Return to Video

Vì sao chúng ta ngứa? - Emma Bryce

  • 0:07 - 0:10
    Bạn đang đứng ờ vạch khung thành
  • 0:10 - 0:14
    đột nhiên bạn thấy ngứa cực kỳ ở gáy.
  • 0:14 - 0:18
    Chúng ta đều biết ngứa ngáy
    khó chịu như thế nào,
  • 0:18 - 0:23
    Nhưng bạn có thắc mắc vì sao
    chúng ta ngứa không?
  • 0:23 - 0:27
    Mỗi ngày, trung bình mỗi người
    ngứa hàng chục lần.
  • 0:27 - 0:30
    Nó có thể do nhiều nguyên nhân,
  • 0:30 - 0:32
    bao gồm dị ứng,
  • 0:32 - 0:33
    thời tiết khô hạn,
  • 0:33 - 0:35
    hay do bệnh gây ra.
  • 0:35 - 0:39
    Và những lý do kỳ bí khác,
  • 0:39 - 0:42
    đôi khi nói chữ "ngứa"
    cũng làm ta thấy ngứa.
  • 0:42 - 0:45
    Bạn đang gãi đầu phải không?
  • 0:45 - 0:50
    Lấy ví dụ quen thuộc: muỗi cắn.
  • 0:50 - 0:51
    Khi một con muỗi cắn bạn,
  • 0:51 - 0:56
    nó giải phóng vào cơ thể hợp chất gọi
    là chất chống đông
  • 0:56 - 0:59
    ngăn cho máu đông lại.
  • 0:59 - 1:01
    Chúng ta ít bị dị ứng với hợp chất đó,
  • 1:01 - 1:04
    nó kích thích giải phóng histamine
  • 1:04 - 1:07
    một chất hóa học làm mao mạch sưng lên
  • 1:07 - 1:09
    Điều này làm máu chảy nhiều
  • 1:09 - 1:12
    Giúp kích thích hệ miễn dịch của cơ thể
  • 1:12 - 1:14
    phát hiện ra mối nguy hiểm này
  • 1:14 - 1:16
    Điều này giải thích cho vết sưng
  • 1:16 - 1:20
    và cũng là lí do phấn hoa làm mắt bạn sưng
  • 1:20 - 1:24
    Histamine cũng kích hoạt
    dây thần kinh gây ngứa
  • 1:24 - 1:28
    Đó là lí do vết cắn của bọ khiến bạn gãi
  • 1:28 - 1:32
    Nhưng chúng ta chưa thật
    hiểu về cảm giác ngứa
  • 1:32 - 1:33
    Những gì chúng ta biết
  • 1:33 - 1:38
    đều từ việc nghiên cứu
    cơ chế gây ngứa ở chuột
  • 1:38 - 1:41
    Nhà nghiên cứu phát hiện
    tín hiệu ngứa ở da chuột
  • 1:41 - 1:47
    được truyền qua một phân lớp
    dây thần kinh gây đau
  • 1:47 - 1:53
    Những dây thần kinh này tạo ra một phân
    tử gọi là natiuretic polypeptide B,
  • 1:53 - 1:57
    nó sẽ tạo ra tín hiệu
    truyền từ tủy sống tới não,
  • 1:57 - 2:01
    nơi nó tạo ra cảm giác ngứa.
  • 2:01 - 2:04
    Khi ta gãi , sự tác động cùa
    móng tay lên da
  • 2:04 - 2:10
    gây ra một tín hiệu đau nhẹ
    lấn át cảm giác ngứa
  • 2:10 - 2:15
    Nó đánh lạc hướng, tạo cảm giác thoải mái.
  • 2:15 - 2:20
    Nhưng cơn ngứa có thực sự
    mang ý nghĩa tiến hóa không ?
  • 2:20 - 2:23
    Hay chỉ đơn giản là làm
    chúng ta khó chịu?
  • 2:23 - 2:28
    Một giả thuyết thuyết phục là da ta
    tiến hóa để biết thứ gì chạm vào nó
  • 2:28 - 2:32
    để ta chuẩn bị để đương đầu
    với hiểm nguy bên ngoài.
  • 2:32 - 2:33
    Nghĩ thử xem.
  • 2:33 - 2:37
    Khi ta gãi, chúng ta sẽ tống khứ
    những gì gây hại
  • 2:37 - 2:40
    có thể đang lẩn trốn trên da,
  • 2:40 - 2:41
    như một côn trùng nào đó
  • 2:41 - 2:43
    đang cố chích bạn,
  • 2:43 - 2:46
    hay gai nhọn của một cây leo có độc.
  • 2:46 - 2:49
    Điều này giải thích vì sao ta
    không thấy ngứa bên trong
  • 2:49 - 2:51
    cơ thể như ngứa ruột,
  • 2:51 - 2:53
    Vì nó được bảo vệ khỏi
    mối đe dọa bên ngoài,
  • 2:53 - 2:57
    nhưng nghĩ xem,
    bạn sẽ phải gãi làm sao.
  • 2:57 - 3:01
    Ở một số người, nguyên nhân
    dẫn đến những điều trên có thể
  • 3:01 - 3:06
    gây ra cảm giác ngứa tột độ
    có hại cho sức khỏe
  • 3:06 - 3:08
    Ví dụ khi người trong
    một tình trạng tâm lí
  • 3:08 - 3:11
    gọi là kí sinh trùng ảo tưởng.
  • 3:11 - 3:16
    Họ tin rằng cơ thể họ đầy kí sinh và rệp
  • 3:16 - 3:18
    đang bò dưới da,
  • 3:18 - 3:22
    khiến họ ngứa vô cùng.
  • 3:22 - 3:24
    Hiện tượng khác gọi là ngứa tưởng tượng,
  • 3:24 - 3:25
    xảy ra ở bệnh nhân
  • 3:25 - 3:28
    bị mất đi hay bộ phận nào của cơ thể
  • 3:28 - 3:32
    Bởi vì chấn thương này đã phá hủy
    nghiêm trọng hệ thống thần kinh,
  • 3:32 - 3:35
    nó làm rối loạn tín hiệu thần kinh
    bình thường
  • 3:35 - 3:40
    và tạo cảm giác ngữa tại các chi
    không còn tồn tại.
  • 3:40 - 3:45
    Các bác sĩ đang tìm cách chữa trị
    cơn ngứa dị thường này
  • 3:45 - 3:46
    Ở người cụt tay hay chân
  • 3:46 - 3:49
    bệnh nhân dùng gương phản chiếu
  • 3:49 - 3:52
    chi còn lại mà họ gãi
  • 3:52 - 3:54
    Điều này tạo nên một ảo giác
    đánh lừa bộ não
  • 3:54 - 3:59
    nghĩ rằng cơn ngứa
    tưởng tượng được gãi.
  • 3:59 - 4:02
    Kì lạ thay, điều này thực sự hiệu quả.
  • 4:02 - 4:06
    các nhà nghiên cứu cũng tìm hiểu về
    các gene gây ngứa,
  • 4:06 - 4:09
    tìm cách chữa trị và ngăn ngừa
    cơn ngứa
  • 4:09 - 4:12
    trong những trường hợp nghiêm trọng
  • 4:12 - 4:16
    Nếu bị ngứa mà không thể gãi,
    ta cảm giác như địa ngục,
  • 4:16 - 4:19
    ngay cả Dante cũng nghĩ vậy.
  • 4:19 - 4:22
    Nhà thơ người Ý có viết một đoạn
    về địa ngục
  • 4:22 - 4:30
    nơi con người bị trừng phạt trong một
    cái hố tràn ngập cơn ngứa vô hạn.
Title:
Vì sao chúng ta ngứa? - Emma Bryce
Speaker:
Emma Bryce
Description:

