WEBVTT 00:00:00.242 --> 00:00:03.867 ♪ [âm nhạc] ♪ 00:00:09.063 --> 00:00:10.739 - [Alex] Trong các bài học trước, 00:00:10.739 --> 00:00:13.109 chúng ta đã tìm hiểu về độ co giãn của cầu. 00:00:13.109 --> 00:00:16.296 Hôm nay, chúng ta sẽ học về độ co giãn của cung. 00:00:21.447 --> 00:00:23.108 Độ co giãn của cung đo lường 00:00:23.108 --> 00:00:28.448 độ nhạy của lượng cung đối với một sự thay đổi về giá. 00:00:28.775 --> 00:00:31.030 Độ co giãn của cung khá giống độ co giãn của cầu, 00:00:31.030 --> 00:00:33.337 chỉ khác là thay vì độ nhạy của 00:00:33.337 --> 00:00:35.504 lượng cầu, 00:00:35.504 --> 00:00:39.400 ở đây ta có độ nhạy của lượng cung 00:00:39.400 --> 00:00:41.009 khi giá thay đổi. 00:00:41.684 --> 00:00:45.020 Đường cung được coi là co giãn 00:00:45.020 --> 00:00:50.277 khi một mức giá tăng sẽ khiến lượng cung tăng rất nhiều. 00:00:50.621 --> 00:00:52.140 Ngược lại, 00:00:52.140 --> 00:00:54.503 khi một mức giá giảm 00:00:54.503 --> 00:00:57.673 cũng khiến lượng cung giảm rất nhiều. 00:00:57.673 --> 00:01:00.062 Khi đó ta nói đường cung co giãn. 00:01:00.234 --> 00:01:04.477 Vậy là khi lượng cung rất nhạy với giá cả, 00:01:04.477 --> 00:01:06.574 chúng ta nói đường cung co giãn. 00:01:06.962 --> 00:01:08.907 Nếu với cùng một mức tăng giá 00:01:08.907 --> 00:01:12.257 mà lượng cung chỉ tăng chút xíu 00:01:12.257 --> 00:01:15.087 thì đường cung được coi là không co giãn. 00:01:15.417 --> 00:01:17.167 Vì vậy, nếu lượng cung 00:01:17.167 --> 00:01:20.617 không thay đổi nhiều khi giá cả thay đổi, 00:01:20.617 --> 00:01:23.098 thì đường cung không co giãn. 00:01:24.812 --> 00:01:26.764 Nào, ta cùng thể hiện trên biểu đồ nhé! 00:01:26.764 --> 00:01:29.645 Trước hết, hãy xét đường cung. 00:01:29.645 --> 00:01:33.627 Mức tăng 10 đô la trên đường cung 00:01:33.627 --> 00:01:35.990 chính là mức giá tăng 10 đô la 00:01:35.990 --> 00:01:40.322 khiến lượng cung tăng từ 80 lên 85 đơn vị, 00:01:40.322 --> 00:01:42.205 như vậy cũng không nhiều. 00:01:42.205 --> 00:01:46.225 Mặt khác, trên đường cung co giãn nhiều hơn này, 00:01:46.225 --> 00:01:50.231 với cùng mức giá tăng 10 đô la 00:01:50.231 --> 00:01:53.034 thì lượng cung tăng vọt 00:01:53.034 --> 00:01:56.111 từ 80 lên 170 đơn vị. 00:01:56.111 --> 00:02:00.530 Bạn thấy có sự thay đổi lớn hơn nhiều trong lượng cung 00:02:00.530 --> 00:02:05.002 với cùng mức tăng giá, khi đường cung co giãn, 00:02:05.002 --> 00:02:07.443 so với đường cung không co giãn. 00:02:07.948 --> 00:02:10.145 Một lần nữa, cũng giống như với đường cầu, 00:02:10.145 --> 00:02:13.150 độ co giãn cũng không phải đường dốc. 00:02:13.530 --> 00:02:15.699 Tuy nhiên, khi bạn có hai đường 00:02:15.699 --> 00:02:20.258 cùng đi qua