Return to Video

Độ co giãn của cung

  • 0:00 - 0:04
    ♪ [âm nhạc] ♪
  • 0:09 - 0:11
    - [Alex] Trong các bài học trước,
  • 0:11 - 0:13
    chúng ta đã tìm hiểu
    về độ co giãn của cầu.
  • 0:13 - 0:16
    Hôm nay, chúng ta sẽ học về
    độ co giãn của cung.
  • 0:21 - 0:23
    Độ co giãn của cung đo lường
  • 0:23 - 0:28
    độ nhạy của lượng cung
    đối với một sự thay đổi về giá.
  • 0:29 - 0:31
    Độ co giãn của cung khá giống
    độ co giãn của cầu,
  • 0:31 - 0:33
    chỉ khác là thay vì
    độ nhạy của
  • 0:33 - 0:36
    lượng cầu,
  • 0:36 - 0:39
    ở đây ta có độ nhạy
    của lượng cung
  • 0:39 - 0:41
    khi giá thay đổi.
  • 0:42 - 0:45
    Đường cung được coi
    là co giãn
  • 0:45 - 0:50
    khi một mức giá tăng
    sẽ khiến lượng cung tăng rất nhiều.
  • 0:51 - 0:52
    Ngược lại,
  • 0:52 - 0:55
    khi một mức giá giảm
  • 0:55 - 0:58
    cũng khiến
    lượng cung giảm rất nhiều.
  • 0:58 - 1:00
    Khi đó ta nói
    đường cung co giãn.
  • 1:00 - 1:04
    Vậy là khi lượng cung
    rất nhạy với giá cả,
  • 1:04 - 1:07
    chúng ta nói đường cung co giãn.
  • 1:07 - 1:09
    Nếu với cùng một mức tăng giá
  • 1:09 - 1:12
    mà lượng cung
    chỉ tăng chút xíu
  • 1:12 - 1:15
    thì đường cung được coi là
    không co giãn.
  • 1:15 - 1:17
    Vì vậy, nếu lượng cung
  • 1:17 - 1:21
    không thay đổi nhiều
    khi giá cả thay đổi,
  • 1:21 - 1:23
    thì đường cung không co giãn.
  • 1:25 - 1:27
    Nào, ta cùng thể hiện
    trên biểu đồ nhé!
  • 1:27 - 1:30
    Trước hết, hãy xét đường cung.
  • 1:30 - 1:34
    Mức tăng 10 đô la
    trên đường cung
  • 1:34 - 1:36
    chính là mức giá tăng 10 đô la
  • 1:36 - 1:40
    khiến lượng cung
    tăng từ 80 lên 85 đơn vị,
  • 1:40 - 1:42
    như vậy cũng không nhiều.
  • 1:42 - 1:46
    Mặt khác, trên đường cung
    co giãn nhiều hơn này,
  • 1:46 - 1:50
    với cùng mức giá tăng 10 đô la
  • 1:50 - 1:53
    thì lượng cung tăng vọt
  • 1:53 - 1:56
    từ 80 lên 170 đơn vị.
  • 1:56 - 2:01
    Bạn thấy có sự thay đổi lớn hơn nhiều
    trong lượng cung
  • 2:01 - 2:05
    với cùng mức tăng giá,
    khi đường cung co giãn,
  • 2:05 - 2:07
    so với đường cung không co giãn.
  • 2:08 - 2:10
    Một lần nữa,
    cũng giống như với đường cầu,
  • 2:10 - 2:13
    độ co giãn cũng
    không phải đường dốc.
  • 2:14 - 2:16
    Tuy nhiên,
    khi bạn có hai đường
  • 2:16 - 2:20
    cùng đi qua một điểm,
    thì đường phẳng hơn
  • 2:20 - 2:23
    co giãn nhiều hơn
    với một lượng bất kỳ.
  • 2:23 - 2:26
    Đường cung càng dốc
    thì càng ít co giãn.
  • 2:27 - 2:28
    Vậy ta xét hai đường cung
  • 2:28 - 2:32
    và nhận thấy đường này
    co giãn nhiều hơn đường cung dốc.
  • 2:32 - 2:35
    Điều này áp dụng cho tất cả các phần
    trong bài học này.
  • 2:37 - 2:41
    Vậy đâu là yếu tố quyết định
    độ co giãn của cung?
  • 2:42 - 2:44
    Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất,
  • 2:44 - 2:48
    chi phí trên mỗi đơn vị thay đổi
    như thế nào khi sản lượng tăng?