Xem toàn bài giảng: http://ed.ted.com/lessons/why-do-we-itch-emma-bryce

Chúng ta bị ngứa hàng chục lần mỗi ngày. Ai cũng biết ngứa ngáy khó chịu đến nhường nào, nhưng có bao giờ bạn băn khoăn vì sao chúng ta ngứa? Cơn ngứa tồn tại qua tiến hóa vì nó có ý nghĩa cao siêu nào đó hay nó chỉ tồn tại để làm chúng ta khó chịu? Emma Bryce sẽ giải thích chi tiết qua bài giảng này.
Bài học biên soạn bởi Emma Bryce, phần hình ảnh tạo bởi Sashko Danylenko.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:44
Ai Van Tran approved Vietnamese subtitles for Why do we itch?
Ai Van Tran edited Vietnamese subtitles for Why do we itch?
Dieu Dang NguyenTran accepted Vietnamese subtitles for Why do we itch?
Dieu Dang NguyenTran edited Vietnamese subtitles for Why do we itch?
Ai Van Tran rejected Vietnamese subtitles for Why do we itch?
Ai Van Tran edited Vietnamese subtitles for Why do we itch?
Ai Van Tran edited Vietnamese subtitles for Why do we itch?
Trang Rương accepted Vietnamese subtitles for Why do we itch?
Show all

Vietnamese subtitles

Revisions