Return to Video

Sự dịch chuyển đường cung

  • 0:00 - 0:04
    ♪ [âm nhạc] ♪
  • 0:08 - 0:11
    - [Giáo sư Alex Tabarrok] Vì
    bạn đã có kiến thức chung
  • 0:11 - 0:13
    về đường cung dốc xuống,
  • 0:13 - 0:16
    giờ ta sẽ xem xét những yếu tố
    khiến đường cung này dịch chuyển.
  • 0:20 - 0:23
    Đây cũng là danh sách
    mà tôi đã trình bày trong phần trước
  • 0:23 - 0:25
    về những yếu tố
    dịch chuyển đường cung.
  • 0:26 - 0:30
    Hãy nhớ rằng, yếu tố căn bản nhất
    là sự thay đổi trong chi phí.
  • 0:30 - 0:32
    Vậy câu hỏi duy nhất ở đây là,
  • 0:32 - 0:35
    đổi mới công nghệ
    làm thay đổi chi phí như thế nào?
  • 0:35 - 0:38
    Giá đầu vào làm thay đổi chi phí
    như thế nào?
  • 0:38 - 0:40
    Thuế và trợ cấp,
    kỳ vọng,
  • 0:40 - 0:42
    sự nhập hoặc xuất ngành của nhà sản xuất.
  • 0:42 - 0:45
    Một khi đã hiểu cách mà
    mà những yếu tố khác nhau này
  • 0:45 - 0:47
    tác động
    đến chi phí doanh nghiệp,
  • 0:47 - 0:49
    ta sẽ biết
  • 0:49 - 0:51
    cách thức mà đường cung sẽ
    dịch chuyển.
  • 0:51 - 0:53
    Cần nói thêm rằng,
    tôi liệt kê các yếu tố ra đây
  • 0:53 - 0:57
    không để bạn học thuộc lòng đâu nhé.
  • 0:57 - 0:59
    Mục tiêu là các bạn phải hiểu.
  • 0:59 - 1:01
    Một khi đã hiểu rồi,
  • 1:01 - 1:03
    chúng ta có thể chỉ ra
  • 1:03 - 1:06
    bất kỳ yếu tố nào
    ảnh hưởng đến đường cung.
  • 1:07 - 1:09
    Được rồi, lấy ví dụ nhé!
  • 1:09 - 1:12
    Đổi mới công nghệ
    làm giảm phí
  • 1:12 - 1:15
    và do đó, làm tăng cung.
  • 1:16 - 1:19
    Điều đó có nghĩa là
    người bán sẵn sàng cung cấp
  • 1:19 - 1:20
    một lượng lớn hơn
  • 1:20 - 1:22
    tại một mức giá nhất định,
  • 1:23 - 1:26
    hay, cũng có nghĩa,
    họ sẵn sàng bán
  • 1:26 - 1:28
    một lượng nhất định
    tại một mức giá thấp hơn.
  • 1:29 - 1:32
    Vậy hãy tưởng tượng chúng ta
    có hạt giống biến đổi gen.
  • 1:32 - 1:34
    Hạt giống này
    có ảnh hưởng gì đến cung?
  • 1:35 - 1:39
    Giả sử loại hạt giống này
    cần ít phân bón hơn chẳng hạn.
  • 1:39 - 1:42
    Cùng vẽ biểu đồ
    để thấy tác động của sự đổi mới này
  • 1:42 - 1:44
    đối với cung nhé.
  • 1:44 - 1:47
    Đây là đường cung cũ
    với loại hạt giống cũ.
  • 1:48 - 1:50
    Giờ ta có sự đổi mới.
  • 1:50 - 1:54
    Ta có hạt giống biến đổi gen
    mà cần ít phân bón hơn
  • 1:54 - 1:56
    và tạo ra một mức giảm trong chi phí.
  • 1:56 - 1:58
    Điều đó ảnh hưởng ra sao đến cung?
  • 1:58 - 2:01
    Sự đổi mới làm tăng cung,
    nghĩa là
  • 2:01 - 2:04
    đường cung sẽ dịch chuyển
    xuống dưới và sang phải.
  • 2:05 - 2:06
    Vì sao?
  • 2:07 - 2:09
    Hãy cùng xem xét ý nghĩa
    của sự dịch chuyển này.
