Return to Video

Bộ não đã tự hoạt động thể nào để giúp chúng ta tồn tại- Nathan S. Jacobs

  • 0:07 - 0:11
    Không cần nói bạn cũng biết
    bộ não của chúng ta quan trọng thế nào.
  • 0:11 - 0:13
    Suy cho cùng,
    mỗi điều chúng ta trải nghiệm,
  • 0:13 - 0:15
    mọi suy nghĩ và hành động,
  • 0:15 - 0:17
    cũng như nhận thức và trí nhớ
  • 0:17 - 0:20
    đều được xử lý tại đây,
    trung tâm điều khiển của cơ thể.
  • 0:20 - 0:24
    Nhưng nếu như thế này
    đã là quá nhiều việc cho một cơ quan xử lý
  • 0:24 - 0:28
    thì thực chất, đây chỉ là một phần nhỏ
    những gì não bộ phải thực hiện.
  • 0:28 - 0:31
    Bạn không hề biết về
    hầu hết các hoạt động của não bộ,
  • 0:31 - 0:34
    trừ khi chúng đột ngột dừng lại.
  • 0:34 - 0:36
    Bộ não được hình thành từ hàng tỷ nơ-ron,
  • 0:36 - 0:38
    và hàng nghìn tỷ liên kết.
  • 0:38 - 0:41
    Các nơ-ron được kích hoạt bởi
    các chất xúc tác hoặc suy nghĩ nhất định,
  • 0:41 - 0:45
    nhưng bản thân chúng
    cũng thường xuyên hoạt động tự phát.
  • 0:45 - 0:47
    Một số nơ-ron có các pha giật
    thực hiện theo chu kỳ.
  • 0:47 - 0:52
    Một số khác lại giật liên tục
    rồi ngừng hoạt động,
  • 0:52 - 0:54
    hoặc “im hơi lặng tiếng”
    trong một thời gian dài.
  • 0:54 - 1:00
    đến khi hàng nghìn thông tin
    từ các nơ-ron khác sắp xếp đúng thứ tự.
  • 1:00 - 1:01
    Trên diện rộng,
  • 1:01 - 1:06
    điều này dẫn tới những nhịp điệu tỉ mỉ
    của hoạt động bên trong não bộ,
  • 1:06 - 1:07
    ngâm nga một cách lặng lẽ
  • 1:07 - 1:09
    bất kể là chúng ta ngủ, thức,
  • 1:09 - 1:12
    hay kể cả khi ta cố gắng
    không nghĩ về bất kì điều gì.
  • 1:12 - 1:15
    Và những chức năng não tự phát này
  • 1:15 - 1:20
    hình thành nên nền tảng
    cho các chức năng khác.
  • 1:20 - 1:24
    Hoạt động quan trọng nhất
    trong những hoạt động tự phát này
  • 1:24 - 1:26
    là những cái giúp duy trì sự sống.
  • 1:26 - 1:29
    Ví dụ, trong khi bạn tập trung
    xem đoạn phim này,
  • 1:29 - 1:33
    hoạt động tự phát trong não bạn
    vẫn duy trì việc hô hấp
  • 1:33 - 1:38
    từ 12 đến 16 nhịp một phút.
    đảm bảo rằng bạn không bị ngạt thở.
  • 1:38 - 1:40
    Không cần tới bất kì nỗ lực nào,
  • 1:40 - 1:43
    các tín hiệu từ các bộ phận ở thân não
    đều được truyền qua tủy sống,
  • 1:43 - 1:46
    tới các cơ có chức năng bơm căng phổi,
  • 1:46 - 1:50
    khiến chúng giãn ra và co lại,
    mặc dù bạn có để ý hay không.
  • 1:50 - 1:55
    Các mạch nơ-ron hình thành nên
    loại hoạt động tự phát theo chu kỳ này
  • 1:55 - 1:58
    được gọi là các máy phát sinh
    mô hình trung ương,
  • 1:58 - 2:00
    và điều khiển nhiều hoạt động
    lặp đi lặp lại đơn giản,
  • 2:00 - 2:01
    như hô hấp,
  • 2:01 - 2:02
    đi lại,
  • 2:02 - 2:04
    hay nhai.
  • 2:04 - 2:08
    Các hoạt động thần kinh tiếp diễn
    cũng làm nền cho tri giác của chúng ta.
  • 2:08 - 2:09
    Có vẻ như
  • 2:09 - 2:12
    các nơ-ron ở võng mạc phiên dịch ánh sáng
    thành tín hiệu thần kinh
  • 2:12 - 2:14
    sẽ không hoạt động trong bóng tối,
  • 2:14 - 2:15
    nhưng thực chất,
  • 2:15 - 2:19
    các tế bào hạch ở võng mạc
    liên kết với não bộ
  • 2:19 - 2:20
    vẫn luôn hoạt động.
  • 2:20 - 2:25
    Và tín hiệu chúng chuyển về tăng hay giảm
    phụ thuộc vào mức độ hoạt động,
  • 2:25 - 2:27
    chứ không phải là từng pha giật riêng lẻ.
  • 2:27 - 2:32
    Ở mỗi cấp độ, hệ thần kinh của chúng ta
    lúc nào cũng có đầy hoạt động tự phát.
  • 2:32 - 2:36
    giúp ta diễn dịch hoặc phản hồi
    bất kì tín hiệu nào nó nhận được.
  • 2:36 - 2:41
    Chế độ tự điều khiển của não bộ không chỉ
    giới hạn ở các chức năng sinh học cơ bản.
  • 2:41 - 2:43
    Bạn đã bao giờ vừa đi về nhà,
  • 2:43 - 2:45
    vừa nghĩ về việc tối nay sẽ ăn gì,
  • 2:45 - 2:48
    và sau đó nhận ra rằng mình đã ngừng đi bộ
    trong năm phút vừa qua?
  • 2:48 - 2:51
    Dù chúng ta chưa thể hiểu rõ mọi chi tiết,
  • 2:51 - 2:55
    chúng ta đã biết được các hoạt động
    diễn ra tại nhiều phần của não bộ
  • 2:55 - 2:59
    bằng cách nào đó phối hợp thực hiện
    cái thực chất là một hoạt động phức tạp,
  • 2:59 - 3:02
    bao gồm chức năng tri giác
    và chức năng vận động,
  • 3:02 - 3:05
    vừa đưa bạn đi đúng hướng
    vừa di chuyển chân của bạn
  • 3:05 - 3:07
    trong khi bạn còn đang suy nghĩ
    tối nay ăn gì.
  • 3:07 - 3:10
    Nhưng có lẽ điều tuyệt vời nhất
    ở chức năng não tự phát
  • 3:10 - 3:13
    nằm ở một trong những hiện tượng
    kỳ bí nhất
  • 3:13 - 3:17
    và ít được biết đến nhất
    của cơ thể con người: ngủ.
  • 3:17 - 3:20
    Về đêm bạn có thể ngừng hoạt động,
  • 3:20 - 3:22
    nhưng bộ não của bạn thì không hề.
  • 3:22 - 3:23
    Khi bạn ngủ,
  • 3:23 - 3:28
    các hoạt động tự phát tiếp diễn
    càng ngày càng trở nên đồng bộ,
  • 3:28 - 3:33
    và cuối cùng phát triển thành
    các dao động thần kinh lớn và đồng điệu
  • 3:33 - 3:35
    phủ kín não bộ của bạn.
  • 3:35 - 3:38
    Sự chuyển tiếp sang một loại giấc ngủ
    có nhịp điệu tổ chức hơn
  • 3:38 - 3:43
    bắt đầu với một nhóm
    các dây thần kinh nằm tại vùng dưới đồi.
  • 3:43 - 3:45

