Return to Video

Mong muốn bảo vệ đại dương đạt giải TED Prize của Sylvia Earle

  • 0:00 - 0:03
    Năm mươi năm trước, khi tôi bắt đầu khám phá đại dương,
  • 0:03 - 0:09
    không một ai, kể cả Jacques Perrin, Jacques Cousteau hay Rachel Carson,
  • 0:09 - 0:12
    có thể tưởng tượng rằng chúng ta có thể làm hại tới biển cả
  • 0:12 - 0:15
    bởi những thứ chúng ta đổ vào hay lấy đi từ nó.
  • 0:15 - 0:18
    Vào thời điểm đó, nó như là một vùng biển trên vườn địa đàng
  • 0:18 - 0:24
    nhưng giờ chúng ta biết tới, và chúng ta đang phải đối mặt với sự mất mát của "vùng biển trên thiên đường" ấy.
  • 0:24 - 0:27
    Tôi muốn chia sẻ với các bạn
  • 0:27 - 0:30
    quan điểm cá nhân về những thay đổi trong lòng đại dương đang ảnh hưởng tới tất cả chúng ta
  • 0:30 - 0:34
    để xem xét tại sao nó lại quan trọng khi trong 50 năm chúng ta đã mất đi --
  • 0:34 - 0:37
    thực ra là chúng ta đã lấy đi, đã tiêu thụ --
  • 0:37 - 0:40
    hơn 90% số lượng cá lớn ngoài đại dương,
  • 0:40 - 0:44
    tại sao bạn nên quan tâm tới việc gần một nửa lượng san hô đã biến mất,
  • 0:44 - 0:50
    tại sao sự biến mất bí ẩn của khí oxi trên một vùng rộng lớn ở Thái Bình Dương
  • 0:50 - 0:53
    nên khiến không chỉ các loài vật đang chết dần chết mòn phải lo lắng
  • 0:53 - 0:56
    mà nó thực sự cũng nên khiến bạn bận tâm.
  • 0:56 - 0:58
    Và nó có làm bạn bận tâm.
  • 0:58 - 1:03
    Tôi bị ám ảnh bởi suy nghĩ về cái mà Ray Anderson gọi là "đứa trẻ của ngày mai,"
  • 1:03 - 1:07
    tự hỏi rằng tại sao chúng ta không làm gì đó ở thời đại của chúng ta
  • 1:07 - 1:12
    để bảo vệ những con cá mập và cá ngừ và mực ống và những rặng san hô và cả sự sống ngoài đại dương
  • 1:12 - 1:14
    khi thời gian vẫn còn đó.
  • 1:14 - 1:17
    Vâng, bây giờ chính là thời khắc ấy.
  • 1:17 - 1:20
    Tôi mong muốn sự giúp đỡ từ các bạn
  • 1:20 - 1:23
    để khám phá và bảo vệ biển cả hoang sơ
  • 1:23 - 1:26
    theo cách mà sức khỏe được phục hồi, và
  • 1:26 - 1:30
    cùng với đó, gìn giữ hi vọng cho loài người.
  • 1:30 - 1:33
    Sức khỏe của đại dương là sức khỏe của chúng ta.
  • 1:33 - 1:40
    Và tôi hi vọng mong muốn của Jill Tarter, làm cho tất cả các sinh vật sống trên Trái đất, bao gồm những con cá voi và cá heo
  • 1:40 - 1:42
    và những sinh vật biển khác
  • 1:42 - 1:45
    tham gia vào cuôc tìm kiếm sự sống thông minh ngoài vũ trụ, sẽ trở thành hiện thực.
  • 1:45 - 1:48
    Và tôi hi vọng rằng, Jill, một ngày nào đó
  • 1:48 - 1:55
    chúng ta sẽ tìm ra những bằng chứng cho thấy có sự thông minh giữa những con người sống trên hành tinh này.
  • 1:55 - 1:57
    (Tiếng Cười)
  • 1:57 - 2:00
    Tôi đã nói điều đó sao? Tôi đoán là vậy.
  • 2:02 - 2:05
    Đối với tôi, một nhà khoa học,
  • 2:05 - 2:08
    mọi thứ bắt đầu từ năm 1953
  • 2:08 - 2:11
    khi tôi lặn lần đầu tiên.
  • 2:11 - 2:14
    Đó là lần đầu tiên tôi thấy cá bơi
  • 2:14 - 2:17
    trong một thứ khác với những lát chanh và bơ.
  • 2:17 - 2:20
    Tôi thực sự yêu thích lặn vào buổi đêm.