  • 2:09 - 2:12
    Một mức tăng cung
    nghĩa là
  • 2:12 - 2:14
    với bất kỳ lượng nào
  • 2:14 - 2:17
    doanh nghiệp cũng
    sẵn sàng bán lượng đó
  • 2:17 - 2:19
    với một mức giá thấp hơn
    so với giá trước đây,
  • 2:19 - 2:21
    vì chi phí đã giảm xuống.
  • 2:22 - 2:24
    Mức giá tối thiểu
    mà doanh nghiệp đòi hỏi
  • 2:24 - 2:28
    để bán lượng này
    đã giảm xuống.
  • 2:29 - 2:32
    Trên thực tế, mức giá tối thiểu
    mà doanh nghiệp đòi hỏi
  • 2:32 - 2:35
    để bán bất kỳ lượng nào
    cũng đều giảm.
  • 2:35 - 2:38
    Tương tự như vậy, tại bất kỳ mức giá nào,
  • 2:38 - 2:40
    do chi phí đã giảm
  • 2:40 - 2:44
    nên doanh nghiệp sẵn sàng
    bán nhiều hơn tại mức giá đó.
  • 2:44 - 2:47
    Đây chính là
    ý nghĩa của một mức tăng cung.
  • 2:47 - 2:49
    Loại hạt giống biến đổi gen này
  • 2:49 - 2:52
    đã làm giảm phí
    và làm tăng cung.
  • 2:53 - 2:55
    Ta cùng xem một
    yếu tố dịch cung quan trọng khác -
  • 2:55 - 2:57
    sự thay đổi trong giá đầu vào,
  • 2:57 - 3:01
    với một mức giảm cung.
  • 3:01 - 3:03
    Một mức tăng
    trong giá đầu vào
  • 3:03 - 3:05
    sẽ làm giảm cung.
  • 3:06 - 3:07
    Ví dụ,
  • 3:07 - 3:10
    việc Chính phủ tăng cường
    các quy định và yêu cầu bảo vệ môi trường
  • 3:10 - 3:12
    đối với khí đốt,
  • 3:12 - 3:14
    sẽ tạo ra một mức giảm cung.
  • 3:15 - 3:17
    Điều này không có nghĩa
    Chính phủ
  • 3:17 - 3:18
    không nên làm vậy.
  • 3:18 - 3:19
    Có lẽ đây là việc đáng làm,
  • 3:19 - 3:21
    nhưng sẽ có ảnh hưởng
    đến cung.
  • 3:22 - 3:23
    Chúng ta cùng xem nhé!
  • 3:24 - 3:26
    Đây là đường cung cũ.
  • 3:26 - 3:29
    Giờ ta có thêm các
    quy định và điều khoản
  • 3:29 - 3:30
    làm tăng chi phí,
  • 3:30 - 3:33
    hoặc có một mức tăng
    giá đầu vào
  • 3:33 - 3:35
    làm giảm cung.
  • 3:35 - 3:38
    Sự giảm cung nghĩa là
    đường cung
  • 3:38 - 3:41
    dịch chuyển lên trên, lệch về bên trái.
  • 3:41 - 3:44
    Một lần nữa, ta hãy xem xét
    ý nghĩa của sự dịch chuyển.
  • 3:44 - 3:46
    Một mức giảm cung
  • 3:46 - 3:48
    có nghĩa tại bất cứ mức giá nào
  • 3:48 - 3:52
    doanh nghiệp cũng sẵn sàng
    bán một lượng nhỏ hơn,
  • 3:52 - 3:54
    đồng thời
  • 3:54 - 3:56
    cũng có nghĩa
    với bất kỳ lượng nào
  • 3:56 - 4:00
    nếu có sự giảm cung
    với chi phí cao hơn,
  • 4:00 - 4:03
    doanh nghiệp cần
    một mức giá cao hơn.
  • 4:03 - 4:05
    Bởi chi phí đã tăng lên,
  • 4:05 - 4:08
    giá mà doanh nghiệp yêu cầu,
  • 4:08 - 4:11
    để bán được
    một lượng nhất định
  • 4:11 - 4:13
    cũng tăng lên.
