Return to Video

Bữa tối cho 10 tỷ người I Nina Fedoroff I TEDxCERN

  • 0:00 - 0:22
    Hôm nay tôi ở đây là để thách thức
  • 0:22 - 0:26
    cách mà chúng ta thường nghĩ
    về lương thực và nền văn minh.
  • 0:27 - 0:33
    Chúng ta đang sống nền văn minh linh hoạt,
    công nghệ cao, đông đúc và chật chội
  • 0:34 - 0:39
    nơi mà thị trường thực phẩm của chúng ta
    đang sản xuất bùng nổ.
  • 0:39 - 0:42
    Chúng ta có một hệ thống
    liên kết toàn cầu tuyệt vời
  • 0:42 - 0:47
    mang thực phẩm từ khắp thế giới,
    đến cho những người có thể mua chúng
  • 0:47 - 0:51
    vấn đề là: ĐẾN CHO NGƯỜI CÓ THỂ MUA CHÚNG
  • 0:53 - 0:57
    Vào năm 2008, giá thực phẩm tăng chóng mặt
  • 0:57 - 1:02
    và nhiều cuộc khủng hoảng lương thực đã
    xảy ra tại 30 nước; nhiều chính phủ sụp đổ.
  • 1:03 - 1:06
    vào thời điểm đó, tôi đang là cố vấn khoa học
  • 1:06 - 1:09
    cho Thư ký Liên Bang Hoa Kỳ,
    Condoleezza Rice
  • 1:10 - 1:12
    Bà ấy đã yêu cầu tôi tổ chức
  • 1:12 - 1:16
    một cuộc họp thượng đỉnh
    bàn về vấn đề khủng hoàng giá lương thực.
  • 1:17 - 1:23
    Thư ký bộ Quốc Phòng Bob Gates đã ở đó;
    và ông ấy hiểu ý nghĩa của những hệ quả.
  • 1:25 - 1:28
    Trong những năm sau đó,
    giá thực phẩm đã giàm tốc một ít
  • 1:28 - 1:33
    rồi chạm đỉnh thêm một lần nữa.
    Và phong trào Mùa xuân Ả Rập nổi ra
  • 1:34 - 1:38
    (Video bắt đầu) (Lời tường thuật)
    Các phần tử cực đoan đang đốt lốp xe,
  • 1:38 - 1:42
    chặn đường cao tốc, và tấn công
    cảnh sát với pháo hoa cầm tay
  • 1:42 - 1:43
    tại thủ đô của Algerian.
  • 1:43 - 1:45
    Họ đang đấu tranh phản đối
  • 1:45 - 1:49
    việc thực phẩm tăng giá
    và nạn thất nghiệp.
  • 1:49 - 1:52
    (Tiếng Ả Rập) Chúng tôi không chấp nhận
    chính phủ này
  • 1:52 - 1:54
    chúng tôi đã cam chịu,
    trong suốt 10 năm.
  • 1:54 - 1:57
    và 10 năm nữa đang tới,
    mà sẽ không có gì thay đổi.
  • 1:57 - 1:59
    (Lời thuyết minh) Lực lượng chống bạo động
  • 1:59 - 2:02
    được phân bổ đến nhiều thành phố ở Algeria
  • 2:02 - 2:05
    như là một nỗ lực để ngăn chặn
    một cuộc đảo chính quy mô lớn.
  • 2:05 - 2:08
    tại đất nước Bắc Phi
    giàu có về dầu mỏ và khí đốt này.
  • 2:08 - 2:10
    Chính phủ đang diễu cợt chúng tôi,
  • 2:10 - 2:12
    Họ tăng giá đường.
  • 2:12 - 2:13
    Chúng tôi còn phải trả tiền nhà,
  • 2:13 - 2:17
    điện, nước, đường và dầu nữa;
    chúng tôi đều nghèo.
  • 2:17 - 2:18
    (Video kết thúc)
  • 2:19 - 2:21
    Nina Fedoroff: Các bạn đều biết
    cách mà điều đó diễn ra;
  • 2:22 - 2:26
    và nếu bạn nghĩ
    đó chỉ là sự trùng hợp, thì xem đây:
  • 2:27 - 2:30
    đường màu đỏ thể hiện thời điểm,
  • 2:31 - 2:34
    và những lá cờ cho thấy
    nơi diễn ra khủng hoảng lương thực.