  • 2:48 - 2:50
    Thứ hai, lượng thời gian.
  • 2:50 - 2:53
    Thứ ba, thị phần đầu vào.
  • 2:53 - 2:56
    Thứ tư, phạm vi địa lý.
  • 2:56 - 2:58
    Tôi sẽ lần lượt
    giải thích từng yếu tố.
  • 2:59 - 3:02
    Yếu tố quyết định độ co giãn của cung
  • 3:02 - 3:06
    là chi phí trên mỗi
    sản phẩm tăng nhanh thế nào
  • 3:06 - 3:08
    khi sản lượng gia tăng.
  • 3:08 - 3:09
    Cụ thể,
  • 3:09 - 3:13
    nếu sản lượng tăng
    đòi hỏi chi phí cao hơn,
  • 3:13 - 3:16
    thì đường cung
    sẽ không co giãn.
  • 3:16 - 3:18
    Khi so sánh,
    bạn sẽ thấy đường này dốc hơn.
  • 3:18 - 3:20
    Mặt khác,
  • 3:20 - 3:23
    nếu sản lượng có thể tăng
    với chi phí không đổi
  • 3:23 - 3:27
    hoặc chi phí trên mỗi sản phẩm
    không tăng nhiều,
  • 3:27 - 3:30
    thì đường cung
    sẽ co giãn.
  • 3:30 - 3:32
    Cùng xem hai ví dụ
    để làm rõ vấn đề này nhé.
  • 3:33 - 3:38
    Hãy so sánh hai mặt hàng:
    tranh của Picasso và tăm.
  • 3:38 - 3:42
    Mặt hàng nào có cung không co giãn
    và mặt hàng nào có cung co giãn?
  • 3:43 - 3:47
    Được rồi, hãy xét trong trường hợp
    có một mức tăng giá,
  • 3:47 - 3:51
    thì mặt hàng nào
    dễ mở rộng sản xuất hơn?
  • 3:52 - 3:55
    Mặt hàng nào bạn có thể
    tăng sản lượng
  • 3:55 - 3:57
    với chi phí thấp
    mà không cần đẩy chi phí lên cao?
  • 3:59 - 4:00
    Rõ ràng là tăm.
  • 4:01 - 4:03
    Vậy khi giá tăm tăng lên,
  • 4:03 - 4:05
    bạn có thể sản xuất
    nhiều tăm hơn
  • 4:05 - 4:08
    bằng cách đưa thêm
    một khúc gỗ nữa vào máy xẻ.
  • 4:08 - 4:12
    Sẽ có rất nhiều tăm được làm ra
    mà không cần tăng chi phí.
  • 4:12 - 4:15
    Mặt khác,
    ta lại không thể nào
  • 4:15 - 4:19
    làm tăng số lượng
    tranh của Picasso.
  • 4:19 - 4:22
    Đơn giản là vì ông đã không còn
    vẽ tranh nữa.
  • 4:22 - 4:24
    Có lẽ số lượng tranh
  • 4:24 - 4:28
    của Picasso trên thị trường
    vẫn có thể tăng.
  • 4:28 - 4:31
    Ai đó từng treo tranh của ông
    ở nhà
  • 4:31 - 4:33
    có thể đem bán chúng.
  • 4:33 - 4:36
    Nhưng về căn bản,
    cung của tranh do Picasso vẽ
  • 4:36 - 4:38
    cực kỳ ít co giãn.
  • 4:38 - 4:41
    Giá cả có thể liên tục tăng mãi
  • 4:41 - 4:46
    và bạn sẽ chẳng thể
    mua thêm tranh của Picasso nữa.
  • 4:46 - 4:48
    Mặt khác,
  • 4:48 - 4:51
    nếu giá tăm
    chỉ nhích lên một chút,
  • 4:51 - 4:53
    thì bạn sẽ có rất nhiều tăm.
  • 4:53 - 4:56
    Vậy cung của tăm
    co giãn,
  • 4:56 - 4:59
    còn cung của tranh do Picasso vẽ
    không co giãn.
  • 5:01 - 5:06
    Khoảng thời gian ảnh hưởng
    đến độ co giãn của cung hàng hóa
  • 5:06 - 5:09
    và đây thực sự
    là hệ quả mang tính logic
  • 5:09 - 5:12
    của thực tế là độ co giãn
    phụ thuộc vào chi phí
  • 5:12 - 5:15
    và mức độ dễ dàng
    mở rộng sản xuất.