  • 4:13 - 4:15
    Cần nhớ rằng,
    đây là mức giá tối thiểu
  • 4:15 - 4:19
    mà nhà cung cấp đòi hỏi
    để sản xuất được lượng này
  • 4:19 - 4:22
    và với chi phí cao hơn
    mức giá tối thiểu đã tăng theo.
  • 4:22 - 4:25
    Đây chính là
    ý nghĩa của một mức giảm cung -
  • 4:26 - 4:29
    chi phí cao hơn, cung đã giảm.
  • 4:29 - 4:31
    Hãy cùng xem xét về thuế!
  • 4:31 - 4:33
    Thuế đánh vào sản phẩm
  • 4:33 - 4:35
    đồng nghĩa với
    một mức tăng trong chi phí
  • 4:35 - 4:38
    và vì vậy
    sẽ làm giảm cung.
  • 4:38 - 4:39
    Bắt đầu nhé.
  • 4:40 - 4:42
    Giả sử trước thuế,
  • 4:42 - 4:43
    doanh nghiệp sẵn sàng bán
  • 4:43 - 4:46
    60 triệu thùng dầu
    một ngày
  • 4:46 - 4:49
    với mức giá 40 đô la/thùng.
  • 4:50 - 4:52
    Giờ ta tưởng tượng với mức thuế 10 đô la.
  • 4:53 - 4:55
    Doanh nghiệp sẽ đòi hỏi bao nhiêu
  • 4:55 - 4:59
    để bán 60 triệu thùng dầu
    một ngày
  • 4:59 - 5:02
    khi thuế là 10 đô la?
  • 5:02 - 5:05
    Lúc này
    doanh nghiệp sẽ ra giá bao nhiêu?
  • 5:06 - 5:07
    50 đô la.
  • 5:08 - 5:10
    Trên thực tế, thuế
  • 5:10 - 5:15
    làm dịch chuyển đường cung
    lên phía trên theo khoản thuế -
  • 5:15 - 5:19
    trong trường hợp này là 10 đô la
    ở mọi điểm dọc đường cung.
  • 5:19 - 5:20
    Nhân đây,
  • 5:20 - 5:22
    bạn để ý thấy
    ta chưa hề bàn đến
  • 5:22 - 5:25
    ảnh hưởng của thuế
    lên giá cả.
  • 5:25 - 5:27
    Trên thực tế,
    ta chưa từng đề cập
  • 5:27 - 5:29
    cách thức xác định giá cả.
  • 5:29 - 5:32
    Ta sẽ bàn tới nội dung đó
    trong video tiếp theo về sự cân bằng.
  • 5:32 - 5:34
    Lúc này, điều ta cần nhấn mạnh
  • 5:34 - 5:38
    là cách thức mà thuế
    hoặc thay đổi giá đầu vào...
  • 5:38 - 5:40
    ảnh hưởng đến đường cung.
  • 5:40 - 5:42
    Cách mà ta phân tích một mức thuế
  • 5:42 - 5:46
    dựa vào sự dịch chuyển đường cung lên trên
    tương ứng với khoản thuế.
  • 5:46 - 5:48
    Vậy còn trợ cấp?
  • 5:49 - 5:51
    Trợ cấp trái ngược với thuế.
  • 5:52 - 5:54
    Thay vì phải nộp cho Chính phủ
  • 5:54 - 5:56
    một khoản nhất định cho sản phẩm
    làm ra,
  • 5:56 - 5:59
    trợ cấp là số tiền
    mà Chính phủ
  • 5:59 - 6:01
    trả cho doanh nghiệp
    theo từng đơn vị sản phẩm.
  • 6:01 - 6:05
    Trợ cấp tương đương với một mức giảm
    trong chi phí của doanh nghiệp,
  • 6:05 - 6:09
    vì thế làm tăng cung.
  • 6:09 - 6:13
    Hãy vẽ biểu đồ về ảnh hưởng
    của trợ cấp lên đường cung
  • 6:13 - 6:15
    của các nhà sản xuất
    đồ ăn nhanh.
  • 6:15 - 6:18
    Giả sử mục đích của trợ cấp
    là giúp doanh nghiệp xuất khẩu.
  • 6:19 - 6:20
    Vậy mức trợ cấp sẽ ảnh hưởng
  • 6:20 - 6:24
    tới đường cung
    của nhà sản xuất đồ ăn nhanh ra sao?
