Return to Video

Đấp xuống sao chổi thế nào?

  • 0:01 - 0:06
    Tôi xin mời quý vị đến với
    câu chuyện của tàu vũ trụ Rosetta.
  • 0:06 - 0:10
    Bay theo và thả tàu thăm dò
    xuống bề mặt sao chổi,
  • 0:10 - 0:13
    là đam mê của tôi trong hai năm qua.
  • 0:13 - 0:15
    Để thực hiện điều đó,
  • 0:15 - 0:18
    tôi xin cung cấp cho quý vị vài thông tin
    về nguồn gốc của hệ mặt trời.
  • 0:18 - 0:20
    4.5 tỷ năm trước,
  • 0:20 - 0:22
    có một đám mây khí và bụi.
  • 0:22 - 0:26
    Ở trung tâm đám mây này, mặt
    trời của chúng ta hình thành và phát sáng.
  • 0:26 - 0:32
    Cùng với đó là sự hình thành của
    các hành tinh, sao chổi và thiên thạch.
  • 0:32 - 0:36
    Theo lý thuyết, điều đã xảy ra là
  • 0:36 - 0:40
    khi trái đất nguội đi sau
    thời điểm hình thành,
  • 0:40 - 0:44
    rất nhiều sao chổi va đập với Trái đất và
    cung cấp nước cho nó
  • 0:45 - 0:50
    Có lẽ, chúng cũng mang tới Trái đất
    những chất hữu cơ phức tạp,
  • 0:50 - 0:53
    và điều đó khởi đầu cho sự sống xuất hiện.
  • 0:53 - 0:56
    Quý vị có thể so sánh điều đó với việc
    chơi bộ ghép hình có 250 mảnh
  • 0:56 - 1:00
    và không phải bộ 2.000 mảnh ghép.
  • 1:00 - 1:03
    Sau đó, những hành tinh lớn
    như sao Mộc và sao Thổ,
  • 1:03 - 1:06
    chúng ở vị trí khác so với hiện nay,
  • 1:06 - 1:08
    và hút lẫn nhau bởi lực hấp dẫn,
  • 1:08 - 1:12
    chúng quét sạch tất cả
    những gì bên trong hệ mặt trời,
  • 1:12 - 1:13
    và các sao chổi
  • 1:13 - 1:16
    tập hợp lại trong Vành đai Kuiper,
  • 1:16 - 1:19
    đó là vành đai các vật thể
    ở ngoài quỹ đạo của sao Hải Vương.
  • 1:19 - 1:23
    Và đôi khi các vật thể này rơi vào nhau,
  • 1:23 - 1:26
    chúng chuyển hướng đi vì lực hấp dẫn,
  • 1:26 - 1:30
    rồi trọng lượng của sao Mộc
    hút chúng lại trong hệ mặt trời.
  • 1:30 - 1:34
    Và chúng trở thành sao chổi như
    chúng ta thấy trên bầu trời.
  • 1:34 - 1:37
    Điều cần chú ý ở đây
    là trong thời gian đó,
  • 1:37 - 1:40
    khoảng 4.5 tỷ năm,
  • 1:40 - 1:43
    những sao chổi di chuyển
    bên ngoài hệ mặt trời,
  • 1:43 - 1:44
    và không hề thay đổi--
  • 1:44 - 1:47
    giống như hệ mặt trời nhưng ở xa và lạnh.
  • 1:47 - 1:49
    Trên bầu trời, chúng giống như thế này.
  • 1:49 - 1:51
    Ta nhận biết chúng nhờ vào cái đuôi.
  • 1:51 - 1:53
    Thực ra có hai cái đuôi.
  • 1:53 - 1:57
    Một đuôi chứa bụi, bị thổi
    ra xa do gió mặt trời.
  • 1:57 - 2:00
    Đuôi kia chứa các hạt ion mang điện tích,
  • 2:00 - 2:03
    và chúng theo từ trường của hệ mặt trời.
  • 2:03 - 2:04
    Có lớp mây phủ sao chổi,
  • 2:04 - 2:07
    rồi đến phần lõi cứng,
    nó nhỏ quá chúng ta không thấy được,
  • 2:07 - 2:10
    quý vị cần lưu ý
    trong trường hợp của tàu Rosetta,
  • 2:10 - 2:12
    nó chỉ là một chấm trong bức ảnh.
  • 2:12 - 2:16
    Chúng ta chỉ ở cách xa sao chổi
    khoảng 20, 30, 40 kilomet
  • 2:16 - 2:18
    Vậy cái gì là cần nhớ?
