Return to Video

Chú ý này các chiến hữu tài phiệt, những cây xỉa sắp chĩa về chúng ta

  • 0:01 - 0:03
    Có lẽ mọi người không biết tôi,
  • 0:04 - 0:07
    tôi là một trong số 0.01%,
  • 0:07 - 0:09
    mà các bạn nghe và biết tới
    qua truyền thông,
  • 0:09 - 0:12
    và theo một số định nghĩa hơp lí
    thì tôi là nhà tài phiệt.
  • 0:13 - 0:15
    Tối nay, điều tôi muốn làm là nói thẳng
  • 0:15 - 0:18
    với những nhà tài phiệt khác và mọi người
  • 0:18 - 0:21
    vì tôi cảm thấy đã đến lúc
  • 0:21 - 0:23
    chúng ta cần trò chuyện.
  • 0:23 - 0:26
    Như những nhà tài phiệt khác,
    tôi cũng là tay tư bản
  • 0:26 - 0:28
    đầy tự hào và không biện hộ.
  • 0:28 - 0:31
    Tôi đă sáng lập, đồng sáng lập hay góp vốn
  • 0:31 - 0:34
    vào hơn 30 công ty
    khắp các ngành công nghiệp.
  • 0:34 - 0:38
    Tôi cũng là nhà đầu tư ngoại tộc đầu tiên
    vào Amazon.com.
  • 0:38 - 0:41
    Tôi đồng sáng lập công ty aQuantive
  • 0:41 - 0:46
    mà đã được bán cho Microsoft
    với giá 6.4 tỉ đô la.
  • 0:46 - 0:48
    Tôi cùng sở hữu một ngân hàng
    với vài người bạn.
  • 0:48 - 0:51
    Tôi nói cho các vị điều này--(Cười)--
  • 0:51 - 0:52
    Không thể tin được phải không?
  • 0:52 - 0:54
    Nói ra điều này để bạn biết
  • 0:54 - 0:57
    rằng cuộc đời tôi cũng giống như
    những tay tài phiệt khác.
  • 0:58 - 1:01
    Tôi có tầm nhìn rộng về chủ nghĩa tư bản,
  • 1:01 - 1:02
    và về kinh doanh,
  • 1:02 - 1:05
    Tôi đã được thưởng khá hậu hĩnh
    cho điều đó
  • 1:05 - 1:08
    bằng một cuộc sống mà các vị
  • 1:08 - 1:11
    không thể tưởng tượng nổi:
  • 1:11 - 1:14
    vô số nhà cửa, một du thuyền,
    một phi cơ riêng,
  • 1:14 - 1:16
    vv...và vv...
  • 1:16 - 1:22
    Nhưng thành thật mà nói, tôi không phải
    là người giỏi nhất mà bạn biết.
  • 1:22 - 1:23
    Tôi chắc chắn cũng không phải người chăm chỉ nhất.
  • 1:23 - 1:25
    Tôi từng là một thằng sinh viên quèn.
  • 1:25 - 1:27
    Chẳng biết gì về công nghệ.
  • 1:27 - 1:28
    Tôi không thể viết nổi một đoạn mă.
  • 1:28 - 1:32
    Thực tình thành công của tôi là kết quả
  • 1:32 - 1:34
    của sự may mắn đầy ngoạn mục
  • 1:34 - 1:39
    gia thế từ khi sinh ra, hoàn cành và thời điểm.
  • 1:39 - 1:43
    Thực chất tôi có giỏi về một vài điều.
  • 1:43 - 1:48
    Thứ nhất, tôi có
    sức chịu đựng phi thường với rủi ro,
  • 1:48 - 1:51
    thứ khác tôi có một giác quan tốt,
  • 1:51 - 1:54
    một trực giác tốt về những gì
    sẽ xảy đến trong tương lai,
  • 1:54 - 1:56
    Và tôi nghĩ cái trực giác về tương lai đó,
  • 1:56 - 2:01
    là tinh túy của một thương nghiệp tốt.
  • 2:01 - 2:03
    Điều mà tôi thấy ở tương lai lúc này,
  • 2:03 - 2:04
    bạn biết gì không?
  • 2:04 - 2:07
    Tôi thấy nhiều vũ khí,
  • 2:07 - 2:11
    thấy đám giang hồ tay cầm vũ khí đó.
  • 2:11 - 2:18
    Vì khi những tay tài phiệt như chúng tôi
  • 2:18 - 2:20
    đang sống trong những giấc mơ
    đầy tham vọng,
  • 2:20 - 2:24
    thì 99% dân số còn lại,
  • 2:24 - 2:26
    đang tụt hậu dần về phía sau.
  • 2:26 - 2:29
    Năm 1980, 1% dân số người Mĩ ở tầng lớp trên
  • 2:29 - 2:31
    chiếm khoảng 8% thu nhập quốc gia,
  • 2:31 - 2:34
    trong khi nhóm 50% ở tầng lớp dưới
  • 2:34 - 2:37
    chiếm 18%.