  • 6:25 - 6:27
    Tôi sẽ không
    vẽ cho bạn xem đâu.
  • 6:27 - 6:29
    Nếu có khó khăn gì,
  • 6:29 - 6:31
    bạn hãy xem lại
    ví dụ về thuế.
  • 6:31 - 6:34
    Mức trợ cấp ngược lại với khoản thu thuế.
  • 6:34 - 6:35
    Kỳ vọng.
  • 6:35 - 6:37
    Tuy khó vận dụng hơn một chút,
  • 6:37 - 6:40
    nhưng kỳ vọng
    cũng có thể dịch chuyển đường cung.
  • 6:40 - 6:42
    Ví dụ, hãy hình dung
    doanh nghiệp muốn có
  • 6:42 - 6:45
    một mức giá cao hơn
    cho sản phẩm trong tương lai.
  • 6:45 - 6:49
    Điều này làm tăng chi phí
    cấp cho sản phẩm hiện tại -
  • 6:49 - 6:50
    chi phí cơ hội.
  • 6:51 - 6:53
    Do có một mức tăng trong chi phí
  • 6:53 - 6:57
    nên làm giảm
    cung hiện tại của sản phẩm.
  • 6:57 - 6:59
    Có lẽ dễ thấy nhất là khi
  • 6:59 - 7:00
    doanh nghiệp tích trữ hàng hóa.
  • 7:00 - 7:02
    Giả sử doanh nghiệp cho rằng
  • 7:02 - 7:05
    giá cả sẽ cao hơn
    trong tương lai.
  • 7:05 - 7:08
    Vì thế, lúc này họ sẽ muốn
    sản xuất nhiều hơn.
  • 7:08 - 7:10
    Nhưng thay vì bán ngay,
  • 7:10 - 7:12
    họ sẽ muốn tích trữ hàng hóa
  • 7:12 - 7:15
    để bán trong tương lai,
  • 7:15 - 7:16
    khi giá dâng cao hơn.
  • 7:16 - 7:19
    Điều này sẽ quan trọng hơn
    khi sau này chúng ta quay lại
  • 7:19 - 7:21
    để thảo luận về đầu cơ tích trữ.
  • 7:21 - 7:23
    Ta hãy xem
    biểu đồ thể hiện như thế nào nhé!
  • 7:23 - 7:26
    Đây là đường cung hiện tại.
  • 7:26 - 7:27
    Lúc này doanh nghiệp cho rằng
  • 7:27 - 7:30
    giá sản phẩm sẽ cao hơn
    trong tương lai.
  • 7:30 - 7:32
    Vậy họ sẽ làm gì?
  • 7:32 - 7:34
    Họ sẽ bớt phần nào
    lượng cung hiện tại
  • 7:34 - 7:38
    và bỏ vào kho
    để tích trữ.
  • 7:38 - 7:41
    Họ loại bỏ phần hàng hóa
    khỏi thị trường hiện tại.
  • 7:41 - 7:44
    Do lượng này
    đã không còn được cung cấp
  • 7:44 - 7:46
    trên thị trường hiện tại,
  • 7:46 - 7:48
    nên đường cung hiện tại giảm.
  • 7:48 - 7:51
    Việc nhập hoặc xuất ngành
    của các nhà sản xuất mới
  • 7:51 - 7:54
    cũng là một yếu tố
    dịch cung quan trọng khác.
  • 7:54 - 7:57
    Thật dễ nhận ra rằng,
    sự gia nhập thị trường -
  • 7:57 - 7:59
    tức là có thêm người bán -
  • 7:59 - 8:01
    làm tăng cung.
  • 8:01 - 8:04
    Việc rút khỏi thị trường
    ngụ ý là ít người bán hơn,
  • 8:04 - 8:06
    làm giảm cung.
  • 8:06 - 8:07
    Điều gì xảy ra
    với cung của gỗ xẻ,
  • 8:07 - 8:10
    khi có Hiệp định Thương mại
    Tự do với Canada? (NAFTA)
  • 8:10 - 8:12
    Tất nhiên là có ảnh hưởng rồi!
  • 8:12 - 8:16
    Đây là đường cung quốc nội,
    đường cung của Mỹ,
  • 8:16 - 8:18
    khi không có
    Hiệp định Thương mại Tự do.