  • 5:15 - 5:18
    Ngay sau khi
    giá cả tăng lên,
  • 5:18 - 5:21
    nhà sản xuất có thể mở rộng
    sản xuất (tăng sản lượng)
  • 5:21 - 5:23
    chỉ bằng
    công suất hiện tại;
  • 5:24 - 5:27
    điều này có xu hướng khiến
    cung càng không co giãn.
  • 5:27 - 5:32
    Ví dụ, xét về
    việc sản xuất ngũ cốc.
  • 5:32 - 5:36
    Nếu giá ngũ cốc tăng lên,
    nông dân có thể
  • 5:36 - 5:39
    kiếm thêm ngũ cốc
    bằng cách đập lúa,
  • 5:39 - 5:41
    lượm lúa trên cánh đồng
    kỹ càng hơn;
  • 5:41 - 5:43
    nhưng họ chẳng thể kiếm được nhiều,
  • 5:43 - 5:46
    mà phải đợi 1, 2 năm nữa
  • 5:46 - 5:51
    cho đến khi có cơ hội
    trồng thêm nhiều hecta ngũ cốc nữa.
  • 5:52 - 5:54
    Mặt khác, như tôi đã nói,
  • 5:54 - 5:57
    dần dần nhà sản xuất
    có thể nâng cao năng suất.
  • 5:57 - 6:01
    Vậy trong tương lai gần,
    độ co giãn của cung
  • 6:01 - 6:03
    có xu hướng
    không co giãn nhiều nữa,
  • 6:03 - 6:07
    bởi việc nâng cao sản lượng
    với cùng chi phí sẽ càng khó hơn.
  • 6:07 - 6:09
    Tuy nhiên, dần dần,
  • 6:09 - 6:12
    do nhà sản xuất có thể
    nâng cao năng suất,
  • 6:12 - 6:15
    đường cung
    có xu hướng co giãn nhiều hơn.
  • 6:15 - 6:18
    Vậy đường cung
    càng có xu hướng co giãn,
  • 6:18 - 6:22
    thì nhà sản xuất càng cần nhiều thời gian
    để phản ứng với giá cả.
  • 6:24 - 6:26
    Độ co giãn của cung
    còn phụ thuộc vào
  • 6:26 - 6:31
    liệu hàng hóa đó
    chiếm cầu cao hay thấp
  • 6:31 - 6:32
    trên thị trường đầu vào.
  • 6:33 - 6:36
    Đây chính là thị phần
    của cầu nguyên liệu đầu vào.
  • 6:36 - 6:37
    Tôi sẽ giải thích.
  • 6:37 - 6:40
    Cung có xu hướng co giãn hơn
  • 6:41 - 6:43
    khi ngành công nghiệp
    có cầu thấp
  • 6:43 - 6:45
    trên thị trường nguyên liệu đầu vào.
  • 6:45 - 6:49
    Bởi khi đó cung có thể tăng
    mà không gây ra một mức tăng lớn
  • 6:49 - 6:52
    về cầu
    cho nguyên liệu đầu vào.
  • 6:52 - 6:54
    Hãy quay lại ví dụ về tăm nhé!
  • 6:55 - 6:59
    Một trong những lý do khiến tăm
    có cung co giãn
  • 6:59 - 7:04
    là bởi chúng ta có thể
    dễ dàng tăng gấp đôi cung của tăm
  • 7:04 - 7:06
    mà chỉ tác động chút ít
    tới cầu về gỗ -
  • 7:06 - 7:08
    đầu vào để sản xuất tăm.
  • 7:10 - 7:13
    Chúng ta có thể tăng gấp đôi
    cung của tăm
  • 7:13 - 7:17
    và do việc sản xuất tăm
    chỉ sử dụng một phần gỗ nhỏ,
  • 7:17 - 7:19
    nên đâu cần quá nhiều gỗ.
  • 7:19 - 7:22
    Vậy là chúng ta sẽ không làm tăng
    cầu gỗ lên quá nhiều
  • 7:22 - 7:24
    khi tăng cầu về tăm lên.
  • 7:24 - 7:27
    Bởi thế giá gỗ
    sẽ không bị đẩy lên cao
  • 7:27 - 7:30
    khi cầu về tăm tăng lên.
  • 7:30 - 7:34
    Vì vậy lượng
    cung của tăm
  • 7:34 - 7:37
    có thể dễ dàng tăng
    với cùng mức giá
  • 7:37 - 7:39
    mà không làm tăng
    chi phí của việc sản xuất tăm.