  • 2:20 - 2:23
    Bạn có thể thấy rất nhiều loài cá mà bạn không thể thấy vào ban ngày.
  • 2:23 - 2:27
    Lặn cả ngày lẫn đêm rất dễ dàng đối với tôi vào năm 1970
  • 2:27 - 2:32
    khi tôi chỉ huy một đội nghiên cứu sống dưới biển hàng tuần mỗi lần
  • 2:32 - 2:39
    cùng lúc những nhà du hành vũ trụ đang đặt chân lên mặt trăng.
  • 2:39 - 2:43
    Vào năm 1979 tôi có cơ hội được đặt chân xuống đáy đại dương
  • 2:43 - 2:46
    bằng việc sử dụng chiếc tàu lặn cá nhân mà tôi gọi là Jim.
  • 2:46 - 2:50
    Vị trí lặn cách bờ biển sáu dặm và ở độ sâu 1,250 feet.
  • 2:50 - 2:53
    Đây là một trong những bộ quần áo tắm ưa thích của tôi.
  • 2:55 - 2:59
    Kể từ đó, tôi đã sử dụng khoảng 30 loại tàu lặn
  • 2:59 - 3:02
    và tôi đã thành lập ba công ti cùng với một tổ chức phi lợi nhuận mang tên Deep Search
  • 3:02 - 3:05
    với mục tiêu thiết kế và xây dựng các hệ thống
  • 3:05 - 3:07
    để kết nối với biển sâu.
  • 3:07 - 3:10
    Tôi đã dẫn đầu cuộc thám hiểm kéo dài năm năm của kênh National Geographic,
  • 3:10 - 3:13
    có tên là Đại Dương Bền Vững,
  • 3:13 - 3:15
    bằng việc sử dụng những chiếc tàu nhỏ đó.
  • 3:15 - 3:18
    Việc điều khiển chúng dễ đến mức một nhà khoa học cũng có thể làm được.
  • 3:18 - 3:20
    Và tôi là một nhân chứng sống.
  • 3:20 - 3:22
    Các nhà du hành vũ trụ và các nhà hải dương học
  • 3:22 - 3:27
    đều hiểu rất rõ tầm quan trọng của không khí, thức ăn, nước, nhiệt độ,
  • 3:27 - 3:31
    những thứ mà bạn cần để sống ngoài không gian hay dưới đại dương.
  • 3:31 - 3:34
    Tôi đã từng nghe nhà du hành vũ trụ Joe Allen nói về việc
  • 3:34 - 3:37
    ông đã phải học tất cả mọi thứ có thể về hệ thống dưỡng sinh của ông
  • 3:37 - 3:40
    và sau đó làm tất cả mọi thứ có thể
  • 3:40 - 3:43
    để bảo vệ cho cái hệ thống ấy.
  • 3:43 - 3:48
    Rồi ông đã chỉ vào cái này và nói:"Hệ thống dưỡng sinh".
  • 3:48 - 3:51
    Chúng ta cần phải học tất cả mọi thứ có thể về nó
  • 3:51 - 3:54
    và làm mọi thứ có thể để bảo vệ nó.
  • 3:54 - 3:58
    Nhà thơ Auden nói, "Hàng ngàn người sống không có tình yêu.
  • 3:58 - 4:01
    Nhưng không một ai sống mà không có nước."
  • 4:01 - 4:04
    97 phần trăm lượng nước trên Trái đất là ở ngoài biển khơi.
  • 4:04 - 4:07
    Không có màu xanh của biển cả thì sẽ không có màu xanh của cây lá.
  • 4:07 - 4:09
    Nếu bạn nghĩ rằng biển cả chẳng hề quan trọng,
  • 4:09 - 4:12
    hãy tưởng tượng đến một Trái đất không có nó.
  • 4:12 - 4:14
    Sao Hỏa hiện ra.
  • 4:14 - 4:16
    Không biển cả. Không một hệ thống duy trì sự sống.
  • 4:16 - 4:19
    Mới đây, tôi có một bài nói tại Ngân hàng Thế giới
  • 4:19 - 4:22
    và tôi đã trình chiếu bức ảnh chụp Trái đất tuyệt đẹp này
  • 4:22 - 4:25
    và tôi nói, "Nó ở kia kìa! Ngân hàng Thế giới!"
  • 4:25 - 4:29
    Đó là nơi tất cả của cải được cất giữ!