một điểm, thì đường phẳng hơn 00:02:20.258 --> 00:02:23.379 co giãn nhiều hơn với một lượng bất kỳ. 00:02:23.379 --> 00:02:26.319 Đường cung càng dốc thì càng ít co giãn. 00:02:26.568 --> 00:02:27.946 Vậy ta xét hai đường cung 00:02:27.946 --> 00:02:32.497 và nhận thấy đường này co giãn nhiều hơn đường cung dốc. 00:02:32.497 --> 00:02:35.068 Điều này áp dụng cho tất cả các phần trong bài học này. 00:02:37.070 --> 00:02:41.172 Vậy đâu là yếu tố quyết định độ co giãn của cung? 00:02:41.824 --> 00:02:43.873 Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất, 00:02:43.873 --> 00:02:47.955 chi phí trên mỗi đơn vị thay đổi như thế nào khi sản lượng tăng? 00:02:48.323 --> 00:02:49.808 Thứ hai, lượng thời gian. 00:02:50.063 --> 00:02:53.065 Thứ ba, thị phần đầu vào. 00:02:53.353 --> 00:02:55.662 Thứ tư, phạm vi địa lý. 00:02:55.662 --> 00:02:57.503 Tôi sẽ lần lượt giải thích từng yếu tố. 00:02:58.564 --> 00:03:01.736 Yếu tố quyết định độ co giãn của cung 00:03:01.736 --> 00:03:05.616 là chi phí trên mỗi sản phẩm tăng nhanh thế nào 00:03:05.616 --> 00:03:07.747 khi sản lượng gia tăng. 00:03:08.005 --> 00:03:08.995 Cụ thể, 00:03:09.293 --> 00:03:13.335 nếu sản lượng tăng đòi hỏi chi phí cao hơn, 00:03:13.335 --> 00:03:15.666 thì đường cung sẽ không co giãn. 00:03:15.666 --> 00:03:18.477 Khi so sánh, bạn sẽ thấy đường này dốc hơn. 00:03:18.477 --> 00:03:19.676 Mặt khác, 00:03:19.676 --> 00:03:22.990 nếu sản lượng có thể tăng với chi phí không đổi 00:03:22.990 --> 00:03:27.086 hoặc chi phí trên mỗi sản phẩm không tăng nhiều, 00:03:27.086 --> 00:03:29.953 thì đường cung sẽ co giãn. 00:03:30.197 --> 00:03:32.452 Cùng xem hai ví dụ để làm rõ vấn đề này nhé. 00:03:33.356 --> 00:03:37.776 Hãy so sánh hai mặt hàng: tranh của Picasso và tăm. 00:03:37.776 --> 00:03:42.110 Mặt hàng nào có cung không co giãn và mặt hàng nào có cung co giãn? 00:03:43.168 --> 00:03:46.639 Được rồi, hãy xét trong trường hợp có một mức tăng giá, 00:03:46.639 --> 00:03:51.261 thì mặt hàng nào dễ mở rộng sản xuất hơn? 00:03:52.386 --> 00:03:54.806 Mặt hàng nào bạn có thể tăng sản lượng 00:03:54.806 --> 00:03:57.448 với chi phí thấp mà không cần đẩy chi phí lên cao? 00:03:58.692 --> 00:04:00.354 Rõ ràng là tăm. 00:04:00.642 --> 00:04:02.597 Vậy khi giá tăm tăng lên, 00:04:02.597 --> 00:04:04.876 bạn có thể sản xuất nhiều tăm hơn 00:04:04.876 --> 00:04:08.167 bằng cách đưa thêm một khúc gỗ nữa vào máy xẻ. 00:04:08.167 --> 00:04:11.957 Sẽ có rất nhiều tăm được làm ra mà không cần tăng chi phí. 00:04:11.957 --> 00:04:14.998 Mặt khác, ta lại không thể nào 00:04:14.998 --> 00:04:19.436 làm tăng số lượng tranh của Picasso. 