Return to Video

Khoa học viễn tưởng giúp dự đoán tương lai thế nào - Roey Tzezana

  • 0:07 - 0:10
    Bạn có muốn biết điều gì sẽ xảy ra
    trong tương lai
  • 0:10 - 0:15
    Điều gì sẽ xảy ra ngày mai, năm tới,
    hay thậm chí là một nghìn năm sau?
  • 0:15 - 0:16
    Không chỉ mình bạn thắc mắc đâu.
  • 0:16 - 0:21
    Tất cả mọi người, từ chính phủ, đến
    quân đội, hay cả những nhà kinh doanh,
  • 0:21 - 0:23
    và tất cả bọn họ đều thuê những người
    được gọi là vị lai
  • 0:23 - 0:26
    những người cố gắng dự đoán tương lai.
  • 0:26 - 0:29
    Một số người có khả năng làm việc này
    chính xác đến kinh ngạc.
  • 0:29 - 0:31
    Giữa thế kỉ 20,
  • 0:31 - 0:33
    một nhóm những nhà chiến lược tên là
    RAND Corporation
  • 0:33 - 0:36
    đã tham vấn các nhà khoa học
    và những người theo thuyết vị lai,
  • 0:36 - 0:39
    họ đã cùng nhau
    dự đoán trước những công nghệ
  • 0:39 - 0:41
    mà chúng ta cho là hiển nhiên
    ngày hôm nay,
  • 0:41 - 0:43
    như các cơ quan nhân tạo,
  • 0:43 - 0:45
    thuốc tránh thai,
  • 0:45 - 0:49
    và những thư viện có khả năng tra cứu
    tài liệu nghiên cứu cho người đọc.
  • 0:49 - 0:52
    Một cách để những người vị lai
    đi đến những dự đoán của họ
  • 0:52 - 0:56
    là phân tích sự vận động
    và các xu hướng trong xã hội,
  • 0:56 - 1:00
    và phác họa hướng đi của chúng
    trong tương lai
  • 1:00 - 1:02
    với tính khả thi ở các cấp độ khác nhau.
  • 1:02 - 1:07
    Công việc của họ cung cấp thông tin
    giúp các nhà làm chính sách,
    lãnh đạo đưa ra quyết định
  • 1:07 - 1:09
    cho phép họ cân nhắc các lựa chọn
    cho tương lai
  • 1:09 - 1:14
    thứ không còn cách nào khác
    có thể hình dung cụ thể, chi tiết như vậy
  • 1:14 - 1:18
    Tất nhiên, con người chỉ biết được
    tương lai trong một giới hạn nhất định
  • 1:18 - 1:21
    Luôn luôn có những phát hiện
    phi thường
  • 1:21 - 1:25
    những điều tưởng chừng là vô lý
    với mọi người ở hiện tại.
  • 1:25 - 1:26
    Thử tưởng tượng
  • 1:26 - 1:30
    có một nhà vật lý ở thế kỉ 19
  • 1:30 - 1:33
    được đưa đến thế kỷ 21.
  • 1:33 - 1:38
    Bạn giải thích cho ông ấy thứ chất kì lạ
    tên Uranium 235 là có thật
  • 1:38 - 1:42
    tự nó có thể tạo ra năng lượng
    đủ cho cung cấp cho cả một thành phố
  • 1:42 - 1:45
    hoặc tiêu diệt một thành phố
    chỉ trong tích tắc.
  • 1:45 - 1:49
    "Làm sao nguồn năng lượng lớn như vậy có
    thể tự xuất hiện ?"- Ông ta hỏi
  • 1:49 - 1:51
    "Đó không phải khoa học, đó là ma thuật."
  • 1:51 - 1:54
    Và về mặt nào đó, ông ta có thể đúng.
  • 1:54 - 1:56
    Hiểu biết về khoa học
    từ thế kỉ 19 của ông ta
  • 1:56 - 2:00
    không tồn tại những kiến thức về
    năng lượng phóng xạ hay vật lý nguyên tử.
  • 2:00 - 2:04
    Thời của ông ấy, không hề có dự đoán nào
    về sự xuất hiện của tia X quang,
  • 2:04 - 2:06
    hay là bom nguyên tử,
  • 2:06 - 2:07
    chứ đừng nói đến thuyết tương đối
  • 2:07 - 2:10
    hay là cơ học lượng tử.
  • 2:10 - 2:11
    Như Arthur C.Clarke đã nói,
  • 2:11 - 2:16
    "Bất kì công nghệ tiên tiến thật sự nào
    đều không khác gì ma thuật".
  • 2:16 - 2:20
    Làm thế nào để chúng ta có thể chuẩn bị
    cho một tương lai đầy kỳ diệu
  • 2:20 - 2:24
    tương tự như hiện tại của chúng ta
    trong mắt một người ở thế kỷ 19?
  • 2:24 - 2:28
    Ta có thể nghĩ bằng công nghệ hiện đại
    và kỹ thuật phân tích dữ liệu tiên tiến
  • 2:28 - 2:31
    chúng ta có thể dự đoán tương lai
    một cách chính xác hơn nhiều
  • 2:31 - 2:33
    so với những đồng nghiệp ở thế kỉ 19
  • 2:33 - 2:35
    và đúng vậy.
  • 2:35 - 2:38
    Tuy nhiên,
    sự phát triển kỹ thuật của chúng ta
  • 2:38 - 2:43
    cũng mang theo những thách thức mới
    ngày càng phức tạp và khó lường.
  • 2:43 - 2:47
    Số tiền đặt cược vào thế hệ tương lai để
    chúng có thể vươn đến những điều không thể
  • 2:47 - 2:50
    chưa bao giờ lớn như ở hiện tại.
  • 2:50 - 2:51
    Vậy nên câu hỏi là:
  • 2:51 - 2:53
    Làm thế nào ta làm được?
  • 2:53 - 2:57
    Câu trả lời đầy hứa hẹn thực ra
    đã có kể từ thế kỷ 19
  • 2:57 - 2:59
    và chính Cách Mạng Công Nghiệp
  • 2:59 - 3:02
    đã đặt nền tảng cho
    thế giới hiện tại của chúng ta ngày nay.
  • 3:02 - 3:04
    Trong thời đại của sự phát triển bùng nổ
    và những phát minh
  • 3:04 - 3:09
    một thể loại mới của văn học -
    khoa học viễn tưởng - đã xuất hiện.
  • 3:09 - 3:13
    Được truyền cảm hứng bởi những sáng tạo
    thời kì đó, Jules Vern, H.G. Wells,
  • 3:13 - 3:17
    và những nhà tư tưởng khác đã khám phá
    ra những kịch bản không tưởng,
  • 3:17 - 3:20
    vẽ nên những chân trời mới
    cho những nỗ lực của loài người
  • 3:20 - 3:22
    Và trong suốt thế kỷ 20 và
    tới thế kỷ 21,
  • 3:22 - 3:26
    những người kể chuyện tiếp tục chia sẻ
    tầm nhìn của họ về tương lai
  • 3:26 - 3:31
    và đã dự đoán chính xác nhiều mặt
    của thế giới mà ta sống nhiều thập kỷ sau
  • 3:31 - 3:33
    Trong truyện "Brave New World"
  • 3:33 - 3:37
    Aldous Huxley tiên đoán về việc sử dụng
    thuốc chống suy nhược vào năm 1932,
  • 3:37 - 3:40
    rất lâu trước khi loại thuốc đó
    trở nên phổ biến.
  • 3:40 - 3:46
    Năm 1953, cuốn sách "Fahrenheit 451"
    ,của Ray Bradbury đã báo trước về tai nghe
  • 3:46 - 3:48
    - "vòng sắt radio", theo miêu tả của ông
  • 3:48 - 3:51
    Và trong cuốn "2001: A Space Odyssey"
  • 3:51 - 3:58
    Tác giả C. Clarke đã miêu tả một bảng tin
    di động và có màn hình phẳng vào từ 1968.
  • 3:58 - 4:02
    Trong những tác phẩm kết hợp
    giải trí và xã luận,
  • 4:02 - 4:05
    chúng ta được gợi mở để gác lại sự hoài nghi
    và suy nghĩ về những hậu quả
  • 4:05 - 4:11
    của sự thay đổi tận gốc những thứ quen thuộc,
    những tập quán đã ăn sâu.
  • 4:11 - 4:11
    Theo nghĩa này
  • 4:11 - 4:16
    tác phẩm khoa học viễn tưởng hay nhất
    thể hiện được lời của triết gia Michel Foucault,
  • 4:16 - 4:21
    "Tôi không phải tiên tri. Việc của tôi là tạo ra
    những cánh cửa ở nơi vốn sẵn chỉ là bức tường"
  • 4:21 - 4:26
    Thoát khỏi ràng buộc của hiện tại và
    sự quy chụp về về sự bất khả thi,
  • 4:26 - 4:30
    khoa học viễn tưởng phục vụ như
    một công cụ hữu dụng cho việc sáng tạo.
  • 4:30 - 4:32
    Nhiều người vị lai nhận ra điều này,
  • 4:32 - 4:36
    và một số bắt đầu đưa những nhà văn
    viết chuyện viễn tưởng vào trong nhóm họ.
  • 4:36 - 4:41
    Ngay gần đây thôi, một dự án tên là iKnow
    đã đề xuất những viễn cảnh
  • 4:41 - 4:43
    giống như trong những câu chuyện
    khoa học viến tưởng
  • 4:43 - 4:46
    Chúng bao gồm cả sự khám phá về
    nền văn minh ngoài trái đất
  • 4:46 - 4:50
    sự phát triển cách thức để con người và
    động vật giao tiếp 1 cách trơn tru,
  • 4:50 - 4:53
    và cả thuốc trường sinh.
  • 4:53 - 4:55
    Vậy thì, tương lai đang nắm giữ điều gì?
  • 4:55 - 4:57
    Tất nhiên, ta không thể biết chắc chắn,
  • 4:57 - 5:01
    nhưng khoa học viễn tưởng
    đã cho chúng ta thấy nhiều điều khả thi.
  • 5:01 - 5:03
    Sau cùng, trách nhiệm của chúng ta
  • 5:03 - 5:07
    là xác định phải làm gì để
    ta có thể hiện thực hóa những điều đó.
Title:
Khoa học viễn tưởng giúp dự đoán tương lai thế nào - Roey Tzezana
Description:

Xem đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/how-science-fiction-can-help-predict-the-future-roey-tzezana
Bạn có muốn biết tương lai của chúng ta có gì? Điều gì sẽ xảy ra cho loài người ngày mai, năm sau hay thậm chí là một thiên niên kỷ sau? Thế thì không chỉ có mỗi bạn. Tất cả mọi người từ chính phủ đến quân đội đến các nhà

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:22

Vietnamese subtitles

Revisions