  • 4:31 - 4:34
    Và chúng ta đã và đang vơ vét từ nó
  • 4:34 - 4:37
    nhanh hơn khả năng tái tạo của môi trường tự nhiên rất nhiều.
  • 4:37 - 4:40
    Tim Worth nói rằng nền kinh tế là một công ti con được sinh ra hoàn toàn từ tự nhiên.
  • 4:40 - 4:42
    Với từng giọt nước bạn uống,
  • 4:42 - 4:44
    từng hơi bạn hít vào,
  • 4:44 - 4:47
    bạn đều đang liên hệ với biển cả.
  • 4:47 - 4:49
    Không quan trọng bạn sống ở đâu trên Trái đất,
  • 4:49 - 4:52
    phần lớn lượng khí oxi trong bầu khí quyển được tạo ra ngoài biển.
  • 4:52 - 4:55
    Qua thời gian, hầu hết lượng carbon hữu cơ trên hành hinh
  • 4:55 - 4:58
    đều được hấp thụ và tích tụ ở đó,
  • 4:58 - 5:00
    phần lớn là nhờ vi khuẩn.
  • 5:00 - 5:02
    Biển cả tác động tới khí hậu và thời tiết,
  • 5:02 - 5:04
    điều hòa nhiệt độ, cấu thành nên đặc tính hóa học của Trái đất.
  • 5:04 - 5:06
    Nước ngoài biển bốc hơi thành mây
  • 5:06 - 5:09
    rồi mây quay trở lại đất liền và biển
  • 5:09 - 5:11
    ở dạng mưa và tuyết,
  • 5:11 - 5:15
    và là nơi trú ngụ của khoảng 97 phần trăm sự sống trên Trái đất,
  • 5:15 - 5:17
    mà thậm chí có thể là trong cả vũ trụ.
  • 5:17 - 5:19
    Không có nước sẽ không có sự sống.
  • 5:19 - 5:21
    Không có màu xanh của đại dương sẽ không có màu xanh của cây lá.
  • 5:21 - 5:24
    Nhưng loài người chúng ta có một ý niệm
  • 5:24 - 5:27
    rằng Trái đất -- mọi thứ thuộc về nó: những đại dương, bầu trời --
  • 5:27 - 5:30
    thật rộng lớn và trường tồn
  • 5:30 - 5:32
    nên những gì ta làm với nó không quan trọng.
  • 5:32 - 5:35
    Điều đó có thể đúng vào 10,000 năm trước đây,
  • 5:35 - 5:38
    và có thể thậm chí chỉ 1,000 năm trước,
  • 5:38 - 5:40
    nhưng trong vòng 100 năm trở lại đây, đặc biệt là 50 năm vừa qua,
  • 5:40 - 5:42
    chúng ta đã làm mất đi tài sản của chính mình,
  • 5:42 - 5:45
    bầu không khí, nước, các loài động vật hoang dã
  • 5:45 - 5:48
    những thứ giúp chúng ta tồn tại được.
  • 5:48 - 5:51
    Những công nghệ mới đang giúp chúng ta hiểu rõ hơn
  • 5:51 - 5:54
    về bản chất của tự nhiên,
  • 5:54 - 5:56
    về bản chất của những gì đang diễn ra.
  • 5:56 - 5:59
    Cho chúng ta biết ảnh hưởng của chính mình đến Trái đất.
  • 5:59 - 6:02
    Ý tôi là, đầu tiên bạn phải biết là bạn đang có một vấn đề.
  • 6:02 - 6:05
    Và, thật may mắn, vào thời đại của chúng ta,
  • 6:05 - 6:08
    chúng ta đã tìm hiểu được nhiều hơn về những vấn đề so với tổ tiên của mình.
  • 6:08 - 6:11
    Và đi cùng với hiểu biết là sự giữ gìn.
  • 6:11 - 6:13
    Và đi cùng với sự giữ gìn là hi vọng
  • 6:13 - 6:16
    rằng chúng ta có thể tìm được một môi trường bền vững cho bản thân
  • 6:16 - 6:19
    trong hệ sinh thái đang nuôi nấng chúng ta.
  • 6:19 - 6:22
    Nhưng đầu tiên chúng ta phải biết nhận thức.
  • 6:22 - 6:25
    Ba năm trước, tôi gặp John Hanke,
  • 6:25 - 6:27
    trưởng dự án Google Earth,
  • 6:27 - 6:30
    và tôi đã nói với anh ta rằng tôi thích thú biết bao khi tôi có thể nắm lấy thế giới trong tay mình
  • 6:30 - 6:32
    và khám phá nó một cách gián tiếp.
