Return to Video

10 điều hoang tưởng về tâm lý: phơi bày

  • 0:01 - 0:04
    Hẳn bạn đã biết về I.Q,
    hay chỉ số thông minh
  • 0:04 - 0:05
    vậy Psy-Q là gì?
  • 0:05 - 0:08
    Bạn biết bao nhiêu về những gì khiến bạn hành xử như vậy,
  • 0:08 - 0:10
    và bạn giỏi tiên đoán hành vi người khác
  • 0:10 - 0:12
    hay thậm chí của chính bạn ra sao?
  • 0:12 - 0:15
    Và bạn nghĩ bao nhiêu trong những gì mình biết về tâm lí học là sai?
  • 0:15 - 0:19
    Hãy tìm ra bằng việc đếm ngược top 10 giai thoại về tâm lí học.
  • 0:19 - 0:22
    Bạn có lẽ đã nghe nói rằng khi nói về tâm lí của mình,
  • 0:22 - 0:25
    thì như thể là đàn ông đến từ sao hỏa, và phụ nữ đến từ sao Kim.
  • 0:25 - 0:27
    Nhưng đàn ông và phụ nữ thực sự khác nhau ra sao?
  • 0:27 - 0:30
    Để tìm hiểu, hãy bắt đầu bằng việc nhìn vào thứ gì đó
  • 0:30 - 0:31
    mà cả đàn ông và phụ nữ đều thực sự làm khác
  • 0:31 - 0:35
    và chỉ ra những khác biệt giới tính về mặt tâm lí trên cùng bình diện.
  • 0:35 - 0:37
    Một điều đàn ông và phụ nữ làm thực sự khác nhau là
  • 0:37 - 0:39
    khoảng cách họ có thể ném một quả bóng.
  • 0:39 - 0:41
    Vậy nếu ta nhìn vào số liệu cho đàn ông ở đây,
  • 0:41 - 0:43
    ta thấy điều được cho là một đường cong phân bổ bình thường.
  • 0:43 - 0:46
    Một vài người có thể ném bóng đi rất xa, và một vài thì không hề,
  • 0:46 - 0:48
    nhưng đa số là ở khoảng cách trung bình.
  • 0:48 - 0:50
    Và phụ nữ cũng có cùng sự phân bổ như vậy,
  • 0:50 - 0:52
    nhưng thực ra có một sự khác biệt khá lớn.
  • 0:52 - 0:55
    Trên thực tế, đàn ông trung bình có thể ném bóng xa hơn
  • 0:55 - 0:57
    khoảng 98% phụ nữ.
  • 0:57 - 1:00
    Vậy giờ hãy nhìn vào một vài sự khác biệt tâm lí giới
  • 1:00 - 1:03
    có vẻ như ở cùng cán cân tiêu chuẩn.
  • 1:03 - 1:04
    Bất kì nhà tâm lí học nào cũng sẽ nói với bạn
  • 1:04 - 1:07
    rằng đàn ông giỏi nhận thức không gian hơn phụ nữ -
  • 1:07 - 1:09
    nên ví dụ như đọc bản đồ - và điều đó đúng,
  • 1:09 - 1:12
    nhưng hãy nhìn vào tầm cỡ của sự khác biệt này,
  • 1:12 - 1:15
    Rất nhỏ; đường phân cách quá gần đến nỗi gần như chồng lên nhau.
  • 1:15 - 1:19
    Trên thực tế, phụ nữ trung bình giỏi hơn 33% đàn ông,
  • 1:19 - 1:21
    và dĩ nhiên, nếu đó là 50%,
  • 1:21 - 1:23
    thì hai giới sẽ chính xác là ngang bằng.
  • 1:23 - 1:27
    Đáng lưu ý là sự khác biệt này và cái tiếp tôi sẽ chỉ cho các bạn
  • 1:27 - 1:30
    có lẽ là những khác biệt tâm lí giới lớn nhất
  • 1:30 - 1:31
    từng được phát hiện trong tâm lí học.
  • 1:31 - 1:32
    Và đây là cái tiếp theo.
  • 1:32 - 1:35
    Nhà tâm lí học nào cũng sẽ bảo bạn rằng phụ nữ giỏi hơn
  • 1:35 - 1:36
    với ngôn ngữ và ngữ pháp so với đàn ông.
  • 1:36 - 1:39
    Và đây là kết quả trong bài kiểm tra ngữ pháp tiêu chuẩn.