  • 8:18 - 8:21
    Giờ khi đã có NAFTA,
    ta có thỏa thuận thương mại tự do,
  • 8:21 - 8:24
    nghĩa là với bất kỳ
    mức giá nào
  • 8:24 - 8:26
    cũng sẽ có nhiều nhà cung cấp hơn.
  • 8:26 - 8:31
    Vì vậy có một lượng cung nhiều hơn
    tại mỗi mức giá cụ thể.
  • 8:32 - 8:36
    Thêm nữa, các doanh nghiệp Canada
    sẽ có chi phí thấp hơn
  • 8:36 - 8:38
    so với đối thủ ở Mỹ.
  • 8:38 - 8:42
    Không phải tất cả, nhưng một số
    doanh nghiệp sẽ có chi phí thấp hơn.
  • 8:42 - 8:44
    Có nghĩa, với bất kỳ lượng nào
  • 8:44 - 8:47
    cũng sẽ có một mức giá thấp hơn
    cho cùng một lượng.
  • 8:47 - 8:50
    Việc gia nhập thị trường
    làm tăng cung;
  • 8:50 - 8:53
    ngược lại, việc rút khỏi thị trường,
    làm giảm cung.
  • 8:53 - 8:55
    Yếu tố cuối cùng
    làm dịch chuyển đường cung,
  • 8:55 - 8:57
    sự thay đổi chi phí cơ hội,
  • 8:57 - 8:59
    có lẽ là phần khó nhất,
  • 8:59 - 9:01
    bởi ta thường
    chỉ nghĩ đến chi phí
  • 9:01 - 9:03
    ở dạng chi phí đô la.
  • 9:03 - 9:05
    Nhưng ta cần nhớ rằng
  • 9:05 - 9:09
    khái niệm chi phí cơ bản
    chính là chi phí cơ hội.
  • 9:09 - 9:11
    Hãy cùng ứng dụng
    kiến thức này,
  • 9:11 - 9:13
    tôi nghĩ sẽ dễ hiểu hơn đấy!
  • 9:14 - 9:16
    Đầu vào được sử dụng trong sản xuất
  • 9:16 - 9:18
    có chi phí cơ hội.
  • 9:18 - 9:21
    Vì chúng có thể được sử dụng
    để sản xuất nhiều thứ.
  • 9:21 - 9:25
    Và người bán sẽ chọn
    đầu vào dùng để
  • 9:25 - 9:29
    sản xuất
    sản phẩm có giá cao nhất.
  • 9:30 - 9:33
    Ví dụ, điều gì xảy ra với
    cung của đậu nành
  • 9:33 - 9:36
    khi giá lúa mạch tăng lên?
  • 9:36 - 9:37
    Gợi ý nhé!
  • 9:37 - 9:41
    Nông dân có thể dùng đất
    để trồng đậu nành
  • 9:41 - 9:43
    hoặc trồng lúa mạch.
  • 9:43 - 9:46
    Nông dân có quyền chọn
    cách sử dụng đất đai.
  • 9:46 - 9:49
    Vậy điều gì xảy ra
    với cung của đậu nành
  • 9:49 - 9:51
    khi giá lúa mạch tăng?
  • 9:51 - 9:53
    Chúng ta cùng xem biểu đồ này.
  • 9:53 - 9:56
    Đây là đường cung
    ban đầu của đậu nành.
  • 9:56 - 9:59
    với chi phí cơ hội thấp -
  • 9:59 - 10:02
    có nghĩa rằng
    giá lúa mạch thấp.
  • 10:02 - 10:05
    Không có cách nào
    sử dụng đất đai hữu ích hơn
  • 10:05 - 10:08
    ngoài việc trồng đậu nành.
  • 10:08 - 10:11
    Tuy nhiên,
    khi giá lúa mạch tăng
  • 10:11 - 10:16
    chi phí cơ hội cho việc trồng
    đậu nành đã tăng lên.
  • 10:17 - 10:19
    Khi giá lúa mạch còn thấp
  • 10:19 - 10:22
    chi phí trồng đậu nành thấp
  • 10:22 - 10:24
    bởi nông dân còn có thể làm gì
    với đất đai?