  • 2:37 - 2:40
    Ba mươi năm sau, hôm nay, 1% đứng đầu
  • 2:40 - 2:43
    chiếm hơn 20% thu nhập quốc gia,
  • 2:43 - 2:46
    trong khi 50% đứng dưới
  • 2:46 - 2:49
    chiếm 12% hay 13%.
  • 2:49 - 2:50
    Nếu xu thế này tiếp diễn,
  • 2:50 - 2:52
    nhóm 1% trên cùng sẽ chiếm
  • 2:52 - 2:55
    hơn 30% thu nhập quốc gia
  • 2:55 - 2:56
    trong 30 năm tiếp theo,
  • 2:56 - 2:59
    trong khi nhóm 50% bên dưới
  • 2:59 - 3:00
    sẽ chiếm chỉ 6%.
  • 3:00 - 3:02
    Bạn thấy đó vấn đề không phải là
  • 3:02 - 3:05
    sự bất công đang hiện diện giữa chúng ta.
  • 3:05 - 3:07
    Một số bất công là cần thiết
  • 3:07 - 3:11
    để nền dân chủ tư bản vận hành tốt hơn.
  • 3:11 - 3:12
    Vấn đề là sự bất công ngày nay,
  • 3:12 - 3:15
    đang ở mức cao nhất trong lịch sử,
  • 3:15 - 3:19
    và diễn tiến ngày càng tệ.
  • 3:19 - 3:22
    Nếu như sự giàu có, quyền lực và thu nhập
  • 3:22 - 3:23
    tiếp tục tập trung
  • 3:23 - 3:26
    ở những phần tử nhóm trên cùng,
  • 3:26 - 3:27
    xă hội chúng ta sẽ thay đổi,
  • 3:27 - 3:30
    từ dân chủ tư bản
  • 3:30 - 3:32
    sang xã hội thực dụng tân phong kiến
  • 3:32 - 3:35
    như nước Pháp thế kỷ 18.
  • 3:35 - 3:38
    Đó là nước Pháp
  • 3:38 - 3:39
    trước cuộc cách mạng,
  • 3:39 - 3:41
    với nhiều đám giang hồ có vũ khí.
  • 3:41 - 3:44
    Nên tôi có một thông điệp
    cho các chiến hữu tài phiệt,
  • 3:44 - 3:45
    cho các bạn giàu kếch xù
  • 3:45 - 3:47
    và cho những ai đang sống
  • 3:47 - 3:49
    trong một thế giới với hàng rào bong bóng.
  • 3:49 - 3:51
    Tỉnh dậy đi.
  • 3:51 - 3:55
    Tỉnh dậy đi.
    Nó không còn được bao lâu nữa đâu.
  • 3:55 - 3:57
    Vì nếu chúng ta không làm gì đó
  • 3:57 - 4:02
    để sửa chữa những
    bất công kinh tế trong xă hội,
  • 4:02 - 4:04
    những vũ khí sắt nhọn sẽ hướng vào chúng ta.
  • 4:04 - 4:08
    Vì tự do và nền xă hội mở
    không thể dung túng
  • 4:08 - 4:12
    Cho sự bất công
    ngày càng tăng như vậy nữa.
  • 4:12 - 4:14
    Điều này chưa từng xảy ra,
    cũng không có tiền lệ.
  • 4:14 - 4:15
    Một xã hội bất công
  • 4:15 - 4:17
    sẽ dẫn đến một đất nước chuyên chế,
  • 4:17 - 4:19
    hay một cuộc nổi dậy.
  • 4:19 - 4:21
    Những thứ vụ khí ấy sẽ hướng vào chúng ta,
  • 4:21 - 4:24
    nếu chúng ta không
    giải quyết triệt để vấn đề này.
  • 4:24 - 4:27
    Vấn đề không phải "nếu như"
    mà là "khi nào".
  • 4:27 - 4:30
    Sẽ rất kinh khủng khi chúng xảy đến
  • 4:30 - 4:32
    cho mọi người,
  • 4:32 - 4:37
    Cụ thể là các tay tài phiệt như chúng tôi.
  • 4:37 - 4:40
    Nghe có vẻ tôi là người thích làm việc thiện,
  • 4:40 - 4:43
    thực tình tôi chỉ đang đưa ra lập luận luân lí,
  • 4:43 - 4:45
    rằng bất công trong kinh tế là sai.
  • 4:45 - 4:50
    Sự bất công ngày càng tăng trong kinh tế
  • 4:50 - 4:53
    là ngu xuẩn và thất sách.
  • 4:53 - 4:57
    Bất công tăng cao, không chỉ gia tăng rủi ro
  • 4:57 - 4:59
    vũ khí hướng vào chúng ta,
  • 4:59 - 5:03
    mà còn tác động xấu đến kinh doanh.
  • 5:04 - 5:07
    Vậy mô hình cho những kẻ giàu chúng ta
    là phải như Henry Ford.
  • 5:07 - 5:11
    Khi Ford áp dụng
    chính sách trứ danh $5/ngày.