  • 6:32 - 6:35
    Nhưng tôi hỏi anh ấy: "Khi nào anh định hoàn thành nó?
  • 6:35 - 6:38
    Anh đã làm rất tốt với đất liền, với mặt đất.
  • 6:38 - 6:41
    Thế còn các đại dương thì sao?"
  • 6:41 - 6:45
    Kể từ đó, tôi đã rất hài lòng khi được làm việc với những nhân viên của Google,
  • 6:45 - 6:48
    với những chiếc tàu của công ti Khám phá và Nghiên cứu Biển Sâu, với National Geographic,
  • 6:48 - 6:53
    với hàng chục viện nghiên cứu và nhà khoa học trên toàn thế giới,
  • 6:53 - 6:56
    tất cả những ai chúng tôi có thể tranh thủ được sự cộng tác,
  • 6:56 - 6:59
    để đưa các đại dương vào Google Earth.
  • 6:59 - 7:01
    Và mới tuần này thôi, thứ Hai vừa qua,
  • 7:01 - 7:04
    Google Earth giờ đây đã hoàn chỉnh.
  • 7:04 - 7:07
    Hãy nghĩ về điều này: Ngay tại trung tâm hội nghị này,
  • 7:07 - 7:09
    chúng ta có thể tìm thấy những công viên hải dương gần đây,
  • 7:09 - 7:11
    chúng ta có thể nhìn thấy nơi mà chúng ta đang ngồi,
  • 7:11 - 7:14
    và sau đó chúng ta có thể căng buồm đi ra công viên hải dương vĩ đại nhất, biển cả,
  • 7:14 - 7:17
    và bốn khu bảo tồn biển quốc gia tại California,
  • 7:17 - 7:20
    và hệ thống mới các khu bảo tồn biển liên bang,
  • 7:20 - 7:24
    nhưng nơi đang bắt đẩu để bảo vệ và lấy lại một phần những của cải đã mất.
  • 7:24 - 7:27
    Chúng ta có thể vút bay qua Hawaii
  • 7:27 - 7:30
    và ngắm nhìn tận mắt những hòn đảo Hawaii...
  • 7:30 - 7:33
    không chỉ là một phần nhỏ bé nhô lên trên mặt nước,
  • 7:33 - 7:36
    mà cả những gì ẩn bên dưới.
  • 7:36 - 7:39
    để thấy -- đợi một chút, chúng ta có thể chơi trò té nước! --
  • 7:39 - 7:41
    ngay tại đó, ha --
  • 7:42 - 7:45
    những gì ở trong lòng đại dương, thấy được những gì những con cá voi vẫn thường thấy.
  • 7:45 - 7:50
    Chúng ta có thể khám phá phần bên kia của quần đảo Hawaii.
  • 7:50 - 7:54
    Trên thực tế chúng ta có thể đi và bơi vòng quanh Google Earth
  • 7:54 - 7:58
    và chơi đùa với cá voi lưng gù.
  • 7:58 - 8:03
    Chúng là những con vật khổng lồ lịch sự mà tôi đã có vinh hạnh được mặt đối mặt
  • 8:03 - 8:06
    rất nhiều lần dưới nước.
  • 8:06 - 8:09
    Không có chuyện bạn bị dò xét bởi một chú cá voi.
  • 8:09 - 8:13
    Chúng ta có thể bắt đầu lại và bay tới những nơi sâu nhất:
  • 8:13 - 8:16
    bảy dặm sâu, Vực Mariana,
  • 8:16 - 8:18
    nơi mà mới chỉ có hai người từng đến.
  • 8:18 - 8:21
    Thử tưởng tượng xem. Chỉ có bảy dặm,
  • 8:21 - 8:24
    mà mới chỉ có hai người xuống được tới đó, 49 năm trước.
  • 8:24 - 8:27
    Đi một chiều rất đơn giản.
  • 8:27 - 8:30
    Chúng ta cần những tàu lặn tân tiến.
  • 8:30 - 8:33
    Bạn nghĩ sao về một số giải thưởng X Prizes cho những khám phá về đại dương?
  • 8:33 - 8:37
    Chúng ta cần thấy được những vực sâu, những ngọn núi dưới biển,
  • 8:37 - 8:40
    và hiểu được cuộc sống dưới biển sâu.
  • 8:40 - 8:43
    Giờ chúng ta có thể đi đến Bắc Cực.
  • 8:43 - 8:47
    Mới 10 năm trước tôi còn đứng trên những tảng băng ở Cực Bắc.
  • 8:47 - 8:52
    Một Đại dương Bắc Cực không có băng có thể sẽ xuất hiện trong thế kỉ này.
  • 8:52 - 8:56
    Đó là một tin xấu với những chú gấu.
  • 8:56 - 8:59
    Và cũng là một tin xấu với chúng ta.
  • 8:59 - 9:02
    Quá nhiều khí Cacbonic không chỉ đang làm cho Trái đất ấm dần lên,
  • 9:02 - 9:05
    nó còn đang thay đổi đặc tính hóa học của nước biển,
  • 9:05 - 9:08
    khiến nước biển ngày càng chua.
  • 9:08 - 9:11
    Đó là tin xấu với những rặng san hô và những sinh vật phù du tạo oxi.
  • 9:11 - 9:14
    Và cũng là tin xấu đối với chúng ta.
  • 9:14 - 9:17
    Chúng ta đang thải ra hàng trăm triệu tấn chất dẻo
  • 9:17 - 9:19
    và những loại rác thải khác ra ngoài biển khơi.
  • 9:19 - 9:22
    Hàng triệu tấn lưới đánh cá vứt xuống biển
  • 9:22 - 9:25
    vẫn tiếp tục là công cụ gây hại.
  • 9:25 - 9:29
    Chúng ta đang "đeo còng" vào biển cả, làm tổn thương hệ tuần hoàn của Trái đất,
  • 9:29 - 9:32
    và chúng ta đang xóa sổ hàng trăm triệu tấn động vật hoang dã,
  • 9:32 - 9:35
    tất cả đều là đơn vị sống cấu thành bởi cacbon.
  • 9:37 - 9:42
    Thật dã man, chúng ta đang giết cá mập để làm súp vây cá,
  • 9:42 - 9:45
    hủy hoại các chuỗi thức ăn quyết định tới đặc tính hóa học của hành tinh.
  • 9:45 - 9:48
    và làm thay đổi chu kì chuyển hóa cacbon, chu kì chuyển hóa nitơ,
  • 9:48 - 9:51
    chu kì chuyển hóa oxi, chu kì nước,
  • 9:51 - 9:54
    hệ thống dưỡng sinh của chúng ta.
  • 9:54 - 9:58
    Chúng ta vẫn đang giết chết cá ngừ vây xanh, một loài đang có nguy cơ tuyệt chủng,
  • 9:58 - 10:01
    và có giá trị khi sống nhiều hơn là khi chết.
  • 10:02 - 10:07
    Tất cả chúng đều là những thành phần của hệ thống dưỡng sinh của chúng ta.
  • 10:07 - 10:13
    Chúng ta săn bắt bằng lưới, cứ vài feet lại có lưỡi câu mắc mồi,
  • 10:13 - 10:15
    có thể dài tới 50 dặm hoặc hơn.
  • 10:15 - 10:19
    Thuyền cá công nghiệp dùng lưới rà và lưới kéo đang nạo vét đáy đại dương
  • 10:19 - 10:22
    như những chiếc máy ủi, quét sạch mọi thứ trên đường đi của chúng.
  • 10:22 - 10:25
    Sử dụng Google Earth bạn có thể chứng kiến tàu cá,
  • 10:25 - 10:29
    ở Trung Quốc, Biển Bắc, Vịnh Mexico,
  • 10:29 - 10:33
    đang làm chao đảo nền tảng hệ thống dưỡng sinh của chúng ta,
  • 10:33 - 10:35
    để lại những hàng loạt những cái chết trên đường chúng đi qua.
  • 10:35 - 10:38
    Khi bạn thưởng thức sushi, hay sashimi,
  • 10:38 - 10:40
    hay thịt cá kiếm nướng, hay cốc-tai tôm,
  • 10:40 - 10:43
    bất kể thứ gì hoang dã từ đại dương mà bạn thưởng thức,
  • 10:43 - 10:46
    hãy nghĩ về cái giá thực sự phải trả.
  • 10:46 - 10:48
    Cho mỗi pound thực phẩm trên thị trường,
  • 10:48 - 10:52
    thì hơn 10 pound, thậm chí 100 pound,
  • 10:52 - 10:56
    có thể bị vứt đi bởi bắt nhầm.
  • 10:56 - 10:59
    Đây là hậu quả của việc không nhận thức được
  • 10:59 - 11:02
    đâu là giới hạn của những gì chúng ta có thể lấy đi từ đại dương.
  • 11:02 - 11:06
    Biểu đồ này cho thấy sự sụt giảm của động vật biển hoang dã
  • 11:06 - 11:09
    từ năm 1900 đến năm 2000.