  • 2:37 - 2:39
    Thật đáng sợ.
  • 2:39 - 2:44
    Phải chăng sự ổn định của chính phủ
    và tất nhiên là cả các nền văn minh
  • 2:44 - 2:47
    phụ thuộc vào thực phẩm?
  • 2:47 - 2:53
    Hãy nhớ lại khoảng thời gian
    mà các nền văn minh hình thành.
  • 2:54 - 2:58
    Phần lớn trong lịch sử đó,
    ta săn bắn và hái lượm
  • 2:58 - 3:02
    Tổ tiên chúng ta đã dành cả ngày
    để tìm kiếm thức ăn.
  • 3:03 - 3:06
    Sau đó, khoảng 10 hoặc 20.000 năm trước,
  • 3:06 - 3:11
    chúng ta tận dụng cây cối và động vật
    để cải thiện cuộc sống,
  • 3:11 - 3:15
    rồi định cư để trồng và chăn nuôi chúng.
  • 3:15 - 3:17
    Đó, dĩ nhiên chính là nông nghiệp,
  • 3:17 - 3:21
    Từ đó, ta có thể cung cấp nhiều hơn
    là chỉ cho bản thân và gia đình.
  • 3:21 - 3:28
    Ta còn nuôi các thầy tu,
    nghệ nhân, chiến binh và vua chúa.
  • 3:28 - 3:32
    Đây là bức tranh, được tạc vào
    3000 năm trước ở lăng mộ Ai Cập
  • 3:33 - 3:36
    Những thành phố và nền văn minh
    phát triển mạnh mẽ.
  • 3:36 - 3:42
    Điều tôi muốn nói đơn giản là
    những văn minh của nhân loại xuất hiện
  • 3:42 - 3:46
    khi mà chúng ta biết cách
    sản xuất nhiều thực phẩm hơn.
  • 3:46 - 3:52
    Qua rất nhiều thiên niên kỷ,
    các nền văn minh trỗi dậy và suy tàn,
  • 3:52 - 3:55
    nó tồn tại đến khi đất đai khô cằn
  • 3:55 - 3:58
    hoặc bị láng giềng xâm lược
    cướp đi tất cả.
  • 4:01 - 4:05
    Thậm chí, vào đầu thế kỷ 18
  • 4:08 - 4:10
    Thomas Malthus đã nói với chúng tôi
  • 4:10 - 4:14
    rằng nạn đói và xung đột diễn ra
  • 4:14 - 4:19
    bởi vì dân số của chúng ta đã tăng nhanh
    hơn khả năng cung ứng thực phẩm.
  • 4:19 - 4:22
    Nếu Malthus nghĩ rằng tận thế xảy ra
  • 4:22 - 4:26
    khi có đến 1 tỷ người
    sống trên mặt trái đất,
  • 4:26 - 4:28
    Thì làm sao mà chúng ta có đến
    tận 7 tỷ như hôm nay?
  • 4:29 - 4:33
    Vào đúng thời điểm mà
  • 4:33 - 4:37
    Malthus kết thúc những dự đoán
    buồn bã của mình
  • 4:37 - 4:41
    khoa học đã bắt đầu được áp dụng
    vào nông nghiệp một cách nghiêm túc
  • 4:42 - 4:44
    Trong hơn hai thế kỷ sau đó,
  • 4:45 - 4:50
    ba cải tiến đột phá,
    đã thay đổi nền nông nghiệp.
  • 4:51 - 4:54
    Đó là: phân bón tổng hợp,
  • 4:54 - 4:58
    di truyền học và động cơ đốt trong.
  • 5:00 - 5:05
    Ba cải tiến này đã thiết lập nên
    những thay đổi sâu sắc nhất
  • 5:05 - 5:09
    của nền văn minh nhân loại.
  • 5:13 - 5:17
    Thực vật có thể làm những việc
    khá phi thường
  • 5:18 - 5:22
    chúng có thể tạo ra đường từ nước,
    trong môi trường hiếm khí;
  • 5:22 - 5:25
    bằng cách tận dụng CO2 trong không khí.