  • 2:18 - 2:23
    Sao chổi chứa vật chất nguyên thủy
    để hệ mặt trời được hình thành,
  • 2:23 - 2:26
    vậy chúng có thành phần
    lý tưởng để nghiên cứu
  • 2:26 - 2:30
    nó là món quà được tặng tại thời
    điểm trái đất và sự sống hình thành.
  • 2:30 - 2:32
    Ta cũng chưa rõ trong sao chổi có
  • 2:32 - 2:36
    thành phần gì liên quan nguồn gốc sự sống.
  • 2:36 - 2:40
    Năm 1983, Cơ quan Vũ trụ Châu Âu ESA có
    chương trình dài hạn Horizon 2000,
  • 2:40 - 2:44
    gồm chương trình chính là
    chuyến hành trình đến sao chổi.
  • 2:44 - 2:49
    Và một nhiệm vụ phụ là phóng Giotto
    đến sao chổi, mà quý vị thấy đây,
  • 2:49 - 2:55
    năm 1986, Giotto bay về hướng sao chổi
    Halley trong đoàn của một tàu vũ trụ khác.
  • 2:55 - 2:59
    Từ kết quả của chương trình,
    ta thấy sáng tỏ :
  • 2:59 - 3:04
    các sao chổi là đối tượng lý tưởng
    để nghiên cứu hệ mặt trời.
  • 3:04 - 3:09
    Vì thế, chương trình tàu Rosetta đã
    được phê duyệt vào năm 1993
  • 3:09 - 3:12
    và nó được chuẩn bị phóng vào năm 2003,
  • 3:12 - 3:15
    nhưng một vấn đề xuất hiện
    với tên lửa Ariane.
  • 3:15 - 3:18
    Tuy nhiên, bộ phận P.R. của chúng tôi
    rất hào hứng,
  • 3:18 - 3:20
    sản xuất 1.000 cái đĩa sành Delft Blue
  • 3:20 - 3:23
    có ghi tên của những sao chổi nhỏ.
  • 3:23 - 3:26
    Vậy tôi không phải mua đĩa của Tàu nữa.
    Cái đó cũng hay.
  • 3:26 - 3:28
    (Tiếng cười)
  • 3:28 - 3:30
    Khi vấn để đã được giải quyết,
  • 3:30 - 3:33
    chúng tôi rời trái đất vào năm 2004
  • 3:33 - 3:36
    để đến sao chổi mới được chọn,
    Churyumov-Gerasimenko.
  • 3:36 - 3:39
    Sao chổi này được chọn
    rất đặt biệt vì 2 lý do :
  • 3:39 - 3:41
    A. bạn phải có thể bay đến nó,
  • 3:41 - 3:44
    B. nó không ở trong hệ mặt trời quá lâu.
  • 3:44 - 3:48
    Sao chổi phần tử này ở
    trong hệ mặt trời từ 1959.
  • 3:48 - 3:52
    Đó là lần đầu tiên
    nó bị đổi hướng do sao Mộc,
  • 3:52 - 3:54
    và nó đủ gần mặt trời để bắt đầu thay đổi.
  • 3:54 - 3:56
    Vậy sao chổi này còn rất trẻ.
  • 3:57 - 4:00
    Rosetta làm những chuyến lịch sử đầu tiên.
  • 4:00 - 4:02
    Là vệ tinh đầu tiên vào quỹ đạo sao chổi,
  • 4:02 - 4:06
    và hộ tống sao chổi suốt hành trình
    xuyên qua hệ mặt trời --
  • 4:06 - 4:09
    đó là tiếp cận gần mặt trời nhất,
    như chúng ta thấy vào tháng tám,
  • 4:09 - 4:11
    và sau đó sao chổi bay ra ngoài.
  • 4:11 - 4:14
    Đó là lần đáp đầu tiên trên một sao chổi.
  • 4:14 - 4:18
    Chúng ta thật sự đã bay quanh
    sao chổi một cách không
  • 4:18 - 4:19
    bình thường với tàu vũ trụ.
  • 4:19 - 4:23
    Thông thường, bạn nhìn lên trời,
    biết mình đang nhìn nơi nào và đang ở đâu.
  • 4:23 - 4:25
    Trong trường hợp này, như thế là chưa đủ.
  • 4:25 - 4:28
    Chúng tôi đã bay ngang để thấy
    những điểm mốc trên sao chổi đó.
  • 4:28 - 4:31
    Chúng tôi nhận ra những điểm --
    tảng đá, hố trũng --
  • 4:31 - 4:35
    và như thế chúng tôi biết chúng tôi
    ở đâu so với sao chổi.
