Return to Video

Sẹo hình thành như thế nào? - Sarthak Sinha

  • 0:07 - 0:12
    Bạn có nhớ lúc mình bị ngã xe đạp
    hay va đầu vào một góc nhọn?
  • 0:12 - 0:15
    Những vết thương ta có khi còn nhỏ
    là những thứ ta thường hay quên,
  • 0:15 - 0:20
    nhưng cơ thể chúng ta thường ghi lại
    những kí ức đó dưới dạng những vết sẹo.
  • 0:20 - 0:25
    Vậy những kỉ vật không mong muốn này là gì
    và tại sao ta có chúng rất lâu
  • 0:25 - 0:29
    sau chuyến viếng thăm không chủ đích
    đến phòng cấp cứu?
  • 0:29 - 0:32
    Nơi chúng ta hay nhìn thấy sẹo nhất là ở trên da
  • 0:32 - 0:36
    đó là một vết trông hơi khác
    so với vùng da xung quanh.
  • 0:36 - 0:39
    Thông thường, đây được coi là
    một dị tật không may,
  • 0:39 - 0:42
    nhưng đôi lúc,
    việc tạo các vết sẹo đã được dùng
  • 0:42 - 0:47
    ở các nền văn hóa truyền thống và hiện đại
    để đánh dấu thông hành
  • 0:47 - 0:49
    hay đơn giản là để làm đẹp.
  • 0:49 - 0:52
    Nhưng sự khác nhau
    không chỉ về khía cạnh thẩm mĩ.
  • 0:52 - 0:55
    Khi ta quan sát một mô da khỏe mạnh
    dưới kính hiển vi,
  • 0:55 - 0:57
    ta thấy các tế bào
    thực hiện nhiều chức năng
  • 0:57 - 1:03
    và được gắn kết bởi
    một chất nền ngoại bào, còn gọi là ECM.
  • 1:03 - 1:06
    Nó được tạo nên từ các kết cấu protein như collagen
  • 1:06 - 1:10
    được tiết ra từ các nguyên bào sợi đặc biệt.
  • 1:10 - 1:13
    ECM được sắp xếp theo trật tự cho phép
    việc vận chuyển các chất dinh dưỡng,
  • 1:13 - 1:17
    giao tiếp tế bào, và sự kết dính tế bào.
  • 1:17 - 1:21
    Nhưng khi một vết cắt sâu xuất hiện,
    trật tự này bị phá vỡ.
  • 1:21 - 1:26
    Trong quá trình hồi phục,
    collagen được tái tạo ở chỗ bị thương
  • 1:26 - 1:30
    nhưng thay vì cấu trúc "đan rổ"
    như ở mô mạnh khỏe,
  • 1:30 - 1:34
    ECM mới xếp theo một hướng duy nhất,
  • 1:34 - 1:40
    làm chậm các quá trình liên tế bào,
    và giảm độ bền và đàn hồi.
  • 1:40 - 1:41
    Tệ hơn,
  • 1:41 - 1:45
    những tế bào đã lành
    có một lượng ECM nhiều hơn trước,
  • 1:45 - 1:48
    làm giảm chức năng chung của chúng.
  • 1:48 - 1:53
    Trong da, sự dư thừa collagen
    ảnh hưởng đến chức năng ban đầu của nó,
  • 1:53 - 1:54
    như tiết mồ hôi,
  • 1:54 - 1:56
    kiểm soát nhiệt độ cơ thể
  • 1:56 - 1:58
    và cả việc mọc lông.
  • 1:58 - 2:03
    Tế bào sẹo mỏng manh, nhạy cảm
    với sự thay đổi nhiệt độ và cảm giác,
  • 2:03 - 2:08
    và nên được giữ ở môi trường ẩm
    để mau lành.
  • 2:08 - 2:11
    Sự dư thừa liên kết dạng sợi
    trong một cơ quan
  • 2:11 - 2:15
    được gọi là hóa sợi,
    và nếu thuật ngữ này nghe quen thuộc,
  • 2:15 - 2:19
    đó là vì da chúng ta không phải
    là cơ quan duy nhất dễ tổn thương do sẹo.
  • 2:19 - 2:24
    Xơ nang là một rối loạn di truyền gây ra
    sẹo ở tuyến tụy,
  • 2:24 - 2:28
    còn xơ phổi là hóa sẹo ở phổi,
  • 2:28 - 2:30
    dẫn đến khó thở.
  • 2:30 - 2:34
    Xơ hóa sẹo ở tim và sự tích tụ ECM
    sau một cơn đau tim
  • 2:34 - 2:38
    có thể ngăn cản nhịp đập tim,
    dẫn đến các vấn đề khác về tim.
  • 2:38 - 2:40
    Điều thường gặp ở các tình trạng này
  • 2:40 - 2:43
    là mặc dù có giữ lại một vài
    chức năng ban đầu,
  • 2:43 - 2:46
    mô sẹo hình thành sau một vết thương
  • 2:46 - 2:50
    hoạt động kém hơn các mô nó thay thế.
  • 2:50 - 2:51
    Tuy nhiên, vẫn có hy vọng.
  • 2:51 - 2:55
    Các nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu
    nguyên nhân khiến nguyên bào sợi
  • 2:55 - 2:58
    tiết ra quá nhiều collagen
  • 2:58 - 3:01
    và làm cách nào có thể dùng
    các tế bào khác của cơ thể
  • 3:01 - 3:04
    trong việc tái tạo và phục hồi
    các mô bị tổn thương.
  • 3:04 - 3:07
    Bằng việc học cách kiếm soát
    sự phục hồi của vết thương
  • 3:07 - 3:09
    và sự hình thành mô sẹo,
  • 3:09 - 3:11
    ta có thể sử dụng
    ngân quĩ hàng tỉ đô la
  • 3:11 - 3:14
    đang được dùng để giải quyết
    hậu quả của các vết thương
  • 3:14 - 3:16
    một cách hiệu quả hơn,
  • 3:16 - 3:19
    và giúp hàng triệu người
    sống tốt hơn và khỏe mạnh hơn.
  • 3:19 - 3:22
    Nhưng cho đến lúc đó,
    ít nhất một vài vết sẹo
  • 3:22 - 3:26
    có thể giúp chúng ta ghi nhớ tránh xa
    những thứ gây ra chúng.
Title:
Sẹo hình thành như thế nào? - Sarthak Sinha
Description:

Thật khó để thoát khỏi thời thơ ấu mà không phải đau đớn với một vài vết sẹo. Tại sao những gì xót lại sau một vết cắt hay một tai nạn trông lại khác với phần da còn lại của chúng ta? Và tại sao chúng lại tồn tại rất lâu sau sự cố đã gây ra chúng? Sarthak Sinha sẽ giải thích sẹo được hình thành ra sao.

Bài học bởi Sarthak Sinha, minh hoạ bởi Karrot Animation

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
03:42

Vietnamese subtitles

Revisions