Return to Video

Should you trust unanimous decisions?

  • 0:07 - 0:10
    Hãy tưởng tượng một cảnh sát cho 10 nhân chứng xếp hàng
  • 0:10 - 0:16
    hỏi nhận diện một tội phạm ngân hàng họ nhìn lướt
    qua khi hắn đang thoát khỏi hiện trường vụ án.
  • 0:16 - 0:18
    Nếu sáu người chọn cùng một người,
  • 0:18 - 0:21
    có khả năng cao đó là người tội phạm thật,
  • 0:21 - 0:23
    và nếu cả mười người cùng có một lựa chọn,
  • 0:23 - 0:25
    bạn có thể nghĩ kết quả chắc chắn đúng,
  • 0:25 - 0:27
    nhưng bạn sẽ sai.
  • 0:27 - 0:30
    Đối với đa số chúng ta, điều này nghe có vẻ khá lạ.
  • 0:30 - 0:35
    Sau cùng thì hầu hết xã hội chúng ta dựa vào đa số phiếu bầu và sự nhất trí
  • 0:35 - 0:36
    trong chính trị,
  • 0:36 - 0:37
    kinh doanh,
  • 0:37 - 0:38
    hay trong giải trí.
  • 0:38 - 0:42
    Vì vậy, việc nghĩ rằng có nhiều sự đồng tình là
    một việc tốt là điều tự nhiên.
  • 0:42 - 0:45
    Và đến một mức nào đó, nó thường là như vậy.
  • 0:45 - 0:49
    Nhưng thỉnh thoảng, khi bạn càng đến gần hơn với sự nhất quán,
  • 0:49 - 0:53
    kết quả sẽ càng trở nên không đáng tin.
  • 0:53 - 0:56
    Đây được gọi là nghịch lí của sự nhất trí.
  • 0:56 - 0:58
    Chìa khóa để hiểu được cái nghịch lí
    hiển nhiên này
  • 0:58 - 1:02
    nằm ở việc xem xét mức độ chung của sự bất định
  • 1:02 - 1:06
    liên quan đến trường hợp bạn đang giải quyết.
  • 1:06 - 1:10
    Ví dụ, nếu chúng ta hỏi những nhân chứng
    nhận diện quả táo trong hàng này,
  • 1:10 - 1:13
    chúng ta sẽ không ngạc nhiên bởi một sự nhận định
    đồng nhất.
  • 1:13 - 1:18
    Nhưng trong những trường hợp mà chúng ta mong chờ nhận được phương sai,
  • 1:18 - 1:21
    chúng ta cũng mong nhận được nhiều
    phân phối xác suất khác nhau.
  • 1:21 - 1:23
    Nếu bạn thảy một đồng xu 100 lần,
  • 1:23 - 1:28
    bạn sẽ mong chờ nhận được 50% mặt ngửa.
  • 1:28 - 1:32
    Nhưng nếu kết quả của bạn bắt đầu tiến đến 100% mặt ngửa,
  • 1:32 - 1:34
    bạn sẽ nghi rằng có một điều gì đó sai,
  • 1:34 - 1:36
    không phải với việc thảy của bạn,
  • 1:36 - 1:39
    mà là với chính đồng xu đó.
  • 1:39 - 1:44
    Tất nhiên, việc nhận dạng nghi phạm
    không ngẫu nhiên như việc thảy đồng xu,
  • 1:44 - 1:48
    nhưng nó cũng không rõ ràng hơn việc chỉ ra
    táo và chuối.
  • 1:48 - 1:54
    Thực tế, một công trình nghiên cứu năm 1994
    chỉ ra rằng đến 48% những nhân chứng
  • 1:54 - 1:57
    thường chọn sai người trong hàng,
  • 1:57 - 2:00
    ngay cả khi rất nhiều người tin vào sự lựa chọn của họ.
  • 2:00 - 2:04
    Trí nhớ dựa vào những cái nhìn thoáng qua
    có thể không đáng tin,
  • 2:04 - 2:07
    và chúng ta thường đánh giá cao sự chính xác
    của bản thân.
  • 2:07 - 2:08
    Biết vậy,
  • 2:08 - 2:12
    một sự nhận định nhất quán trông có vẻ
    không hẳn là một tội,
  • 2:12 - 2:15
    và giống hơn là sai số hệ thống,
  • 2:15 - 2:17
    hoặc do thành kiến của những người
    trong hàng.
  • 2:17 - 2:21
    Và sai số hệ thống không chỉ xuất hiện
    trong sự đánh giá của con người.
  • 2:21 - 2:23
    Từ 1993-2008,
  • 2:23 - 2:29
    mẫu ADN giống nhau của cùng một người phụ nữ được tìm thấy ở rất nhiều hiện trường vụ án khắp Châu Âu,
  • 2:29 - 2:34
    buộc tội một kẻ giết người hay lảng tránh được gọi là Bóng ma của Heilbronn.
  • 2:34 - 2:40
    Nhưng bằng chứng ADN quá giống nhau chính xác là vì nó đã sai.
  • 2:40 - 2:44
    Hóa ra là bông gạc sử dụng trong việc
    thu thập các mẫu ADN
  • 2:44 - 2:50
    đã vô tình bị làm bẩn bởi một người phụ nữ
    làm trong nhà máy sản xuất bông gạc.
  • 2:50 - 2:54
    Trong một số trường hợp khác, sai số hệ thống
    xảy ra vì sự cố ý gian lận,
  • 2:54 - 2:59
    như trong trường hợp bầu cử tổng thống
    tổ chức bởi Saddam Hussein năm 2002,
  • 2:59 - 3:06
    trong đó có 100% số người bầu với
    100% phiếu bầu giả định
  • 3:06 - 3:09
    cho một nhiệm kì 7 năm nữa.
  • 3:09 - 3:11
    Khi bạn nhìn nó ở khía cạnh này,
  • 3:11 - 3:15
    sự nghịch lí của sự nhất quán thật ra
    không hoàn toàn là nghịch lí.
  • 3:15 - 3:18
    Sự đồng tình nhất trí theo lí thuyết thì vẫn lí tưởng,
  • 3:18 - 3:24
    đặc biệt trong những trường hợp mà bạn mong chờ nhận được ít sự biến động và bất định
  • 3:24 - 3:25
    nhưng trong thực hành,
  • 3:25 - 3:29
    việc đạt được nó trong những trường hợp mà
    sự nhất trí hoàn toàn là không có khả năng xảy ra
  • 3:29 - 3:34
    sẽ báo cho chúng ta rằng có một yếu tố tiềm ẩn
    đang ảnh hưởng đến hệ thống.
  • 3:34 - 3:37
    Mặc dù chúng ta cố đạt được sự hài hòa và nhất quán,
  • 3:37 - 3:42
    trong nhiều trường hợp, sự sai sót và sự không đồng tình
    nên được liệu trước.
  • 3:42 - 3:45
    Và nếu một kết quả quá hoàn hảo để
    trở thành sự thật,
  • 3:45 - 3:46
    nó có thể là như vậy.
Title:
Should you trust unanimous decisions?
Speaker:
Derek Abbott
Description:

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:03

Vietnamese subtitles

Revisions