  • 5:11 - 5:14
    Mức lương/giờ cao gấp đôi thời đó,
  • 5:14 - 5:16
    ông không chỉ làm tăng sản lượng
  • 5:16 - 5:18
    cho các nhà máy sàn xuất của mình,
  • 5:18 - 5:22
    mà còn chuyển đổi tầng lớp
    lao động tự động nghèo khó bị bóc lột
  • 5:22 - 5:24
    thành tầng lớp trung lưu phát đạt,
  • 5:24 - 5:27
    những người mà hiện nay đã có thể mua được sản phẩm mình làm ra.
  • 5:28 - 5:31
    Ford nhận thấy điều
    chúng ta biết ngày nay là đúng,
  • 5:31 - 5:35
    rằng nền kinh tế nên được hiểu
    như một hệ sinh thái
  • 5:35 - 5:39
    và được đặc tính hóa bởi cùng mô hình
  • 5:39 - 5:41
    của vòng phản hồi mà ta thấy
  • 5:41 - 5:43
    trong hệ sinh thái.
  • 5:43 - 5:46
    Một vòng phản hồi giữa khách hàng
    và các ngành kinh doanh.
  • 5:46 - 5:49
    Tăng lương làm tăng nhu cầu tiêu thụ,
  • 5:49 - 5:51
    dẫn đến nhu cầu sử dụng lao động tăng,
  • 5:51 - 5:53
    từ đó khiến lương lại tăng,
  • 5:53 - 5:56
    cùng với đó là nhu cầu và lợi nhuận.
  • 5:56 - 6:00
    Chu kỳ tích cực làm tăng sự thịnh vượng đó
  • 6:00 - 6:03
    mà chính xác đang bị thiếu đi
  • 6:03 - 6:08
    trong sự hồi phục kinh tế ngày nay.
  • 6:08 - 6:13
    Đó là lí do tại sao
    chúng ta cần bỏ lại phía sau
  • 6:13 - 6:14
    những chính sách nền kinh tế thấm nhập
  • 6:14 - 6:18
    đang thống trị các đảng phái chính trị,
  • 6:19 - 6:21
    và chú trọng phát triển
    nền kinh tế từ tầng lớp trung lưu.
  • 6:21 - 6:23
    Nền kinh tế từ tầng lớp trung lưu
  • 6:23 - 6:27
    bác bỏ ý tưởng kinh tế tân cổ điển,
  • 6:27 - 6:31
    rằng các nền kinh tế đang hoạt động hiệu quả, đúng hướng và mang tính cơ giới,
  • 6:31 - 6:34
    đang có xu hướng tiến đến
    cân bằng và công bằng.
  • 6:34 - 6:38
    Thay vào đó, bám theo ý tưởng thế kỷ 21,
  • 6:38 - 6:41
    rằng các nền kinh tế là phức tạp,
    mang tính thích nghi,
  • 6:41 - 6:42
    giống như hệ sinh thái,
  • 6:42 - 6:46
    rằng chúng có xu hướng rời xa
    sự cân bằng và hướng đến sự bất công,
  • 6:46 - 6:48
    rằng chúng không hiệu quả chút nào.
  • 6:48 - 6:51
    Nhưng chúng sẽ hiệu quả
    nếu được quản lí tốt.
  • 6:52 - 6:54
    Quan điểm của thế kỷ 21 này,
  • 6:54 - 6:57
    cho phép ta thấy rő rằng chủ nghĩa tư bản
  • 6:57 - 7:01
    không hoạt động dựa trên
    sự phân bổ hiệu quả
  • 7:01 - 7:03
    của các nguồn tài nguyên có sẵn.
  • 7:03 - 7:08
    Nó hoạt động dựa trên việc
    tạo ra những giải pháp
  • 7:08 - 7:10
    cho những vấn đề của con người.
  • 7:10 - 7:12
    Cái hay của tư bản chủ nghĩa đó là
  • 7:12 - 7:17
    Nó là một hệ thống
    tìm kiếm giải pháp luôn tiến hóa.
  • 7:17 - 7:22
    Nó đền đáp những người
    giải quyết những vấn đề của người khác.
  • 7:23 - 7:26
    Điểm khác biệt giữa xã hội nghèo
  • 7:26 - 7:28
    và xã hội giàu, hiển nhiên,
  • 7:28 - 7:31
    là mức độ mà xã hội đó
  • 7:31 - 7:33
    tạo ra những giải pháp dưới hình thức
  • 7:33 - 7:35
    là sản phẩm cho cư dân của nó.
  • 7:36 - 7:38
    Toàn bộ giải pháp
  • 7:38 - 7:40
    mà chúng ta có trong xã hội
  • 7:40 - 7:42
    thực sự là sự thịnh vượng của chúng ta,
    điều này giải thích
  • 7:42 - 7:44
    tại sao những công ty như Google và Amazon,
  • 7:44 - 7:47
    Microsoft và Apple,
  • 7:47 - 7:49
    cùng những thương nhân tạo ra chúng
  • 7:49 - 7:53
    đã đóng góp quá nhiều
  • 7:53 - 7:55
    cho sự thịnh vượng của đất nước chúng ta.
