Return to Video

Vật lý học của việc chơi guitar - Oscar Fernando Perez

  • 0:07 - 0:11
    Hendrix, Cobain và Page
  • 0:11 - 0:12
    Họ đều chơi guitar rất đỉnh
  • 0:12 - 0:16
    nhưng làm thế nào những nhạc cụ

    tuyệt vời trong tay họ
  • 0:16 - 0:22
    phát ra nốt, nhịp, giai điệu và âm nhạc?
  • 0:22 - 0:27
    Khi gảy một dây đàn, ta 
tạo ra
    dao động sóng dừng.
  • 0:27 - 0:31
    Một số điểm trên dây đàn, gọi là các
    nút sóng,
 không hề di chuyển,
  • 0:31 - 0:35
    còn các điểm khác, các bụng sóng,
    dao động qua lại.
  • 0:35 - 0:40
    Sự rung động truyền qua cần đàn
    và ngựa đàn đến thân guitar,
  • 0:40 - 0:42
    nơi thùng gỗ mỏng và linh hoạt

    rung động,
  • 0:42 - 0:47
    xô đẩy những phân tử khí xung quanh

    vào nhau và tách ra.
  • 0:47 - 0:50
    Những lực nén liên tục này
    tạo nên sóng âm,
  • 0:50 - 0:54
    và những sóng âm trong thân đàn

    hầu hết thoát qua lỗ thoát âm.
  • 0:54 - 0:56
    Sóng âm cuối cùng truyền
    đến tai người nghe,
  • 0:56 - 0:59
    trở thành các tín hiệu điện
  • 0:59 - 1:02
    mà não diễn giải như âm thanh.
  • 1:02 - 1:06
    Độ cao của âm thanh phụ thuộc vào
    tần số của những lực nén.
  • 1:06 - 1:11
    Một sợi dây rung động nhanh sẽ
    tạo ra 
rất nhiều lực nén sát nhau,
  • 1:11 - 1:13
    tạo thành một âm bổng,
  • 1:13 - 1:16
    và rung động chậm tạo thành âm trầm.
  • 1:16 - 1:20
    Bốn yếu tố ảnh hưởng đến tần số
    dây đàn rung động:
  • 1:20 - 1:24
    Độ dài, sức căng, độ đặc và độ dày.
  • 1:24 - 1:27
    Dây đàn guitar điển hình
    đều có độ dài giống nhau,
  • 1:27 - 1:32
    và có sức căng như nhau,
    nhưng khác biệt ở độ dày và độ đặc.
  • 1:32 - 1:36
    Dây dày dày hơn rung chậm hơn,
    tạo ra nốt trầm.
  • 1:36 - 1:38
    Mỗi lần gảy đàn,
  • 1:38 - 1:41
    bạn thực chất ta tạo ra
    một vài 
sóng dừng.
  • 1:41 - 1:45
    Đầu tiên là sóng căn bản,

    quyết định độ cao của nốt nhạc,
  • 1:45 - 1:48
    Nhưng cũng có những sóng
    gọi là âm bội,
  • 1:48 - 1:51
    với tần số là bội số
    của sóng căn bản.
  • 1:51 - 1:57
    Tất cả sóng dừng này kết hợp để tạo thành 
một
    sóng phức tạp với âm thanh phong phú.
  • 1:57 - 2:01
    Thay đổi cách gảy dây đàn
    sẽ ảnh hưởng đến những âm bội bạn tạo ra.
  • 2:01 - 2:03
    Nếu gảy ở gần giữa,
  • 2:03 - 2:07
    Ta thu được chủ yếu sóng căn bản 

    và các hòa âm là bội số lẻ
  • 2:07 - 2:10
    với các bụng sóng ở giữa dây đàn.
  • 2:10 - 2:14
    Khi gảy đàn gần phần ngựa đàn,
    ta thu được các hòa âm chẵn là chủ yếu
  • 2:14 - 2:16
    với âm thanh chói tai hơn.
  • 2:16 - 2:22
    Thang âm quen thuộc của phương Tây,