  • 7:40 - 7:44
    Mặt khác, cung
    có xu hướng không co giãn
  • 7:44 - 7:47
    khi ngành công nghiệp đó có cầu lớn
    về nguyên liệu đầu vào.
  • 7:48 - 7:52
    Vậy một lần nữa, giả sử
    cầu về ô tô tăng lên.
  • 7:52 - 7:54
    Để có thể tăng
    cung của ô tô,
  • 7:54 - 7:56
    chúng ta cần nhiều thép hơn,
  • 7:57 - 8:01
    nhưng ô tô
    vốn có cầu sử dụng thép lớn.
  • 8:01 - 8:05
    Khi muốn tăng
    cung của ô tô,
  • 8:05 - 8:07
    ta sẽ phải dùng nhiều thép hơn;
  • 8:07 - 8:10
    điều này sẽ đẩy
    giá thép lên cao,
  • 8:10 - 8:12
    vì vậy sẽ làm tăng
    giá nguyên liệu đầu vào
  • 8:12 - 8:15
    của ngành sản xuất ô tô,
  • 8:15 - 8:18
    đồng nghĩa với việc
    đẩy giá ô tô lên cao.
  • 8:18 - 8:22
    Vì vậy cung của ô tô
    có xu hướng không co giãn nhiều,
  • 8:22 - 8:26
    bởi khi cố tăng
    cung của ô tô,
  • 8:26 - 8:29
    chúng ta sẽ khiến giá thép tăng,
  • 8:29 - 8:33
    từ đó tăng chi phí
    sản xuất ô tô.
  • 8:34 - 8:37
    Phạm vi địa lý của thị trường
    cũng là một yếu tố quyết định
  • 8:37 - 8:39
    độ co giãn của cung.
  • 8:39 - 8:42
    Cụ thể, phạm vi thị trường
    càng hẹp,
  • 8:42 - 8:44
    thì cung càng co giãn.
  • 8:44 - 8:49
    Phạm vi thị trường càng rộng,
    thì cung càng ít co giãn.
  • 8:49 - 8:54
    Ví dụ, giả sử
    cầu về xăng tăng lên
  • 8:54 - 8:55
    ở Thủ đô Washington,
  • 8:55 - 8:59
    do nhiều người
    chuyển tới sinh sống ở khu vực này.
  • 8:59 - 9:03
    Ồ, có thể dễ dàng
    đáp ứng nhu cầu đó
  • 9:03 - 9:07
    bằng cách nhập thêm xăng
    từ một vùng nào đó,
  • 9:07 - 9:10
    như vậy chúng ta có thể tăng
    cung của xăng
  • 9:10 - 9:12
    ở Thủ đô Washington một cách dễ dàng
  • 9:12 - 9:16
    mà không đẩy giá xăng
    tăng lên chút nào.
  • 9:16 - 9:17
    Mặt khác,
  • 9:17 - 9:20
    nếu cầu về xăng
    trên thế giới tăng lên
  • 9:20 - 9:22
    giả sử do Trung Quốc
    giàu lên,
  • 9:22 - 9:25
    Ấn Độ giàu lên.
    Họ có nhiều ô tô hơn.
  • 9:25 - 9:28
    Ồ, trong trường hợp đó, chúng ta buộc
    phải khai thác nhiều dầu hơn.
  • 9:28 - 9:30
    Chúng ta sẽ phải tìm
    ra nhiều dầu hơn.
  • 9:30 - 9:32
    Kết quả là
    việc tăng cung cho xăng
  • 9:32 - 9:36
    trên toàn thế giới
    sẽ đắt đỏ hơn,
  • 9:36 - 9:38
    so với việc chỉ tăng
    cung của xăng
  • 9:38 - 9:41
    ở Thủ đô Washington.
  • 9:41 - 9:43
    Một lần nữa, cả hai trường hợp này
    đều phản ánh
  • 9:43 - 9:45
    một điều căn bản:
  • 9:46 - 9:49
    Liệu mức tăng
    cung của một mặt hàng
  • 9:49 - 9:53
    có gây ra mức tăng lớn
    trong chi phí sản xuất mặt hàng đó không?
  • 9:53 - 9:57
    Ta có thể dễ dàng làm tăng
    cung ở Thủ đô Washington,
  • 9:57 - 9:59
    hay một bang nào đó...
  • 9:59 - 10:03
    Nhưng việc tăng cung tổng thể
    sẽ khó hơn nhiều.
  • 10:05 - 10:07
    Thế đấy. Tổng kết lại nhé!
  • 10:07 - 10:09
    Điều gì khiến đường cung
    co giãn nhiều hơn?
  • 10:09 - 10:12
    Về căn bản,
    đường cung sẽ co giãn
  • 10:12 - 10:14
    khi nó dễ dàng tăng
    năng suất
  • 10:14 - 10:18
    với chi phí đơn vị không đổi
    hay khi ta dễ dàng tăng năng suất
  • 10:18 - 10:20
    mà không khiến chi phí đơn vị
    tăng lên nhiều.
  • 10:21 - 10:24
    Đường cung trong dài hạn
    có xu hướng co giãn nhiều hơn
  • 10:24 - 10:25
    so với trong ngắn hạn.
  • 10:25 - 10:27
    Đường cung có xu hướng
    co giãn nhiều hơn
  • 10:27 - 10:32
    khi cầu nguyên liệu đầu vào của hàng hóa
    chiếm thị phần nhỏ
  • 10:33 - 10:35
    nên không làm tăng
    giá của đầu vào
  • 10:35 - 10:37
    khi thị trường mở rộng.
  • 10:37 - 10:39
    Và hàng hóa có xu hướng co giãn nhiều hơn
  • 10:39 - 10:42
    khi ta chỉ xét đến
    cung của mặt hàng đó trong một vùng,
  • 10:42 - 10:46
    còn cung trên toàn cầu
    thường có xu hướng ít co giãn hơn.
  • 10:47 - 10:50
    Độ co giãn của cung được định nghĩa
  • 10:50 - 10:53
    bằng phần trăm thay đổi
    về lượng cung
  • 10:53 - 10:55
    chia cho phần trăm thay đổi về giá cả.
  • 10:55 - 11:00
    Điều đó hoàn toàn giống với
    độ co giãn của cầu,
  • 11:00 - 11:01
    chỉ khác là thay vì
  • 11:01 - 11:03
    lượng cầu,
  • 11:03 - 11:05
    thì ta xét đến lượng cung.
  • 11:05 - 11:08
    Trong toán học,
    ký hiệu cung co giãn
  • 11:08 - 11:10
    là phần trăm,
    sự thay đổi là delta,
  • 11:10 - 11:12
    phần trăm thay đổi
    về lượng cung
  • 11:12 - 11:15
    chia cho phần trăm thay đổi
    về giá cả.
  • 11:17 - 11:18
    Sau đây là một ví dụ.
  • 11:18 - 11:21
    Nếu giá ca cao tăng 10%
  • 11:21 - 11:24
    và lượng cung tăng 3%,
  • 11:24 - 11:27
    thì độ co giãn của cung
    cho ca cao là:
  • 11:27 - 11:32
    Phần trăm thay đổi
    trong lượng cung là 3%,
  • 11:32 - 11:35
    chia cho phần trăm thay đổi
    trong giá cả là 10%.
  • 11:35 - 11:38
    Vậy độ co giãn là 0.3.
  • 11:40 - 11:41
    Đây là công thức trung điểm.
  • 11:41 - 11:45
    Cũng giống như
    độ co giãn của cầu,
  • 11:45 - 11:48
    chỉ có điều là ta đang xét đến
    lượng cung
  • 11:48 - 11:50
    thay vì lượng cầu.
  • 11:50 - 11:52
    Vì thế, phần trăm thay đổi
    về lượng cung
  • 11:52 - 11:53
    bằng thay đổi về lượng cung
  • 11:53 - 11:56
    chia cho lượng trung bình nhân 100.
  • 11:56 - 11:59
    Phần trăm thay đổi về giá cả
    là mức độ thay đổi về giá cả
  • 11:59 - 12:01
    chia cho giá trung bình nhân 100.
  • 12:01 - 12:04
    Triệt tiêu 100 ở tử số và mẫu số,
    vậy ta có công thức
  • 12:04 - 12:05
    sự thay đổi về lượng
  • 12:05 - 12:08
    bằng lượng sau
    trừ đi lượng trước
  • 12:08 - 12:10
    chia cho lượng trung bình.
  • 12:10 - 12:13
    Giá sau trừ giá trước
    chia cho giá trung bình.
  • 12:14 - 12:15
    Hãy cùng xét một ví dụ.
  • 12:16 - 12:20
    Với giá ban đầu là 10 đô la,
    lượng cung là 100.
  • 12:20 - 12:23
    Khi giá tăng lên 20 đô la,
    lượng cung là 110.
