Return to Video

Vancouver Never Plays Itself

  • 0:08 - 0:11
    Xin chào, Tên tôi là Tony
    và đây là " Every Frame a Painting".
  • 0:13 - 0:16
    Lần đầu tiên, tôi cảm thấy một bộ phim
    lừa dối tôi là khi tôi được 8 tuổi
  • 0:16 - 0:19
    Và đó là phim
    Homeward Bound 2: Lost in San Francisco.
  • 0:21 - 0:22
    Bởi vì đây không phải San Francisco.
  • 0:23 - 0:25
    --"Gì đây? Tôi tưởng
    ta sẽ đi đâu thú vị chứ."
  • 0:25 - 0:28
    --"Đây là nơi yêu thích của tôi
    trong cả thành phố này."
  • 0:28 - 0:30
    Đây là Vancouver, nơi tôi lớn lên.
  • 0:31 - 0:35
    Nếu bạn xem đủ nhiều TV hay phim bom tấn,
    thì có khả năng bạn đã thấy thành phố của tôi
  • 0:35 - 0:36
    đóng giả là Santa Barbara
  • 0:37 - 0:39
    hoặc là Seattle
  • 0:40 - 0:41
    và có một lần là khu Bronx.
  • 0:41 - 0:43
    --"Ở đây lúc nào cũng có chuyện."
  • 0:43 - 0:46
    --"New York là thế đấy
    Rồi cháu sẽ quen dần thôi."
  • 0:46 - 0:48
    Dù có bao nhiêu bộ phim hay TV show
    được quay ở đây,
  • 0:48 - 0:52
    thì luôn có một vấn đề phiền nhiễu.
  • 0:57 - 1:02
    Ta chẳng bao giờ được ngắm thành phố cả.
    Nó luôn phải đóng giả làm một nơi khác.
  • 1:02 - 1:08
    --"Tôi đang ở trung tâm Vancouver,
    quảng trường Robson nơi quay The Interview"
  • 1:08 - 1:12
    --"Ở đây
    Seth Rogen and James Franco..."
  • 1:12 - 1:15
    --"được giả tưởng là đang ở Bắc Hàn,
    hãy xem nhé."
  • 1:15 - 1:18
    ...
  • 1:22 - 1:23
    ...
  • 1:30 - 1:33
    Vancouver thực ra là thành phố điện ảnh
    lớn thứ ba ở Bắc Mỹ.
  • 1:33 - 1:38
    Nhưng chúng tôi luôn bị giấu kín đến nỗi
    có hẳn những bộ phim nói về vấn đề này
  • 1:38 - 1:43
    --"Nghề của tôi là hoá trang Vancouver
    để nó trông giống một thành phố ở Mỹ."
  • 1:43 - 1:46
    Nhưng làm thế nào để bạn làm giả một thành phố
    mà không bị khán giả phát hiện?
  • 1:46 - 1:50
    Đầu tiên bạn phải hiểu về thành phố
    và Vancouver như một con tắc kè hoa vậy.
  • 1:50 - 1:53
    Trong điệp vụ Bất khả thi,
    nó đóng vai Seattle...
  • 1:54 - 1:55
    rồi Đông Âu…
  • 1:57 - 2:00
    và cả Ấn Độ, tất cả chỉ cách nhau
    một khoảng 15 phút lái xe.
  • 2:08 - 2:12
    Khi bạn đã hiểu về thành phố,
    thì cũng dễ dàng để đánh lừa khán giả.
  • 2:12 - 2:14
    Đa phần mọi người
    không nghi ngờ gì về cảnh mở đầu
  • 2:14 - 2:17
    nên chỉ cần tìm một toà nhà chuẩn
    và đặt một cái tít lên màn hình.
  • 2:19 - 2:22
    Lựa chọn khác là quay một cảnh đệm
    của một thành phố khác rồi cắt tới
  • 2:24 - 2:26
    nơi nào đó ở Vancouver.
  • 2:26 - 2:30
    Điều này thường được làm với Seattle
    khi kiến trúc ở đó
  • 2:30 - 2:32
    khá giống ở đây.
  • 2:32 - 2:36
    Nhưng để thuyết phục khán giả,
    bạn cần thêm nhiều sự trợ giúp.
  • 2:40 - 2:43
    Lúc đó ta sẽ cần đến bộ phận thiết kế mỹ thuật
    những người kiểm soát tất cả các chi tiết...
  • 2:45 - 2:48
    như decal trên xe
  • 2:48 - 2:50
    Cờ Mỹ ở nền đằng sau
  • 2:50 - 2:52
    biển hiệu trước các toà nhà
  • 2:52 - 2:54
    và đây là điểm yêu thích của tôi
  • 2:54 - 2:56
    ...
  • 2:57 - 2:59
    tủ phát báo tự động USA Today
  • 3:00 - 3:02
    Vì không có gì Mỹ hơn
    là USA Today.
  • 3:03 - 3:07
    --“Tôi đọc nó hàng ngày
    để xem tin tức quanh nước Mỹ ."
  • 3:11 - 3:14
    Bước tiếp là quyết định xem
    cách đánh ánh sáng và quay phim.
  • 3:19 - 3:23
    Một trong những cách tốt nhất
    là quay trong đêm tối với trường ảnh nông
  • 3:24 - 3:26
    Điều này để tránh có một
    "Rumble in the Bronx"
  • 3:26 - 3:29
    khi họ chĩa camera về hướng Bắc
    và bạn có thể thấy rõ những dãy núi
  • 3:31 - 3:33
    Nó thực sự đặc biệt với những gì
    bạn có thể làm với một địa điểm
  • 3:33 - 3:35
    nhờ việc thay đổi góc quay và ánh sáng.
  • 3:35 - 3:38
    Đây là rạp Orpheum,
    với góc quay trên cao có tripod.
  • 3:39 - 3:43
    Còn đây cũng chính là lối vào đó
    với góc thấp và quay cầm tay.
  • 3:47 - 3:51
    Cuối cùng, đó là những đội làm hiệu ứng
    thiết kế những yếu tố đặc biệt cho cảnh quay
  • 3:52 - 3:54
    Đôi khi là những địa danh
    như nhà tù Alcatraz
  • 3:54 - 3:57
    Kim tự tháp TransAmerica
    hoặc là Space Needle.
  • 3:57 - 4:00
    Nhưng đôi khi, họ thay đổi
    gần như toàn bộ cảnh quay.
  • 4:00 - 4:03
    Đây là phố Front Street, đóng vai Nhật Bản.
  • 4:03 - 4:06
    và đây vẫn là nó
    đóng vai Chicago ở tương lai.
  • 4:09 - 4:13
    Và tất cả những chi tiết đó
    khiến ta tin vào ảo giác.
  • 4:13 - 4:15
    Vì thế mà một nhân vật có thể
    nhảy ra khỏi cửa sổ ở Vancouver…
  • 4:20 - 4:23
    và chỉ trong một frame hình sau…
  • 4:24 - 4:26
    là đến San Francisco.
  • 4:34 - 4:37
    Nhưng điều đó có ý nghĩa với một thành phố
    nếu nó luôn đóng vai nơi khác?
  • 4:37 - 4:40
    Với Vancouver, điều đó có nghĩa
    là hình ảnh trên màn ảnh của chúng tôi khá là không đặc sắc
  • 4:40 - 4:43
    Những gì bạn thấy trên phim ảnh
    chủ yếu là khu trung tâm
  • 4:43 - 4:45
    với những toà nhà kính
    dọc phố Burrard Street.
  • 4:48 - 4:51
    và khu vực quanh Gastown,
    như con ngõ này ngoài Cambie.
  • 4:54 - 4:56
    Cả thành phố chỉ như một
    lô đất khổng lồ.
  • 4:56 - 5:01
    một đống những toà nhà vô danh
    có thể được đặt là ở bất cứ đâu.
  • 5:01 - 5:04
    Kể cả khi phim ảnh đi đến nơi nào đó đặc biệt,
    họ cũng nghĩ ra cách để chú thích vào nó.
  • 5:05 - 5:08
    Như khuôn viên của BCIT’s Aerospace
    trông rất đặc biệt thú vị.
  • 5:10 - 5:14
    Nhưng nó luôn bị biến thành những cơ sở
    chính phủ mập mờ đầy tiêu cực.
  • 5:14 - 5:16
    Mọi người đi quanh
    và giơ những tấm thẻ đặc biệt
  • 5:16 - 5:20
    và cố gắng kiểm soát trật tự
    nhưng đương nhiên là họ không thể.
  • 5:25 - 5:29
    Những địa điểm ở Vancouver giống như
    những diễn viên đóng những vai na ná nhau.
  • 5:29 - 5:31
    Như hai trường đại học
    lớn nhất thành phố.
  • 5:31 - 5:34
    đóng hai vai phản nghịch lẫn nhau.
  • 5:34 - 5:38
    SFU, với những bậc thang bê tông,
    chưa bao giờ đóng một vai trường học.
  • 5:38 - 5:39
    Nó sẽ là trại lính
  • 5:42 - 5:44
    hoặc là một tập đoàn xấu xa
  • 5:46 - 5:49
    Trong khi UBC luôn được vào vai là trường đại học
  • 5:49 - 5:52
    nằm đâu đó ngoại trừ Canada.