    được xây dựng từ dãy hòa âm của dây đàn.
  • 2:22 - 2:27
    Khi nghe đồng thời một nốt nhạc
    và 
một nốt có tần số gấp đôi,
  • 2:27 - 2:29
    hòa âm đầu tiên của nốt,
  • 2:29 - 2:33
    âm thanh sẽ rất hài hòa
    nên ta quy ước cho 2 nốt cùng 1 kí tự,
  • 2:33 - 2:37
    Và xác định khoảng cách giữa
    2 nốt là một quãng 8
  • 2:37 - 2:40
    Phần còn lại của thang âm,
    là phần giữa của quãng 8
  • 2:40 - 2:42
    được phân ra thành 12 nửa cung
  • 2:42 - 2:48
    tần số cách nhau 2^(1/12) lần
  • 2:48 - 2:51
    Yếu tố này quyết định
    vị trí các phím đàn.
  • 2:51 - 2:57
    Mỗi phím chia độ dài dây đàn
    thành các khoảng cách 2^(1/12),
  • 2:57 - 3:01
    Để tần số tăng lên mỗi nửa cung.
  • 3:01 - 3:03
    Những nhạc cụ không phím
 như violin,
  • 3:03 - 3:07
    có thể phát ra vô số tần số

    khác nhau giữa các nốt
  • 3:07 - 3:11
    Nhưng sẽ khó giữ đúng tông hơn.
  • 3:11 - 3:13
    Số dây và cách chỉnh dây
  • 3:13 - 3:16
    được điều chỉnh theo đúng

    những hợp âm ta muốn dùng
  • 3:16 - 3:18
    và kích cỡ hình dáng của bàn tay ta.
  • 3:18 - 3:21
    Hình dáng và vật liệu của 
đàn guitar cũng rất đa dạng,
  • 3:21 - 3:25
    và 2 yếu tố này ảnh hưởng đến

    bản chất và âm thanh của rung động.
  • 3:25 - 3:27
    Khi gảy 2 hay nhiều dây
    cùng một lúc
  • 3:27 - 3:32
    ta tạo được những hợp âm

    và hiệu ứng âm thanh mới.
  • 3:32 - 3:36
    Ví dụ, khi bạn chơi 2 nốt

    có tần số gần nhau,
  • 3:36 - 3:42
    chúng cộng hưởng và tạo ra sóng âm

    có độ lớn tăng và giảm,
  • 3:42 - 3:46
    tạo hiệu ứng âm thanh rộn ràng,

    mà nghệ sĩ guitar gọi là 'beat'.
  • 3:46 - 3:50
    Đàn guitar điện sẽ cho bạn

    nhiều hiệu ứng hơn nữa.
  • 3:50 - 3:52
    Những rung động vẫn đến từ dây đàn,
  • 3:52 - 3:56
    nhưng được biến đổi thành 

    tín hiệu điện qua bộ nhận tín hiệu.
  • 3:56 - 3:59
    Và truyền đến dàn loa

    và tạo ra sóng âm.
  • 3:59 - 4:01
    Giữa bộ nhận tín hiệu và loa,
  • 4:01 - 4:05
    Có nhiều cách xử lý sóng âm thô,
  • 4:05 - 4:12
    tạo ra những hiệu ứng distortion, overdrive,
    wah-wah, delay và flanger.
  • 4:12 - 4:16
    Nếu bạn nghĩ rằng vật lý
    của âm nhạc chỉ để giải trí,
  • 4:16 - 4:18
    hãy nghĩ về điều này.
  • 4:18 - 4:21
    Một số nhà vật lý học nghĩ rằng
    mọi thứ trong vũ trụ
  • 4:21 - 4:27
    được tạo ra từ hòa âm của
    những 
sợi siêu nhỏ và đặc.
  • 4:27 - 4:29
    Có lẽ nào cả thế giới ta biết
  • 4:29 - 4:34
    chỉ là đoạn solo của

    một Jimi Hendrix vũ trụ nào đó?
  • 4:34 - 4:39
    Quả là còn quá nhiều điều bí ẩn
    ta chưa được 'nghe'.
Title:
Vật lý học của việc chơi guitar - Oscar Fernando Perez
Description:

Xem toàn bộ bài thuyết trình tại: http://ed.ted.com/lessons/the-physics-of-playing-guitar-oscar-fernando-perez

Những bậc thầy guitar như Jimi Hendrix có năng lực bẻ cong những sóng âm thanh theo ý muốn, gảy nên những giai điệu từ cảm hứng và sự rung động. Nhưng làm thế nào gỗ, kim loại và nhựa thể hiện được nhịp điệu, giai điệu và âm nhạc? Oscar Fernando Perez mô tả chi tiết vật lý học của việc chơi guitar, từ cái gảy đàn đầu tiên đến hợp âm chói tai cuối cùng đó.

Thuyết trình: Oscar Fernando Perez
Minh họa: Chris Boyle

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:55

Vietnamese subtitles

Revisions