  • 12:23 - 12:25
    Vậy ta nhớ lại công thức:
  • 12:25 - 12:27
    thay đổi về lượng
    chia cho lượng trung bình,
  • 12:27 - 12:29
    thay đổi về giá
    chia cho giá trung bình.
  • 12:29 - 12:33
    Với lượng sau là 110,
  • 12:33 - 12:35
    lượng trước là 100,
  • 12:35 - 12:39
    mức thay đổi về lượng
    bằng 110 - 100.
  • 12:39 - 12:40
    Đây là lượng trung bình.
  • 12:40 - 12:44
    Mức thay đổi về giá bằng 20 - 10.
  • 12:44 - 12:46
    Bởi chúng ta bắt đầu ở đây,
  • 12:46 - 12:50
    với lượng sau là 110,
  • 12:50 - 12:52
    có liên quan
    tới mức giá sau là 20 đô la
  • 12:52 - 12:54
    nên hãy viết 20 trước.
  • 12:54 - 12:57
    20 - 10 = 10
    chia cho giá trung bình,
  • 12:57 - 12:59
    v.v...
  • 12:59 - 13:01
    Bạn có thể thực hiện phép tính
    và tìm ra
  • 13:01 - 13:05
    độ co giãn là 0.143.
  • 13:06 - 13:08
    Cũng như độ co giãn của cầu,
  • 13:08 - 13:11
    nếu độ co giãn của cung
    < 1,
  • 13:11 - 13:13
    thì đường cung
    được coi là không co giãn.
  • 13:13 - 13:14
    Nếu độ co giãn của cung >1,
  • 13:14 - 13:16
    thì đường cung được gọi
    là co giãn.
  • 13:16 - 13:19
    Nếu độ co giãn của cung =1,
    thì ta nói đường cầu co giãn đơn vị.
  • 13:19 - 13:24
    Vậy đây chính là cơ chế về
    độ co giãn của cung.
  • 13:24 - 13:25
    Tiếp theo
    ta sẽ tìm hiểu
  • 13:25 - 13:28
    ứng dụng về
    độ co giãn của cung.
  • 13:28 - 13:31
    Đây là một phần cực kỳ quan trọng
    trong khóa học này,
  • 13:31 - 13:34
    nên bạn hãy bám sát
    các ứng dụng
  • 13:34 - 13:37
    học cách ứng dụng
    kiến thức này vào cuộc sống,
  • 13:37 - 13:39
    chứng minh tầm quan trọng
  • 13:39 - 13:43
    của hệ quả thực tế phát sinh từ
    các độ co giãn khác nhau.
  • 13:43 - 13:45
    Tới đây, hãy cùng quay lại câu hỏi
  • 13:45 - 13:47
    đã được đặt ra ở
    phần đầu bài học:
  • 13:48 - 13:53
    Làm sao ta có thể phân tích
    để biết việc chuộc nô lệ
  • 13:53 - 13:56
    là chính sách tốt
    hay không tốt?
  • 13:56 - 13:59
    Độ co giãn của cung
    chính là yếu tố quan trọng
  • 13:59 - 14:01
    để giải đáp câu hỏi này.
  • 14:01 - 14:03
    Đây sẽ là điều ta tìm hiểu ở phần sau.
  • 14:03 - 14:04
    Cảm ơn các bạn.
  • 14:04 - 14:06
    - [Lời dẫn] Nếu muốn
    tự kiểm tra,
  • 14:06 - 14:08
    hãy nhấn "Practice Questions".
  • 14:09 - 14:12
    Còn nếu đã sẵn sàng học tiếp,
    hãy nhấn "Next Video".
  • 14:12 - 14:16
    ♪ [âm nhạc] ♪
Title:
Độ co giãn của cung
Description:

Khi nào đường cung được coi là co giãn? Các yếu tố quyết định độ co giãn của cung là gì? Hãy so sánh tranh Picasso và tăm xỉa răng. Loại hàng hóa nào có cung co giãn và không co giãn? Bạn có thể tăng sản lượng loại nào với chi phí thấp? Chúng tôi cũng sẽ giới thiệu cách tính độ co giãn của cung và cách sử dụng công thức trung điểm.

Khóa học kinh tế vi mô: http://mruniversity.com/cifts/principles-economics-microeconomics

Đặt câu hỏi về video: http://mruniversity.com/cifts/principles-economics-microeconomics/elasticity-supply-midpoint-formula#QandA

more » « less
Video Language:
English
Team:
Marginal Revolution University
Project:
Micro
Duration:
14:18

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions