Return to Video

Tìm hiểu thêm về đường cung

  • 0:00 - 0:05
    ♪ [âm nhạc] ♪
  • 0:09 - 0:12
    - [Alex] Hôm nay chúng ta sẽ
    tìm hiểu về đường cung.
  • 0:12 - 0:14
    Tôi sẽ lướt qua
    khái niệm này
  • 0:14 - 0:16
    nhanh hơn một chút
    so với khái niệm về cầu,
  • 0:16 - 0:19
    bởi có nhiều
    nội dung tương tự nhau.
  • 0:23 - 0:27
    Đường cung thể hiện
    hành vi của người bán,
  • 0:27 - 0:32
    đường cung có chức năng
    thể hiện lượng cung
  • 0:32 - 0:34
    ở những mức giá khác nhau.
  • 0:34 - 0:38
    Lượng cung
    là lượng mà người sản xuất
  • 0:38 - 0:42
    sẵn sàng và có thể bán
    ở một mức giá nhất định.
  • 0:42 - 0:45
    Như vậy, đây là đường cung
    cũng như phần trước.
  • 0:45 - 0:49
    Dữ liệu ở trục hoành cho ta biết
    lượng cung
  • 0:49 - 0:52
    ở mỗi mức giá, hay nói cách khác
    là số nhà cung cấp
  • 0:53 - 0:54
    sẵn sàng bán và có thể bán
    với mỗi mức giá.
  • 0:55 - 0:59
    Với mức giá 20 đô la một thùng,
    người cung cấp sẵn sàng và có thể
  • 0:59 - 1:03
    bán 30 triệu thùng dầu
    mỗi ngày.
  • 1:03 - 1:06
    Dữ liệu ở trục tung cho ta thấy
    mức giá thấp nhất
  • 1:06 - 1:09
    mà nhà cung cấp sẽ bán
    một lượng cụ thể.
  • 1:10 - 1:14
    Ví dụ,
    với thùng dầu thứ 50 triệu,
  • 1:14 - 1:20
    nhà cung cấp sẵn sàng và có thể
    bán với giá 55 đô la.
  • 1:20 - 1:25
    Một lần nữa, dữ liệu ở trục tung
    cho chúng ta thấy mức giá thấp nhất
  • 1:25 - 1:28
    mà nhà cung cấp có thể bán
    một lượng nhất định.
  • 1:28 - 1:31
    Cũng như phần trước,
    đôi khi dữ liệu ở trục hoành
  • 1:31 - 1:34
    dễ hiểu hơn
    ở một vài điểm,
  • 1:34 - 1:36
    nhưng đôi khi
    dữ liệu ở trục tung lại dễ hiểu hơn.
  • 1:37 - 1:39
    Điều quan trọng là
    bạn sẽ dễ dàng đọc dữ liệu
  • 1:39 - 1:42
    trên đường cung theo cả hai chiều.
  • 1:42 - 1:45
    Thặng dư sản xuất
    chỉ là phiên bản thặng dư tiêu dùng
  • 1:45 - 1:47
    của người sản xuất.
  • 1:47 - 1:50
    Hãy nhớ rằng, thặng dư tiêu dùng
    là lợi ích của người tiêu dùng
  • 1:50 - 1:55
    khi trao đổi, còn thặng dư sản xuất
    là lợi ích mà nhà sản xuất có được
  • 1:55 - 1:56
    từ thương vụ.
  • 1:56 - 2:00
    Có sự khác biệt
    giữa giá thị trường
  • 2:00 - 2:03
    và giá tối thiểu
    mà nhà sản xuất có thể
  • 2:03 - 2:05
    bán một lượng nhất định.
  • 2:05 - 2:09
    Tổng thặng dư sản xuất
    là tổng thặng dư
  • 2:09 - 2:11
    của mỗi người bán.
  • 2:11 - 2:14
    Sau đây tôi sẽ cho bạn thấy,
    về mặt biểu đồ thì
  • 2:14 - 2:19
    tổng thặng dư sản xuất
    được tính bằng diện tích
  • 2:19 - 2:22
    bên trên đường cung
    và bên dưới giá cả.
  • 2:23 - 2:25
    Chúng ta cùng xem nhé!
  • 2:25 - 2:28
    Thặng dư sản xuất là diện tích
    bên trên đường cung
  • 2:28 - 2:30
    và bên dưới giá cả.
  • 2:30 - 2:34
    Đây là đường cung -
    giả sử giá là 40 đô la
  • 2:34 - 2:36
    và thặng dư sản xuất
    ở mức giá này
  • 2:36 - 2:38
    là diện tích màu xanh dương ngay đây.
  • 2:39 - 2:41
    Chúng ta có thể coi đây là
    thặng dư sản xuất
  • 2:41 - 2:44
    ở mức chi phí thấp nhất với nhà cung cấp,
    cộng thêm thặng dư sản xuất
  • 2:44 - 2:47
    mức thấp nhất thứ hai,
    cộng thêm thặng dư sản xuất
  • 2:47 - 2:50
    ở mức thấp nhất thứ ba,
    thứ tư và ...
  • 2:51 - 2:54
    Cho đến khi chúng ta có
    nhà cung cấp cận biên
  • 2:54 - 2:56
    và nhận thấy nhà cung cấp
    cận biên
  • 2:56 - 2:59
    không kiếm được chút thặng dư nào.
  • 2:59 - 3:02
    Đó là do chi phí mà
    nhà cung cấp này bỏ ra
  • 3:02 - 3:05
    bằng đúng với giá cả,
    nên không thu được thặng dư sản xuất.
  • 3:05 - 3:08
    Thêm nữa, với thặng dư tiêu dùng,
    bạn hãy nhớ rằng ta có thể
  • 3:08 - 3:12
    và trên thực tế là ta sẽ
    tính toán diện tích này
  • 3:12 - 3:15
    thông qua công thức
    tính diện tích tam giác.
  • 3:15 - 3:19
    Tương tự đường cầu,
    đường cung cũng có thể dịch chuyển.
  • 3:19 - 3:22
    Trước hết, ta cùng phân tích
    một mức tăng cung.
  • 3:23 - 3:25
    Đường này
    sẽ dịch chuyển theo hướng nào
  • 3:25 - 3:27
    khi ta có một mức tăng cung.
  • 3:27 - 3:31
    Hãy nhớ là lượng ở đây giảm xuống,
    vậy
  • 3:31 - 3:33
    lượng tăng theo hướng nào?
  • 3:34 - 3:35
    Như thế này nhé!
  • 3:35 - 3:37
    Ban đầu bạn có thể
    nhầm lẫn một chút
  • 3:37 - 3:39
    bởi đường này cũng đi xuống.
  • 3:39 - 3:41
    Nhưng đây là đi xuống về bên phải.
  • 3:41 - 3:43
    Chúng ta sẽ hiểu được
    khi phân tích kỹ hơn
  • 3:43 - 3:46
    về ý nghĩa chính xác của đường này.
  • 3:47 - 3:51
    Nghĩa là tại bất kỳ mức giá nào
    với nhà cung cấp mới,
  • 3:51 - 3:55
    khi cung tăng,
    nhà cung cấp giờ đã sẵn sàng bán ra
  • 3:55 - 3:57
    một lượng lớn hơn.
  • 3:58 - 4:01
    Tại mức giá 10 đô la,
    với đường cung cũ,
  • 4:01 - 4:03
    họ sẵn sàng bán 20 đơn vị.
  • 4:04 - 4:07
    Tại mức giá 10 đô la,
    với đường cung mới,
  • 4:07 - 4:10
    với cung tăng,
    giờ đây họ sẵn sàng
  • 4:10 - 4:12
    bán 80 đơn vị.
  • 4:12 - 4:15
    Chúng ta cũng có thể tìm hiểu
    về mức tăng cung
  • 4:15 - 4:17
    thông qua dữ liệu ở trục tung.
  • 4:18 - 4:20
    Mức tăng cung
    cho chúng ta biết
  • 4:20 - 4:23
    với lượng nào
    thì nhà cung cấp giờ đây sẵn sàng
  • 4:23 - 4:26
    bán ở một
    mức giá thấp hơn.
  • 4:27 - 4:29
    Trước đây, họ cần
    đặt đơn giá ít nhất là 10 đô la
  • 4:29 - 4:31
    mới có thể bán được lượng này.
  • 4:32 - 4:35
    Giờ đây, họ sẵn sàng bán
    với cùng lượng đó
  • 4:35 - 4:37
    tại mức giá thấp hơn.
  • 4:38 - 4:42
    Nếu chỉ xét vấn đề này
    bằng trực giác, bạn có thể đoán ra
  • 4:42 - 4:46
    đâu là yếu tố chính
    làm tăng cung hay không?
  • 4:47 - 4:51
    Yếu tố chính sẽ làm
    tăng cung
  • 4:51 - 4:53
    là một mức giảm trong chi phí.
  • 4:54 - 4:57
    Vì vậy bạn cũng có thể hiểu
    đường này sẽ đi xuống
  • 4:57 - 4:59
    khi chi phí giảm.
  • 4:59 - 5:03
    Lý do cung tăng
    là do chi phí giảm.
  • 5:04 - 5:07
    Thế là bạn đã có thể
    hiểu cả hai hướng biểu đồ rồi nhé!
  • 5:08 - 5:10
    Vậy với một mức tăng cung thì sao?
  • 5:10 - 5:12
    Tất nhiên, việc này sẽ
    dịch chuyển đường cung
  • 5:12 - 5:16
    theo hướng ngược lại:
    lệch về bên trái và hướng lên phía trên.
  • 5:16 - 5:18
    Một lần nữa, ta có thể hiểu ý nghĩa của biểu đồ.
  • 5:19 - 5:23
    Với mức giảm cung,
    biểu đồ cho biết các nhà cung cấp
  • 5:23 - 5:26
    có cùng mức giá sẽ sẵn sàng bán
  • 5:26 - 5:29
    một lượng nhỏ hơn
    so với trước đây.
  • 5:30 - 5:33
    Tại cùng mức giá,
    lượng mà họ sẵn sàng và có thể
  • 5:33 - 5:37
    bán giảm đi -
    một mức giảm cung.
  • 5:38 - 5:41
    Điều này cũng có nghĩa là
    với cùng một lượng,
  • 5:41 - 5:44
    nhà cung cấp đòi hỏi
    giá cao hơn
  • 5:44 - 5:47
    mới đạt lượng bán đó.
  • 5:47 - 5:51
    Với một mức cung giảm,
    nhà cung cấp đòi hỏi giá cao hơn
  • 5:51 - 5:55
    để bán cùng một số lượng
    mà trước đây họ từng cung cấp.
  • 5:56 - 6:01
    Vậy điều gì khiến nhà cung cấp
    đòi hỏi giá cao hơn
  • 6:01 - 6:03
    để bán cùng một lượng?
  • 6:04 - 6:07
    Chính là mức tăng trong chi phí.
  • 6:07 - 6:09
    Chúng ta cùng xem xét
    cụ thể hơn nhé!
  • 6:10 - 6:11
    Tôi sẽ liệt kê
  • 6:11 - 6:14
    danh sách những yếu tố
    quan trọng làm dịch chuyển cung,
  • 6:14 - 6:16
    nhưng vấn đề ở đây
  • 6:16 - 6:21
    không phải là học thuộc
    mà là phải hiểu rằng
  • 6:21 - 6:25
    yếu tố quyết định
    mức dịch cung
  • 6:25 - 6:30
    chính là sự thay đổi trong chi phí,
    nghĩa là một mức tăng phí
  • 6:30 - 6:35
    sẽ làm giảm cung;
    một mức giảm phí sẽ làm tăng cung.
  • 6:35 - 6:40
    Lúc này, nhiệm vụ của chúng ta
    là hiểu cách thức khiến chi phí thay đổi
  • 6:40 - 6:42
    của toàn bộ những yếu tố trên.
  • 6:43 - 6:44
    Một số yếu tố khá hiển nhiên,
  • 6:44 - 6:46
    ví dụ,
    cải tiến công nghệ
  • 6:46 - 6:48
    hay giá đầu vào thay đổi.
  • 6:49 - 6:52
    Một thay đổi về chi phí nhân công
    đầu vào,
  • 6:52 - 6:54
    dẫn tới thay đổi về lương,
    cũng làm thay đổi chi phí -
  • 6:54 - 6:56
    chính là chi phí sản xuất.
  • 6:57 - 7:01
    Thuế và trợ cấp, sự kỳ vọng,
    sự nhập hoặc xuất ngành của nhà sản xuất,
  • 7:01 - 7:03
    sẽ thay đổi chi phí cơ hội.
  • 7:03 - 7:05
    Một số yếu tố
    khiến ta khó hiểu hơn
  • 7:05 - 7:08
    về cách thức khiến chi phí thay đổi.
  • 7:08 - 7:10
    Do vậy trong video tiếp theo,
    tôi sẽ phân tích
  • 7:10 - 7:13
    mỗi yếu tố này
    và đưa ví dụ
  • 7:13 - 7:15
    cho từng yếu tố một.
  • 7:15 - 7:17
    Hẹn gặp lại các bạn!
  • 7:17 - 7:19
    - [Lời dẫn] Để
    tự kiểm tra,
  • 7:19 - 7:21
    hãy nhấn "Practice Questions."
  • 7:22 - 7:25
    Nếu đã sẵn sàng học tiếp,
    hãy nhấn "Next Video."
  • 7:25 - 7:29
    ♪ [âm nhạc] ♪
Title:
Tìm hiểu thêm về đường cung
Description:

Đường cung cho chúng ta thấy điều gì? Trong video này chúng ta sẽ phân tích những gì đường cung thể hiện về hành vi của người bán và số lượng cung ở các mức giá khác nhau. Chúng ta sẽ bàn về thặng dư sản xuất cũng như các yếu tố dẫn đến tăng cung và giảm nguồn cung, kèm theo danh sách những yếu tố dẫn đến sự thay đổi này.

more » « less
Video Language:
English
Team:
Marginal Revolution University
Project:
Micro
Duration:
07:30

Vietnamese subtitles

Revisions