  • 10:24 - 10:27
    Giờ đây giá lúa mạch
    tăng lên,
  • 10:27 - 10:30
    tức có thêm một lựa chọn thay thế,
    một cơ hội.
  • 10:30 - 10:33
    Nông dân có thể
    trồng lúa mạch thay vì đậu nành.
  • 10:33 - 10:36
    Điều này có nghĩa nông dân
    sẽ bớt một phần đất
  • 10:36 - 10:41
    trồng đậu nành
    để chuyển sang trồng lúa mạch.
  • 10:41 - 10:44
    Vậy để sản xuất cùng một lượng
    đậu nành
  • 10:44 - 10:48
    nông dân sẽ
    đòi hỏi giá cao hơn,
  • 10:48 - 10:51
    bởi chi phí
    giờ đây cao hơn -
  • 10:51 - 10:54
    túc lựa chọn thay thế,
    chi phí cơ hội, lớn hơn.
  • 10:55 - 10:57
    Hay nói cách khác,
  • 10:57 - 10:59
    ở cùng một mức giá đậu nành,
  • 10:59 - 11:04
    giờ đây nông dân sẵn sàng
    cung cấp ít đậu nành hơn
  • 11:04 - 11:07
    bởi họ đã có
    lựa chọn khác cho đất đai,
  • 11:07 - 11:09
    như trồng lúa mạch chẳng hạn.
  • 11:10 - 11:13
    Nhắc lại một lần nữa nhé,
    đây là danh sách các yếu tố dịch cung.
  • 11:13 - 11:15
    Dĩ nhiên là,
  • 11:15 - 11:17
    còn nhiều yếu tố khác
    làm dịch cung.
  • 11:18 - 11:19
    Tuy nhiên,
    phần tôi liệt kê
  • 11:19 - 11:22
    là vài yếu tố quan trọng nhất.
  • 11:22 - 11:25
    Nhưng để hiểu
    cách giải quyết những vấn đề này,
  • 11:25 - 11:28
    bạn hãy nhớ quy trình chung sau đây:
  • 11:28 - 11:30
    Đầu tiên, xác định
  • 11:30 - 11:33
    ảnh hưởng
    của sự thay đổi chi phí là gì?
  • 11:33 - 11:36
    Khi đã biết tác động
    của việc thay đổi chi phí,
  • 11:36 - 11:39
    bạn sẽ hiểu
    cách thức dịch chuyển của đường cung.
  • 11:40 - 11:43
    Nếu chi phí giảm
    thì sẽ tạo ra một mức tăng cung.
  • 11:44 - 11:47
    Nếu chi phí tăng
    thì sẽ tạo ra một mức giảm cung.
  • 11:49 - 11:51
    Vậy với bất kỳ yếu tố nào,
  • 11:51 - 11:54
    bạn hãy xác định ảnh hưởng
    của yếu tố lên chi phí,
  • 11:54 - 11:57
    từ đó tìm ra
    tác động với đường cung,
  • 11:57 - 11:59
    vẽ biểu đồ,
    như vậy là xong.
  • 12:00 - 12:01
    Cảm ơn các bạn.
  • 12:02 - 12:04
    - [Lời dẫn] Để tự kiểm tra,
  • 12:04 - 12:06
    hãy nhấn "Practice Questions"
  • 12:06 - 12:09
    còn nếu đã sẵn sàng học tiếp,
    hãy nhấn "Next Video."
  • 12:10 - 12:12
    ♪ [âm nhạc] ♪
Title:
Sự dịch chuyển đường cung
Description:

Video này sẽ chỉ ra các yếu tố làm dịch chuyển đường cung. Sự thay đổi về công nghệ, giá đầu vào, thuế và trợ cấp, và các yếu tố khác ảnh hưởng như thế nào đến chi phí của một công ty và giá mà công ty sẵn sàng bán một mặt hàng. Bằng cách trả lời những câu hỏi này, chúng tôi phân tích kỹ hơn sự dịch chuyển của đường cung. Video này sẽ sử dụng những ví dụ và tình huống thực tế để minh họa cho bài học.

more » « less
Video Language:
English
Team:
Marginal Revolution University
Project:
Micro
Duration:
12:15

Vietnamese subtitles

Revisions