00:04:19.436 --> 00:04:22.153 Đơn giản là vì ông đã không còn vẽ tranh nữa. 00:04:22.398 --> 00:04:24.278 Có lẽ số lượng tranh 00:04:24.278 --> 00:04:28.302 của Picasso trên thị trường vẫn có thể tăng. 00:04:28.302 --> 00:04:30.922 Ai đó từng treo tranh của ông ở nhà 00:04:30.922 --> 00:04:32.686 có thể đem bán chúng. 00:04:32.686 --> 00:04:36.005 Nhưng về căn bản, cung của tranh do Picasso vẽ 00:04:36.005 --> 00:04:37.913 cực kỳ ít co giãn. 00:04:38.316 --> 00:04:40.835 Giá cả có thể liên tục tăng mãi 00:04:40.835 --> 00:04:45.584 và bạn sẽ chẳng thể mua thêm tranh của Picasso nữa. 00:04:46.169 --> 00:04:47.787 Mặt khác, 00:04:47.787 --> 00:04:50.714 nếu giá tăm chỉ nhích lên một chút, 00:04:51.050 --> 00:04:52.706 thì bạn sẽ có rất nhiều tăm. 00:04:52.918 --> 00:04:55.690 Vậy cung của tăm co giãn, 00:04:55.690 --> 00:04:59.402 còn cung của tranh do Picasso vẽ không co giãn. 00:05:00.757 --> 00:05:05.614 Khoảng thời gian ảnh hưởng đến độ co giãn của cung hàng hóa 00:05:05.614 --> 00:05:08.713 và đây thực sự là hệ quả mang tính logic 00:05:08.713 --> 00:05:12.425 của thực tế là độ co giãn phụ thuộc vào chi phí 00:05:12.425 --> 00:05:14.790 và mức độ dễ dàng mở rộng sản xuất. 00:05:15.070 --> 00:05:17.854 Ngay sau khi giá cả tăng lên, 00:05:17.854 --> 00:05:20.584 nhà sản xuất có thể mở rộng sản xuất (tăng sản lượng) 00:05:20.584 --> 00:05:23.376 chỉ bằng công suất hiện tại; 00:05:23.606 --> 00:05:27.035 điều này có xu hướng khiến cung càng không co giãn. 00:05:27.295 --> 00:05:31.935 Ví dụ, xét về việc sản xuất ngũ cốc. 00:05:31.935 --> 00:05:35.735 Nếu giá ngũ cốc tăng lên, nông dân có thể 00:05:35.735 --> 00:05:38.645 kiếm thêm ngũ cốc bằng cách đập lúa, 00:05:38.645 --> 00:05:40.744 lượm lúa trên cánh đồng kỹ càng hơn; 00:05:40.744 --> 00:05:43.292 nhưng họ chẳng thể kiếm được nhiều, 00:05:43.292 --> 00:05:45.748 mà phải đợi 1, 2 năm nữa 00:05:45.748 --> 00:05:51.102 cho đến khi có cơ hội trồng thêm nhiều hecta ngũ cốc nữa. 00:05:51.691 --> 00:05:53.628 Mặt khác, như tôi đã nói, 00:05:53.628 --> 00:05:56.825 dần dần nhà sản xuất có thể nâng cao năng suất. 00:05:57.137 --> 00:06:00.788 Vậy trong tương lai gần, độ co giãn của cung 00:06:00.788 --> 00:06:03.096 có xu hướng không co giãn nhiều nữa, 00:06:03.096 --> 00:06:07.285 bởi việc nâng cao sản lượng với cùng chi phí sẽ càng khó hơn. 00:06:07.285 --> 00:06:09.188 Tuy nhiên, dần dần, 00:06:09.188 --> 00:06:11.764 do nhà sản xuất có thể nâng cao năng suất, 00:06:11.764 --> 00:06:14.549 đường cung có xu hướng co giãn nhiều hơn. 00:06:14.958 --> 00:06:17.650 Vậy đường cung càng có xu hướng co giãn, 00:06:17.650 --> 00:06:21.953 thì nhà sản xuất càng cần nhiều thời gian để phản ứng với giá cả. 00:06:23.740 --> 00:06:26.439 Độ co giãn của cung còn phụ thuộc vào 00:06:26.439 --> 00:06:30.891 liệu hàng hóa đó chiếm cầu cao hay thấp 00:06:30.891 --> 00:06:32.327 trên thị trường đầu vào. 00:06:32.638 --> 00:06:35.837 Đây chính là thị phần của cầu nguyên liệu đầu vào. 00:06:36.251 --> 00:06:37.237 Tôi sẽ giải thích. 