  • 5:52 - 5:54
    Năm nay, nó còn đóng vai là
    Đại học bang Washington
  • 5:54 - 5:57
    có nghĩa là Vancouver, B.C.
    cuối cùng cũng được đóng vai ở
  • 6:00 - 6:02
    Vancouver, Washington
  • 6:04 - 6:07
    Với tôi, đây là thời điểm tệ nhất
    của lịch sử điện ảnh địa phương
  • 6:08 - 6:10
    Tôi sẽ không bao giờ tha thứ.
  • 6:15 - 6:17
    Nhưng nếu làm phim hiện nay là toàn cầu hoá...
  • 6:17 - 6:21
    thì tại sao nhiều những câu chuyện của chúng tôi
    lại chỉ ở đúng bốn thành phố giống nhau?
  • 6:21 - 6:24
    Chỉ để chúng ta có thể phá huỷ
    những địa danh hết lần này...
  • 6:24 - 6:25
    đến lần khác...
  • 6:26 - 6:27
    rồi khác nữa?
  • 6:33 - 6:36
    Thử đoán xem cả bốn bộ phim này
    được quay ở đâu.
  • 6:36 - 6:37
    --"Ai muốn đi Vancouver nào?"
  • 6:41 - 6:45
    Đôi khi, Tôi tự hỏi có phải các thành viên địa phương
    cố lén đưa thành phố này vào cảnh quay
  • 6:47 - 6:48
    Như một kiểu biểu tình.
  • 6:52 - 6:54
    Với Hollywood, Vancouver chỉ là một địa điểm
    không phải bối cảnh.
  • 6:54 - 6:57
    Đó là nơi có người tài, phong cảnh
    và ưu đãi thuế má
  • 6:57 - 7:00
    nhưng gần như không có định danh điện ảnh
    nào của riêng nó.
  • 7:00 - 7:02
    Chỉ là những danh tính đi vay mượn.
  • 7:13 - 7:14
    Nhưng vẫn có những hi vọng.
  • 7:15 - 7:17
    Trong 50 năm, đã có những làn sóng điện ảnh
    và TV show địa phương
  • 7:17 - 7:19
    Nơi mà Vancouver được vào vai chính mình.
  • 7:19 - 7:22
    "Bọn tôi không biết tý gì về làm phim cả"
  • 7:23 - 7:26
    --"Chẳng biết gì cả. Chúng tôi chỉ
    tiến tới và làm ra nó thôi."
  • 7:26 - 7:28
    Nhiều những bộ phim này
    không được phát hành rộng rãi.
  • 7:28 - 7:31
    Nhưng nó gợi mở
    một góc nhìn hoàn toàn khác
  • 7:31 - 7:33
    Với tôi, chúng gợi mở nhiều thân thuộc
    với trải nghiệm của tôi...
  • 7:34 - 7:38
    là một đứa trẻ nhập cư khám phá
    thành phố chủ yếu là đi bộ
  • 7:38 - 7:40
    --"Come on Dad!"
  • 7:42 - 7:43
    --"Oh shit, my camera!"
  • 7:45 - 7:49
    Những bộ phim này đối xử với Vancouver
    không chỉ là địa điểm mà còn là bối cảnh.
  • 7:49 - 7:51
    Và chúng lưu giữ những điều
    đặc sắc với chúng ta
  • 7:52 - 7:54
    nên ta thấy cần những hình ảnh này hơn bao giờ.
  • 7:58 - 8:01
    Vì điện ảnh có thể lưu trữ
    một phần nào đó thời gian và không gian.
  • 8:01 - 8:05
    không phải như phim tài liệu mà
    là phim giả tưởng về một thế giới thực
  • 8:08 - 8:12
    Và thành phố xứng đáng hơn
    những câu chuyện đùa về thời tiết của nó
  • 8:12 - 8:16
    --"Lấy đồ mùa đông đi.
    Ta sẽ đến thành phố ấm nhất Canada."
  • 8:19 - 8:24
    Đây là Vancouver. Thành phố điện ảnh
    lớn thứ ba ở Bắc Mỹ
  • 8:24 - 8:27
    Trên màn ảnh, nó ở mọi nơi
    và ẩn mờ.
  • 8:31 - 8:34
    Nhưng ngoài kia, có nhiều những góc phim
    đang chờ đợi được quay.
  • 8:34 - 8:38
    Và tôi nghĩ đã đến lúc chúng tôi sẽ thúc đẩy
    để tạo nên một diện mạo mới.
  • 8:40 - 8:43
    Vì thành thực, đây là thành phố của chúng tôi
  • 8:43 - 8:44
    Thì có ai khác làm việc đó chứ?
Title:
Vancouver Never Plays Itself
Video Language:
English
Duration:
09:06

Vietnamese subtitles

Revisions