  • 11:09 - 11:12
    Màu đỏ thể hiện những sự sụt giảm đáng kể nhất.
  • 11:12 - 11:14
    Trong cuộc đời tôi, thử tưởng tượng xem,
  • 11:14 - 11:18
    90 phần trăm số lượng cá lớn đã bị giết.
  • 11:18 - 11:20
    Phần lớn rùa, cá mập, cá ngừ, và cá voi
  • 11:20 - 11:24
    đang mất dần về số lượng.
  • 11:24 - 11:26
    Nhưng, cũng có những tín hiệu tốt.
  • 11:26 - 11:28
    10 phần trăm số cá lớn vẫn còn tồn tại.
  • 11:28 - 11:30
    Vẫn còn đó một số con cá voi xanh,
  • 11:30 - 11:33
    và một số loài nhuyễn thể sống ở Nam Cực.
  • 11:33 - 11:35
    Một lượng nhỏ hàu vẫn còn tồn tại ở Vịnh Chesapeake.
  • 11:35 - 11:38
    Một nửa các rặng san hô vẫn đang ở trong tình trạng tốt,
  • 11:38 - 11:41
    như một vòng trang sức quấn quanh xích đạo của hành tinh.
  • 11:41 - 11:44
    Chúng ta vẫn còn thời gian, tuy không nhiều nữa,
  • 11:44 - 11:46
    để làm thay đổi nhiều thứ.
  • 11:46 - 11:48
    Nhưng nếu mọi việc vẫn cứ tiếp diễn thì trong 50 năm tới,
  • 11:48 - 11:51
    sẽ không còn rặng san hô nào cả,
  • 11:51 - 11:55
    và sẽ không còn đánh bắt cá thương mại, bởi vị đơn giản là không còn cá nữa.
  • 11:55 - 11:59
    Thử nghĩ về biển cả mà không có cá.
  • 11:59 - 12:03
    Nghĩ xem điều đó nghĩa là gì đối với hệ sinh thái của chúng ta.
  • 12:03 - 12:06
    Những hệ thống tự nhiên trên cạn cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng,
  • 12:06 - 12:08
    nhưng các vấn đề ở đó rõ ràng hơn,
  • 12:08 - 12:14
    và một số hành động đang được thực hiện để bảo vệ cây, đường phân nước, và động vật hoang dã.
  • 12:14 - 12:18
    Và vào năm 1872, với Vườn Quốc Gia Yellowstone,
  • 12:18 - 12:21
    Hoa Kì bắt đầu lập ra một hệ thống các vườn quốc gia,
  • 12:21 - 12:26
    điều mà một số ngưới coi là ý tưởng tốt nhất mà Hoa Kì từng có.
  • 12:26 - 12:30
    Khoảng 12% diện tích đất trên trái đất giờ đang được bảo vệ,
  • 12:30 - 12:34
    giữ gìn đa dạng sinh thái, tạo ra những môi trường hấp thụ và dự trữ carbon,
  • 12:34 - 12:36
    sản sinh ra khí Oxi, bảo vệ các đường phân nước.
  • 12:36 - 12:41
    Và, vào năm 1972, đất nước này bắt đầu làm điều tương tự trên biển,
  • 12:41 - 12:43
    với các Khu Bảo Tồn Biển Quốc Gia.
  • 12:43 - 12:45
    Đó cũng là một ý tưởng lớn.
  • 12:45 - 12:47
    Và tin tốt là
  • 12:47 - 12:51
    hiện giờ có hơn 4000 địa điểm trên biển, xung quanh thế giới,
  • 12:51 - 12:53
    có được những sự bảo vệ nhất định.
  • 12:53 - 12:55
    Và bạn có thể tìm thấy chúng trên Google Earth.
  • 12:55 - 12:57
    Tin xấu là
  • 12:57 - 12:59
    bạn phải nhìn rất kĩ mới thấy được chúng.
  • 12:59 - 13:01
    Ví dụ như, trong ba năm trở lại đây,
  • 13:01 - 13:07
    Hoa Kì đã bảo tồn 340,000 dặm vuông trên biển như những di tích quốc gia.
  • 13:07 - 13:10
    Nhưng đó chỉ là sự tăng từ 0.6%
  • 13:10 - 13:15
    lên 0.8% diện tích biển được bảo vệ trên thế giới.