  • 1:39 - 1:41
    Phụ nữ ở đây. Đàn ông ở đây.
  • 1:41 - 1:45
    Lại lần nữa, vâng, trung bình thì phụ nữ giỏi hơn, nhưng ranh giới rất mong manh
  • 1:45 - 1:48
    đến nỗi 33% đàn ông giỏi hơn một phụ nữ trung bình,
  • 1:48 - 1:50
    và lại nữa, nếu đó là 50%,
  • 1:50 - 1:52
    nó sẽ đại diên cho sự cân bằng giới hoàn toàn.
  • 1:52 - 1:55
    Vậy đó không thực sự là một trường hợp của sao hỏa và sao kim.
  • 1:55 - 1:57
    Nó giống hơn với trường hợp của hãng Mars (Sao hỏa) và Snickers (Nhãn hàng socola của công ti này).
  • 1:57 - 2:02
    về cơ bản là giống nhau, nhưng một cái có lẽ ít nhiều hấp dẫn hơn cái kia.
  • 2:02 - 2:04
    Tôi sẽ không nói ra cái nào.
  • 2:04 - 2:06
    Giờ các bạn đã hứng thú hơn rồi.
  • 2:06 - 2:09
    Hãy phân tích tâm lí bạn bằng việc sử dụng bài kiểm tra tâm lí của Rorschach.
  • 2:09 - 2:12
    Vậy bạn có thể thấy 2, tôi không biết, 2 con gấu hay hai người hay cái gì đó.
  • 2:12 - 2:14
    Nhưng bạn nghĩ chúng (họ) đang làm gì?
  • 2:14 - 2:17
    Giơ tay lên nếu bạn nghĩ họ đang nói xin chào.
  • 2:17 - 2:19
    Không nhiều người. Được rồi.
  • 2:19 - 2:21
    Giơ tay lên nếu bạn nghĩ chúng đang đập tay.
  • 2:21 - 2:23
    Được rồi. Nếu bạn nghĩ chúng đang đánh nhau thì sao nhỉ?
  • 2:23 - 2:25
    Chỉ rất ít người ở kia.
  • 2:25 - 2:28
    Vâng, vậy nếu bạn nghĩ họ đang nói xin chào hay đang đập tay,
  • 2:28 - 2:30
    thì tức là bạn là một người thân thiện.
  • 2:30 - 2:31
    Nếu bạn nghĩ chúng đang đánh nhau,
  • 2:31 - 2:34
    bạn có lẽ là người hơi khó tính và hung hăng.
  • 2:34 - 2:35
    Cơ bản thì, bạn là một người yêu hay một chiến binh.
  • 2:35 - 2:37
    Còn cái này thì sao?
  • 2:37 - 2:40
    Đây không thực sự là một cuộc biểu quyết, nên khi tôi đếm đến 3, mọi người hãy hô to xem bạn nhìn thấy gì.
  • 2:40 - 2:44
    Một, hai, ba. (Khán giả hô vang)
  • 2:44 - 2:45
    Tôi nghe là chuột hamster. Ai nói rằng hamster?
  • 2:45 - 2:47
    Điều đó rất đáng lo ngại.
  • 2:47 - 2:48
    Một người ở kia nói rằng hamster.
  • 2:48 - 2:52
    Vâng, bạn nên thấy một con vật hai chân gì đó ở đây,
  • 2:52 - 2:54
    và rồi hình ảnh qua gương của chúng ở đó.
  • 2:54 - 2:57
    Nếu bạn không thấy, thì tức là bạn gặp khó khăn
  • 2:57 - 3:02
    trong việc xử lí những bình huống phức tạp khi có nhiều chuyện đang diễn ra.
  • 3:02 - 3:04
    Dĩ nhiên, ngoại trừ việc nó không có ý nghĩa như vậy.
  • 3:04 - 3:06
    Bài kiểm tra Rorschach cơ bản không có giá trị pháp lí
  • 3:06 - 3:09
    trong việc chẩn đoán tính cách của một người
  • 3:09 - 3:11
    và không được sử dụng bởi các nhà tâm lí học ngày nay.
  • 3:11 - 3:15
    Trên thực tế, một nghiên cứu gần đây tìm ra rằng khi bạn cố gắng
  • 3:15 - 3:18
    chẩn đoán tính cách người khác với bài kiểm tra này,
  • 3:18 - 3:19
    chứng tâm thần phân liệt đã được phát hiện
  • 3:19 - 3:23
    trong khoảng 1/6 những người hoàn toàn bình thường.