  • 5:25 - 5:27
    Chúng cũng cần đến Ni-tơ
  • 5:27 - 5:30
    nhưng phần lớn thực vật không thể sử dụng
    Ni-tơ trong khí quyển.
  • 5:30 - 5:36
    Phân bón chứa nitơ
    trong các loại hợp chất thích hợp,
  • 5:36 - 5:40
    và đương nhiên, nó đã liên tục được
    sử dụng để bón cho các nông trại
  • 5:41 - 5:45
    Vấn đề ở đây là không có nhiều Ni-tơ
    trong phân bón hữu cơ
  • 5:45 - 5:49
    cho nên phải cần rất nhiều phân hữu cơ
    để có thể cung cấp cho các nông trại
  • 5:49 - 5:53
    và đương nhiên, chúng ta cũng phải
    cho gia súc ăn để sản xuất phân.
  • 5:53 - 5:57
    Khoảng một thể kỷ trước, Fritz Haber
    và Carl Bosch đã tìm ra
  • 5:57 - 6:03
    cách chuyển đổi Ni-tơ trong không khí
    thành các hợp chất mà cây có thể hấp thụ
  • 6:03 - 6:07
    Hợp chất đó đã được ứng dụng rộng rãi
    trên thế giới đến ngày nay.
  • 6:08 - 6:10
    Sau đó là Di truyền học.
  • 6:10 - 6:16
    Chủ nhân giải Nobel Norman Borlaug
    cha đẻ của cuộc Cách mạng Xanh
  • 6:16 - 6:20
    cuộc cách mạng đã giúp cho nhiều quốc gia
    Châu Á đông dân, lạc hậu
  • 6:20 - 6:22
    thoát ra khỏi sự nghèo đói.
  • 6:23 - 6:25
    Điều mà các bạn có thể không biết
  • 6:25 - 6:29
    là cuộc Cách mạng Xanh
    vốn dựa trên hiện tượng đột biến,
  • 6:29 - 6:35
    Sự thay đổi Gen đã cho phép thực vật
    sử dụng phân bón, phân hữu cơ,
  • 6:35 - 6:39
    hiệu quả hơn và
    nhân đôi, nhân ba năng suất thu hoạch.
  • 6:41 - 6:46
    Đó chính là biến đồi Gen (GM), điều mà
    hiện nay chúng ta đang phản đối.
  • 6:46 - 6:48
    Tôi sẽ quay lại vấn đề đó sau.
  • 6:49 - 6:51
    Và cuối cùng là động cơ đốt trong:
  • 6:51 - 6:53
    Trong suốt lịch sử nhân loại,
  • 6:54 - 6:59
    nông nghiệp được xem là một nghề cực nhọc
    và đòi hỏi rất nhiều nhân công
  • 7:00 - 7:04
    Phần lớn dân số vẫn tập trung ở nông thôn
    thâm chí ngay tại các nước phát triển,
  • 7:04 - 7:07
    cho đến đầu thế kỷ 20.
  • 7:09 - 7:14
    Máy móc dần dần đảm nhiệm nhiều công việc,
  • 7:14 - 7:19
    đòi hỏi ngày càng cần ít nhân công
    nhưng lại tạo ra nhiều sản phẩm hơn,
  • 7:19 - 7:24
    Dân cư chuyển lên thành thị, các thành phố
    trở thành trung tâm của đổi mới và hợp tác
  • 7:25 - 7:31
    Sự khá giả được thúc đẩy bởi công nghệ
    tăng lên
  • 7:31 - 7:36
    cho chúng ta có được những thiết bị,
    tiện nghi, an toàn từ đời sống hiện đại,
  • 7:36 - 7:38
    thậm chí là Internet và cả Twitter.
  • 7:40 - 7:42
    Vậy tương lai đang ẩn chứa điều gì?
  • 7:43 - 7:47
    Có phải Malthus đã sai khi
    đã không nghĩ đến khoa học?
  • 7:48 - 7:49
    Có giới hạn nào ở đây không?
