Return to Video

Ta có thật sự cần thuốc trừ sâu? - Fernan Pérez-Gálvez

  • 0:07 - 0:13
    Năm 1845, những ruộng khoai tây lớn
    ở Ai-len bị bệnh nấm sâu tấn công.
  • 0:13 - 0:17
    Chúng nhanh chóng tàn phá
    loại cây trồng chủ lực này.
  • 0:17 - 0:19
    Hậu quả để lại thật kinh khủng.
  • 0:19 - 0:22
    Một triệu người chết vì nạn đói,
  • 0:22 - 0:26
    và hơn một triệu người phải rời Ai-len.
  • 0:26 - 0:32
    Ngày nay, ta ngăn chặn thảm họa
    nông nghiệp đó nhờ thuốc trừ sâu.
  • 0:32 - 0:36
    Đó hàng loạt các hóa chất nhân tạo
    giúp phòng trừ các loài sâu bọ,
  • 0:36 - 0:37
    cỏ dại,
  • 0:37 - 0:38
    nấm,
  • 0:38 - 0:39
    gặm nhấm,
  • 0:39 - 0:40
    và vi khuẩn
  • 0:40 - 0:42
    có thể đe dọa nguồn cung cấp thực phẩm.
  • 0:42 - 0:45
    Chúng đã trở thành một phần thiết yếu
    của hệ thống thực phẩm.
  • 0:45 - 0:49
    Khi dân số tăng cao, hình thức độc canh,
    tức chỉ trồng một loại cây,
  • 0:49 - 0:52
    đã cung cấp hiệu quả
    thức ăn cho con người.
  • 0:52 - 0:57
    Nhưng điều đó cũng khiến thực phẩm
    dễ bị sâu bệnh tấn công trên diện rộng.
  • 0:57 - 1:01
    Do đó, chúng ta phụ thuộc nhiều hơn
    vào thuốc trừ sâu.
  • 1:01 - 1:06
    Hiện nay, hàng năm chúng ta phun hơn
    năm tỷ pound thuốc trừ sâu khắp Trái Đất
  • 1:06 - 1:09
    để phòng trừ những vị khách không mời này.
  • 1:09 - 1:12
    Cuộc chiến chống lại các loài sâu bệnh,
    đặc biệt là côn trùng,
  • 1:12 - 1:15
    đã đánh dấu lịch sử lâu dài
    của ngành nông nghiệp.
  • 1:15 - 1:17
    Các ghi chép cách đây hàng nghìn năm
  • 1:17 - 1:21
    cho thấy con người thường đốt
    một số loại cây trồng sau khi thu hoạch
  • 1:21 - 1:24
    để trừ sâu bệnh cho chúng.
  • 1:24 - 1:29
    Bằng chứng từ thời cổ đại còn cho thấy
    ta đưa các loài côn trùng khác vào hỗ trợ.
  • 1:29 - 1:35
    Năm 300 SCN, nông dân Trung Hoa đã chuyên
    nuôi kiếndữ ăn thịt
  • 1:35 - 1:39
    trong vườn cam
    để bảo vệ cây khỏi sâu bọ.
  • 1:39 - 1:41
    Về sau, khi canh tác
    trên quy mô lớn lan rộng,
  • 1:41 - 1:47
    chúng ta đã gieo rắc a-sen, chì,
    và đồng lên cây trồng.
  • 1:47 - 1:51
    Nhưng chúng cũng cực kỳ độc hại
    với con người.
  • 1:51 - 1:54
    Khi đòi hỏi về
    các sản phẩm an toàn tăng lên,
  • 1:54 - 1:57
    nhu cầu sử dụng các hóa chất
  • 1:57 - 2:00
    có thể phòng trừ sâu bệnh hiệu quả
    trên quy mô lớn hơn cũng tăng theo.
  • 2:00 - 2:05
    Điều này mở ra thời kỳ
    thuốc trừ sâu hóa học.
  • 2:05 - 2:09
    Năm 1948, một nhà hóa học Thụy Sỹ
    tên là Paul Hermann Müller
  • 2:09 - 2:12
    đã được trao Giải Nobel vì khám phá ra
  • 2:12 - 2:18
    dichlorodiphenyltrichloroethane,
    còn gọi là DDT.
  • 2:18 - 2:23
    Loại phân tử mới này có sức mạnh vô song
    trong việc phòng trừ nhiều loài côn trùng
  • 2:23 - 2:28
    cho đến những năm 1950,
    khi chúng kháng được nó.
  • 2:28 - 2:34
    Tệ hơn nữa, hóa chất này còn khiến
    số lượng quần thể chim giảm đáng kể,
  • 2:34 - 2:35
    nguồn nước bị nhiễm độc,
  • 2:35 - 2:41
    và cuối cùng bị phát hiện gây ra
    các vấn đề sức khỏe lâu dài ở người.
  • 2:41 - 2:45
    Đến năm 1972, DDT bị cấm ở Mỹ,
  • 2:45 - 2:49
    nhưng vết tích của nó vẫn sót lại
    trong môi trường đến tận ngày nay.
  • 2:49 - 2:52
    Kể từ đó, các nhà hóa học vẫn tìm kiếm
    các giải pháp thay thế.
  • 2:52 - 2:56
    Theo mỗi làn sóng phát minh mới,