  • 3:23 - 3:26
    Vậy nếu bạn không làm tốt bài kiểm tra này,
  • 3:26 - 3:29
    có lẽ bạn không phải người giỏi nhìn hình cho lắm.
  • 3:29 - 3:31
    Vậy hãy làm một câu hỏi nhanh khác để tìm ra.
  • 3:31 - 3:35
    Khi làm bánh, bạn có thích - xin hãy giơ tay lên với mỗi cái như khi nãy -
  • 3:35 - 3:38
    bạn thích dùng một cuốn công thức có hình ảnh?
  • 3:38 - 3:40
    Vâng, một vài người.
  • 3:40 - 3:42
    Có một người bạn chỉ dần từng bước?
  • 3:42 - 3:45
    Hay thử tự mình nghĩ sao làm vậy?
  • 3:45 - 3:47
    Khá ít người ở kia.
  • 3:47 - 3:48
    Vâng, nếu bạn nói A,
  • 3:48 - 3:50
    thì tức là bạn là một người học từ hình ảnh
  • 3:50 - 3:54
    và bạn học hỏi tốt nhất khi thông tin được trình bày dưới dạng hình.
  • 3:54 - 3:57
    Nếu bạn nói B, tức là bạn là một người học bằng tai,
  • 3:57 - 4:00
    và bạn học tốt nhất khi thông tin được đưa đến dưới hình thức âm thanh.
  • 4:00 - 4:03
    Và nếu bạn nói C, tức là bạn là một người học vân động,
  • 4:03 - 4:07
    và học tốt nhất khi có hứng thú và tự làm mọi thứ với đôi bàn tay mình.
  • 4:07 - 4:09
    Dĩ nhiên, ngoại trừ việc, chắc bạn đã đoán ra,
  • 4:09 - 4:12
    rằng nó không phải vậy, vì toàn bộ hoàn toàn chỉ là một giai thoại.
  • 4:12 - 4:15
    Các phong cách học được tạo ra và không được khoa học kiểm chứng.
  • 4:15 - 4:19
    Vậy ta biết được điều này vì những nghiên cứu thực nghiệm được kiểm soát chặt chẽ,
  • 4:19 - 4:21
    khi người học được trao cho tài liệu để học
  • 4:21 - 4:24
    hoặc theo phong cách ưa thích của họ hay theo cách đối ngược,
  • 4:24 - 4:27
    thì không có gì khác biệt trong lượng thông tin họ giữ lại được.
  • 4:27 - 4:29
    Và nếu bạn nghĩ về điều đó chỉ một chốc lát,
  • 4:29 - 4:31
    rất hiển nhiên rằng nó phải là sự thật.
  • 4:31 - 4:34
    Rõ ràng là hình thức trình bày tốt nhất
  • 4:34 - 4:37
    không phụ thuộc vào bạn, mà vào điều bạn đang cố học.
  • 4:37 - 4:39
    Giả sử, liệu bạn có thể học lái ô tô
  • 4:39 - 4:42
    chỉ bằng nghe ai đó bảo bạn phải làm gì
  • 4:42 - 4:44
    với không một trải nghiệm vận động?
  • 4:44 - 4:45
    Liệu bạn có thể giải các phương trình đồng thời
  • 4:45 - 4:48
    bằng việc bàn về chúng trong đầu và không hề viết chúng ra?
  • 4:48 - 4:51
    Liệu bạn có thể ôn tập cho bài kiểm tra kiến trúc
  • 4:51 - 4:53
    bằng việc sử dụng điệu nhảy trình diễn nếu bạn là một người học vận động?
  • 4:53 - 4:56
    Không. Điều bạn cần làm là thích ứng tài liệu cần học
  • 4:56 - 5:00
    với hình thức trình bày, không phải với bạn.
  • 5:00 - 5:02
    Tôi biết nhiều trong các bạn là những học sinh A-level
  • 5:02 - 5:04
    và sẽ sớm nhận được kết quả GCSE của mình.
  • 5:04 - 5:07
    Và nếu bạn dường như không đạt được những gì mình mong đợi,
  • 5:07 - 5:09
    thì bạn không thể đỗ lỗi cho phong cách học của mình,
  • 5:09 - 5:13
    mà một điều bạn có thể muốn nghĩ đến là gen của mình.
