Return to Video

Quả chuối cuối cùng: Một thử nghiệm nhỏ về xác suất - Leonardo Barichello

  • 0:06 - 0:11
    Bạn và anh bạn đồng cảnh ngộ
    bị mắc kẹt trên một hoang đảo
  • 0:11 - 0:14
    đang đánh cược để dành lấy
    quả chuối cuối cùng.
  • 0:14 - 0:16
    Cả hai đồng đồng thuận với luật chơi:
  • 0:16 - 0:17
    Các bạn sẽ gieo hai hạt xúc xắc,
  • 0:17 - 0:21
    nếu số lớn nhất được gieo ra
    là 1, 2, 3 hoặc 4,
  • 0:21 - 0:23
    người thứ nhất thắng.
  • 0:23 - 0:28
    Còn nếu con số lớn nhất là 5 hoặc 6,
    người thứ hai thắng.
  • 0:28 - 0:30
    Hãy thử thêm hai lần nữa
  • 0:30 - 0:33
    Đây, người thứ nhất thắng,
  • 0:33 - 0:36
    còn lần này là người thứ hai.
  • 0:36 - 0:38
    Vậy bạn muốn trở thành
    người nào đây?
  • 0:38 - 0:42
    Nhìn thoáng qua, bạn nghĩ
    người thứ nhất sẽ có lợi thế
  • 0:42 - 0:46
    vì cô ấy sẽ thắng nếu gieo được số lớn
    nhất là một trong bốn số đã cho,
  • 0:46 - 0:47
    nhưng thật ra,
  • 0:47 - 0:54
    người thứ hai có gần 56% cơ hội
    để thắng cuộc.
  • 0:54 - 0:58
    Ta có thể liệt kê tất cả những trường hợp
    có thể xảy ra
  • 0:58 - 1:00
    khi gieo hai hạt xúc xắc,
  • 1:00 - 1:03
    và sau đó đếm số lần mà
    mỗi bên sẽ thắng.
  • 1:03 - 1:05
    Đây là những số có thể gieo trên
    hạt xúc xắc màu vàng
  • 1:05 - 1:08
    Còn đây là những khả năng
    cho hạt màu xanh
  • 1:08 - 1:13
    Mỗi một ô biểu thị một tổ hợp có thể
    xảy ra khi gieo cả hai hạt.
  • 1:13 - 1:15
    Nếu bạn gieo được 4 và 5,
  • 1:15 - 1:17
    ta sẽ đánh dấu người thứ
    hai thắng ở đây.
  • 1:17 - 1:22
    Nếu ra 3 và 1
    người thứ nhất thắng ở ô này
  • 1:22 - 1:25
    Có 36 tổ hợp có thể xảy ra,
  • 1:25 - 1:28
    chúng có cơ hội xảy ra hoàn toàn như nhau.
  • 1:28 - 1:31
    Các nhà toán học gọi đây là
    những sự kiện có xác suất ngang nhau.
  • 1:31 - 1:35
    Bây giờ ta có thể hiểu tại sao nhận định
    ban đầu của chúng ta đã sai.
  • 1:35 - 1:37
    Mặc dù người thứ nhất có 4 con số
    để chiến thắng,
  • 1:37 - 1:40
    còn người thứ hai chỉ có 2 ,
  • 1:40 - 1:44
    xác suất xuất hiện của mỗi con số lớn nhất
    là không giống nhau.
  • 1:44 - 1:49
    Chỉ có 1 trong số 36 trường hợp
    có số 1 là số lớn nhất.
  • 1:49 - 1:53
    Nhưng có tới 11 trên 36 trường hợp
    có số 6 là số lớn nhất.
  • 1:53 - 1:56
    Vậy nếu bất kỳ trong những
    tổ hợp dưới đây xuất hiện,
  • 1:56 - 1:57
    người thứ nhất sẽ thắng.
  • 1:57 - 2:00
    Và nếu tổ hợp bất kỳ được lăn ra
    như ở đây,
  • 2:00 - 2:01
    người thứ hai sẽ dành phần thắng.
  • 2:01 - 2:04
    Trong 36 tổ hợp có thể xảy ra,
  • 2:04 - 2:10
    có 16 khả năng người thứ nhất thắng,
    và có đến 20 cơ hội cho người thứ hai.
  • 2:10 - 2:12
    Bạn cũng có thể suy nghĩ theo cách này.
  • 2:12 - 2:14
    Cách duy nhất để người thứ nhất thắng
  • 2:14 - 2:19
    là cả 2 con xúc xắc
    đều ra 1, 2, 3 hoặc 4.
  • 2:19 - 2:22
    Nếu ra 5 hoặc 6 có nghĩa là
    người thứ hai sẽ thắng.
  • 2:22 - 2:27
    Cơ hội xuất hiện số 1, 2, 3 hoặc 4 trên
    hạt xúc xắc là 4/6.
  • 2:27 - 2:31
    Kết quả của mỗi hạt xúc xắc
    không phụ thuộc vào hạt còn lại.
  • 2:31 - 2:34
    Và bạn có thể tính được xác xuất kết hợp
    của những sự kiện độc lập này
  • 2:34 - 2:36
    bằng cách nhân xác xuất xảy ra của chúng.
  • 2:36 - 2:41
    Vậy cơ hội để có được số 1, 2, 3 hoặc 4
    trên cả 2 hạt xúc xắc
  • 2:41 - 2:46
    là 4/6 nhân 4/6, hay là bằng 16/36.
  • 2:46 - 2:48
    Vì một trong hai người phải thắng,
  • 2:48 - 2:55
    nên cơ hội để người thứ hai thắng là
    36/36 trừ 16/36,
  • 2:55 - 2:57
    tức là 20/36.
  • 2:57 - 3:01
    Những tỷ lệ đó bằng chính xác với
    xác suất chúng ta có được từ bảng kê.
  • 3:01 - 3:04
    Nhưng nó không có nghĩa là
    người thứ hai sẽ thắng cuộc,
  • 3:04 - 3:09
    cho dù có, bạn phải chơi 36 ván như người
    thứ hai, thì mới có thể thắng 20 ván.
  • 3:09 - 3:13
    Cho nên những biến cố như
    trò gieo xí ngầu được gọi là ngẫu nhiên.
  • 3:13 - 3:16
    Mặc dù bạn có thể tính toán xác suất
    xảy ra trên lý thuyết
  • 3:16 - 3:17
    của từng tổ hợp,
  • 3:17 - 3:22
    nhưng bạn không thể đạt được kết quả
    mong muốn chỉ trong một vài lần gieo.
  • 3:22 - 3:26
    Trừ khi bạn lặp lại các lần gieo
    ngẫu nhiên nhiều, nhiều lần hơn nữa,
  • 3:26 - 3:30
    thì tấn suất của từng kết quả
    cho thấy người thứ hai sẽ thắng,
  • 3:30 - 3:33
    gần giống như lý thuyết xác suất,
  • 3:33 - 3:36
    kết quả mà chúng ta có được bằng cách
    ghi các khả năng xảy ra
  • 3:36 - 3:39
    và đếm số lần xảy ra của các trường hợp.
  • 3:39 - 3:43
    Vì vậy, nếu bạn tiếp tục kẹt trên đảo
    và gieo xúc xắc mãi mãi,
  • 3:43 - 3:47
    người thứ hai cuối cùng sẽ thắng 56%
    số lượt chơi,
  • 3:47 - 3:50
    còn người thứ nhất chỉ thắng có 44%.
  • 3:50 - 3:54
    Nhưng đến lúc đó, thì tất nhiên,
    quả chuối đã đi tong rồi.
Title:
Quả chuối cuối cùng: Một thử nghiệm nhỏ về xác suất - Leonardo Barichello
Description:

Xem bài giảng đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/the-last-banana-a-thought-experiment-in-probability-leonardo-barichello

Hãy tưởng tượng một trò chơi với các hạt xúc xắc: nếu số lớn nhất được gieo ra là một, hai, ba hay bốn, thì người chơi số một thắng. Còn nếu số lớn nhất được gieo ra là năm hoặc sáu, thì người chơi số 2 thắng. Vậy ai là người có xác suất chiến thắng lớn nhất? Leonardo Barchello sẽ giải thích làm thế nào mà xác suất có thể nắm giữ câu trả lời cho câu đố lỳ lạ này.

Bài giảng của Leonardo Barichello, hoạt họa thực hiện bởi Ace & Son Moving Picture Co, LLC.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:10

Vietnamese subtitles

Revisions