Return to Video

Cải thiện nhà vệ sinh, cải thiện cuộc sống

  • 0:01 - 0:08
    Thật là hợp thời và hợp lý
    khi nói về đồ ăn
  • 0:08 - 0:16
    trong mọi hình thái, mọi màu sắc, mùi vị.
  • 0:16 - 0:21
    Nhưng sau khi thức ăn đi qua hệ tiêu hóa,
  • 0:21 - 0:24
    khi nó được thải ra như đồ bỏ đi,
  • 0:24 - 0:28
    thì chẳng còn thích hợp để nói về nó nữa.
  • 0:28 - 0:33
    Thực sự nó khá là kinh khủng.
  • 0:33 - 0:40
    Tôi tốt nghiệp từ bullshit
    (phân bò/vớ vẩn) tới full-shit (toàn phân)
  • 0:41 - 0:44
    (Cười)
  • 0:44 - 0:50
    Tổ chức của tôi, Gram Vikas, có nghĩa là
    "tổ chức phát triển làng xã",
  • 0:50 - 0:54
    làm trong lĩnh vực tái tạo năng lượng.
  • 0:54 - 0:57
    Phần lớn, chúng tôi sản xuất biogas,
  • 0:57 - 1:01
    biogas cho những căn bếp nông thôn.
  • 1:02 - 1:08
    Chúng tôi sản xuất biogas ở Ấn Độ
    bằng cách sử dụng phân động vật,
  • 1:08 - 1:11
    ở Ấn Độ thường là phân bò.
  • 1:11 - 1:15
    Nhưng vì tôi là người nhạy cảm
    với vấn đề giới tính,
  • 1:15 - 1:18
    tôi muốn gọi nó là phân bò đực.
  • 1:18 - 1:20
    Nhưng sau đó, nhận ra
  • 1:20 - 1:27
    tầm quan trọng của vệ sinh môi trường
    và phân hủy chất thải đúng cách,
  • 1:27 - 1:32
    chúng tôi đi sâu vào vấn đề
    vệ sinh môi trường.
  • 1:33 - 1:42
    80% bệnh tật ở Ấn Độ và
    hầu hết các quốc gia đang phát triển khác
  • 1:42 - 1:46
    là do nước kém chất lượng.
  • 1:46 - 1:50
    Và chúng tôi nghiên cứu
    nguyên nhân của nó,
  • 1:50 - 1:55
    đó chính là thái độ ngu ngốc của chúng ta
    đối với việc phân hủy chất thải con người.
  • 1:56 - 2:00
    Chất thải của con người,
    ở trạng thái thô nhất,
  • 2:00 - 2:06
    quay trở lại vào nguồn nước uống,
    nước tắm giặt,
  • 2:06 - 2:09
    thủy lợi, bất cứ nguồn nước nào bạn thấy.
  • 2:10 - 2:16
    Và đó là nguyên nhân gây ra
    80% bệnh tật ở khu vực nông thôn.
  • 2:17 - 2:24
    Ở Ấn Độ, không may là
    chỉ có phụ nữ mới xách nước.
  • 2:24 - 2:27
    Phụ nữ phải xách nước
    cho tất cả nhu cầu trong nhà.
  • 2:29 - 2:33
    Tình trạng này thật đáng thương.
  • 2:34 - 2:37
    Đi tiêu ngoài trời khá phổ biến.
  • 2:37 - 2:41
    70% người Ấn Độ đi tiêu ngoài trời.
  • 2:42 - 2:44
    Họ ngồi ở ngoài,
  • 2:44 - 2:46
    gió lồng lộng,
  • 2:46 - 2:50
    che mặt, để lộ phần dưới
  • 2:50 - 2:55
    và ngồi đó trong vinh quang
    thưở hoang sơ
  • 2:55 - 2:57
    70% người Ấn Độ.
  • 2:57 - 3:00
    Và nếu bạn nhìn trên toàn thế giới,
  • 3:00 - 3:07
    60% chất thải ở ngoài trời
    thuộc về người Ấn Độ.
  • 3:09 - 3:12
    Một điểm khác biệt kì dị.
  • 3:12 - 3:16
    Tôi không biết người Ấn Độ chúng tôi
    có thể tự hào về điểm này không.
  • 3:16 - 3:18
    (Cười)
  • 3:18 - 3:20
    Do đó, chúng tôi cùng rất nhiều ngôi làng,
  • 3:20 - 3:25
    chúng tôi bắt đầu nói về cách
    nêu lên tình trạng vệ sinh môi trường.
  • 3:25 - 3:31
    Chúng tôi cùng nhau
    thành lập dự án MANTRA.
  • 3:31 - 3:38
    MANTRA nghĩa là mạng lưới hành động
    vì sự biến đổi khu vực nông thôn.
  • 3:38 - 3:44
    Chúng ta đang nói về sự biến đổi,
    biến đổi khu vực nông thôn.
  • 3:46 - 3:49
    Những ngôi làng đồng ý thực hiện dự án này
  • 3:49 - 3:52
    họ tổ chức một cộng đồng hợp pháp
  • 3:52 - 3:56
    nơi tất cả những thành viên
  • 3:56 - 4:02
    bầu ra một nhóm đàn ông và phụ nữ
    thực hiện dự án.
  • 4:02 - 4:07
    Sau đó là người theo dõi thi hành
    và bảo dưỡng.
  • 4:07 - 4:13
    Họ quyết định xây một nhà vệ sinh
    và một phòng tắm.
  • 4:13 - 4:16
    Và từ nguồn nước đảm bảo,
  • 4:16 - 4:23
    nước sẽ chảy vào bể chứa
    và tới tất cả các hộ gia đình
  • 4:23 - 4:25
    qua 3 vòi:
  • 4:25 - 4:32
    một trong nhà vệ sinh, một trong nhà tắm,
    một trong bếp, 24 giờ mỗi ngày.
  • 4:33 - 4:37
    Đáng tiếc là các thành phố
    như New Delhi và Bombay,
  • 4:37 - 4:40
    không có nguồn cung cấp nước 24 giờ.
  • 4:40 - 4:44
    Nhưng ở những ngôi làng này,
    chúng tôi muốn có điều đó.
  • 4:45 - 4:49
    Có sự khác biệt lớn về chất lượng.
  • 4:49 - 4:57
    Ở Ấn Độ, chúng ta có 1 giả thuyết,
    được chấp nhận bởi chính phủ
  • 4:57 - 4:59
    và những người liên quan,
  • 4:59 - 5:04
    rằng người nghèo xứng đáng
    với những giải pháp nghèo nàn
  • 5:04 - 5:10
    và những người rất nghèo xứng đáng
    với những giải pháp đáng thương.
  • 5:10 - 5:17
    Điều này kết hợp với một lý thuyết
    đáng được giải Nobel, đó là
  • 5:17 - 5:19
    thứ rẻ nhất là thứ kinh tế nhất,
  • 5:19 - 5:24
    ly cocktail mạnh
    là thứ người nghèo bị ép uống.
  • 5:26 - 5:28
    Chúng tôi đang đấu tranh
    chống lại điều này.
  • 5:28 - 5:35
    Chúng tôi cảm thấy rằng
    người nghèo bị làm nhục hàng thế kỉ.
  • 5:35 - 5:37
    Và kể cả trong vệ sinh môi trường,
  • 5:37 - 5:40
    họ không đáng bị làm nhục.
  • 5:40 - 5:42
    Vệ sinh môi trường là nhân phẩm
  • 5:42 - 5:45
    hơn là về cách phân hủy chất thải.
  • 5:45 - 5:49
    Do đó, bạn xây những nhà vệ sinh này,
    và thỉnh thoảng,
  • 5:49 - 5:55
    chúng tôi phải nghe rằng nhà vệ sinh
    còn tốt hơn nhà ở của họ.
  • 5:55 - 5:59
    Và bạn có thể thấy ở trước
    là những ngôi nhà liền kề
  • 5:59 - 6:02
    và những cái khác là nhà vệ sinh.
  • 6:02 - 6:09
    Do đó những người này,
    không hề có một ngoại lệ nào trong làng,
  • 6:09 - 6:11
    quyết định xây 1 nhà vệ sinh, 1 phòng tắm.
  • 6:13 - 6:18
    Vì thế, họ cùng nhau thu lượm vật liệu
  • 6:18 - 6:24
    những vật liệu địa phương
    như đá, cát, hợp chất,
  • 6:24 - 6:26
    thường là trợ cấp chính phủ sẵn có
  • 6:26 - 6:29
    để giải quyết một phần nhỏ
    trong chi phí vật liệu
  • 6:29 - 6:33
    như xi măng, thép, tủ vệ sinh.
  • 6:34 - 6:37
    Và họ xây một nhà vệ sinh,
    và một phòng tắm.
  • 6:38 - 6:45
    Những người thợ không chuyên, là những
    người làm cửu vạn, phần lớn là vô gia cư,
  • 6:45 - 6:51
    họ có được cơ hội học việc
    của thợ nề, thợ ống nước.
  • 6:52 - 6:57
    Trong khi những người này học việc,
    những người khác thu gom vật liệu.
  • 6:57 - 7:03
    Và khi cả hai đều sẵn sàng,
    họ xây 1 nhà vệ sinh, 1 nhà tắm,
  • 7:03 - 7:10
    và tất nhiên của một tháp nước,
    một bể chứa nước cao.
  • 7:10 - 7:15
    Chúng tôi sử dụng một hệ thống
    2 hố lọc để xử lý chất thải.
  • 7:15 - 7:19
    Từ nhà vệ sinh,
    chất bẩn tới hố lọc thứ nhất.
  • 7:19 - 7:24
    Và khi nó đầy, nó sẽ bị chặn lại
    và tới hố tiếp theo.
  • 7:24 - 7:29
    Nhưng chúng tôi phát hiện ra
    nếu bạn trồng cây chuối, cây đu đủ
  • 7:29 - 7:33
    ở xung quanh những cái hố này,
  • 7:33 - 7:36
    thì chúng sẽ rất phát triển
    vì chúng hấp thụ tất cả chất dinh dưỡng
  • 7:36 - 7:41
    và bạn sẽ có những quả chuối,
    quả đu đủ ngon lành.
  • 7:41 - 7:44
    Nếu bạn tới chỗ tôi,
  • 7:44 - 7:48
    tôi sẽ rất sẵn lòng mời bạn
    những quả chuối, quả đu đủ này.
  • 7:49 - 7:55
    Đây, bạn có thể thấy
    những nhà vệ sinh, tháp nước hoàn thiện.
  • 7:55 - 7:59
    Đây là ngôi làng mà
    hầu hết dân không biết chữ.
  • 8:01 - 8:04
    Ở đó có nguồn cung cấp nước suốt 24 giờ.
  • 8:04 - 8:09
    Vì nước dễ bị ô nhiễm khi lưu trữ,
  • 8:09 - 8:15
    khi một đứa trẻ nhúng tay vào đó,
    thứ gì đó sẽ rơi vào,
  • 8:15 - 8:19
    nên không có nước lưu trữ.
    Chỉ có nước ở vòi.
  • 8:21 - 8:25
    Đây là cách những bể chứa nước cao
    được xây dựng.
  • 8:25 - 8:28
    Và đây là sản phẩm cuối cùng.
  • 8:28 - 8:32
    Vì phải xây lên cao, và
    có vài không gian có thể tận dụng,
  • 8:32 - 8:35
    nên hai hay ba phòng
    được xây dưới tháp nước,
  • 8:35 - 8:40
    được sử dụng cho những buổi họp mặt
    của ngôi làng.
  • 8:40 - 8:46
    Chúng tôi có bằng chứng rõ ràng
    về tác động to lớn của chương trình này.
  • 8:47 - 8:50
    Trước khi chúng tôi bắt đầu,
  • 8:50 - 8:56
    có hơn 80% người chịu ảnh hưởng
    của bệnh liên quan đến nước.
  • 8:56 - 9:00
    Nhưng sau đó, chúng tôi có
    bằng chứng xác thực
  • 9:00 - 9:07
    rằng trong số 1200 ngôi làng
    đã hoàn thiện chương trình,
  • 9:07 - 9:12
    bệnh liên quan đến nước đã giảm 82%.
  • 9:12 - 9:18
    (Vỗ tay)
  • 9:18 - 9:29
    Phụ nữ, đặc biệt trong những tháng hè,
    thường mất khoảng 6 tới 7 giờ một ngày
  • 9:29 - 9:30
    để xách nước.
  • 9:31 - 9:35
    Và khi họ xách nước,
  • 9:35 - 9:40
    vì như tôi đã nói,
    chỉ có phụ nữ mới xách nước,
  • 9:40 - 9:47
    họ thường mang con gái của họ theo cùng,
  • 9:47 - 9:52
    hoặc về nhà trông các em.
  • 9:52 - 9:56
    Do đó, có ít hơn 9% trẻ nữ được đi học,
  • 9:56 - 9:58
    kể cả khi ở đó có trường học.
  • 9:58 - 10:01
    Và trẻ nam là khoảng 30%.
  • 10:01 - 10:08
    Nhưng giờ, tỉ lệ đi học ở nữ khoảng 90%,
    và nam gần 100%.
  • 10:08 - 10:13
    (Vỗ tay)
  • 10:13 - 10:16
    Thành phần đáng lo ngại nhất trong làng
  • 10:16 - 10:20
    và những lao động không có đất,
    những người kiếm ăn hàng ngày.
  • 10:20 - 10:23
    Vì họ đã được trải qua đợt huấn luyện
  • 10:23 - 10:26
    để làm thợ nề, thợ ống nước và thợ cơ khí,
  • 10:26 - 10:33
    giờ khả năng kiếm việc của họ
    tăng 300 đến 400%.
  • 10:34 - 10:38
    Đây là một hành động dân chủ
  • 10:38 - 10:42
    vì có ban điều hành và ủy ban.
  • 10:42 - 10:44
    Mọi người đang đặt câu hỏi,
    mọi người đang quản lý chính họ,
  • 10:44 - 10:47
    mọi người đang học cách xoay xở
    vấn đề của chính mình,
  • 10:47 - 10:50
    họ đang nắm lấy tương lai trong tay mình.
  • 10:51 - 10:57
    Và đó chính là sự dân chủ
    ở cấp độ cơ sở.
  • 10:59 - 11:04
    Hơn 1200 ngôi làng đã thực hiện điều này.
  • 11:05 - 11:11
    Nó mang lại lợi ích cho hơn 400 000 người
    và còn đang tăng lên.
  • 11:11 - 11:16
    Và tôi hi vọng nó sẽ tiếp tục phát triển.
  • 11:17 - 11:22
    Ở Ấn Độ và những quốc gia đang phát triển,
  • 11:22 - 11:28
    quân đội và vũ trang,
  • 11:28 - 11:33
    công ty phần mềm và tàu vũ trụ
  • 11:36 - 11:43
    có lẽ không quan trọng
    bằng vòi nước và nhà vệ sinh.
  • 11:43 - 11:45
    Cảm ơn. Cảm ơn các bạn rất nhiều.
  • 11:45 - 11:50
    (Vỗ tay)
Title:
Cải thiện nhà vệ sinh, cải thiện cuộc sống
Speaker:
Joe Madiath
Description:

Ở vùng nông thôn Ấn Độ, thiếu nhà vệ sinh đang là một vấn đề nhức nhối. Nó dẫn tới việc nước kém chất lượng, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ở Ấn Độ, và có ảnh hưởng tiêu cực đối với phụ nữ. Joe Madiath giới thiệu một chương trình để giúp dân làng tự cải thiện cuộc sống của mình, bằng cách xây dựng hệ thống nước và vệ sinh môi trường sạch sẽ, đảm bảo; và yêu cầu mọi người trong làng cùng hợp tác- với những lợi ích quan trọng về sức khỏe, giáo dục và thậm chí cả chính phủ.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
12:07

Vietnamese subtitles

Revisions