  • 7:51 - 7:55
    Hành tinh chúng ta có thể nuôi sống được
    bao nhiêu người?
  • 7:56 - 7:59
    Liệu biến đổi khí hậu là tốt hay nguy hại?
  • 7:59 - 8:01
    Hãy nhìn vào một số dấu hiệu.
  • 8:02 - 8:04
    Tốc độ tăng dân số đang giảm
  • 8:04 - 8:09
    nhưng chúng sẽ không dừng lại
    ở mức 10 tỷ người
  • 8:09 - 8:11
    mà có lẽ sẽ nhiều hơn thế.
  • 8:13 - 8:17
    Nhờ vào công nghệ, các quốc gia
    lần lượt thoát khỏi nghèo đói.
  • 8:17 - 8:21
    Con người muốn ăn nhiều thịt hơn.
  • 8:21 - 8:27
    Sự thay đổi từ chế độ ăn ngũ cốc sang
    chế độ ăn nhiều thịt sẽ cần nhiều hạt hơn
  • 8:28 - 8:33
    trồng nhiều ngũ cốc sẽ cần nhiều đất
    nhưng đất thì không còn nữa.
  • 8:34 - 8:37
    Thật ra, chúng ta bị mất đất nông nghiệp
    còn nhanh hơn
  • 8:37 - 8:42
    do quá trình đô thị hóa,
    xâm nhập mặn, và sa mạc hóa.
  • 8:42 - 8:45
    Nếu như chúng ta không làm gì khác đi
  • 8:45 - 8:47
    thì mọi thứ sẽ diễn ra
    đúng như Malthus đã nói.
  • 8:47 - 8:53
    Có thể điều đó không diễn ra với tôi
    nhưng chắc chắn là với bạn và con cái bạn.
  • 8:56 - 8:58
    Thêm nữa là biến đổi khí hậu.
  • 8:58 - 9:04
    Phần lớn những gì chúng ta ăn phát triển
    tốt nhất ở nhiệt độ
  • 9:04 - 9:06
    mà chúng ta cảm thấy thoải mái.
  • 9:06 - 9:10
    Để tôi nhắc lại mùa hè nóng kỷ lục 2003
  • 9:10 - 9:12
    mà có thể bạn đã phải trải qua.
  • 9:13 - 9:18
    Nhiệt độ chỉ cao hơn 3 độ C so với
    nhiệt độ trung bình của thế kỷ trước thôi,
  • 9:19 - 9:24
    thế nhưng sản lượng lương thực thu hoạch
    đã giảm khoảng 30%
  • 9:24 - 9:30
    Hãy nghĩ xem, nhiệt độ này sẽ là mức nhiệt
    trung bình trong vài thập kỷ tới
  • 9:31 - 9:34
    Và sẽ trở thành một mùa hè mát mẻ
    vào cuối thế kỷ 21.
  • 9:37 - 9:39
    Nói về nguồn nước
  • 9:39 - 9:42
    Nền nông nghiệp hiệu quả nhất là
    là nên nông nghiệp được tưới tiêu,
  • 9:42 - 9:45
    và nguồn nước đáng tin cậy nhất
    đến từ lòng đất,
  • 9:45 - 9:47
    và từ các tầng nước cổ.
  • 9:48 - 9:52
    Chúng vắt kiệt ngày càng nhanh
    mọi thứ xung quanh.
  • 9:53 - 9:55
    Điều đó không tốt chút nào.
  • 9:57 - 10:03
    Tôi nghĩ những thành công mà chúng ta
    đạt được khi thị trường thực phẩm bùng nổ
  • 10:04 - 10:10
    đã làm cho nhiều cư dân thành thị
    nghĩ rằng Malthus đã là dĩ vãng.
  • 10:11 - 10:14
    Tuy nhiên, Norman Borlaug lại nghĩ khác
  • 10:15 - 10:18
    Trong bài phát biểu
    nhận giải Nobel của mình, ông nói:
  • 10:18 - 10:23
    "Có thể chúng ta đang ở lúc triều dâng cao
    nhưng triều rồi cũng sẽ xuống sớm thôi
  • 10:23 - 10:27
    nếu chúng ta thỏa mãn và ngừng cố gắng."