  • 4:35 - 4:39
    Và, đương nhiên, đó là vệ tinh đầu tiên
    đi bên ngoài quỹ đạo của sao Mộc
  • 4:39 - 4:40
    với tấm pin mặt trời.
  • 4:40 - 4:43
    Bây giờ, nghe có vẻ oai
    hơn lúc đang thực hiện,
  • 4:43 - 4:48
    vì công nghệ dùng máy
    phát nhiệt chất phóng xạ đồng vị
  • 4:48 - 4:51
    chưa thịnh hành ở châu Âu vào lúc đó,
    nên không có chọn lựa nào khác.
  • 4:51 - 4:53
    Nhưng pin mặt trời thì quá rộng.
  • 4:53 - 4:56
    Đó là một chiếc cánh,
    và không ai nhỏ con được chọn.
  • 4:56 - 4:58
    Họ phải như quý vị và tôi đây.
  • 4:58 - 5:00
    (Tiếng cười)
  • 5:00 - 5:04
    Chúng tôi có hai cánh này, 65 mét vuông.
  • 5:04 - 5:07
    Rồi sau đó, đương nhiên,
    khi chúng tôi đến sao chổi,
  • 5:07 - 5:11
    quý vị tưởng tượng xem, 65 mét vuông cánh
  • 5:11 - 5:16
    khép lại trên một thân máy nóng rực
    không phải là một chọn lựa dễ dàng.
  • 5:16 - 5:19
    Bây giờ, làm sao hạ cánh trên sao chổi?
  • 5:19 - 5:22
    Chúng tôi phải đến đó để thực
    hiện những mục tiêu khoa học của Rosetta
  • 5:22 - 5:26
    ở rất xa -- bằng bốn lần khoảng cách
    từ trái đất đến mặt trời --
  • 5:26 - 5:30
    và cũng bay với vận tốc cao hơn rất nhiều
    so với vận tốc động cơ xăng,
  • 5:30 - 5:34
    chúng tôi phải chở gấp sáu lần
    lượng nhiên liệu của toàn bộ tàu.
  • 5:34 - 5:36
    Chúng tôi phải làm gì đây?
  • 5:36 - 5:39
    Bạn dùng chuyến bay thám thính
    nhờ lực hấp dẫn và máy phóng,
  • 5:39 - 5:43
    ở đó bạn bay ngang qua
    rất gần một hành tinh ,
  • 5:43 - 5:44
    khoảng một nghìn mét,
  • 5:44 - 5:49
    rồi bạn đạt vận tốc của hành tinh này
    trên quỹ đạo xung quanh mặt trời.
  • 5:49 - 5:51
    Chúng tôi bay như thế một lúc.
  • 5:51 - 5:54
    Bay qua trái đất, sao hỏa,
    rồi trái đất 2 lần nữa,
  • 5:54 - 5:58
    rồi chúng tôi cũng bay đến hai
    tiểu hành tinh Lutetia và Steins.
  • 5:58 - 6:03
    Từ 2011 đến nay, quan sát vùng mặt trời,
    để kiểm tra các vấn đề của tàu vũ trụ,
  • 6:03 - 6:07
    chúng tôi không chữa tàu lần nào nữa,
  • 6:07 - 6:09
    vậy chúng tôi đi vào mùa ngủ đông.
  • 6:09 - 6:12
    Mọi thứ chuyển sang dạng ngủ trừ đồng hồ.
  • 6:12 - 6:16
    Ở đây, bạn thấy đường bay màu trắng,
    và đoạn đường nó đã đi qua.
  • 6:16 - 6:18
    Bạn thấy từ vòng chúng tôi bắt đầu,
  • 6:18 - 6:22
    đường trắng, bạn thấy nó
    ngày càng dài ra theo hình ê líp,
  • 6:22 - 6:25
    sau cùng, chúng tôi tiếp cận sao chổi
  • 6:25 - 6:29
    vào tháng 5, 2014, và chúng tôi bắt đầu
    thao tác hạ cánh.
  • 6:29 - 6:34
    Trên quỹ đạo đó, chúng tôi bay qua
    trái đất và chụp hình để kiểm tra camera.