  • 7:56 - 7:59
    Quan điểm của thế kỉ 21 này
  • 7:59 - 8:00
    cũng làm rõ
  • 8:00 - 8:04
    rằng điều mà chúng ta nghĩ
    là sự phát triển kinh tế
  • 8:04 - 8:05
    nên được hiểu theo cách tốt nhất là
  • 8:05 - 8:08
    tốc độ chúng ta giải quyết vấn đề.
  • 8:09 - 8:12
    Nhưng tỉ lệ đó hoàn toàn phụ thuộc vào
  • 8:12 - 8:15
    số những người giải quyết vấn đề--
  • 8:15 - 8:19
    khả năng đa dạng hoá của
    những nhà giải quyết vấn đề mà chúng ta có.
  • 8:19 - 8:21
    Và từ đó, bao nhiêu cư dân trong xã hội này
  • 8:21 - 8:23
    tham gia tích cực ,
  • 8:23 - 8:26
    với cả hai tư cách là thương nhân
    người có khả năng đưa ra những giải pháp,
  • 8:26 - 8:30
    và khách hàng mà tiêu thụ chúng.
  • 8:30 - 8:34
    Nhưng sự tham gia tối đa này
  • 8:34 - 8:36
    không tự nhiên xảy ra,
  • 8:36 - 8:38
    nó cũng không tự diễn ra,
  • 8:38 - 8:41
    mà đòi hỏi công sức và đầu tư,
  • 8:41 - 8:43
    đó là tại sao
  • 8:43 - 8:47
    những nền dân chủ tư bản cực thịnh
  • 8:47 - 8:50
    đều được đặc tính hóa
    bởi những khoản đầu tư khổng lồ
  • 8:50 - 8:52
    từ tầng lớp trung lưu và cơ sở hạ tầng
  • 8:52 - 8:54
    mà họ phụ thuộc.
  • 8:55 - 8:57
    Những tay tài phiệt chúng tôi
  • 8:57 - 9:00
    cần bỏ lại phía sau nền kinh tế thấm nhập,
  • 9:01 - 9:03
    chúng tôi càng giàu,
  • 9:03 - 9:06
    thì người khác sẽ giàu hơn.
  • 9:06 - 9:08
    Không đúng. Sao lại có thể chứ?
  • 9:09 - 9:12
    Tôi kiếm được hơn 1,000 lần
    mức lương trung bình,
  • 9:12 - 9:16
    nhưng đâu có mua hàng
    với giá gấp 1,000 lần,
  • 9:16 - 9:17
    Đúng không?
  • 9:17 - 9:20
    Thực tình tôi mua hai cái quần jean,
  • 9:21 - 9:22
    thứ mà đối tác của tôi anh Mike gọi là
  • 9:22 - 9:24
    quần jean cho người quản lí.
  • 9:24 - 9:27
    Tôi đã có thể mua 2,000 cái,
  • 9:27 - 9:30
    nhưng làm gì với chúng đây? (Cười).
  • 9:30 - 9:32
    Tôi có thể đi cắt tóc được mấy lần?
  • 9:32 - 9:36
    Ra ngoài ăn tối thường xuyên thế nào?
  • 9:37 - 9:40
    Mặc cho những nhà tài phiệt
    có giàu đến cỡ nào,
  • 9:40 - 9:44
    thì cũng không bao giờ chi phối được
    nền kinh tế quốc gia.
  • 9:44 - 9:48
    Chỉ có tầng lớp trung lưu phát đạt
    mới có thể làm được điều đó.
  • 9:49 - 9:52
    Chẳng có gì để làm cả,
  • 9:52 - 9:54
    đó là điều các bạn tài phiệt của tôi sẽ nói.
  • 9:56 - 9:58
    Henry Ford là thời đại khác.
  • 9:59 - 10:01
    Có thể chúng ta không thể làm điều gì đó.
  • 10:01 - 10:03
    Hoặc có thể làm gì đó.
  • 10:04 - 10:08
    Ngày 19 tháng 6 năm 2013,
  • 10:08 - 10:11
    Bloomberg phát hành
    một bài báo tôi viết gọi là
  • 10:11 - 10:16
    “Nhà Tư Bản Với Chủ Trương
    Lương Tối Thiểu $15/Giờ” .
  • 10:16 - 10:19
    Những người ủng hộ điều này
    tại tạp chí doanh nhân Forbes,
  • 10:19 - 10:21
    là một trong những người ngưỡng mộ tôi,
  • 10:21 - 10:25
    gọi nó là
    “Đề xuất gần như là điên rồ của Nick Hanauer.”
  • 10:26 - 10:29
    Nhưng chỉ 350 ngày sau,
  • 10:29 - 10:31
    sau khi bài báo phát hành,
  • 10:31 - 10:34
    Thị trưởng bang Seatle Ed Murray kí duyệt
  • 10:34 - 10:38
    một sắc lệnh
    tăng mức lương tối thiểu ở Seatle
  • 10:38 - 10:40
    lên $15/ giờ,
  • 10:40 - 10:41
    hơn gấp đôi
  • 10:41 - 10:45
    mức lương tối thiểu bang hiện hành là $7.25.