  • 10:27 - 10:29
    và đó là những gì chúng ta đã làm.
  • 10:29 - 10:34
    Chúng ta đã đầu tư vào nghiên cứu
    nông nghiệp rất nhiều
  • 10:34 - 10:39
    giao nhiệm vụ
    cho các tập đoàn nông nghiệp hùng mạnh,
  • 10:39 - 10:42
    và rồi trách móc họ -
    hãy nghĩ đến trường hợp Monsanto.
  • 10:42 - 10:47
    Chúng ta đã chấp nhận khái niệm
    thực phẩm hữu cơ vì chúng tự nhiên hơn
  • 10:47 - 10:48
    Đừng nhầm lẫn
  • 10:48 - 10:52
    Vấn đề cơ bản của nuôi trồng hữu cơ
    là quy định cấm
  • 10:52 - 10:56
    sử dụng phân bón tổng hợp, mà phân bón
    hữu cơ lại không thể đáp ứng đủ yêu cầu.
  • 10:56 - 11:00
    Nếu chúng ta, tất cả thế giới,
    dùng sản phẩm hữu cơ ngay ngày mai,
  • 11:00 - 11:04
    thì có thể nuôi một nửa dân số.
  • 11:05 - 11:09
    Vậy liệu chúng ta có thể nuôi
    được 10 tỷ người không?
  • 11:10 - 11:15
    Tôi nghĩ là có, nhưng chúng ta
    phải nghĩ và hành động khác đi.
  • 11:17 - 11:23
    Nông nghiệp là một hệ thống phức tạp gồm
    nước, năng lượng, dưỡng chất hóa học,
  • 11:23 - 11:26
    môi trường, và tất nhiên, cả con người.
  • 11:26 - 11:29
    Chúng ta phải tôi ưu hóa hệ thống đó
    một cách toàn diện
  • 11:29 - 11:32
    và làm cho chúng bền vững hơn.
  • 11:32 - 11:35
    Nói thì dễ nhưng làm mới khó.
  • 11:35 - 11:38
    Hãy để tôi nói cụ thể hơn
  • 11:38 - 11:40
    chúng ta cần gia tăng năng suất
  • 11:40 - 11:45
    trên đất mà chúng ta vốn dĩ đang
    khai thác nhưng dùng ít nước hơn.
  • 11:45 - 11:51
    Một trong những sáng kiến
    đó là trồng cây trong nhà.
  • 11:51 - 11:55
    Có một căn nhà kính rất hiện đại
    tại Nam California
  • 11:55 - 11:57
    cà chua được trồng trên một sợi dây
    thẳng đứng
  • 11:57 - 12:02
    đạt sản lượng 5 đến 10 lần
    khi chúng được trồng ngoài trời,
  • 12:02 - 12:07
    tương đương với 100 kg
    trên một mét vuông hàng năm.
  • 12:07 - 12:10
    nhưng chỉ sử dụng 1 phần 10 lượng nước
  • 12:10 - 12:15
    Chúng ta có thể xây dựng nhà kính
    trên nóc nhà trong thành phố,
  • 12:17 - 12:19
    và thậm chí ngay trên sa mạc
    với một ít điều chỉnh,
  • 12:20 - 12:22
    nhưng chúng ta không trồng chúng dưới kính
  • 12:24 - 12:27
    Ngày nay, người nông dân sử dụng
  • 12:27 - 12:31
    100 triệu tấn phân hóa học
  • 12:31 - 12:34
    trên đồng ruộng của họ hàng năm
  • 12:34 - 12:38
    phần lớn số phân ấy làm ô nhiễm
    và giết chết nguồn nước.
  • 12:38 - 12:42
    tìm ra cách cung cấp chất dinh dưỡng
    cho cây khi ngay khi chúng cần
  • 12:42 - 12:46
    và ngay nơi chúng cần là một trong những
    thách thức trong tương lai
  • 12:46 - 12:49
    Có một hệ thống,
    được gọi là tưới tiêu tự động
  • 12:49 - 12:53
    và bạn có thể thấy được chất dinh dưỡng
    cùng với nước được chuyển thẳng đến rễ
  • 12:53 - 12:56
    Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều thứ phải làm.