  • 6:34 - 6:36
    Đây là hình trăng nhô lên khỏi trái đất,
  • 6:36 - 6:38
    và cái này, giờ được gọi "hình tự sướng,"
  • 6:38 - 6:42
    vào thời điểm đó, từ này
    chưa ai dám dùng. (Tiếng cười)
  • 6:42 - 6:45
    Đó là sao hỏa. Nó được chụp
    bởi camera CIVA,
  • 6:45 - 6:47
    một trong những camera trên tàu đổ bộ,
  • 6:47 - 6:49
    và nó chỉ hoạt động nhờ tấm pin mặt trời,
  • 6:49 - 6:53
    bạn thấy sao hỏa còn xa tấm pin mặt trời.
  • 6:53 - 6:59
    Bây giờ, khi chúng tôi ra khỏi
    giấc ngủ đông vào tháng một, 2014,
  • 6:59 - 7:01
    chúng tôi vượt qua quảng đường
  • 7:01 - 7:04
    2 triệu km từ sao chổi vào tháng 5.
  • 7:04 - 7:08
    Tuy nhiên, vận tốc
    của phi thuyền quá nhanh.
  • 7:08 - 7:14
    Chúng tôi đi nhanh hơn sao chổi
    2.800 km/h, vậy chúng tôi phải giảm tốc.
  • 7:14 - 7:16
    Chúng tôi phải điều chỉnh tám lần,
  • 7:16 - 7:18
    và bạn thấy đây,
    một vài điều chỉnh đó rất lớn.
  • 7:18 - 7:24
    Chúng tôi phải giảm tốc lần đầu
    khoảng 100 km/h,
  • 7:24 - 7:29
    và kéo dài trong 7 giờ,
  • 7:29 - 7:32
    nó tiêu thụ 218 kilo nhiên liệu,
  • 7:32 - 7:36
    đó là 7 giờ rất căng thẳng,
    vì vào năm 2007,
  • 7:36 - 7:39
    có một sự rò rỉ trong hệ thống
    phản lực của Rosetta,
  • 7:39 - 7:41
    và chúng tôi đã phải tắt một động cơ,
  • 7:41 - 7:43
    thế là hệ thống hoạt động với một động cơ
  • 7:43 - 7:47
    điều đó không được dự kiến
    và thử nghiệm trước.
  • 7:48 - 7:53
    Rồi chúng tôi đến gần sao chổi,
    và đã thấy những bức hình đầu tiên.
  • 7:53 - 7:55
    Chu kỳ quay đúng của
    sao chổi là 12 giờ 30 phút,
  • 7:55 - 7:57
    nó đã tăng tốc,
  • 7:57 - 8:01
    nhưng bạn sẽ hiểu những gì mà
    kỹ sư thiết kế của chúng tôi đã nghĩ,
  • 8:01 - 8:04
    thật không dễ dàng đáp xuống.
  • 8:04 - 8:09
    Chúng tôi đã hy vọng gặp
    tình huống đơn giản
  • 8:09 - 8:11
    để đáp xuống dễ dàng.
  • 8:11 - 8:15
    Nhưng chúng tôi ước: mọi việc trơn tru.
  • 8:15 - 8:18
    Ôi không. Không được rồi . (Tiếng cười)
  • 8:18 - 8:21
    Vào thời điểm đó, không thể tránh khỏi :
  • 8:21 - 8:25
    chúng tôi phải vẽ bản đồ chi tiết
    như bạn thấy đây,
  • 8:25 - 8:30
    vì chúng tôi phải tìm ra khu vực
    bằng phẳng có đường kính 500 m.
  • 8:30 - 8:34
    Tại sao 500 m? Đó là sai lầm
    của chúng tôi khi thăm dò để đáp.
  • 8:34 - 8:37
    Chúng tôi hoàn thiện quá trình và
    vẻ bản đồ bề mặt sao chổi.
  • 8:37 - 8:40
    Chúng tôi đã dùng
    kĩ thuật photoclinometry.
  • 8:40 - 8:42
    Đó là vẽ bóng của vật dưới mặt trời.
  • 8:42 - 8:45
    Cái bạn thấy đây là một hòn đá
    trên bề mặt sao chổi,
  • 8:45 - 8:48
    dưới ánh sáng mặt trời.
  • 8:48 - 8:50
    Với cái bóng đó,
  • 8:50 - 8:54
    chúng tôi có thể xác định một cách
    khá chính xác hình dạng của tảng đá.
  • 8:54 - 8:56
    Bạn có thể lập trình trên máy tính,
  • 8:56 - 9:00
    bạn có thể mô tả toàn bộ sao chổi
    và vẽ bản đồ cho nó.
  • 9:00 - 9:04
    Để làm điều đó chúng tôi bắt đầu bay theo
    những quỹ đạo đặt biệt từ tháng 8.