  • 5:13 - 5:17
    Vậy điều này tất cả có liên quan đến một nghiên cứu gần đây ở Đại học Cao Đẳng Luân Đôn
  • 5:17 - 5:19
    tìm ra rằng 58% sự thay đổi
  • 5:19 - 5:22
    giữa những học sinh khác nhau và kết quả GCSE của họ
  • 5:22 - 5:24
    được quy cho những nhân tố gen của họ.
  • 5:24 - 5:27
    Nghe như là một con số chính xác, vậy bằng cách nào ta có thể nói vậy?
  • 5:27 - 5:31
    Vâng, khi ta muốn gỡ bỏ những đóng góp liên quan
  • 5:31 - 5:33
    của gen và môi trường,
  • 5:33 - 5:35
    điều ta có thể làm là một nghiên cứu về các cặp song sinh.
  • 5:35 - 5:39
    Những cặp sinh đôi cùng trứng có cùng 100% môi trường
  • 5:39 - 5:41
    và cùng chung 100% gen,
  • 5:41 - 5:44
    trong khi những cặp khác trứng có cùng 100% môi trường,
  • 5:44 - 5:48
    nhưng cũng như anh/em trai và chị/em gái, chỉ có cùng 50% gen.
  • 5:48 - 5:52
    Do đó bằng việc so sánh sự tương đồng giữa các kết quả GCSE ở các cặp cùng trứng
  • 5:52 - 5:54
    với những cặp khác trứng,
  • 5:54 - 5:55
    và làm một vài phéo toán khéo léo,
  • 5:55 - 5:59
    ta có thể nắm được sự thay đổi và kết quả phụ thuộc bao nhiêu vào môi trường,
  • 5:59 - 6:01
    và bao nhiêu vào gen.
  • 6:01 - 6:05
    Và hóa ra có khoảng 58% là do gen.
  • 6:05 - 6:09
    Vâng điều này không nhằm hạ thấp những nỗ lực mà bạn và giáo viên của mình đã đặt vào.
  • 6:09 - 6:12
    Nếu bạn không dường như có được kết quả GCSE mình mong muốn,
  • 6:12 - 6:17
    thì bạn luôn có thể đổ lỗi cha mẹ mình, hay ít nhất là gen của họ.
  • 6:17 - 6:19
    Một điều bạn không nên đổ lỗi
  • 6:19 - 6:21
    là việc làm một người não trái hay não phải,
  • 6:21 - 6:23
    vì lại lần nữa, đó là một giai thoại.
  • 6:23 - 6:26
    Vậy giai thoại ở đây là rằng não trái hợp với logic,
  • 6:26 - 6:27
    nó giỏi với những phương trình kiểu này,
  • 6:27 - 6:32
    và não phải sáng tạo hơn, nên giỏi về âm nhạc hơn.
  • 6:32 - 6:34
    Nhưng lần nữa, đậy là một giai thoại vì gần như mọi việc bạn làm
  • 6:34 - 6:37
    liên quan gần như tất cả các phần của não bộ phối hợp cùng nhau,
  • 6:37 - 6:41
    thậm chí chỉ việc đơn thuần nhất là một cuộc nói chuyện bình thường.
  • 6:41 - 6:44
    Tuy nhiên, có lẽ một lí do vì sao nó vẫn tồn tại
  • 6:44 - 6:46
    là rằng có một mẩu sự thật trong đó.
  • 6:46 - 6:48
    Vậy một phiên bản liên quan của giai thoại này
  • 6:48 - 6:51
    là rằng người thuận tay trái sáng tạo hơn người thuận tay phải,
  • 6:51 - 6:55
    điều khá dễ hiểu vì não bạn kiểm soát tay đối diện,
  • 6:55 - 6:56
    nên hỡi những người thuận tay trái,
  • 6:56 - 6:58
    phần não bên phải có phần chủ động hơn
  • 6:58 - 7:00
    phần não bên trái,
  • 7:00 - 7:03
    và ý tưởng là phần tay trái sáng tạo hơn.
  • 7:03 - 7:04
    Bây giờ, điều này tự nó không còn đúng nữa
  • 7:04 - 7:07
    rằng người thuận tay trái sáng tạo hơn người thuận tay phải.
  • 7:07 - 7:10
    Điều đúng là rằng những người thuận cả hai tay,
  • 7:10 - 7:12
    hay người dùng cả hai tay cho những việc khác nhau,
  • 7:12 - 7:16
    là những người suy nghĩ sáng tạo hơn người chỉ thuận một tay,
  • 7:16 - 7:18
    vì việc thuận hai tay liên quan đến việc
  • 7:18 - 7:21
    để hai bên não bộ trao đổi lẫn nhau rất nhiều,
  • 7:21 - 7:24
    điều dường như liên quan đến việc tạo nên suy nghĩ linh hoạt.
  • 7:24 - 7:26
    Giai thoại về người thuật tay trái sáng tạo
  • 7:26 - 7:28
    bắt nguồn từ sự thật rằng người thuận hai tay
  • 7:28 - 7:31
    là thường thấy ở người thuận tay trái hơn là tay phải,
  • 7:31 - 7:34
    vậy là có chút sự thật trong quan niệm về người thuận tay trái sáng tạo hơn,
  • 7:34 - 7:36
    nhưng không nhiều.
  • 7:36 - 7:38
    Một giai thoại có liên quan bạn có lẽ đã nghe nói
  • 7:38 - 7:41
    là rằng ta chỉ dùng 10% não bộ.
  • 7:41 - 7:42
    Lần nữa, đây hoàn toàn chỉ là một giai thoại.
  • 7:42 - 7:45
    Gần như mọi thứ ta làm, dù là điều nhỏ nhặt nhất,
  • 7:45 - 7:47
    đều dùng gần như tất cả não bộ.
  • 7:47 - 7:51
    Tức là, dĩ nhiên là đúng
  • 7:51 - 7:55
    rằng đa số chúng ta không dùng năng lượng não bộ hết mức có thể.
  • 7:55 - 7:58
    Vậy ta có thể làm gì để tăng cường năng lượng não bộ?
  • 7:58 - 8:00
    Có lẽ ta có thể nghe chút nhạc Mô-da.
  • 8:00 - 8:03
    Bạn đã bao giờ nghe về ý tưởng về hiệu ứng Mô-da?
  • 8:03 - 8:06
    Vậy ý tưởng là rằng việc nghe nhạc Mô-da khiến bạn thông minh hơn
  • 8:06 - 8:08
    và cải thiện kết quả trong bài kiểm tra IQ.
  • 8:08 - 8:10
    Lại lần nữa, điều thú vị về giai thoại này
  • 8:10 - 8:14
    là rằng dù nó cơ bản là một giai thoại, có chút sự thật trong đó.
  • 8:14 - 8:16
    Nghiên cứu ban đầu đã tìm ra rằng
  • 8:16 - 8:19
    những người tham gia được nghe nhạc Mô-da một vài phút
  • 8:19 - 8:22
    làm tốt hơn trong một bài kiểm tra IQ sau đó
  • 8:22 - 8:25
    hơn những người chỉ đơn giản ngồi trong yên lặng.
  • 8:25 - 8:29
    Nhưng một nghiên cứu kế thừa đã nhờ vài người thích nhạc Mô-da
  • 8:29 - 8:31
    và một nhóm người khác
  • 8:31 - 8:33
    là fan truyện kinh dị của Stephen King.
  • 8:33 - 8:37
    Và họ đã cho những người này nghe nhạc hoặc truyện.
  • 8:37 - 8:39
    Những người thích nhạc Mô-da hơn là truyện
  • 8:39 - 8:42
    có một sự tăng IQ lớn hơn so với việc nghe truyện kể,
  • 8:42 - 8:45
    nhưng những người thích truyện hơn nhạc Mô-da
  • 8:45 - 8:48
    có một sự tăng trưởng IQ lớn hơn từ việc nghe truyện của Stephen King
  • 8:48 - 8:49
    so với nhạc Mô-da.
  • 8:49 - 8:52
    Vậy sự thật là rằng việc nghe thứ gì đó bạn thích
  • 8:52 - 8:55
    phần nào tạo hứng thú cho bạn và giúp IQ của bạn tăng lên tạm thời
  • 8:55 - 8:57
    trong một phạm vi hẹp các hoạt động.
  • 8:57 - 8:59
    Không có đề xuất rằng việc nghe nhạc Mô-da,
  • 8:59 - 9:01
    hay quả thực truyện Stephen King
  • 9:01 - 9:05
    sẽ khiến bạn thông minh hơn về lâu về dài.
  • 9:05 - 9:07
    Một phiên bản khác của giai thoại Mô-da
  • 9:07 - 9:12
    là rằng việc nghe nhạc Mô-da có thể khiến bạn không chỉ thông minh mà còn khỏe mạnh hơn.