  • 13:15 - 13:18
    Những khu vực được bảo vệ đang hồi sinh,
  • 13:18 - 13:20
    nhưng sẽ phải mất một thời gian dài để tái sinh
  • 13:20 - 13:24
    nhưng con cá quân hay cá nhám, cá mập hay cá mú 50 năm tuổi,
  • 13:24 - 13:26
    hay một con cá orange roughy 200 năm tuổi.
  • 13:26 - 13:29
    Chúng ta không sử dụng nhưng con bò hay gà 200 năm tuổi.
  • 13:30 - 13:33
    Những khu vực bảo tồn cho ta hi vọng
  • 13:33 - 13:36
    rằng những sinh vật trong giấc mơ của Ed Wilson
  • 13:36 - 13:40
    về một cuốn bách khoa cuộc sống, hay một bảng thống kê về sự sống dưới biển,
  • 13:40 - 13:44
    sẽ không chỉ tồn tại ở dạng một danh sách,
  • 13:44 - 13:48
    một bức ảnh, hay một đoạn văn.
  • 13:48 - 13:51
    Cùng với những nhà khoa học trên toàn thế giới, tôi đã xem xét 99% diện tích biển
  • 13:51 - 13:55
    dùng cho đánh bắt cá, và khai khoáng, và khoan dầu, và thải rác, và bất cứ hành động nào,
  • 13:55 - 13:57
    để tìm ra những tia hi vọng,
  • 13:57 - 14:01
    và cố gắng tìm ra những cách để cho chúng và chúng ta một tương lai vững chắc.
  • 14:01 - 14:03
    Ví dụ như Bắc Cực --
  • 14:03 - 14:06
    chúng ta có một cơ hội duy nhất, ngay bây giờ, để làm những điều đúng.
  • 14:06 - 14:09
    Hay tại Nam Cực, nơi mà lục địa đang được bảo vệ,
  • 14:09 - 14:15
    thì những vùng biển xung quanh đang bị lột sạch đi những con tôm, cá voi và những loài cá khác.
  • 14:15 - 14:20
    Biển Sargasso là một khu rừng nổi rộng ba triệu dặm vuông
  • 14:20 - 14:23
    giờ đang bị khai thác để chăn nuôi cừu.
  • 14:23 - 14:27
    97% diện tích đất trên Quần đảo Galapagos đang được bảo vệ,
  • 14:27 - 14:31
    nhưng những vùng biển xung quanh thì đang bị tàn phá bởi đánh bắt cá.
  • 14:31 - 14:33
    Điều này cũng đúng với Argentina,
  • 14:33 - 14:36
    trên thềm lục địa Patagonian, giờ đang ở trong tình trạng nghiêm trọng.
  • 14:36 - 14:41
    Những vùng biển khơi, nơi mà cá voi, cá ngừ và cá heo di cư --
  • 14:41 - 14:44
    hệ sinh thái lớn nhất và cũng ít được bảo vệ nhất trên Trái Đất,
  • 14:44 - 14:47
    với đầy những sinh vật tỏa sáng,
  • 14:47 - 14:50
    sống trong dưới nước trong bóng tối ở độ sâu trung bình 2 dặm.
  • 14:50 - 14:53
    Chúng nhấp nháy, và lấp lánh, và tỏa sáng
  • 14:53 - 14:56
    với những chiếc đèn sống của riêng chúng.
  • 14:56 - 14:59
    Vẫn còn những địa điểm còn giữ được vẻ hoang sơ giống với khi tôi còn bé.
  • 14:59 - 15:03
    10 năm tới có thể trở nên cực kì quan trọng,
  • 15:03 - 15:07
    và 10,000 năm nữa có thể là cơ hội cuối cùng mà loài người chúng ta có được
  • 15:07 - 15:13
    để bảo vệ những gì còn lại của hệ sinh thái đã ban cho chúng ta sự sống.
  • 15:13 - 15:16
    Để đối phó với biến đổi khí hậu, chúng ta cần những cách mới để tạo ra năng lượng.
  • 15:16 - 15:22
    Chúng ta cần những cách mới, những cách tốt hơn, để đối phó với nghèo đói, chiến tranh và dịch bệnh.
  • 15:22 - 15:26
    Chúng ta cần rất nhiều thứ để giữ gìn và duy trì thế giới ngày càng trở nên tươi đẹp hơn.
  • 15:26 - 15:29
    Nhưng, tất cả sẽ trở thành vô nghĩa
  • 15:29 - 15:32
    nếu chúng ta thất bại trong việc bảo vệ biển cả.
  • 15:32 - 15:36
    Số phận của chúng ta và biển cả là một.
