Return to Video

Làm thế nào để tạo ra em bé (trong phòng thí nghiệm) - Nassim Assefi và Brian A. Levine

  • 0:07 - 0:10
    Năm 1978, Louise Brown trở thành
    người đầu tiên trên thế giới
  • 0:10 - 0:14
    được sinh ra bằng phương pháp
    thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
  • 0:14 - 0:18
    Sự kiện này là cuộc cách mạng
    trong ngành sản khoa.
  • 0:18 - 0:21
    Trung bình, cứ tám đôi nam nữ
    thì lại có một đôi
  • 0:21 - 0:23
    bị hiếm muộn,
  • 0:23 - 0:25
    hay như các đôi đồng tính,
    cha mẹ đơn thân
  • 0:25 - 0:28
    đều phải nhờ y học giúp đỡ
    để có con,
  • 0:28 - 0:31
    nên nhu cầu về IVF ngày càng tăng.
  • 0:31 - 0:37
    IVF khá phổ biến, và có hơn 5 triệu
    trẻ em được sinh ra bằng phương pháp này.
  • 0:37 - 0:43
    IVF hoạt động dựa trên mô phỏng
    quá trình sinh sản đặc biệt ở người.
  • 0:43 - 0:45
    Để hiểu rõ IVF,
  • 0:45 - 0:50
    trước tiên cần nắm được quy trình
    "sản xuất em bé" theo tự nhiên.
  • 0:50 - 0:54
    Tin hay không tùy bạn,
    toàn bộ quy trình này đều do não chỉ định.
  • 0:54 - 0:57
    Khoảng mười lăm ngày
    trước khi thụ tinh diễn ra,
  • 0:57 - 1:03
    thùy trước tuyến yên tiết ra
    hooc-môn kích thích nang trứng (FSH),
  • 1:03 - 1:05
    làm chín nang trứng trong buồng trứng,
  • 1:05 - 1:08
    nơi tạo ra
    hoóc-môn sinh dục nữ (estrogen).
  • 1:08 - 1:10
    Mỗi nang trứng chứa một trứng,
  • 1:10 - 1:14
    và trung bình, chỉ có một
    nang trứng chín hoàn toàn.
  • 1:14 - 1:17
    Nang trứng phát triển và tạo ra estrogen,
  • 1:17 - 1:22
    không chỉ giúp tổ chức cho sự phát triển
    và chuẩn bị của tử cung,
  • 1:22 - 1:27
    mà còn thông báo với não
    sự phát triển của nang trứng.
  • 1:27 - 1:29
    Khi lượng estrogen đã đạt nồng độ phù hợp,
  • 1:29 - 1:35
    tuyến yên sẽ giải phóng
    hooc-môn hoàng thể hóa (LH),
  • 1:35 - 1:37
    giúp kích thích rụng trứng
  • 1:37 - 1:42
    và buộc nang trứng cắt đứt,
    giải phóng trứng.
  • 1:42 - 1:44
    Khi trứng đã rời tử cung,
  • 1:44 - 1:49
    nó được đưa vào ống Phalop
    bằng tua buồng trứng có dạng như ngón tay.
  • 1:49 - 1:53
    Nếu trứng không được thụ tinh
    trong vòng 24 giờ,
  • 1:53 - 1:55
    nó sẽ chấm dứt vòng đời,
  • 1:55 - 1:57
    và một chu kỳ mới lại bắt đầu,
  • 1:57 - 2:02
    chuẩn bị tạo ra trứng mới
    và niêm mạc tử cung ở tháng tiếp theo.
  • 2:02 - 2:05
    Trứng là tế bào lớn nhất trong cơ thể,
  • 2:05 - 2:08
    được bảo vệ bởi một lớp vỏ ngoài
    dày chứa đường
  • 2:08 - 2:12
    và đạm, gọi là màng zona.
  • 2:12 - 2:17
    Zona ngăn chặn sự xâm nhập và hợp nhất
    của nhiều hơn một tinh trùng,
  • 2:17 - 2:20
    tế bào nhỏ nhất trong cơ thể.
  • 2:20 - 2:23
    Phải mất từ hai tới ba tháng để
    tái tạo tinh trùng,
  • 2:23 - 2:26
    và bắt đầu chu kỳ mới.
  • 2:26 - 2:32
    Mỗi lần xuất tinh, có hơn 100 triệu
    tinh trùng được giải phóng.
  • 2:32 - 2:37
    Nhưng chỉ khoảng 100 tinh trùng
    tiếp cận được với trứng,
  • 2:37 - 2:43
    và chỉ một tinh trùng duy nhất có thể
    xuyên qua tấm chắn của màng zona.
  • 2:43 - 2:46
    Khi thụ tinh thành công,
  • 2:46 - 2:49
    hợp tử ngay lập tức bắt đầu
    phát triển thành phôi thai,
  • 2:49 - 2:52
    và mất khoảng ba ngày để
    di chuyển tới tử cung.
  • 2:52 - 2:54
    Ở tử cung, phôi cần
    khoảng ba ngày
  • 2:54 - 3:00
    để bám chặt vào niêm mạc tử cung,
    (lớp lót bên trong tử cung).
  • 3:00 - 3:03
    Một khi đã gắn sâu, các tế bào
    sắp trở thành nhau thai
  • 3:03 - 3:06
    sẽ tiết ra hooc-môn báo hiệu
    cho nang noãn
  • 3:06 - 3:09
    rằng cơ thể đang mang thai.
  • 3:09 - 3:12
    Việc này sẽ giúp cho nang trứng,
    với tên gọi bây giờ là hoàng thể,
  • 3:12 - 3:18
    tránh khỏi việc bị thoái hóa
    như thường lệ trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • 3:18 - 3:21
    Hoàng thể có nhiệm vụ
    sản xuất hooc-môn progesterone
  • 3:21 - 3:26
    giúp duy trì thai khỏe mạnh trong vòng
    6 đến 7 tuần của thai kỳ,
  • 3:26 - 3:28
    giai đoạn mà nhau thai phát triển
    và lớn dần,
  • 3:28 - 3:32
    tới khi em bé được sinh ra
    khoảng 40 tuần sau đó.
  • 3:32 - 3:36
    Vậy, làm thế nào để tạo ra em bé
    trong phòng thí nghiệm?
  • 3:36 - 3:38
    Với những bệnh nhân được điều trị IVF,
  • 3:38 - 3:42
    nồng độ FSH sẽ được tiêm vào cơ thể
    cao hơn mức tự nhiên
  • 3:42 - 3:46
    với mục đích kích thích buồng trứng
    có kiểm soát
  • 3:46 - 3:50
    nhằm tạo ra nhiều trứng.
  • 3:50 - 3:53
    Trứng sẽ được thu hoạch
    trước khi quá trình rụng trứng diễn ra,
  • 3:53 - 3:56
    ngay khi người phụ nữ đang được gây mê
  • 3:56 - 4:00
    bằng một kim hút hoạt động
    nhờ siêu âm.
  • 4:00 - 4:05
    Đa phần các mẫu tinh trùng thu được là
    nhờ phương pháp thủ dâm.
  • 4:05 - 4:10
    Trong phòng thí nghiệm, trứng được chọn
    sẽ được tách khỏi các tế bào xung quanh
  • 4:10 - 4:14
    và chuẩn bị cho quá trình thụ tinh
    trong đĩa Petri.
  • 4:14 - 4:17
    Có thể tiến hành thụ tinh bằng một
    trong hai phương pháp.
  • 4:17 - 4:20
    Với cách thứ nhất, trứng sẽ được ấp với
    hàng ngàn tinh trùng
  • 4:20 - 4:25
    và thụ tinh diễn ra tự nhiên
    trong vài giờ.
  • 4:25 - 4:28
    Kỹ thuật thứ hai sẽ tối đa hóa
    khả năng thụ tinh
  • 4:28 - 4:32
    bằng việc bơm duy nhất một tinh trùng
    vào trong trứng.
  • 4:32 - 4:37
    Kỹ thuật này đặc biệt hữu ích với
    các trường hợp tinh trùng chất lượng kém.
  • 4:37 - 4:42
    Sau thụ tinh, phôi có thể được kiểm tra
    về sự thích hợp di truyền,
  • 4:42 - 4:44
    hay đông lạnh để dùng trong tương lai,
  • 4:44 - 4:49
    hoặc chuyển vào tử cung thông qua
    ống thông đường tiểu.
  • 4:49 - 4:54
    Thông thường, phôi sẽ được chuyển đi
    sau ba ngày kể từ khi thụ tinh,
  • 4:54 - 4:57
    khi phôi đã có tám tế bào,
  • 4:57 - 5:01
    hoặc vào ngày thứ năm, khi
    phôi trở thành phôi nang,
  • 5:01 - 5:04
    và có hàng trăm tế bào.
  • 5:04 - 5:09
    Nếu trứng có chất lượng kém
    do tuổi tác hay tác hại của hóa chất,
  • 5:09 - 5:11
    hay bị cắt bỏ bởi bệnh ung thư,
  • 5:11 - 5:14
    ta có thể dùng trứng được hiến tặng.
  • 5:14 - 5:19
    Trong trường hợp người phụ nữ
    mắc bệnh lý, hoặc không có tử cung,
  • 5:19 - 5:23
    một người phụ nữ khác, gọi là
    người mang thai hộ hay mẹ thay thế,
  • 5:23 - 5:26
    có thể mang thai giúp cho người kia.
  • 5:26 - 5:28
    Để tăng tỉ lệ thành công,
  • 5:28 - 5:32
    vào khoảng 40%
    cho phụ nữ dưới 35 tuổi,
  • 5:32 - 5:37
    bác sĩ thường chuyển nhiều phôi
    cùng một lúc,
  • 5:37 - 5:40
    đó là lý do những ai điều trị IVF
    mang thai đôi hay thai ba
  • 5:40 - 5:43
    hơn là thai đơn như bình thường.
  • 5:43 - 5:48
    Tuy nhiên, các bệnh viện thường tìm cách
    tối thiểu hóa cơ hội mang đa thai,
  • 5:48 - 5:52
    vì các trường hợp này đều nguy hiểm
    cho cả mẹ và con.
  • 5:52 - 5:56
    Hàng triệu trẻ em, như Louise Brown,
    đã được sinh ra nhờ IVF
  • 5:56 - 6:00
    vẫn có cuộc sống bình thường, khỏe mạnh.
  • 6:00 - 6:03
    Ảnh hưởng lâu dài của việc
    kích thích buồng trứng
  • 6:03 - 6:06
    với các dược phẩm dùng trong IVF
    thì không mấy rõ ràng,
  • 6:06 - 6:10
    nhưng tới nay, IVF được xem là an toàn
    với phụ nữ.
  • 6:10 - 6:12
    Vì lý do kiểm tra di truyền tốt hơn,
  • 6:12 - 6:14
    ngừa thai,
  • 6:14 - 6:17
    tăng khả năng thụ tinh
    và giảm thiểu chi phí
  • 6:17 - 6:23
    nên cũng dễ hiểu là việc sinh con
    nhân tạo nhờ IVF hay các kỹ thuật khác
  • 6:23 - 6:28
    có thể vượt mặt sinh sản tự nhiên
    trong vài năm tới.
Title:
Làm thế nào để tạo ra em bé (trong phòng thí nghiệm) - Nassim Assefi và Brian A. Levine
Speaker:
Nassim Assefi và Brian A. Levine
Description:

Xem chi tiết bài học tại: http://ed.ted.com/lessons/how-to-make-a-baby-in-a-lab-nassim-assefi-and-brian-a-levine

Trên thế giới, cứ 8 cặp đôi thì lại có 1 cặp bị hiếm muộn. Nhưng trong 40 năm qua, có hơn 5 triệu trẻ em đã chào đời nhờ phương pháp thụ tinh ống nghiệm (IVF). Phương pháp này là như thế nào? Nassim Assefi và Brian A. Levine sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho việc làm thế nào để tạo ra em bé trong phòng thí nghiệm.

Bài học được thực hiện bởi Nassim Assefi và Brian A. Levine, minh họa thực hiện bởi Kozmonot Animation Studio.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
06:43

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions