Return to Video

Toán học được phát hiện hay phát minh? - Jeff Dekofsky

  • 0:12 - 0:16
    Liệu toán học có tồn tại nếu
    con người không xuất hiện hay không?
  • 0:16 - 0:19
    Từ thời xa xưa, con người đã
    không ngừng tranh luận
  • 0:19 - 0:23
    rằng toán học được tìm ra
    hay được tạo ra.
  • 0:23 - 0:27
    Liệu ta đã tạo ra các khái niệm toán học
    để hiểu rõ về vũ trụ xung quanh,
  • 0:27 - 0:32
    hay toán học chính là ngôn ngữ
    của chính vũ trụ,
  • 0:32 - 0:35
    luôn hiện hữu dù ta có tìm ra
    sự thật về nó hay không?
  • 0:35 - 0:38
    Những con số, hình học và phương trình
    có thật sự tồn tại,
  • 0:38 - 0:43
    hay chỉ là đại điện cao cả
    của những lý thuyết lý tưởng?
  • 0:43 - 0:46
    Sự tồn tại độc lập của toán học đã được
    chứng minh bởi những người xưa.
  • 0:46 - 0:50
    Ở thế kỉ thứ 5, những người thời Pytago
    ở Hy Lạp tin rằng các con số
  • 0:50 - 0:53
    vừa là thực thể sống
    vừa là nguyên lý vũ trụ.
  • 0:53 - 0:58
    Họ gọi số 1 là "đơn tử",
    là chữ số tạo ra các con số khác
  • 0:58 - 1:00
    và là nguồn gốc của mọi vật.
  • 1:00 - 1:03
    Các con số là những thực thể
    chủ động trong tự nhiên.
  • 1:03 - 1:05
    Plato cho rằng
    các khái niệm toán học là rõ ràng
  • 1:05 - 1:10
    và tồn tại như vũ trụ vậy,
    dù chúng ta có biết đến nó hay không.
  • 1:10 - 1:14
    Euclid, cha đẻ của hình học,
    tin rằng bản thân tự nhiên
  • 1:14 - 1:18
    chính là sự hiện diện hữu hình
    của các quy tắc toán học.
  • 1:18 - 1:22
    Những người khác lại cho rằng dù
    các con số có hiện diện hay không,
  • 1:22 - 1:25
    những lý thuyết toán học
    hoàn toàn không hề hiện hữu.
  • 1:25 - 1:30
    Giá trị đúng đắn của chúng nằm ở
    những quy định do con người tạo ra.
  • 1:30 - 1:33
    Vì thế toán học là tư duy logic
    được phát minh bởi con người,
  • 1:33 - 1:36
    và không hề xuất hiện tại nơi nào khác
    nằm ngoài suy nghĩ của con người,
  • 1:36 - 1:41
    là ngôn ngữ của các mối quan hệ trừu tượng
    dựa trên xu hướng hoạt động của bộ não,
  • 1:41 - 1:47
    dùng những xu hướng đó để tạo ra
    trật tự hữu ích từ những hỗn loạn.
  • 1:47 - 1:50
    Một trong những người ủng hộ ý kiến này
    là Leopold Kronecker,
  • 1:50 - 1:54
    một giáo sư toán học ở Đức
    vào thế kỉ thứ 19.
  • 1:54 - 1:56
    Niềm tin của ông tóm gọn trong
    câu nói nổi tiểng:
  • 1:56 - 2:01
    "Chúa tạo ra số tự nhiên,
    những việc còn lại là của con người".
  • 2:01 - 2:04
    Vào thời nhà toán học
    David Hilbert còn sống,
  • 2:04 - 2:07
    có một xu hướng xây dựng toán học
    như một công trình logic.
  • 2:07 - 2:11
    Hilbert cố gắng biến toán học
    thành những câu thành ngữ,
  • 2:11 - 2:13
    như Euclid đã làm với hình học.
  • 2:13 - 2:18
    Ông và những người cùng ý định
    coi toán như một trò chơi triết học,
  • 2:18 - 2:20
    chỉ một trò chơi mà thôi.
  • 2:20 - 2:23
    Henri Poincaré, cha đẻ của
    hình học phi Euclid,
  • 2:23 - 2:26
    tin rằng sự tồn tại của
    hình học phi Euclid
  • 2:26 - 2:31
    giải quyết vấn đề liên quan đến hình học
    không gian của độ cong hyperbole và elip,
  • 2:31 - 2:35
    chứng tỏ rằng hình học của Euclid,
    tồn tại lâu đời về hình học phẳng,
  • 2:35 - 2:37
    không phải là một sự thật vũ trụ,
  • 2:37 - 2:42
    mà chỉ là kết quả của việc sử dụng
    một số luật lệ trò chơi toán học.
  • 2:42 - 2:46
    Nhưng vào năm 1960, người đạt giải Nobel
    Vật lý Eugene Wigner
  • 2:46 - 2:50
    sáng tạo ra cụm từ "tính hiệu quả
    không lý giải được của toán học"
  • 2:50 - 2:53
    đã làm tăng giá trị của ý kiến cho rằng
    toán học là có thật
  • 2:53 - 2:55
    và được tìm ra bởi con người.
  • 2:55 - 2:58
    Wigner chỉ ra rằng nhiều
    lý thuyết toán học
  • 2:58 - 3:03
    được tạo ra mà không để miêu tả
    hiện tượng vật chất nào
  • 3:03 - 3:06
    được chứng minh
    vài thập niên hay vài thể kỉ sau đó,
  • 3:06 - 3:08
    trở thành cơ sở cần thiết để giải thích
  • 3:08 - 3:11
    sự hoạt động của vũ trụ.
  • 3:11 - 3:16
    Ví dụ như thuyết số học của
    nhà toán học người Anh Gottfried Hardy,
  • 3:16 - 3:19
    người tự nhận không có
    thành quả nào của ông sẽ hữu ích
  • 3:19 - 3:22
    trong việc giải thích
    các hiện tượng của thế giới
  • 3:22 - 3:25
    đã giúp tạo nên mật mã học.
  • 3:25 - 3:27
    Một công trình lý thuyết khác của ông
  • 3:27 - 3:30
    được biết đến như
    Định luật Hardy trong di truyền học,
  • 3:30 - 3:32
    đã giành giải Nobel.
  • 3:32 - 3:34
    Và Fibonacci tình cờ phát hiện ra
    dãy số nổi tiếng
  • 3:34 - 3:38
    khi nghiên cứu
    sự phát triển dân số ở thỏ.
  • 3:38 - 3:42
    Loài người sau này tìm thấy dãy số này
    ở khắp nơi trong tự nhiên,
  • 3:42 - 3:44
    từ sự sắp xếp hạt và cánh
    ở hoa hướng dương
  • 3:44 - 3:46
    đến cấu trúc của quả dứa,
  • 3:46 - 3:48
    thậm chí ở các nhánh của cuống phổi.
  • 3:48 - 3:53
    Hay nghiên cứu về hình học phi Euclid
    của Bernhard Riemann vào những năm 1850
  • 3:53 - 3:57
    đã được Einstein sử dụng như hình mẫu
    cho thuyết tương đối ở thể kỉ sau đó.
  • 3:57 - 3:59
    Một thành tựu lớn hơn là:
  • 3:59 - 4:03
    lý thuyết nút được xây dựng vào
    khoảng năm 1771
  • 4:03 - 4:05
    dùng để miêu tả hình học vị trí
  • 4:05 - 4:10
    được sử dụng vào cuối thể kỉ 20
    để giải thích sự tháo xoắn của ADN
  • 4:10 - 4:12
    trong quá trình nhân đôi.
  • 4:12 - 4:16
    Nó thậm chí còn
    giải thích cho lý thuyết dây.
  • 4:16 - 4:19
    Một số nhà toán học và khoa học
    có ảnh hưởng nhất
  • 4:19 - 4:22
    trong lịch sử nhân loại đã không ngừng
    thán phục sự ảnh hưởng này
  • 4:22 - 4:24
    một cách đầy ngạc nhiên.
  • 4:24 - 4:27
    Vậy thì, toán học là một phát minh
    hay là một khám phá?
  • 4:27 - 4:30
    Thành quả của con người
    hay sự thật của vũ trụ?
  • 4:30 - 4:34
    Sản phẩm của con người hay
    sự sáng tạo đầy thần thánh của tự nhiên?
  • 4:34 - 4:38
    Những câu hỏi này sâu xa đến mức nó đã
    biến cuộc tranh cãi thành vấn đề tâm linh.
  • 4:38 - 4:42
    Câu trả lời có lẽ phụ thuộc vào
    khái niệm mà ta đang tìm hiểu,
  • 4:42 - 4:45
    nhưng có thể nó sẽ nghe như
    công án thiền bị bóp méo vậy.
  • 4:45 - 4:49
    Nếu có một số lượng cây trong rừng
    mà không có ai ở đó để đếm chúng,
  • 4:49 - 4:51
    con số đó liệu có tồn tại?
Title:
Toán học được phát hiện hay phát minh? - Jeff Dekofsky
Speaker:
Jeff Dekofsky
Description:

Xem bài học đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/is-math-discovered-or-invented-jeff-dekofsky

Liệu toán học có tồn tại nếu con người không xuất hiện? Liệu chúng ta đã tạo ra toán học để giúp mình hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh, hay toán chính là ngôn ngữ của chính bản thân vũ trụ? Jeff Dekofsky sẽ giúp ta lần theo dấu những cuộc tranh cãi nổi tiếng về câu hỏi vốn từ lâu đã gây nên những ý kiến trái chiều này.

Bài học soạn bởi Jeff Dekofsky, minh họa bởi The Tremendousness Collective.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:11

Vietnamese subtitles

Revisions