  • 10:46 - 10:48
    Chuyện này đã xảy ra như thế nào,
  • 10:48 - 10:50
    những nhà lập luận sẽ hỏi thế.
  • 10:50 - 10:52
    Nó xảy ra vì một nhóm trong chúng ta
  • 10:52 - 10:53
    đã nhắc nhở tầng lớp trung lưu
  • 10:53 - 10:55
    rằng họ là tài nguyên
  • 10:55 - 10:58
    của sự phát triển và thịnh vượng
    trong nền kinh tế tư bản.
  • 10:59 - 11:02
    Chúng ta đã nhắc nhỏ họ rằng
    khi người lao động kiếm nhiều tiền hơn,
  • 11:02 - 11:04
    thì các ngành kinh doanh có thêm khác hàng,
  • 11:04 - 11:05
    từ đó lại tăng nhu cầu tuyển dụng lao động.
  • 11:06 - 11:09
    Chúng ta nhắc nhở họ rằng
    khi các ngành kinh doanh
  • 11:09 - 11:11
    trả lương người lao động mức đủ sống,
  • 11:11 - 11:13
    những người đóng thuế
    sẽ được miễn khỏi gánh nặng
  • 11:13 - 11:15
    tài trợ quỹ cho các chương trình đói nghèo,
  • 11:15 - 11:18
    như trợ cấp thực phẩm và hỗ trợ y tế,
  • 11:18 - 11:19
    cùng với hỗ trợ nhà ở
  • 11:19 - 11:22
    mà những người lao động đó cần.
  • 11:22 - 11:25
    Chúng ta đã nhắc nhở họ rằng
    người lao động thu nhập thấp
  • 11:25 - 11:27
    tạo ra những người trả thuế tồi tệ,
  • 11:27 - 11:29
    và khi ta tăng lương tối thiểu
  • 11:29 - 11:31
    cho tất cả các ngành,
  • 11:31 - 11:33
    thì mọi ngành đều hưởng lợi,
  • 11:33 - 11:35
    nhưng vẫn duy trì được sự cạnh tranh.
  • 11:36 - 11:37
    Những phản ứng chính thống, tất nhiên,
  • 11:37 - 11:41
    là tăng lương tối thiểu sẽ khiến
    việc làm bị cắt giảm, đúng không?
  • 11:41 - 11:45
    Những chinh trị gia của ta
    luôn nhắc về ý tưởng
  • 11:45 - 11:47
    nền kinh tế thấm nhập bằng những điều như,
  • 11:47 - 11:49
    “Nếu ta tăng giá thuê lao động,
  • 11:49 - 11:52
    đoán xem điều gì sẽ xảy ra?
    ta hưởng lợi ít hơn.”
  • 11:52 - 11:55
    Chắc không?
  • 11:55 - 11:57
    Vì đã có một số chứng cứ trái ngược.
  • 11:58 - 12:03
    Từ năm 1980, lương của các CEO nước ta
  • 12:03 - 12:05
    tăng từ hơn 30 lần lương trung bình
  • 12:05 - 12:06
    đến 500 lần.
  • 12:07 - 12:10
    Đó là “hậu quả”
    tăng lương cho người lao động đó.
  • 12:10 - 12:13
    Tuy nhiên theo sự hiểu biết của tôi,
  • 12:13 - 12:15
    tôi chưa từng thấy một công ty nào
  • 12:15 - 12:19
    thuê CEO ngoài nước,
    tự động hóa công việc của họ,
  • 12:19 - 12:20
    xuất khẩu công việc qua Trung quốc.
  • 12:21 - 12:23
    Thực tế, dường như chúng ta thuê
  • 12:23 - 12:26
    nhều CEO và quản lí cao cấp
    hơn bao giờ hết,
  • 12:26 - 12:30
    cũng như người lao động
    trong lĩnh vực công nghệ,
  • 12:31 - 12:33
    và dịch vụ tài chính,
  • 12:33 - 12:36
    người mà kiếm tiền hơn cấp số nhân
    so với lương trung bình,
  • 12:36 - 12:38
    nhưng chúng ta thuê họ ngày càng nhiều.
  • 12:38 - 12:41
    Vậy rõ ràng là ta có thể tăng lương lao động
  • 12:42 - 12:44
    và hưởng lợi nhiều hơn từ điều này.
  • 12:44 - 12:47
    Tôi biết hầu hết mọi người
  • 12:47 - 12:49
    nghĩ rằng lương tối thiểu $15/giờ
  • 12:49 - 12:52
    là điên rồ, và là thử nghiệm kinh tế đầy rủi ro.
  • 12:52 - 12:54
    Chúng tôi không đồng ý.
  • 12:54 - 12:57
    Chúng tôi tin rằng
    mức lương tối thiểu $15/giờ
  • 12:57 - 12:58
    tại Seattle
  • 12:58 - 12:59
    thực sự là sự tiếp nối
  • 12:59 - 13:02
    của chính sách kinh tế luận lí.