00:06:37.420 --> 00:06:40.140 Cung có xu hướng co giãn hơn 00:06:40.553 --> 00:06:42.989 khi ngành công nghiệp có cầu thấp 00:06:42.989 --> 00:06:44.818 trên thị trường nguyên liệu đầu vào. 00:06:44.880 --> 00:06:49.050 Bởi khi đó cung có thể tăng mà không gây ra một mức tăng lớn 00:06:49.050 --> 00:06:52.162 về cầu cho nguyên liệu đầu vào. 00:06:52.438 --> 00:06:54.410 Hãy quay lại ví dụ về tăm nhé! 00:06:54.867 --> 00:06:58.804 Một trong những lý do khiến tăm có cung co giãn 00:06:58.804 --> 00:07:03.520 là bởi chúng ta có thể dễ dàng tăng gấp đôi cung của tăm 00:07:03.520 --> 00:07:05.689 mà chỉ tác động chút ít tới cầu về gỗ - 00:07:05.689 --> 00:07:07.859 đầu vào để sản xuất tăm. 00:07:10.141 --> 00:07:13.091 Chúng ta có thể tăng gấp đôi cung của tăm 00:07:13.091 --> 00:07:16.838 và do việc sản xuất tăm chỉ sử dụng một phần gỗ nhỏ, 00:07:17.170 --> 00:07:18.885 nên đâu cần quá nhiều gỗ. 00:07:18.885 --> 00:07:21.771 Vậy là chúng ta sẽ không làm tăng cầu gỗ lên quá nhiều 00:07:21.771 --> 00:07:24.282 khi tăng cầu về tăm lên. 00:07:24.282 --> 00:07:27.062 Bởi thế giá gỗ sẽ không bị đẩy lên cao 00:07:27.062 --> 00:07:29.997 khi cầu về tăm tăng lên. 00:07:29.997 --> 00:07:33.971 Vì vậy lượng cung của tăm 00:07:33.971 --> 00:07:36.754 có thể dễ dàng tăng với cùng mức giá 00:07:36.754 --> 00:07:39.472 mà không làm tăng chi phí của việc sản xuất tăm. 00:07:40.413 --> 00:07:43.663 Mặt khác, cung có xu hướng không co giãn 00:07:43.663 --> 00:07:47.345 khi ngành công nghiệp đó có cầu lớn về nguyên liệu đầu vào. 00:07:47.840 --> 00:07:51.611 Vậy một lần nữa, giả sử cầu về ô tô tăng lên. 00:07:51.903 --> 00:07:54.113 Để có thể tăng cung của ô tô, 00:07:54.113 --> 00:07:55.723 chúng ta cần nhiều thép hơn, 00:07:56.537 --> 00:08:01.143 nhưng ô tô vốn có cầu sử dụng thép lớn. 00:08:01.407 --> 00:08:05.148 Khi muốn tăng cung của ô tô, 00:08:05.148 --> 00:08:07.267 ta sẽ phải dùng nhiều thép hơn; 00:08:07.267 --> 00:08:09.583 điều này sẽ đẩy giá thép lên cao, 00:08:09.583 --> 00:08:12.183 vì vậy sẽ làm tăng giá nguyên liệu đầu vào 00:08:12.183 --> 00:08:14.787 của ngành sản xuất ô tô, 00:08:14.787 --> 00:08:17.793 đồng nghĩa với việc đẩy giá ô tô lên cao. 00:08:18.093 --> 00:08:21.955 Vì vậy cung của ô tô có xu hướng không co giãn nhiều, 00:08:22.383 --> 00:08:25.524 bởi khi cố tăng cung của ô tô, 00:08:25.524 --> 00:08:28.940 chúng ta sẽ khiến giá thép tăng, 00:08:28.940 --> 00:08:33.014 từ đó tăng chi phí sản xuất ô tô. 00:08:34.167 --> 00:08:36.955 Phạm vi địa lý của thị trường cũng là một yếu tố quyết định 00:08:36.955 --> 00:08:38.965 độ co giãn của cung. 00:08:39.353 --> 00:08:41.745 Cụ thể, phạm vi thị trường càng hẹp, 00:08:41.745 --> 00:08:44.119 thì cung càng co giãn. 00:08:44.499 --> 00:08:48.608 Phạm vi thị trường càng rộng, thì cung càng ít co giãn. 00:08:49.075 --> 00:08:53.979 Ví dụ, giả sử cầu về xăng tăng lên 00:08:53.979 --> 00:08:55.321 ở Thủ đô Washington, 00:08:55.321 --> 00:08:58.560 do nhiều người chuyển tới sinh sống ở khu vực này. 00:08:59.025 --> 00:09:03.322 Ồ, có thể dễ dàng đáp ứng nhu cầu đó 00:09:03.322 --> 00:09:06.809 bằng cách nhập thêm xăng từ một vùng nào đó, 00:09:06.809 --> 00:09:09.749 như vậy chúng ta có thể tăng cung của xăng 00:09:09.749 --> 00:09:12.159 ở Thủ đô Washington một cách dễ dàng 00:09:12.159 --> 00:09:15.558 mà không đẩy giá xăng tăng lên chút nào. 00:09:16.039 --> 00:09:17.249 Mặt khác, 00:09:17.249 --> 00:09:20.029 nếu cầu về xăng trên thế giới tăng lên 00:09:20.029 --> 00:09:22.089 giả sử do Trung Quốc giàu lên, 00:09:22.089 --> 00:09:24.827 Ấn Độ giàu lên. Họ có nhiều ô tô hơn. 00:09:24.827 --> 00:09:28.026 Ồ, trong trường hợp đó, chúng ta buộc phải khai thác nhiều dầu hơn. 00:09:28.276 --> 00:09:30.228 Chúng ta sẽ phải tìm ra nhiều dầu hơn. 00:09:30.228 --> 00:09:32.220 Kết quả là việc tăng cung cho xăng 00:09:32.220 --> 00:09:35.875 trên toàn thế giới sẽ đắt đỏ hơn, 00:09:35.875 --> 00:09:38.429 so với việc chỉ tăng cung của xăng 00:09:38.429 --> 00:09:40.529 ở Thủ đô Washington. 00:09:40.600 --> 00:09:43.294 Một lần nữa, cả hai trường hợp này đều phản ánh 00:09:43.294 --> 00:09:45.279 một điều căn bản: 00:09:45.719 --> 00:09:48.950 Liệu mức tăng cung của một mặt hàng 00:09:48.950 --> 00:09:52.882 có gây ra mức tăng lớn trong chi phí sản xuất mặt hàng đó không? 00:09:53.183 --> 00:09:57.094 Ta có thể dễ dàng làm tăng cung ở Thủ đô Washington, 00:09:57.094 --> 00:09:59.450 hay một bang nào đó... 00:09:59.450 --> 00:10:03.069 Nhưng việc tăng cung tổng thể sẽ khó hơn nhiều. 00:10:04.894 --> 00:10:06.524 Thế đấy. Tổng kết lại nhé! 00:10:06.524 --> 00:10:09.029 Điều gì khiến đường cung co giãn nhiều hơn? 00:10:09.029 --> 00:10:11.790 Về căn bản, đường cung sẽ co giãn 00:10:11.790 --> 00:10:13.601 khi nó dễ dàng tăng năng suất 00:10:13.601 --> 00:10:17.523 với chi phí đơn vị không đổi hay khi ta dễ dàng tăng năng suất 00:10:17.523 --> 00:10:20.398 mà không khiến chi phí đơn vị tăng lên nhiều. 00:10:21.095 --> 00:10:23.804 Đường cung trong dài hạn có xu hướng co giãn nhiều hơn 00:10:23.834 --> 00:10:24.901 so với trong ngắn hạn. 00:10:24.901 --> 00:10:27.011 Đường cung có xu hướng co giãn nhiều hơn 00:10:27.011 --> 00:10:32.271 khi cầu nguyên liệu đầu vào của hàng hóa chiếm thị phần nhỏ 00:10:32.794 --> 00:10:34.830 nên không làm tăng giá của đầu vào 00:10:34.830 --> 00:10:36.977 khi thị trường mở rộng. 00:10:36.977 --> 00:10:39.220 Và hàng hóa có xu hướng co giãn nhiều hơn 00:10:39.220 --> 00:10:42.035 khi ta chỉ xét đến cung của mặt hàng đó trong một vùng, 00:10:42.035 --> 00:10:46.486 còn cung trên toàn cầu thường có xu hướng ít co giãn hơn. 00:10:47.327 --> 00:10:49.525 Độ co giãn của cung được định nghĩa 00:10:49.525 --> 00:10:52.509 bằng phần trăm thay đổi về lượng cung 00:10:52.509 --> 00:10:55.490 chia cho phần trăm thay đổi về giá cả. 00:10:55.490 --> 00:10:59.607 Điều đó hoàn toàn giống với độ co giãn của cầu, 00:10:59.607 --> 00:11:01.261 chỉ khác là thay vì 00:11:01.261 --> 00:11:02.912 lượng cầu, 00:11:02.912 --> 00:11:05.038 thì ta xét đến lượng cung. 00:11:05.038 --> 00:11:07.701 Trong toán học, ký hiệu cung co giãn 00:11:07.701 --> 00:11:10.423 là phần trăm, sự thay đổi là delta, 00:11:10.423 --> 00:11:12.351 phần trăm thay đổi về lượng cung 00:11:12.351 --> 00:11:15.331 chia cho phần trăm thay đổi về giá cả. 00:11:16.839 --> 00:11:18.151 Sau đây là một ví dụ. 00:11:18.151 --> 00:11:20.841 Nếu giá ca cao tăng 10% 00:11:20.841 --> 00:11:23.921 và lượng cung tăng 3%, 00:11:23.921 --> 00:11:27.009 thì độ co giãn của cung cho ca cao là: 00:11:27.483 --> 00:11:31.833 Phần trăm thay đổi trong lượng cung là 3%, 00:11:31.833 --> 00:11:35.282 chia cho phần trăm thay đổi trong giá cả là 10%. 00:11:35.282 --> 00:11:38.459 Vậy độ co giãn là 0.3. 00:11:39.872 --> 00:11:41.318 Đây là công thức trung điểm. 00:11:41.318 --> 00:11:44.963 Cũng giống như độ co giãn của cầu, 00:11:44.963 --> 00:11:47.540 chỉ có điều là ta đang xét đến lượng cung 00:11:47.540 --> 00:11:49.622 thay vì lượng cầu. 00:11:49.622 --> 00:11:51.632 Vì thế, phần trăm thay đổi về lượng cung 00:11:51.632 --> 00:11:53.380 bằng thay đổi về lượng cung 00:11:53.380 --> 00:11:56.294 chia cho lượng trung bình nhân 100. 00:11:56.294 --> 00:11:58.840 Phần trăm thay đổi về giá cả là mức độ thay đổi về giá cả 00:11:58.840 --> 00:12:01.063 chia cho giá trung bình nhân 100. 00:12:01.063 --> 00:12:03.843 Triệt tiêu 100 ở tử số và mẫu số, vậy ta có công thức 00:12:03.843 --> 00:12:05.363 sự thay đổi về lượng 00:12:05.363 --> 00:12:08.189 bằng lượng sau trừ đi lượng trước 00:12:08.189 --> 00:12:09.780 chia cho lượng trung bình. 00:12:10.180 --> 00:12:13.346 Giá sau trừ giá trước chia cho giá trung bình. 00:12:13.677 --> 00:12:15.036 Hãy cùng xét một ví dụ. 00:12:16.154 --> 00:12:19.983 Với giá ban đầu là 10 đô la, lượng cung là 100. 00:12:19.983 --> 00:12:23.453 Khi giá tăng lên 20 đô la, lượng cung là 110. 