  • 9:12 - 9:14
    Không may thay, điều này cũng không có vẻ đúng
  • 9:14 - 9:17
    với những người nghe nhạc Mô-da gần như mỗi ngày,
  • 9:17 - 9:19
    bản thân Mô-da,
  • 9:19 - 9:22
    người mắc chứng bệnh lậu, đậu mùa, viêm khớp,
  • 9:22 - 9:27
    và, điều đa số cho rằng cuối cùng đã giết chết ông, bệnh giang mai.
  • 9:27 - 9:30
    Điều này cho thấy rằng Mô-da lẽ ra nên cẩn thận hơn, có lẽ,
  • 9:30 - 9:33
    khi chọn bạn đời của mình.
  • 9:33 - 9:35
    Nhưng ta chọn bạn đời bằng cách nào?
  • 9:35 - 9:40
    Vậy một giai thoại tôi phải nói ra, đã được lan truyền bởi các nhà xã hội học
  • 9:40 - 9:43
    là rằng sự ưa thích hơn vào một người bạn tình là một sản phẩm của nên văn hóa,
  • 9:43 - 9:45
    rằng chúng là đặc trưng văn hóa.
  • 9:45 - 9:47
    Nhưng trên thực tế, số liệu không cho thấy điều này.
  • 9:47 - 9:52
    Một nghiên cứu nổi tiếng đã khảo sát mọi người từ 37 nền văn hóa khác nhau trên toàn cầu,
  • 9:52 - 9:53
    từ người Mỹ đến người Zulu (Nam Phi),
  • 9:53 - 9:55
    về điều họ tìm kiếm ở một người bạn đời.
  • 9:55 - 9:58
    Và trong mỗi nền văn hóa riêng biệt trên toàn cầu,
  • 9:58 - 10:02
    đàn ông đặt nặng hơn về sự hấp dẫn sinh lí ở một người bạn đời
  • 10:02 - 10:03
    hơn là phụ nữ,
  • 10:03 - 10:05
    và cũng trong mỗi nền văn hóa riêng,
  • 10:05 - 10:09
    phụ nữ đặt nặng hơn đàn ông ở tham vọng và quyền lực.
  • 10:09 - 10:11
    Cũng trong mỗi nền văn hóa,
  • 10:11 - 10:13
    đàn ông thích những người phụ nữ trẻ hơn mình,
  • 10:13 - 10:16
    trung bình, tôi cho là 2,66 năm,
  • 10:16 - 10:18
    và cũng trong mỗi nền văn hóa,
  • 10:18 - 10:20
    phụ nữ thích đàn ông lớn tuổi hơn mình,
  • 10:20 - 10:23
    trung bình khoảng 3,42 tuổi,
  • 10:23 - 10:27
    đó là lí do tại sao ta có ở đây "Mỗi người cần một người "cha nuôi"".
  • 10:27 - 10:29
    Vậy đi từ việc cố gắng ghi điểm với bạn tình
  • 10:29 - 10:33
    đến việc cố ghi điểm trong môn bóng rổ, bóng đá hay bất kì môn thể thao nào bạn tham gia.
  • 10:33 - 10:37
    Giai thoại ở đây là rằng vận động viên đi từ chuỗi hot-hand (thành công trong bóng rổ), người Mỹ gọi như vậy,
  • 10:37 - 10:40
    hay purple patch (giai đoạn thành công), ta thường nói ở Anh,
  • 10:40 - 10:42
    nơi người ta không thể bỏ lỡ, như anh chàng ở đây.
  • 10:42 - 10:46
    Nhưng trên thực tế, điều xảy ra là rằng nếu bạn phân tích kiểu mẫu
  • 10:46 - 10:48
    của những quả trúng và quả trật theo số liệu,
  • 10:48 - 10:50
    hóa ra là nó gần như luôn ngẫu nhiên.
  • 10:50 - 10:53
    Não bạn tạo ra những kiểu mẫu từ sự ngẫu nhiên.
  • 10:53 - 10:54
    Nếu bạn tung một đồng xu,
  • 10:54 - 10:58
    một chuỗi ngửa và sấp sẽ xuất hiện đâu đó trong sự ngẫu nhiên,
  • 10:58 - 11:01
    và vì não bộ thích nhìn thấy những kiểu mẫu ở nơi không hề có,
  • 11:01 - 11:03
    ta nhìn vào những chuỗi này và gán ý nghĩa cho chúng
  • 11:03 - 11:06
    và nói, "Yeah, anh ta sẽ chơi tốt hôm nay."
  • 11:06 - 11:08
    trong khi thực sự bạn sẽ nhận cùng kiểu mẫu
  • 11:08 - 11:11
    nếu bạn chỉ nhận được những cú trúng và trật ngẫu nhiên.
  • 11:11 - 11:15
    Vậy một ngoại lệ cho điều này, tuy nhiên, là những cú sút penaty trong bóng đá.
  • 11:15 - 11:18
    Một nghiên cứu gần đây khảo sát các cú sút penaty trong bóng đá
  • 11:18 - 11:20
    chỉ ra rằng những người chơi đại diện những nước
  • 11:20 - 11:23
    với lịch sử xấu về các quả sút phạt,
  • 11:23 - 11:25
    ví dụ như nước Anh,
  • 11:25 - 11:29
    có xu hướng thực hiện cú sút của mình nhanh hơn những nước có lịch sử tốt hơn,
  • 11:29 - 11:32
    và kết quả là, như bạn có thể đoán, họ có khả năng bỏ lỡ cao hơn.
  • 11:32 - 11:34
    Điều này đặt ra câu hỏi
  • 11:34 - 11:37
    là liệu có khả năng nào ta có thể cải thiện sự thực hiện của người khác.
  • 11:37 - 11:39
    Và một điều bạn có thể nghĩ đến
  • 11:39 - 11:42
    là phạt những người bỏ lỡ và xem liệu điều đó có giúp họ tốt hơn không.
  • 11:42 - 11:46
    Ý tưởng này, ảnh hưởng rằng sự trừng phạt có thể cải thiện sự thực hiện,
  • 11:46 - 11:48
    là điều những người tham gia nghĩ họ đang thử nghiệm
  • 11:48 - 11:51
    trong thí nghiệm học và phạt nổi tiếng của Milgram
  • 11:51 - 11:54
    mà bạn có lẽ đã nghe nói đến nếu bạn là một học sinh khoa tâm lí.
  • 11:54 - 11:57
    Chuyện kể rằng những người tham gia sẵn sàng để trao
  • 11:57 - 12:00
    cái mà họ tin là những ổ điện chết người cho một người kia
  • 12:00 - 12:02
    khi họ trả lời sai,
  • 12:02 - 12:05
    chỉ vì ai đó trong chiếc áo choàng trắng bảo họ làm vậy.
  • 12:05 - 12:07
    Nhưng câu chuyện này là một giai thoại vì ba lí do.
  • 12:07 - 12:12
    Đầu tiên và quan trọng nhất, áo phòng thí nghiệm không có màu trắng, trên thực tế là xám.
  • 12:12 - 12:16
    Thứ hai, những người tham gia được yêu cầu trước nghiên cứu
  • 12:16 - 12:19
    và được nhắc nhở mỗi lần họ quan ngại,
  • 12:19 - 12:22
    rằng dù cơn giật rất đau đớn, chúng hoàn toàn không gây chết người
  • 12:22 - 12:25
    và thực tế là chẳng gây một tổn thương vĩnh viễn nào hết.
  • 12:25 - 12:27
    Và thứ ba, những người tham gia đã không trao dây điện
  • 12:27 - 12:29
    chỉ vì ai đó trong chiếc áo choàng bảo họ làm vậy.
  • 12:29 - 12:32
    Khi họ được phỏng vấn sau nghiên cứu,
  • 12:32 - 12:34
    tất cả nói rằng họ tin tưởng chắc chắn
  • 12:34 - 12:38
    rằng nghiên cứu học hỏi và trừng phạt phục vụ một mục đích khoa học xứng đáng
  • 12:38 - 12:40
    cái mà sẽ có những gặt hái lâu bền cho khoa học
  • 12:40 - 12:46
    so với sự không thoải mái tạm thời được gây đến cho người tham gia.
  • 12:47 - 12:50
    Được rồi, vậy là tôi vừa nói được khoảng 12 phút,
  • 12:50 - 12:52
    và bạn có lẽ đã luôn ngồi kia lắng nghe tôi,
  • 12:52 - 12:55
    phân tích những cách dùng từ và ngôn ngữ cơ thể của tôi
  • 12:55 - 12:58
    và cố gắng hiểu ra liệu bạn có nên chú ý đến những gì tôi đang nói không,
  • 12:58 - 13:01
    liệu tôi có đang nói thật hay nói dối,
  • 13:01 - 13:03
    nhưng nếu là vậy, bạn có lẽ đã hoàn toàn thất bại,
  • 13:03 - 13:05
    vì dù ta đều nghĩ rằng ta có thể nhận ra kẻ nói dối
  • 13:05 - 13:07
    từ ngôn ngữ cơ thể và cấu trúc lời nói của họ,
  • 13:07 - 13:10
    hàng trăm bài kiểm tra tâm lí qua nhiều năm đã chỉ ra
  • 13:10 - 13:13
    rằng tất cả chúng ta, bao gồm cả sĩ quan cảnh sát và thám tử,
  • 13:13 - 13:16
    cơ bản cũng ngẫu nhiên mới phát hiện ra lời nói dối từ ngôn ngữ cơ thể
  • 13:16 - 13:18
    và đặc điểm khẩu hình.