  • 15:36 - 15:40
    Chúng ta cần làm với biển những điều mà Al Gore đã từng làm với bầu trời.
  • 15:40 - 15:43
    Một kế hoạch hành động mang tính toàn cầu
  • 15:43 - 15:45
    với Liên Minh Bảo Tồn Thiên Nhiên Quốc Tế, viết tắt là IUCN,
  • 15:45 - 15:47
    đang dần được thực hiển để bảo vệ sự đa dạng sinh thái,
  • 15:47 - 15:51
    để giảm thiểu và phục hồi từ những tác động của thay đổi khí hậu.
  • 15:51 - 15:55
    Ngoài biển khơi hay ở miền duyên hải,
  • 15:55 - 15:59
    bất cứ nơi nào chúng ta có thể nhận ra sự nguy cấp,
  • 15:59 - 16:03
    những công nghệ mới là rất cần thiết để vẽ bản đồ, chụp ảnh và thăm dò
  • 16:03 - 16:07
    95% đại dương mà chúng ta còn cần phải quan sát.
  • 16:07 - 16:10
    Mục tiêu là bảo vệ hệ sinh thái,
  • 16:10 - 16:12
    và thiết lập sự ổn định cũng như sự bền vững.
  • 16:12 - 16:14
    Chúng ta cần những tàu ngầm có khả năng lặn sâu,
  • 16:14 - 16:17
    và những công nghệ mới để khám phá đại dương.
  • 16:17 - 16:20
    Chúng ta có thể cần tới một cuộc thám hiểm --
  • 16:20 - 16:22
    một hội thảo TED ở ngoài biển --
  • 16:22 - 16:24
    để có thể tìm ra những bước tiếp theo.
  • 16:25 - 16:28
    Và vì vậy, tôi cho rằng các bạn đang muốn biết mong muốn của tôi là gì.
  • 16:29 - 16:34
    Tôi mong rằng bạn sẽ sử dụng tất cả phương tiện mà bạn có --
  • 16:34 - 16:37
    phim ảnh, các cuộc thăm dò, mạng toàn cầu, tàu ngầm thế hệ mới --
  • 16:37 - 16:40
    để phát triển một chiến dịch thúc đẩy sự hỗ trợ từ cộng đồng
  • 16:40 - 16:43
    cho một mạng lưới toàn cầu về những khu vực bảo tồn biển,
  • 16:43 - 16:47
    những tia hi vọng đủ lớn để bảo vệ và tái sinh đại dương,
  • 16:47 - 16:50
    trái tim xanh của hành tinh.
  • 16:50 - 16:52
    Bao nhiêu?
  • 16:52 - 16:55
    Một số nói 10%, một số khác nói 30%.
  • 16:55 - 16:59
    Bạn hãy quyết định xem bạn muốn bảo vệ với bao nhiêu phần trái tim mình.
  • 17:00 - 17:02
    Dù thế nào chăng nữa,
  • 17:02 - 17:05
    thì một phần nhỏ của một phần trăm là không đủ.
  • 17:06 - 17:08
    Mong muốn của tôi không hề nhỏ và đơn giản,
  • 17:08 - 17:12
    nhưng nếu chúng ta thực hiện được, nó có thể thay đổi cả thế giới,
  • 17:12 - 17:15
    và giúp bảo đảm sự tồn tại
  • 17:15 - 17:21
    của một thứ mà thực tế, thành ra, lại là sinh vật mà tôi yêu thích,
  • 17:21 - 17:23
    đó chính là chúng ta.
  • 17:23 - 17:25
    Cho những đứa trẻ ngày hôm nay,
  • 17:25 - 17:27
    cho đứa trẻ ngày mai,
  • 17:27 - 17:31
    hiện tại chính là cơ hội không bao giờ trở lại.
  • 17:32 - 17:33
    Cảm ơn các bạn đã lắng nghe.
  • 17:33 - 17:48
    (Vỗ tay)
Title:
Mong muốn bảo vệ đại dương đạt giải TED Prize của Sylvia Earle
Speaker:
Sylvia Earle
Description:

Nhà hải dương học huyền thoại Sylvia Earle chia sẻ những bức ảnh tuyệt diệu về biển cả -- và cả những con số gây sốc về sự xuống cấp trầm trọng của nó -- với mong muốn rằng tất cả chúng ta sẽ chung sức với bà trong việc bảo vệ trái tim màu xanh quan trọng của Trái đất.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
17:55
Hoang Ly added a translation

Vietnamese subtitles

Revisions