  • 12:56 - 12:58
    Thuốc trừ sâu chẳng hạn
  • 12:58 - 13:02
    chúng ta sử dụng 1 tỷ pounds thuốc
    hàng năm trên toàn cầu
  • 13:02 - 13:09
    để giết côn trùng như sâu hại ngô, nhưng
    chúng cũng giết côn trùng có lợi khác.
  • 13:09 - 13:16
    Rachel Carson, tác giả Mùa xuân Lặng lẽ
    đã châm ngòi cho các động thái môi trường
  • 13:16 - 13:18
    mơ tới một ngày
  • 13:18 - 13:22
    chúng ta sẽ dùng các phương pháp sinh học
    chứ không phải hóa học độc hại.
  • 13:22 - 13:26
    Hãy nhìn trái bắp này,
    nó được gọi là bắp BT.
  • 13:26 - 13:30
    Nó giống như những trái thông thường
    nhưng lại có dư một gen bên trong
  • 13:30 - 13:35
    gen được lấy từ một loại vi khuẩn an toàn
    dùng làm thuốc trừ sâu sinh học
  • 13:35 - 13:39
    và được cấy trực tiếp vào hệ gen của cây.
  • 13:40 - 13:44
    Đây là
    công nghệ Biến đổi Gen (GM) hiện đại:
  • 13:44 - 13:48
    Cây trồng sẽ sản sinh protein kháng khuẩn
  • 13:48 - 13:54
    và nó chỉ tác động
    đến côn trùng gây hại cho cây
  • 13:54 - 13:58
    vieecc sử dụng thuốc trừ sâu
    đã giảm xuống trên toàn cầu
  • 13:58 - 14:02
    nhờ việc sử dụng những giống cây đó
  • 14:03 - 14:07
    đã giúp côn trùng có lợi phát triển
    từ đó giá thực phẩm giảm xuống
  • 14:07 - 14:10
    nhưng còn có rất, rất nhiều điều
    phải làm nữa.
  • 14:10 - 14:14
    Chúng ta có thể hy vọng vào trồng trọt
    có thể chịu được hạn hán
  • 14:14 - 14:19
    sử dụng Ni-tơ có hiệu quả hơn,
    có khả năng chịu nhiệt
  • 14:19 - 14:23
    và thực sự bổ dưỡng hơn.
  • 14:24 - 14:31
    nhưng đồng thời
    nông nghiệp biến đổi Gen
  • 14:32 - 14:35
    lại có biệt danh là GMO
  • 14:35 - 14:37
    và GMO nghe thật đáng sợ.
  • 14:37 - 14:40
    Tra GMO trên Google, bạn sẽ thấy
  • 14:41 - 14:45
    GMOs đã nhiều lần bị cho là nguyên nhân
    khiến cho nông dân tự tử ở Ấn Độ
  • 14:45 - 14:49
    Bứu xuất hiện ở chuột,
    và nhiều triệu chứng của bệnh trên người
  • 14:49 - 14:54
    từ tự kỷ, tiểu đường
    đến vô sinh và ung thư.
  • 14:56 - 15:01
    Đáng sợ - nhưng may mắn thay,
    đó không phải sự thật.
  • 15:03 - 15:07
    Trên thực tế, sau 25 năm
    nghiên cứu của chính phủ,
  • 15:07 - 15:15
    EU đã công bố một báo cáo, cơ bản
    thống kê kết quả nghiên cứu trong 25 năm
  • 15:15 - 15:18
    tiêu tốn hơn 300 triệu euro
  • 15:18 - 15:25
    kết luận rằng, sản phẩm biến đổi Gen
    từ kỹ thuật GM
  • 15:25 - 15:30
    thì không hề nguy hiểm
    hơn những kỹ thuật khác.
  • 15:31 - 15:40
    Nhưng cuộc chiến GMO vẫn tiếp tục
    được dấy lên qua những lời đồn trên mạng
  • 15:40 - 15:44
    bởi các tổ chức
    lợi dụng sự sợ hãi để kiếm lời.
  • 15:44 - 15:49
    Nỗi sợ luôn đặt giá hơn sự thật.