  • 13:02 - 13:04
    Nó cho phép thành phố của ta
  • 13:04 - 13:07
    Phát triển vượt mặt những thành phố khác.
  • 13:08 - 13:09
    Vì bạn thấy đó,
  • 13:09 - 13:11
    bang Washington đã
  • 13:11 - 13:12
    có mức lương tối thiểu cao nhất
  • 13:12 - 13:14
    trong các bang ở nước ta.
  • 13:14 - 13:16
    Chúng ta trả người lao động $9.32/giờ
  • 13:16 - 13:18
    gấp gần 30%
  • 13:18 - 13:20
    so với lương tối thiểu liên bang $7.25/giờ,
  • 13:20 - 13:25
    nhưng điều quan trọng là, gấp 427%
  • 13:25 - 13:28
    so với lương liên bang
    tối thiểu nhất là $2.13/giờ.
  • 13:28 - 13:31
    Nếu những nhà tư tưởng
    về nền kinh tế thấm nhập đúng,
  • 13:31 - 13:34
    thì bang Washington đã xảy ra
    thất nghiệp trên diện rộng.
  • 13:34 - 13:36
    Seattle đã thảm hại đến thế nào.
  • 13:36 - 13:39
    Tuy nhiên, Seattle
  • 13:39 - 13:42
    đang là thành phố phát triển
    nhanh nhất cả nước.
  • 13:43 - 13:48
    Bang Washington đang tạo ra
    nhiều doanh nhiệp nhỏ
  • 13:48 - 13:50
    với tốc độ cao hơn những bang lớn khác
  • 13:50 - 13:51
    trong cả nước
  • 13:52 - 13:55
    Ngành kinh doanh nhà hàng ở Seattle
    đang bùng nổ.
  • 13:56 - 14:01
    Vì sao, vì định luật cơ bản
    của tư bản chủ nghĩa là,
  • 14:01 - 14:02
    khi người lao động kiếm nhiều tiền hơn,
  • 14:02 - 14:04
    các ngành kinh doanh có thêm khác hàng
  • 14:04 - 14:05
    rồi lại có nhu cầu tuyển thêm lao động.
  • 14:06 - 14:10
    Khi các nhà hàng trả lương đủ sống
    cho người lao động
  • 14:10 - 14:13
    để họ có khả năng đi ăn nhà hàng,
  • 14:13 - 14:15
    thì đó đâu phải là không có lợi
    cho ngành kinh doanh nhà hàng
  • 14:15 - 14:17
    mà là rất tốt
  • 14:17 - 14:20
    mặc cho những gì chủ nhà hàng nói với ta.
  • 14:21 - 14:23
    Nó có phức tạp hơn những gì
    tôi đang trình bày không?
  • 14:23 - 14:25
    Tất nhiên là có rồi.
  • 14:25 - 14:26
    Có rất nhiều các nhân tố tác động trong này.
  • 14:26 - 14:29
    Nhưng làm ơn hãy thôi khăng khăng
  • 14:29 - 14:31
    rằng người lao động thu nhập thấp
    kiếm hơn được một chút,
  • 14:31 - 14:32
    nhưng tỉ lệ thất nghiệp lại tăng vọt
  • 14:32 - 14:34
    thì nền kinh tế sẽ sụp đổ?
  • 14:34 - 14:36
    Chẳng có chứng cứ nào cho điều đó.
  • 14:36 - 14:38
    Điều nguy hiểm nhất về
  • 14:38 - 14:39
    nền kinh tế thấm nhập
  • 14:39 - 14:42
    là nó không phải sự tuyên bố rằng
    nếu người giàu càng giàu thêm,
  • 14:42 - 14:43
    thì mọi người đều khấm khá.
  • 14:44 - 14:46
    Nó là lời tuyên bố bởi những người chống lại
  • 14:46 - 14:48
    bất kì sự tăng lương tối thiểu nào,
  • 14:48 - 14:51
    rằng nếu người nghèo giàu lên
  • 14:51 - 14:53
    thì sẽ không tốt cho nền kinh tế.
  • 14:53 - 14:54
    Điều này thật vô lí.
  • 14:54 - 14:59
    Vậy chúng ta có thể nào miễn sự hùng biện
  • 14:59 - 15:01
    rằng những tay giàu có như tôi
  • 15:01 - 15:03
    cùng với các bạn tài phiệt của mình
  • 15:03 - 15:05
    tạo ra đất nước này?
  • 15:06 - 15:08
    Những tay tài phiệt tôi biết,
  • 15:08 - 15:10
    thậm chí nếu chúng tôi không thích
    tự thú nhận trước công chúng,
  • 15:10 - 15:12
    rằng nếu chúng tôi được sinh ra ở nới khác,
  • 15:12 - 15:15
    chứ không phải tại Mỹ,
  • 15:15 - 15:18
    chúng tôi có lẽ chỉ là những gã chân không
  • 15:18 - 15:20
    đứng lề đường bụi bặm bán trái cây.
  • 15:21 - 15:23
    Không phải họ không có những
    thương nhân giỏi ở những nơi đó,
  • 15:23 - 15:25
    thậm chí ngay cả những nơi rất nghèo.