00:12:23.453 --> 00:12:25.213 Vậy ta nhớ lại công thức: 00:12:25.213 --> 00:12:27.300 thay đổi về lượng chia cho lượng trung bình, 00:12:27.310 --> 00:12:29.273 thay đổi về giá chia cho giá trung bình. 00:12:29.273 --> 00:12:33.372 Với lượng sau là 110, 00:12:33.372 --> 00:12:35.482 lượng trước là 100, 00:12:35.482 --> 00:12:38.673 mức thay đổi về lượng bằng 110 - 100. 00:12:38.673 --> 00:12:40.413 Đây là lượng trung bình. 00:12:40.413 --> 00:12:43.583 Mức thay đổi về giá bằng 20 - 10. 00:12:43.583 --> 00:12:46.483 Bởi chúng ta bắt đầu ở đây, 00:12:46.483 --> 00:12:49.613 với lượng sau là 110, 00:12:49.613 --> 00:12:52.322 có liên quan tới mức giá sau là 20 đô la 00:12:52.322 --> 00:12:53.814 nên hãy viết 20 trước. 00:12:53.814 --> 00:12:57.084 20 - 10 = 10 chia cho giá trung bình, 00:12:57.084 --> 00:12:58.588 v.v... 00:12:58.588 --> 00:13:00.590 Bạn có thể thực hiện phép tính và tìm ra 00:13:00.590 --> 00:13:04.736 độ co giãn là 0.143. 00:13:06.193 --> 00:13:07.962 Cũng như độ co giãn của cầu, 00:13:07.962 --> 00:13:10.554 nếu độ co giãn của cung < 1, 00:13:10.554 --> 00:13:12.664 thì đường cung được coi là không co giãn. 00:13:12.664 --> 00:13:13.975 Nếu độ co giãn của cung >1, 00:13:13.975 --> 00:13:16.094 thì đường cung được gọi là co giãn. 00:13:16.094 --> 00:13:19.192 Nếu độ co giãn của cung =1, thì ta nói đường cầu co giãn đơn vị. 00:13:19.192 --> 00:13:23.715 Vậy đây chính là cơ chế về độ co giãn của cung. 00:13:23.715 --> 00:13:24.825 Tiếp theo ta sẽ tìm hiểu 00:13:24.825 --> 00:13:28.262 ứng dụng về độ co giãn của cung. 00:13:28.262 --> 00:13:31.381 Đây là một phần cực kỳ quan trọng trong khóa học này, 00:13:31.381 --> 00:13:33.734 nên bạn hãy bám sát các ứng dụng 00:13:33.734 --> 00:13:37.020 học cách ứng dụng kiến thức này vào cuộc sống, 00:13:37.020 --> 00:13:38.905 chứng minh tầm quan trọng 00:13:38.905 --> 00:13:42.593 của hệ quả thực tế phát sinh từ các độ co giãn khác nhau. 00:13:42.593 --> 00:13:44.735 Tới đây, hãy cùng quay lại câu hỏi 00:13:44.735 --> 00:13:47.295 đã được đặt ra ở phần đầu bài học: 00:13:47.650 --> 00:13:52.715 Làm sao ta có thể phân tích để biết việc chuộc nô lệ 00:13:52.715 --> 00:13:56.146 là chính sách tốt hay không tốt? 00:13:56.146 --> 00:13:58.935 Độ co giãn của cung chính là yếu tố quan trọng 00:13:58.935 --> 00:14:00.623 để giải đáp câu hỏi này. 00:14:00.623 --> 00:14:02.517 Đây sẽ là điều ta tìm hiểu ở phần sau. 00:14:02.517 --> 00:14:03.568 Cảm ơn các bạn. 00:14:04.215 --> 00:14:06.154 - [Lời dẫn] Nếu muốn tự kiểm tra, 00:14:06.294 --> 00:14:07.884 hãy nhấn "Practice Questions". 00:14:08.727 --> 00:14:11.991 Còn nếu đã sẵn sàng học tiếp, hãy nhấn "Next Video". 00:14:12.255 --> 00:14:16.039 ♪ [âm nhạc] ♪