    họ đã gặp phải cùng một trở ngại -
  • 2:56 - 2:59
    sự tiến hóa loài nhanh chóng.
  • 2:59 - 3:01
    Vì thuốc trừ sâu diệt quần thể sâu bệnh,
  • 3:01 - 3:06
    nó chỉ chừa lại
    những cá thể kháng cự tốt nhất.
  • 3:06 - 3:09
    Rồi chúng truyền lại
    gien kháng thuốc trừ sâu
  • 3:09 - 3:11
    cho thế hệ sau.
  • 3:11 - 3:13
    Điều này dẫn đến sự gia tăng của siêu bọ,
  • 3:13 - 3:16
    chẳng hạn bọ khoai tây Colorado,
  • 3:16 - 3:19
    loài kháng được
    50 loại thuốc trừ sâu khác nhau.
  • 3:19 - 3:24
    Một nhược điểm nữa là các loại sâu bọ khác
    cũng bị vạ lây.
  • 3:24 - 3:29
    Trong đó có loài là thiên địch của sâu hại
    hoặc loài thụ phấn quan trọng.
  • 3:29 - 3:34
    Do đó xóa sổ chúng khỏi ngành nông nghiệp
    cũng làm mất đi lợi ích của chúng.
  • 3:34 - 3:36
    Thuốc trừ sâu đã được
    cải tiến theo thời gian
  • 3:36 - 3:39
    và hiện đang được kiểm soát bởi
    các tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt.
  • 3:39 - 3:43
    Tuy nhiên chúng vẫn có khả năng
    làm ô nhiễm đất và nước,
  • 3:43 - 3:44
    tác động xấu đến động vật hoang dã,
  • 3:44 - 3:46
    và thậm chí có hại cho chúng ta.
  • 3:46 - 3:51
    Vì vậy,khi xét đến tất cả các rủi ro này,
    vì sao ta vẫn sử dụng thuốc trừ sâu?
  • 3:51 - 3:52
    Dù chúng không hoàn hảo
  • 3:52 - 3:57
    nhưng có lẽ vẫn là lựa chọn tốt nhất
    để chống các dịch bệnh nông nghiệp lớn,
  • 3:57 - 4:00
    chưa kể các dịch bệnh do muỗi gây ra.
  • 4:00 - 4:05
    Ngày nay, các nhà khoa học đang tìm kiếm
    các chiến lược kiểm soát sâu bệnh khác,
  • 4:05 - 4:07
    có thể cân bằng nhu cầu
    sản xuất lương thực
  • 4:07 - 4:09
    với bảo vệ môi trường.
  • 4:09 - 4:13
    Thiên nhiên đã trở thành
    nguồn cảm hứng lớn,
  • 4:13 - 4:17
    từ thực vật tự nhiên và hóa chất từ nấm
    có thể đẩy lùi hay thu hút côn trùng,
  • 4:17 - 4:21
    đến việc đưa các côn trùng khác vào
    để bảo vệ vụ mùa.
  • 4:21 - 4:25
    Ta cũng chuyển sang giải pháp tiên tiến,
    như máy bay không người lái.
  • 4:25 - 4:27
    Được lập trình để bay qua các cánh đồng,
  • 4:27 - 4:30
    các cỗ máy này có thể
    dùng cảm biến và GPS
  • 4:30 - 4:32
    để phun xịt tập trung hơn,
  • 4:32 - 4:36
    giới hạn tác động rộng đến môi trường
    của thuốc trừ sâu.
  • 4:36 - 4:39
    Cùng sự kết hợp giữa hiểu biết sinh học,
  • 4:39 - 4:40
    nhận thức về môi trường,
  • 4:40 - 4:42
    và công nghệ tiên tiến,
  • 4:42 - 4:47
    ta có nhiều cơ hội hơn trong việc tìm
    giải pháp tổng thể ngăn trừ sâu bệnh.
  • 4:47 - 4:51
    Thuốc trừ sâu hóa học có thể không bao giờ
    khiến các tranh cãi dịu bớt,
  • 4:51 - 4:52
    nhưng nhờ có nó,
  • 4:52 - 4:55
    ta có thể đảm bảo rằng
    các thảm họa nông nghiệp
  • 4:55 - 4:57
    vẫn ngủ yên trong quá khứ.
Title:
Ta có thật sự cần thuốc trừ sâu? - Fernan Pérez-Gálvez
Description:

Xem bài học đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/do-we-really-need-pesticides-fernan-perez-galvez

Hàng năm, chúng ta rải hơn năm tỷ pound thuốc trừ sâu khắp Trái Đất để phòng trừ các loài sâu bọ, cỏ dại, nấm, gặm nhấm, và vi khuẩn có thể đe dọa nguồn cung cấp thực phẩm. nhưng liệu nó có đáng khi biết điều ta đã gây ra với môi trường và nguy cơ sức khỏe cộng đồng? Fernan Pérez-Gálvez cân nhắc các ưu và khuyết điểm của thuốc trừ sâu.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:18

Vietnamese subtitles

Revisions