  • 15:25 - 15:27
    Chỉ là vấn đề về
  • 15:27 - 15:32
    khả năng chi tiêu của khách hàng
    của thương nhân kia...
  • 15:32 - 15:36
    Nên đây là một ý tưởng
    cho kiểu nền kinh tế mới,
  • 15:36 - 15:37
    một kiểu chính trị mới
  • 15:38 - 15:40
    Mà tôi gọi là tư bản chủ nghĩa mới.
  • 15:40 - 15:43
    Hãy hiểu rằng chủ nghĩa tư bản
  • 15:43 - 15:45
    thắng thế hơn sự thay thế nào,
  • 15:47 - 15:47
    nhưng càng nhiều người chúng ta hòa nhập,
  • 15:49 - 15:52
    cả vai trò là thương nhân hay khách hàng,
  • 15:52 - 15:54
    thì nó hoạt động hiệu quả hơn.
  • 15:54 - 15:58
    Hãy làm mọi cách giảm kích thước
    bộ máy chính quyền,
  • 15:58 - 16:01
    nhưng không phải là cắt bỏ
    những chương trình trợ cấp
  • 16:01 - 16:03
    mà bằng cách đảm bảo
    người lao động được trả đủ sống,
  • 16:03 - 16:06
    để họ không cần tới
    những chương trình trợ cấp đó nữa.
  • 16:07 - 16:09
    Hãy đầu tư đầy đủ vào tầng lớp trung lưu
  • 16:09 - 16:12
    để làm cho nền kinh tế chúng ta
    công bằng và mang tính hòa nhập hơn,
  • 16:13 - 16:16
    công bằng hơn thì cạnh tranh trung thực hơn,
  • 16:16 - 16:18
    cạnh tranh trung thực hơn,
  • 16:18 - 16:21
    thì tạo nhiều khả năng đưa ra giải pháp hơn
  • 16:21 - 16:22
    cho những vấn đề của con người,
  • 16:22 - 16:26
    mà là nhân tố thực sự tác động đến
    sự tăng trưởng và thịnh vượng.
  • 16:27 - 16:31
    Tư bản chủ nghĩa
    là công nghệ xã hội vĩ đại nhất
  • 16:31 - 16:32
    từng được phát minh
  • 16:32 - 16:35
    để tạo ra sự thịnh vượng
    trong xã hội loài người,
  • 16:35 - 16:37
    nếu nó được quản lí tốt,
  • 16:38 - 16:41
    nhưng tư bản chủ nghĩa, vì động lực
  • 16:41 - 16:43
    cấp số nhân cơ bản
    của các hệ thống phức tạp,
  • 16:43 - 16:47
    có khuynh hướng tiến về phía trước, mang tính không lay chuyển, không cân bằng,
  • 16:47 - 16:50
    tập trung và sụp đổ.
  • 16:51 - 16:53
    Chức năng của chế độ dân chủ,
  • 16:53 - 16:58
    là tối đa hóa
    sự hòa nhập của nhiều thành phần
  • 16:58 - 17:01
    để tạo ra sự thịnh vượng,
  • 17:01 - 17:04
    chứ không phải để cho một số thành phần
    tích lũy tiền bạc.
  • 17:05 - 17:08
    Chính phủ có tạo ra sự thịnh vượng
    và phát triển
  • 17:08 - 17:11
    bằng cách tạo ra những điều kiện
    mà cho phép
  • 17:11 - 17:14
    cả thương nhân và khách hàng của họ
  • 17:14 - 17:15
    phát đạt.
  • 17:16 - 17:20
    Cân bằng vị thế các tay tư bản như tôi
    và người lao động
  • 17:20 - 17:22
    cũng không phải là xấu cho tư bản chủ nghĩa,
  • 17:22 - 17:24
    mà là trọng yếu cho nó.
  • 17:24 - 17:27
    Các chương trình
    như mức lương tối thiểu hợp lí,
  • 17:27 - 17:29
    dịch vụ y tế có thể tiếp cận được,
  • 17:29 - 17:30
    nghỉ ốm được trả lương,
  • 17:30 - 17:31
    và đánh thuế lũy tiến
  • 17:31 - 17:36
    là cần thiết, để xây dựng
    cơ sở hạ tầng quan trọng
  • 17:36 - 17:40
    cần cho nền giáo dục, Nghiên Cứu
    và Phát Triển của tầng lớp trung lưu.
  • 17:40 - 17:42
    Đây là những công cụ không thể thiếu
  • 17:42 - 17:45
    mà những nhà tư bản khôn ngoan
    nên nắm lấy
  • 17:45 - 17:46
    để tác động lên sự tăng trưởng.
  • 17:46 - 17:50
    Vì không ai hưởng lợi từ nó như chúng ta.
  • 17:50 - 17:52
    Nhiều nhà kinh tế khiến bạn tin rằng
  • 17:52 - 17:56
    nghề của họ là ngành khoa học mục tiêu.