  • 13:18 - 13:20
    Thú vị thay, có một ngoại lệ:
  • 13:20 - 13:22
    TV nhờ tìm người thân bị mất tích
  • 13:22 - 13:25
    Khá dễ để dự đoán thời điểm người thân bị thất lạc
  • 13:25 - 13:28
    và khi nào người kháng án thực tế đã tự mình giết chết người họ hàng.
  • 13:28 - 13:32
    Vậy những kẻ kháng án gian trá có khả năng lắc đầu, hay nhìn đi nơi khác,
  • 13:32 - 13:33
    và mắc lỗi trong lời nói của mình,
  • 13:33 - 13:35
    trong khi kẻ nói thật có thiên hướng
  • 13:35 - 13:38
    bày tỏ hi vọng rằng người kia sẽ trở về an toàn
  • 13:38 - 13:40
    và tránh ngôn từ cay nghiệt.
  • 13:40 - 13:44
    Do vậy, cho ví dụ, họ có thể nói "bị tước đi khỏi chúng tôi" thay vì "bị giết."
  • 13:44 - 13:47
    Nhân tiện nói về điều này, đã đến lúc tôi kết thúc bài thuyết trình của mình,
  • 13:47 - 13:50
    nhưng trước đó, tôi chỉ muốn mang đến cho các bạn trong 30 giây
  • 13:50 - 13:53
    giai thoại bao quát của tâm lí học.
  • 13:53 - 13:58
    Vậy giai thoại là rằng tâm lí học chỉ là một sự tập hợp những lí thuyết thú vị,
  • 13:58 - 14:01
    tất cả chúng nói lên điều gì đó hữu ích và có gì đó để dâng hiến.
  • 14:01 - 14:04
    Điều tôi hi vọng đã chỉ ra cho các bạn trong vài phút qua
  • 14:04 - 14:05
    là rằng điều này không đúng.
  • 14:05 - 14:09
    Điều ta cần làm là đánh giá những lí thuyết tâm lí
  • 14:09 - 14:10
    bằng việc xem xét những tiên đoán chúng đưa ra,
  • 14:10 - 14:13
    liệu đó là nghe nhạc Mô-da khiến bạn thông minh hơn,
  • 14:13 - 14:18
    rằng bạn học tốt hơn khi thông tin được trình bày theo phong cách ưa thích
  • 14:18 - 14:22
    hay dù gì chăng nữa, tất cả những cái này chỉ là những dự đoán dựa trên kinh nghiệm,
  • 14:22 - 14:23
    và cách duy nhất ta có thể cải thiện
  • 14:23 - 14:25
    là kiểm tra những dự đoán này với dữ liệu
  • 14:25 - 14:28
    trong những nghiên cứu thực nghiệm được kiểm soát chặt chẽ.
  • 14:28 - 14:31
    Và chỉ bằng cách đó ta mới có thể hi vọng phát hiện ra
  • 14:31 - 14:34
    cái nào trong những lí thuyết này được chứng minh,
  • 14:34 - 14:37
    và cái nào, như những gì tôi đã nói hôm nay, những giai thoại.
  • 14:37 - 14:38
    Cảm ơn.
  • 14:38 - 14:42
    (Vỗ tay)
Title:
10 điều hoang tưởng về tâm lý: phơi bày
Speaker:
Ben Ambridge
Description:

Bao nhiêu điều bạn nghĩ gì về bộ não của bạn thực tế là sai? Trong buổi thuyết trình, dùng tiếng còi của khoa học để chứng minh, Ben Ambridge đi qua 10 ý tưởng phổ biến về tâm lý-đã-được chứng minh là sai đó - và phát hiện ra một vài sự thật đáng ngạc nhiên về cách bộ não của chúng ta thực sự làm việc.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
14:55

Vietnamese subtitles

Revisions