    Bất chấp số lượng nhỏ bé của mình,
  • 3:45 - 3:47
    các dây thần kinh này có tác động to lớn
  • 3:47 - 3:51
    trong việc tắt các vùng trên thân não
    mà ban ngày vẫn giúp bạn tỉnh táo
  • 3:51 - 3:53
    cho phép các bộ phận khác
    như vỏ não và đồi thị,
  • 3:53 - 3:57
    dần đi vào nhịp độ hoạt động
    mặc định của mình.
  • 3:57 - 3:59
    Chúng ta ngủ càng sâu,
  • 3:59 - 4:03
    các nhịp vận động
    càng đồng bộ hóa và chậm hơn.
  • 4:03 - 4:09
    với giai đoạn ngủ sâu nhất diễn ra với
    các sóng delta tần suất thấp, biên độ lớn
  • 4:09 - 4:13
    Nhưng bất ngờ thay, giữa giai đoạn ngủ sâu
    với bước sóng chậm này,
  • 4:13 - 4:16
    các hoạt động tự phát
    được đồng bộ hóa của bộ não
  • 4:16 - 4:19
    liên tục chuyển hóa thành
    các pha giật khác nhau
  • 4:19 - 4:21
    chỉ xảy ra khi chúng ta thức.
  • 4:21 - 4:24
    Giai đoạn ngủ này có tên là
    giấc ngủ REM,
  • 4:24 - 4:29
    khi mắt của chúng ta liên tục di chuyển
    qua lại trong khi chúng ta mơ.
  • 4:29 - 4:31
    Các nhà thần kinh học
    vẫn đang cố tìm câu trả lời
  • 4:31 - 4:33
    cho nhiều câu hỏi quan trọng
    xoay quanh giấc ngủ
  • 4:33 - 4:37
    chẳng hạn như vai trò của nó trong việc
    phục hồi khả năng nhận thức,
  • 4:37 - 4:38
    cân bằng nội môi tế bào,
  • 4:38 - 4:40
    và tăng cường trí nhớ.
  • 4:40 - 4:42
    Rộng hơn nữa, họ cũng đang tìm hiểu
  • 4:42 - 4:47
    làm thế nào bộ não có thể hoàn thành được
    nhiệm vụ phức tạp và quan trọng như vậy,
  • 4:47 - 4:51
    như lái xe, hay thậm chí là hô hấp
    mà chúng ta không hề hay biết.
  • 4:51 - 4:53
    Nhưng tạm thời,
    cho đến khi chúng ta có thể
  • 4:53 - 4:57
    hiểu rõ hơn về phương thức hoạt động
    của các chức năng tự phát của bộ não,
  • 4:57 - 5:00
    chúng ta cần tự tán thưởng bộ não của mình
  • 5:00 - 5:02
    vì nó thông minh hơn ta nghĩ rất nhiều.
Title:
Bộ não đã tự hoạt động thể nào để giúp chúng ta tồn tại- Nathan S. Jacobs
Description:

Xem đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/how-spontaneous-brain-activity-keeps-you-alive-nathan-s-jacobs

Ngay cả khi con người đang ngủ, hay không hề bận tâm thì những bánh xe bên trong bộ não vẫn đang quay đều. Thực ra, phần lớn những gì bộ não thực hiện lại là những điều bạn không hề hay biết, cho đến khi bỗng một ngày chúng đột nhiên ngừng lại. Nathan S.Jacobs sẽ đưa chúng ta vào sâu bên trong và khám phá bộ não luôn tự vận động của chúng ta.

Tác giả: Nathan S. Jacobs, thực hiện video: TOGETHER

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:18

Vietnamese subtitles

Revisions