  • 9:04 - 9:07
    Trước hết, theo hình tam giác
    với độ dài cạnh 100 km
  • 9:07 - 9:08
    tại khoảng cách 100 km,
  • 9:08 - 9:11
    chúng tôi xác định
    tất cả mọi vật trong 50 km.
  • 9:11 - 9:15
    Lúc đó, chúng tôi thấy sao chổi
    có nhiều góc cạnh,
  • 9:15 - 9:20
    và chúng tôi dùng kỹ thuật này
    để vẽ bản đồ đầy đủ.
  • 9:20 - 9:23
    Bây giờ, kết quả đó giúp chọn
    nơi để đáp xuống.
  • 9:23 - 9:27
    Chúng tôi phải làm toàn bộ quá trình,
    từ việc vẽ bản đồ sao chổi
  • 9:27 - 9:31
    đến việc tìm ra nơi đáp,
    mất hết 60 ngày.
  • 9:31 - 9:32
    Chúng tôi có 60 ngày thôi.
  • 9:32 - 9:34
    Để bạn hiểu, xin nói rõ
    chương trình sao hỏa
  • 9:34 - 9:38
    cần hàng trăm nhà khoa học
    làm việc với nhau trong nhiều năm
  • 9:38 - 9:40
    chỉ để kết luận họ sẽ đi đâu.
  • 9:40 - 9:42
    Chúng tôi đã làm việc đó trong 60 ngày.
  • 9:42 - 9:45
    Chúng tôi đã chọn được nơi đáp
  • 9:45 - 9:50
    và các lệnh được chuẩn bị
    cho Rosetta phóng Philae.
  • 9:50 - 9:55
    Theo cách này, Rosetta
    cần đến điểm bên phải trong không gian,
  • 9:55 - 9:58
    và nhắm đến sao chổi,
    vì tàu đổ bộ không tự di chuyển.
  • 9:58 - 10:01
    Tàu đổ bộ được phóng ra
    và di chuyển đến sao chổi.
  • 10:01 - 10:03
    Rosetta phải bay vòng quanh
  • 10:03 - 10:08
    để camera có thể quay
    được Philae hoạt động
  • 10:08 - 10:10
    và có thể liên lạc với nó.
  • 10:10 - 10:15
    Bây giờ, toàn bộ
    thời gian đáp đã là 7 giờ.
  • 10:15 - 10:18
    Hãy là một phép tính đơn giản :
  • 10:18 - 10:22
    nếu vận tốc tĩnh của Rosetta là 1cm/giây,
  • 10:22 - 10:26
    7 giờ là 25.000 giây.
  • 10:26 - 10:30
    Có nghĩa là 252 m lệch so với sao chổi.
  • 10:30 - 10:34
    Vậy chúng tôi cần biết vận tốc của Rosetta
  • 10:34 - 10:36
    lệch bao nhiêu cm trong một giây,
  • 10:36 - 10:40
    và vị trí của nó trong không gian
    lệch bao nhiêu mét
  • 10:40 - 10:43
    tại khoảng cách 500 triệu km từ trái đất.
  • 10:43 - 10:46
    Đó là thành công tuyệt vời.
  • 10:46 - 10:50
    Xin giới thiệu với các bạn về
    ngành khoa học này và những thiết bị.
  • 10:50 - 10:54
    Tôi sẽ làm bạn chán
    với những chi tiết máy quá nhỏ,
  • 10:54 - 10:55
    nhưng đây là tất cả.
  • 10:55 - 10:58
    Chúng tôi có thể kiểm khí ga,
    có thể đo được phân tử bụi,
  • 10:58 - 11:01
    những hình dáng, thành phần,
  • 11:01 - 11:03
    có cả máy đo từ trường, mọi thứ.
  • 11:03 - 11:07
    Đây là một trong những kết quả
    của máy về độ đậm đặc khí ga
  • 11:07 - 11:09
    tại vị trí của Rosetta,
  • 11:09 - 11:11
    đó là khí ga sao chổi thải ra.
  • 11:11 - 11:13
    Hình đồ thị phóng lớn
    là vào tháng 9 năm ngoái.
  • 11:13 - 11:17
    Có thay đổi dài hạn bên
    trong hình, và không có gì ngạc nhiên,
  • 11:17 - 11:18
    nhưng bạn thấy những đỉnh nhọn.
  • 11:18 - 11:21
    Đó là một ngày sao chổi.
  • 11:21 - 11:25
    Bạn có thể thấy ảnh hưởng của mặt trời
    trên việc bay hơi khí ga
  • 11:25 - 11:28
    và ảnh hưởng do sự quay của sao chổi.
  • 11:28 - 11:29
    Vậy có dấu vết rõ ràng về
  • 11:29 - 11:31
    nguồn gốc của nhiều thứ,
  • 11:31 - 11:35
    chúng nóng lên ở phía mặt trời,
    và nguội đi ở phía kia.
  • 11:35 - 11:38
    Và chúng ta có thể thấy
    sự thay đổi độ đậm đặc khí ga.
  • 11:38 - 11:42
    Đây là các loại khí ga
    và những hỗn hợp hữu cơ
  • 11:42 - 11:44
    mà chúng tôi đã đo được.
  • 11:44 - 11:46
    Bạn thấy một danh sách rất ấn tượng,
  • 11:46 - 11:48
    và còn nhiều nhiều nữa,
  • 11:48 - 11:50
    vì còn nhiều phép đo khác nữa.
  • 11:50 - 11:54
    Thật vậy, có một hội thảo
    ở Houston đang diễn ra vào lúc này
  • 11:54 - 11:56
    để trình bày về các kết quả đó.
  • 11:57 - 11:58
    Chúng tôi đã kiểm tra phân tử bụi.
  • 11:58 - 12:01
    Bây giờ, các bạn thấy nó
    không ấn tượng lắm,
  • 12:01 - 12:05
    nhưng các nhà khoa học
    lúc đó rất phấn khích khi thấy nó.
  • 12:05 - 12:06
    Hai phân tử bụi :
  • 12:06 - 12:09
    bên phải là Boris,
    và họ đã bắn nó với chất tantalum
  • 12:09 - 12:11
    để có thể phân tích nó.
  • 12:11 - 12:13
    Bây giờ, chúng tôi tìm thấy
    natri và ma-nhê.
  • 12:13 - 12:18
    Điều đó cho thấy
    có sự tập trung của hai chất này
  • 12:18 - 12:20
    vào thời điểm hệ mặt trời hình thành,
  • 12:20 - 12:24
    vậy chúng ta biết được những vật chất
  • 12:24 - 12:27
    ở thời điểm hành tinh hình thành.
  • 12:27 - 12:30
    Một trong những phần quan trọng
    này là kỹ thuật hình ảnh.
  • 12:30 - 12:33
    Đây là một trong những camera
    của Rosetta, camera OSIRIS,
  • 12:33 - 12:36
    đây là trang bìa của tạp chí Science
  • 12:36 - 12:39
    vào ngày 23 tháng 1 năm nay.
  • 12:39 - 12:42
    Không ai ngờ lại có được hình ảnh thế này.
  • 12:42 - 12:46
    Đá tảng, đá sỏi -- liệu có gì
    còn giống Đỉnh Núi Chẻ tại Yosemite
  • 12:46 - 12:48
    hơn thế này không.
  • 12:48 - 12:51
    Chúng tôi cũng thấy những thứ giống
  • 12:51 - 12:56
    đụn cát, bên phải giống như
    bóng gợn sóng cát.
  • 12:56 - 13:00
    Ta đã biết các hình thể này trên sao hỏa,
    nhưng sao chổi không có khí quyển,
  • 13:00 - 13:02
    vậy thật khó để tạo ra được sóng cát.
  • 13:02 - 13:04
    Có thể do khí thải ra từ các vùng cục bộ,
  • 13:04 - 13:07
    chúng bốc lên và thổi trở lại.
  • 13:07 - 13:10
    Chúng tôi không chắc,
    vậy phải tìm hiểu thêm về hiện tượng này.
  • 13:10 - 13:12
    Ở đây, bạn thấy hình này hai lần.
  • 13:12 - 13:14
    Bên phía trái, bạn thấy một cái hố ở giữa.
  • 13:14 - 13:17
    Hình bên phải, nếu nhìn kỹ,
  • 13:17 - 13:20
    bạn sẽ thấy 3 tia nhỏ từ đáy hố.
  • 13:20 - 13:22
    Đó là hoạt động của sao chổi.
  • 13:22 - 13:26
    Chúng ta thấy ở đáy các hố
    là các vùng hoạt động,
  • 13:26 - 13:29
    ở đó các vật chất bốc hơi lên.
  • 13:29 - 13:33
    Có một khe nứt nhỏ ở cổ sao chổi.
  • 13:33 - 13:35
    Bạn thấy nó ở hình phải,
  • 13:35 - 13:38
    dài một kilomet, và rộng hai mét rưỡi.