  • 15:51 - 15:55
    Nghiên cứu quan trọng về GM đã bị
    phản đối trên thế giới
  • 15:55 - 16:00
    giống như nghiên cứu về giống gạo vàng,
    gạo giàu vitamin A
  • 16:02 - 16:04
    Tôi cũng đã bị dính vào vụ này
  • 16:04 - 16:09
    luôn bị xúc phạm,
    đối mặt với những bức thư căm ghét
  • 16:09 - 16:12
    và thậm chí bị tấn công trực tiếp
  • 16:12 - 16:15
    tất cả chỉ vì tôi luôn cố giải thích
  • 16:15 - 16:20
    khoa học và ý nghĩa
    đằng sau cuộc cách mạng tuyệt vời này.
  • 16:21 - 16:25
    Chúng ta đang gần tới giới hạn
  • 16:26 - 16:32
    có 10 tỷ người cần ăn tối
    trong tương lai không xa.
  • 16:35 - 16:40
    Cách mà chúng ta cung cấp đủ thực phẩm
    cho họ sẽ định hình lại nền văn minh
  • 16:42 - 16:47
    Liệu chúng ta sẽ tiếp tự lờ đi sự thật
    và bám vào nỗi sợ hãi mù quáng
  • 16:48 - 16:52
    với ngọn lửa nghèo đói và bất ổn
    đang nhen nhóm
  • 16:53 - 16:57
    để bùng lên thành đám cháy lớn
    thiêu rụi nền văn minh?
  • 16:59 - 17:05
    Hay là chúng ta sẽ thử nghiệm, phát triển
    và thực sự áp dụng những kỹ thuật mới?
  • 17:08 - 17:13
    Liệu chúng ta có nhận ra được
    điều mà nền văn minh
  • 17:13 - 17:15
    của chúng ta đang hướng đến?
  • 17:17 - 17:20
    Liệu chúng ta có đủ thông thái
    để đầu tư
  • 17:20 - 17:25
    vào khoa học
    và công nghệ cái tiến
  • 17:27 - 17:33
    mà có thể cho mọi người công việc
    chỗ trong bàn ăn và đầy đủ thực phẩm?
  • 17:35 - 17:36
    Tôi tin chúng ta có thể
  • 17:38 - 17:41
    Phải không? Tôi không biết.
  • 17:42 - 17:44
    Xin cảm ơn
Title:
Bữa tối cho 10 tỷ người I Nina Fedoroff I TEDxCERN
Description:

Bài nói này được diễn ra tại một sự kiện TEDx và được mô phỏng theo phong cách của TED, nhưng nó hoàn toàn được cộng đồng địa phương, tổ chức một cách độc lập. Để tìm hiểu thêm xin vui lòng truy cập http://ted.com/tedx

Dân số của thể giới được dự báo sẽ tăng lên hơn 10 tỷ người trong tương lai không xa. Làm thế nào chúng ta có thể đủ ăn với từng ấy người trong khi nguồn tài nguyên hiên nay lại có giới hạn? Nina Fedoroff đã cho chúng ta biết được điều gì chúng ta cần làm bây giờ, cũng như nhấn mạnh vai trò quan trọng của khoa học trong việc gia tăng nguồn lương thực và phát triển nông nghiệp trong quá trình phát triển của nhân lạo và dưara nhiều giải pháp hữu ích để giải quyết vấn đề trên.

Công trình nghiên cứu của Nina Fedoroff đề cập từ khía cạnh sinh hóa của quá trình vận động và chuyển đồi ARN cho đến cách thiết kế khi nhà kính nhằm tạo mội trường với nhiệt độ và độ ẩm thích hơp phát triển cho cây trồng. Là một Tiến sĩ tãi Đại học Rockefeller, bà hiện nay là Giáo sư nghiên cứu về Evan Pugh tại Đại học Bang Pennsylvania. Vào năm 2006 bà đã vinh dự nhận được Huy chương Khoa học Quốc Gia khi phục vụ cho Thư ký Liên Bang Hoa Kỳ với vị trí Cố vấn Khoa học Công nghệ. và điều hành viên USAID

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDxTalks
Duration:
17:56

Vietnamese subtitles

Revisions