  • 17:56 - 17:58
    Tôi không đồng ý và tôi nghĩ, nó chỉ là
  • 17:58 - 18:00
    một công cụ mà loài người sử dụng
  • 18:00 - 18:02
    để thi hành và mã hóa
  • 18:02 - 18:06
    sự ưu đãi và các định kiến đạo đức xã hội
  • 18:06 - 18:10
    về địa vị và quyền lực,
  • 18:10 - 18:12
    điều mà tại sao các tay tài phiệt như tôi
  • 18:12 - 18:16
    luôn cần để tìm kiếm
    những câu chuyện có tính thuyết phục
  • 18:16 - 18:18
    để kể cho người khác.
  • 18:18 - 18:22
    về lí do vị trí tuyệt đối của chúng tôi
  • 18:22 - 18:25
    là chân chính về đạo đức
    và tốt cho mọi người:
  • 18:26 - 18:30
    chúng tôi là thành phần không thể thiếu,
    là người tạo ra công việc,
  • 18:30 - 18:32
    bạn thì không;
  • 18:33 - 18:36
    và sự giảm thuế để chúng tôi
    tạo ra sự phát triển,
  • 18:36 - 18:38
    nhưng những khoản đầu tư vào các bạn
  • 18:38 - 18:39
    sẽ làm khoản nợ chúng tôi tăng vọt
  • 18:39 - 18:41
    và làm đất nước phá sản;
  • 18:42 - 18:44
    rằng chúng tôi quan trọng;
  • 18:44 - 18:46
    còn bạn thì không.
  • 18:46 - 18:49
    Qua hàng ngàn năm,
    những câu chuyện này được gọi là
  • 18:49 - 18:51
    quyền siêu phàm.
  • 18:51 - 18:54
    Ngày nay, chúng ta có nền kinh tế thấm nhập.
  • 18:55 - 18:58
    Điều này thật hiển nhiên, rõ ràng
  • 18:58 - 19:00
    mà nó chứng minh.
  • 19:00 - 19:03
    Các tay tài phiệt như chúng tôi cần thấy
  • 19:03 - 19:05
    rằng nước Mỹ tạo ra chúng tôi,
  • 19:05 - 19:07
    chứ không phải ngược lại;
  • 19:07 - 19:10
    rằng một tầng lớp
    trung lưu phát đạt là tài nguyên
  • 19:10 - 19:12
    cho sự thịnh vượng trong nền kinh tế tư bản,
  • 19:12 - 19:14
    không phải là “hậu quả” của nó.
  • 19:15 - 19:17
    Chúng tôi cũng không bao giờ nên quên
  • 19:17 - 19:21
    rằng thậm chí những người giỏi nhất trong chúng tôi mà rơi vào hoàn cảnh tồi tệ nhất
  • 19:21 - 19:25
    thì chỉ là những gã chân không
    bên đường bụi bặm bán trái cây.
  • 19:27 - 19:30
    Các chiến hữu tài phiệt,
    tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta
  • 19:30 - 19:32
    phải cam kết với đất nước lần nữa,
  • 19:32 - 19:34
    cam kết với một kiểu tư bản chủ nghĩa mới
  • 19:34 - 19:38
    mà có cả tính hòa nhập và hiệu quả hơn,
  • 19:38 - 19:41
    một chế độ tư bản chủ nghĩa mà sẽ đảm bảo
  • 19:41 - 19:44
    rằng nền kinh tế Mỹ sẽ duy trì
  • 19:44 - 19:47
    tính năng động và thịnh vượng
    trên toàn thế giới.
  • 19:47 - 19:48
    Hãy củng cố tương lai chúng ta,
  • 19:48 - 19:52
    con cháu chúng ta sau này
  • 19:52 - 19:54
    Hay thay vì đó, chúng ta chẳng thể làm gì,
  • 19:55 - 19:57
    trốn sau cánh cửa cộng đồng riêng của mình
  • 19:57 - 19:59
    và các trường tư,
  • 20:00 - 20:02
    tận hưởng đặc quyền
    với máy bay và du thuyền riêng
  • 20:02 - 20:03
    --thú vị mà --
  • 20:04 - 20:06
    rồi chờ đợi những cây xỉa chĩa vào
  • 20:06 - 20:08
    Cám ơn.
  • 20:08 - 20:09
    (Vỗ tay)
Title:
Chú ý này các chiến hữu tài phiệt, những cây xỉa sắp chĩa về chúng ta
Speaker:
Nick Hanauer
Description:

Nick Hanauer là một người giàu có, một tay tư bản không lòng trắc ẩn--và ông có điều để nói với các chiến hữu tài phiệt của mình: Tỉnh dậy đi! sự bất công tăng dần đang đẩy xã hội chúng ta vào những điều kiện giống như nước Pháp trước cuộc cách mạng. Hãy lắng nghe lí luận của ông về lí do tại sao việc tăng mức lương tối thiểu đầy kịch tính có thể làm phát triển tầng lớp trung lưu, mang đến sự thịnh vượng cho nền kinh tế...và tránh được một cuộc cách mạng.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
20:26

Vietnamese subtitles

Revisions