accepted Vietnamese subtitles for Cristina Domenech
Hien Lam edited Vietnamese subtitles for Cristina Domenech
Hien Lam edited Vietnamese subtitles for Cristina Domenech
Hien Lam edited Vietnamese subtitles for Cristina Domenech
Hien Lam edited Vietnamese subtitles for Cristina Domenech
Hien Lam edited Vietnamese subtitles for Cristina Domenech
Hien Lam edited Vietnamese subtitles for Cristina Domenech
Show all

Vietnamese subtitles

Revisions