Return to Video

Tại sao tôi lại chế tạo rô bốt nhỏ bằng hạt gạo?

  • 0:01 - 0:04
    Sinh viên của tôi và tôi
    đang làm những con rô bốt nhỏ xíu.
  • 0:04 - 0:06
    Bạn có thể hình dung
    chúng là thế hệ rô bốt
  • 0:06 - 0:10
    mô phỏng thứ mà tất cả các bạn
    đều đã rất quen thuộc: kiến.
  • 0:10 - 0:13
    Ta đều biết kiến hay côn trùng
    ở kích thước này
  • 0:13 - 0:15
    có thể làm những chuyện
    ngoài sức tưởng tượng.
  • 0:15 - 0:18
    Ta đều đã từng thấy một đàn kiến,
  • 0:18 - 0:22
    kéo lê bịch snack khoai tây,
    hay đại loại như thế, khi đi cắm trại.
  • 0:22 - 0:26
    Nhưng điều gì là khó
    khi tạo ra những mô phỏng thế này?
  • 0:26 - 0:30
    Vâng, đầu tiên, làm thế nào giữ được
    những khả năng của kiến
  • 0:30 - 0:32
    trong một con rô bốt
    có kích cỡ tương tự?
  • 0:32 - 0:36
    Đầu tiên, cần tìm cách khiến chúng
    chuyển động khi quá nhỏ.
  • 0:36 - 0:38
    Ta cần kết cấu như chân và
    những mô tơ hiệu quả
  • 0:38 - 0:40
    giúp di chuyển,
  • 0:40 - 0:43
    và cần những cảm biến,
    nguồn điện và bộ điều khiển
  • 0:43 - 0:47
    rồi gắn mọi thứ lại với nhau trong
    một con rô bốt kiến bán thông minh.
  • 0:47 - 0:49
    Cuối cùng, để giúp chúng
    thật sự hữu ích,
  • 0:49 - 0:53
    chúng ta muốn nhiều con
    làm việc với nhau.
  • 0:53 - 0:56
    Tôi sẽ bắt đầu từ việc di chuyển.
  • 0:56 - 0:59
    Côn trùng di chuyển khắp nơi
    nhịp nhàng một cách kinh ngạc.
  • 0:59 - 1:01
    Phim này từ Đại học UC Berkeley
  • 1:01 - 1:03
    cho thấy con gián chạy
    trong địa hình cực kì gồ ghề
  • 1:03 - 1:05
    mà không bị lật nhào,
  • 1:05 - 1:09
    nó làm được điều này nhờ
    chân là sự kết hợp của vật liệu cứng,
  • 1:09 - 1:12
    vật liệu truyền thống
    dùng làm rô bốt ,
  • 1:12 - 1:14
    và vật liệu mềm.
  • 1:14 - 1:18
    Phóng lên là một cách di chuyển
    hấp dẫn khác khi bạn rất nhỏ.
  • 1:18 - 1:22
    Những côn trùng này nén năng lượng
    trong một cái lò xo và xả ra rất nhanh
  • 1:22 - 1:26
    để đạt chiều cao cần thiết
    khi nhảy khỏi mặt nước, chẳng hạn.
  • 1:26 - 1:29
    Một trong những đóng góp lớn
    cho phòng thí nghiệm của tôi
  • 1:29 - 1:32
    là việc kết hợp vật liệu cứng
    với vật liệu mềm
  • 1:32 - 1:34
    trong một kết cấu rất, rất nhỏ.
  • 1:34 - 1:37
    Kết cấu nhảy này
    độ bốn milimét,
  • 1:37 - 1:39
    nhỏ xíu.
  • 1:39 - 1:43
    Vật liệu cứng ở đây là silicon,
    vật liệu mềm là nhựa silicon
  • 1:43 - 1:46
    và ý tưởng là nén nó lại,
  • 1:46 - 1:49
    giữ năng lượng trong những lò xo
    rồi xả ra để nó phóng lên.
  • 1:49 - 1:52
    Thế nên, không cần động cơ bên trong,
    không cần điện.
  • 1:52 - 1:55
    Nó hoạt động bằng nguyên lý
    phòng thí nghiệm gọi là
  • 1:55 - 1:58
    "anh sinh viên tốt nghiệp
    với cái nhíp".
  • 1:58 - 2:00
    những gì bạn thấy trong phim kế
  • 2:00 - 2:03
    là anh chàng này thực hiện
    những bước nhảy ngoạn mục.
  • 2:03 - 2:06
    Đây là Aaron, chàng sinh viên
    băn khoăn cùng những cái nhíp,
  • 2:06 - 2:09
    và những gì bạn thấy
    là kết cấu kích thước bốn milimét
  • 2:09 - 2:11
    nhảy cao khoảng 40 centimét.
  • 2:11 - 2:13
    Gấp 100 lần chiều cao của nó,
  • 2:13 - 2:15
    nó vẫn còn sống, tưng tưng trên bàn.
  • 2:15 - 2:19
    Nó cực kỳ mạnh, và dĩ nhiên sống khá dai
    cho đến khi ta làm mất nó
  • 2:19 - 2:21
    bởi vì nó rất nhỏ.
  • 2:21 - 2:24
    Ban đầu, chúng tôi cũng tính thêm môtơ vào
  • 2:24 - 2:27
    chúng tôi để sinh viên
    phòng thí nghiệm thử môtơ cỡ milimét
  • 2:27 - 2:31
    để gắng vào những rô bốt nhỏ tự động.
  • 2:31 - 2:34
    Để làm nó chuyển động
    với kích cỡ thế này,
  • 2:34 - 2:36
    chúng tôi ăn gian bằng cách
    dùng nam châm.
  • 2:36 - 2:39
    Và nam châm trở thành một phần
    chân của rô bốt siêu nhỏ,
  • 2:39 - 2:41
    bạn có thể thấy
    những khớp nhựa silicon
  • 2:41 - 2:44
    nối bằng nam châm chìm bên trong
    di chuyển tới lui
  • 2:44 - 2:46
    trong trường điện từ bên ngoài.
  • 2:46 - 2:50
    Tất cả tạo thành con rô bốt
    mà tôi cho bạn xem lúc nãy.
  • 2:50 - 2:53
    Điều thú vị là nó
    giúp ta mường tượng
  • 2:53 - 2:55
    cách di chuyển của côn trùng
    có kích cỡ tương tự.
  • 2:55 - 2:57
    Ta có một mô hình rất tuyệt vời
    về cách mọi thứ
  • 2:57 - 2:59
    từ con gián đến con voi di chuyển.
  • 2:59 - 3:02
    Tất cả chúng ta đều di chuyển theo cách
    đàn hồi này khi chạy.
  • 3:02 - 3:07
    Nhưng khi quá bé nhỏ,
    lực giữa bàn chân và mặt đất
  • 3:07 - 3:09
    sẽ ảnh hưởng đến vận động
    nhiều hơn là trọng lượng
  • 3:09 - 3:12
    tạo ra chuyển động đàn hồi.
  • 3:12 - 3:14
    Anh chàng này làm chưa tốt lắm,
  • 3:14 - 3:17
    nhưng chúng tôi có phiên bản
    lớn hơn chút cũng chạy được vòng vòng.
  • 3:17 - 3:20
    Nó hình khối vuông khoảng 1 centimét,
    1 centimét mỗi cạnh, bé xíu,
  • 3:20 - 3:23
    chúng tôi cho nó chạy gấp 10 lần
    phần thân trong một giây,
  • 3:23 - 3:25
    10 centimét trong một giây.
  • 3:25 - 3:27
    Khá nhanh đối với một gã bé tí tẹo,
  • 3:27 - 3:29
    giới hạn ở phạm vị
    thử nghiệm của chúng tôi.
  • 3:29 - 3:32
    Nhưng bạn có thể hình dung
    cách nó hoạt động ngay tại đây.
  • 3:32 - 3:36
    Chúng tôi cũng có thể làm phiên bản in 3D
    có thể vượt chướng ngại vật,
  • 3:36 - 3:39
    rất giống với con gián
    mà bạn thấy lúc nãy.
  • 3:39 - 3:42
    Để rồi cuối cùng,
    gom mọi thứ vào trong rô bốt.
  • 3:42 - 3:46
    Chúng tôi muốn cảm ứng, điện,
    điều khiển, dẫn động.. tất cả
  • 3:46 - 3:49
    không cần mọi thứ phải
    đều có nguồn gốc sinh học.
  • 3:49 - 3:52
    Rô bốt cỡ bằng một viên kẹo Tic Tac.
  • 3:52 - 3:56
    Trong trường hợp này, thay vì dùng
    nam châm hay cơ bắp để di chuyển,
  • 3:56 - 3:58
    chúng tôi dùng hỏa tiễn.
  • 3:58 - 4:01
    Nhờ chất liệu năng lượng
    dễ gia công,
  • 4:01 - 4:04
    chúng tôi có thể
    tạo ra thứ rất nhỏ cỡ pixel
  • 4:04 - 4:07
    và có thể gắn những pixel này
    dưới bụng rô bốt
  • 4:07 - 4:12
    và nó sẽ nhảy lên khi
    cảm nhận được sự gia tăng ánh sáng.
  • 4:12 - 4:15
    Phim kế là một trong những phim
    yêu thích của tôi.
  • 4:15 - 4:18
    Bạn có con rô bốt 300 miligram này
  • 4:18 - 4:20
    nhảy cao khoảng tám centimét
    trong không trung.
  • 4:20 - 4:23
    Nó có kích cỡ chỉ
    (4x4x7) milimét.
  • 4:23 - 4:25
    Bạn sẽ thấy một tia sáng chói
    lúc ban đầu
  • 4:25 - 4:27
    khi động cơ được khởi động,
  • 4:27 - 4:29
    và rô bốt nhào xuống.
  • 4:29 - 4:30
    Lúc có tia sáng chói đó,
  • 4:30 - 4:33
    bạn có thể thấy rô bốt vút lên
    trong không trung.
  • 4:33 - 4:36
    Không có dây giữ.
    Không có dây nối.
  • 4:36 - 4:39
    Tất cả mọi thứ đều nằm bên trong,
    và nó nhảy vì
  • 4:39 - 4:43
    bạn sinh viên bật đèn bàn kế bên nó.
  • 4:43 - 4:47
    Tôi nghĩ bạn có thể tưởng tượng tất cả
    những điều thú vị có thể làm
  • 4:47 - 4:52
    với những rô bốt biết chạy, bò,
    nhảy và lăn với kích thước này.
  • 4:52 - 4:55
    Hãy nghĩ đến đống đổ nát
    sau một thảm họa tự nhiên như động đất.
  • 4:55 - 4:58
    Tưởng tượng những rô bốt nhỏ
    bò vào trong đó
  • 4:58 - 5:00
    để tìm kiếm người sống sót.
  • 5:00 - 5:03
    Hãy tưởng tượng nhiều rô bốt nhỏ
    chạy vòng vòng trên cầu
  • 5:03 - 5:05
    để kiểm tra và
    đảm bảo rằng nó an toàn
  • 5:05 - 5:07
    ngăn ngừa những vụ gãy cầu
    như vụ
  • 5:07 - 5:11
    xảy ra vùng ngoại ô Minneapolis
    năm 2007.
  • 5:11 - 5:13
    Tưởng tượng điều bạn có thể làm
  • 5:13 - 5:16
    nếu cho rô bốt bơi
    theo dòng máu.
  • 5:16 - 5:18
    Sao? “Chuyến du hành ngoạn mục”
    Issac Asimov.
  • 5:18 - 5:22
    Ta có thể phẫu thuật
    mà không cần phải mở toang cơ thể.
  • 5:22 - 5:25
    Hay thay đổi
    cách ta tạo mọi thứ
  • 5:25 - 5:28
    nếu cho những rô bốt nhỏ xíu này
    làm việc như những con mối,
  • 5:28 - 5:31
    dựng lên những gò mối 8 mét
    cực kỳ cao như thế này,
  • 5:31 - 5:35
    rất thoáng mát và hiệu quả
  • 5:35 - 5:37
    như ở Châu Phi và Châu Úc.
  • 5:37 - 5:42
    Tất cả là tiềm năng
    có thể được khai thác
  • 5:42 - 5:47
    Tới nay, dù đã có nhiều bước tiến,
    con đường phía trước vẫn còn dài,
  • 5:47 - 5:49
    hy vọng các bạn ở đây có thể
    góp phần vào đích đến đó.
  • 5:49 - 5:51
    Cảm ơn rất nhiều.
  • 5:51 - 5:53
    (Vỗ tay)
Title:
Tại sao tôi lại chế tạo rô bốt nhỏ bằng hạt gạo?
Speaker:
Sarah Bergbreiter
Description:

Thông qua nghiên cứu về hoạt động và cơ thể của những loài côn trùng như kiến, Sarah Bergbreiter và đội ngũ của mình đã chế tạo mô phỏng cơ học siêu nhỏ nhưng siêu mạnh của loài động vật biết bò rợn người này ... thêm vào cả tên lửa nữa. Cùng theo dõi quá trình phát triển đầy kinh ngạc của rô bốt siêu nhỏ và lắng nghe ba cách mà ta có thể khai thác nó trong tương lai.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
06:06

Vietnamese subtitles

Revisions