  • 13:38 - 13:40
    Vài người đoán là,
  • 13:40 - 13:43
    khi chúng tôi đến gần mặt trời,
  • 13:43 - 13:44
    sao chổi sẽ bị gãy ra làm hai,
  • 13:44 - 13:46
    và chúng tôi tự hỏi :
  • 13:46 - 13:48
    chúng tôi sẽ chọn phần nào để nghiên cứu?
  • 13:48 - 13:52
    Trở lại tàu đổ bộ -- với nhiều thiết bị,
  • 13:52 - 13:57
    phần lớn giống như những dụng cụ
    để đục và khoan đất.
  • 13:57 - 14:01
    Nhưng cũng như Rosetta,
    và vì bạn muốn so sánh
  • 14:01 - 14:04
    cái bạn thấy trong không gian
    với cái bạn thấy trên sao chổi.
  • 14:04 - 14:07
    Đây được gọi là thăm dò địa chất.
  • 14:07 - 14:10
    Có những hình ảnh về đổ bộ
  • 14:10 - 14:12
    được chụp bởi camera OSIRIS.
  • 14:12 - 14:16
    Bạn thấy tàu đổ bộ đi xa dần Rosetta.
  • 14:16 - 14:20
    Ở phía trên, bên phải , bạn thấy một hình
    chụp cách tàu đổ bộ 60 m,
  • 14:20 - 14:23
    60 mét bên trên mặt của sao chổi.
  • 14:23 - 14:26
    Tảng đá khoảng 10m.
  • 14:26 - 14:30
    Đây là hình cuối cùng mà chúng tôi chụp
    trước khi chúng tôi đáp xuống sao chổi.
  • 14:30 - 14:34
    Hãy xem lại toàn bộ các hình lần nữa,
    nhưng với góc nhìn khác,
  • 14:34 - 14:38
    và bạn thấy ba hình phóng lớn
    từ dưới bên trái đến giữa
  • 14:38 - 14:42
    của hành trình tàu đổ bộ
    trên bề mặt sao chổi.
  • 14:42 - 14:46
    Ở trên cao, có một hình
    trước và một hình sau đổ bộ.
  • 14:46 - 14:50
    Vấn đề với hình sau là
    không thấy tàu đổ bộ.
  • 14:50 - 14:54
    Nhưng nếu nhìn kỹ bên trái của hình,
  • 14:54 - 14:58
    chúng ta thấy tàu đổ bộ vẫn còn đó,
    nhưng nó bị tung lên cao.
  • 14:58 - 14:59
    Rồi nó rơi trở lại.
  • 14:59 - 15:02
    Bây giờ, trên một ghi chép về sao chổi
  • 15:02 - 15:07
    đây là Rosetta được thiết kế
    có tàu đổ bộ chịu xốc.
  • 15:07 - 15:10
    Tàu này bị loại bỏ vì quá đắt.
  • 15:10 - 15:12
    Chúng tôi quên rồi, nó
    còn nhớ đã bị loại đấy.
  • 15:12 - 15:13
    (Tiếng cười)
  • 15:13 - 15:16
    Khi bị tung lên lần đầu,
    trong máy đo từ trường,
  • 15:16 - 15:20
    bạn thấy dữ liệu từ chúng,
    từ ba trục x,y và z.
  • 15:20 - 15:22
    Ở giữa, bạn thấy một đường đỏ.
  • 15:22 - 15:24
    Tại đường đỏ này, có một thay đổi.
  • 15:24 - 15:28
    Điều xảy ra là trong khi
    bị tung lên lần đầu,
  • 15:28 - 15:32
    ở đâu đó, một chân của tàu đổ bộ
    va đập vào bờ của một miệng hố,
  • 15:32 - 15:35
    và vận tốc quay của tàu đổ bộ thay đổi.
  • 15:35 - 15:37
    Chúng tôi khá may mắn
  • 15:37 - 15:39
    vì đang ở ngay đó.
  • 15:39 - 15:43
    Đây là một trong
    những ảnh đại diện của Rosetta.
  • 15:43 - 15:47
    Đối tượng là sản phẩm nhân tạo,
    một chân của tàu đổ bộ,
  • 15:47 - 15:49
    đang đứng trên một sao chổi.
  • 15:49 - 15:54
    Theo tôi, đây là một trong những
    hình vũ trụ đẹp nhất mà tôi từng thấy.
  • 15:54 - 15:59
    (Vỗ tay)
  • 15:59 - 16:03
    Một trong những thứ mà tôi vẫn
    phải làm là tìm ra tàu đổ bộ.
  • 16:03 - 16:07
    Vùng xanh ở đây là nơi
    chúng tôi nghĩ nó phải ở đó.
  • 16:07 - 16:11
    Chúng tôi chưa thể tìm ra nó,
    nhưng cuộc tìm kiếm vẫn tiếp tục,
  • 16:11 - 16:14
    như là những cố gắng để
    khởi động lại tàu đổ bộ.
  • 16:14 - 16:16
    Chúng tôi lắng nghe mỗi ngày,
  • 16:16 - 16:19
    và chúng tôi hy vọng từ bây giờ
    đến tháng 4,
  • 16:19 - 16:20
    tàu đổ bộ sẽ tỉnh lại.
  • 16:20 - 16:22
    Kết quả chúng tôi
    tìm thấy trên sao chổi là
  • 16:24 - 16:26
    thứ có thể trôi nổi trong nước.
  • 16:26 - 16:29
    Độ đậm đặc của nó bằng một nửa của nước.
  • 16:29 - 16:32
    Nó giống một hòn đá
    rất lớn, nhưng không phải.
  • 16:32 - 16:36
    Sự tăng hoạt động của sao chổi được
    quan sát trong tháng 6, 7 và 8 năm ngoái
  • 16:36 - 16:38
    đã tăng gấp bốn.
  • 16:38 - 16:40
    Lúc đó, chúng tôi gần mặt trời,
  • 16:40 - 16:44
    sẽ có 100 kilo mỗi giây
    bốc hơi khỏi sao chổi:
  • 16:44 - 16:46
    khí ga, bụi, và những thứ khác.
  • 16:46 - 16:48
    Tức là 100 triệu kg mỗi ngày.
  • 16:50 - 16:52
    Cuối cùng là ngày trở về trái đất.
  • 16:52 - 16:57
    Tôi không bao giờ quên -- sự lên cơn
    cực độ với 250 nhóm truyền hình Đức.
  • 16:57 - 16:59
    BBC đang phỏng vấn tôi,
  • 16:59 - 17:02
    và một nhóm truyền hình khác
    liên tục theo tôi
  • 17:02 - 17:04
    đang quay phim cuộc phỏng vấn,
  • 17:04 - 17:07
    và nhóm này cứ tiếp tục theo
    đến cuối ngày.
  • 17:07 - 17:09
    Nhóm Discovery Channel
  • 17:09 - 17:11
    gọi cho tôi khi tôi
    đang rời phòng điều khiển,
  • 17:11 - 17:13
    và họ đã hỏi thăm tôi,
  • 17:13 - 17:17
    và tôi đã rơi nước mắt,
    tôi còn nhớ cảm giác này.
  • 17:17 - 17:18
    Trong bốn tháng rưỡi,
  • 17:18 - 17:21
    tôi không thể nghĩ đến
    ngày về mà không có nước mắt,
  • 17:21 - 17:24
    và tôi vẫn giữ mãi cảm xúc này.
  • 17:24 - 17:27
    Với hình ảnh của sao chổi,
    tôi xin chào tạm biệt.
  • 17:27 - 17:29
    Cám ơn.
  • 17:29 - 17:34
    (Vỗ tay)
Title:
Đấp xuống sao chổi thế nào?
Speaker:
Fred Jansen
Description:

Là người điều hành chương trình Rossetta, Fred Jansen chịu trách nhiệm lần đáp thành công 2014 của tàu thăm dò trên sao chổi 67P/Churyumov - Gerasimenko. Trong bài thuyết trình lôi cuốn và hài hước, Jansen cho thấy một số tính toán phức tạp để nói về chuyến hạ cánh của tàu thăm dò Philae trên một sao chổi cách trái đất 500 triệu km - và chia sẻ những hình chụp thật kinh ngạc trong chuyến đi.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
17:47
Dimitra Papageorgiou approved Vietnamese subtitles for How to land on a comet
Hồng Khánh Lê edited Vietnamese subtitles for How to land on a comet
Hồng Khánh Lê edited Vietnamese subtitles for How to land on a comet
Hồng Khánh Lê edited Vietnamese subtitles for How to land on a comet
Hồng Khánh Lê accepted Vietnamese subtitles for How to land on a comet
Hồng Khánh Lê edited Vietnamese subtitles for How to land on a comet
Hồng Khánh Lê edited Vietnamese subtitles for How to land on a comet
Son Nguyen edited Vietnamese subtitles for How to land on a comet
Show all

Vietnamese subtitles

Revisions