Return to Video

Thêm một trường học, bớt một nhà giam

  • 0:01 - 0:05
    Khi khánh thành trường Mott Hall Bridges
    vào năm 2010,
  • 0:06 - 0:08
    mục tiêu của tôi đơn giản chỉ là
  • 0:09 - 0:12
    mở trường học
    để khép lại những cảnh sống tối tăm.
  • 0:13 - 0:16
    Lúc đó nhiều người cho rằng
    việc này thật liều lĩnh,
  • 0:16 - 0:19
    vì trường chúng tôi
    nằm ở khu Brownsville (thuộc Brooklyn),
  • 0:20 - 0:23
    một trong những khu
    nghèo nàn và thiếu thốn nhất
  • 0:23 - 0:25
    của thành phố New York.
  • 0:26 - 0:30
    Giống như nhiều trường thành thị
    có tỉ lệ đói nghèo cao khác,
  • 0:30 - 0:33
    chúng tôi cũng đối mặt
    với vô vàn khó khăn,
  • 0:33 - 0:36
    chẳng hạn như tuyển được
    giáo viên biết đồng cảm
  • 0:36 - 0:39
    với sự hỗn tạp đặc trưng
    của một khu dân cư nghèo,
  • 0:40 - 0:43
    thiếu hụt đầu tư cho công nghệ,
  • 0:43 - 0:45
    với sự thờ ơ của phụ huynh,
  • 0:45 - 0:52
    cùng những băng nhóm
    dụ dỗ cả những em mới lên mười.
  • 0:53 - 0:54
    Đó là lí do vì sao
  • 0:55 - 1:01
    tôi quyết định thành lập
    trường công này,
  • 1:02 - 1:05
    với khởi điểm chỉ có 45 học sinh.
  • 1:06 - 1:09
    Trong đó, 30 % học sinh
    có nhu cầu đặc biệt.
  • 1:10 - 1:13
    80% không đạt chuẩn
  • 1:13 - 1:15
    về môn Anh văn và Toán.
  • 1:16 - 1:20
    Chưa hết, toàn bộ học sinh của trường
    đều dưới mức nghèo.
  • 1:21 - 1:25
    Nếu không có trường của chúng tôi,
  • 1:25 - 1:26
    làm sao các em đi học được?
  • 1:27 - 1:29
    Và nếu các em không đi học,
  • 1:29 - 1:30
    tương lai các em sẽ thế nào?
  • 1:31 - 1:36
    Đáp án cho câu hỏi này thật rõ
    khi tôi hỏi một cậu bé 13 tuổi:
  • 1:36 - 1:38
    "Này cậu bé,
  • 1:38 - 1:41
    con đoán ngày này năm năm sau,
    con đang làm gì?"
  • 1:42 - 1:43
    Cậu bé trả lời:
  • 1:44 - 1:47
    "Không biết tới lúc đó
    con có còn sống không."
  • 1:47 - 1:50
    Tôi cũng hỏi chuyện một phụ nữ trẻ khác,
  • 1:51 - 1:56
    cô ấy nói mục tiêu suốt đời của mình là
    làm ở một tiệm thức ăn nhanh.
  • 1:57 - 1:59
    Tôi không thể chấp nhận được chuyện này.
  • 2:00 - 2:03
    Rõ ràng họ không hề ý thức được
  • 2:03 - 2:05
    có cả một vùng đất mang tên "cơ hội"
  • 2:05 - 2:08
    ở bên ngoài khuôn viên họ đang sống.
  • 2:09 - 2:14
    Chúng tôi gọi học sinh là "học giả",
    vì các em cần học suốt đời.
  • 2:15 - 2:16
    Và những kĩ năng học được hôm nay
  • 2:16 - 2:20
    sẽ là hành trang cho các em
    khi vào đại học hay đi làm.
  • 2:21 - 2:25
    Tôi đã chọn hai màu tím và trắng,
    vốn là màu của hoàng gia,
  • 2:26 - 2:31
    vì tôi muốn nhắc học sinh của mình rằng
    xuất thân của các em không hề thấp kém,
  • 2:31 - 2:32
    rằng thông qua con đường học vấn
  • 2:32 - 2:34
    trong tương lai, các em sẽ thành kĩ sư,
  • 2:35 - 2:36
    nhà khoa học,
  • 2:36 - 2:37
    doanh nhân,
  • 2:37 - 2:42
    thậm chí là những nhà lãnh đạo
    nắm giữ cả thế giới.
  • 2:43 - 2:44
    Tính đến bây giờ,
  • 2:44 - 2:47
    trường tôi đã có 3 khoá học
  • 2:48 - 2:49
    có tỉ lệ tốt nghiệp 98%.
  • 2:49 - 2:53
    (Vỗ tay)
  • 2:58 - 3:01
    Tỉ lệ tốt nghiệp 98 % đấy nhé!
  • 3:02 - 3:05
    Con số này tổng cộng là gần 200 học sinh,
  • 3:05 - 3:08
    trong đó nhiều em đang theo học
    những trường cấp 3 danh tiếng nhất
  • 3:08 - 3:10
    của thành phố New York.
  • 3:10 - 3:15
    (Vỗ tay)
  • 3:18 - 3:21
    Vào một ngày
    tháng Giêng lạnh lẽo,
  • 3:21 - 3:25
    Vidal Chastanet, một học sinh trường tôi,
    đã gặp Brandon Stanton,
  • 3:25 - 3:29
    nhà sáng lập của diễn đàn nổi tiếng
    "Người New York".
  • 3:30 - 3:34
    Brandon đã chia sẻ câu chuyện
    về một chàng trai đến từ Brownsville
  • 3:34 - 3:37
    từng tận mắt chứng kiến cảnh bạo lực,
  • 3:38 - 3:42
    như cảnh một người đàn ông
    bị quăng từ trên mái nhà xuống.
  • 3:42 - 3:46
    Tuy nhiên, cậu thanh niên ấy vẫn bị
    thuyết phục bởi một hiệu trưởng,
  • 3:46 - 3:50
    người đã mở trường học
    vì tin vào tương lai của mọi đứa trẻ.
  • 3:50 - 3:56
    Vidal chính là hiện thân cho câu chuyện
    của nhiều em nhỏ bất hạnh khác
  • 3:56 - 3:58
    đang phải vật lộn với cuộc sống mưu sinh.
  • 3:59 - 4:03
    Đây là lí do tại sao
    chúng ta phải ưu tiên cho giáo dục.
  • 4:04 - 4:07
    Câu chuyện Branton chia sẻ
  • 4:07 - 4:10
    đã khiến hàng triệu người xúc động .
  • 4:11 - 4:15
    Nhờ đó, 1.4 triệu đô đã được quyên góp
  • 4:15 - 4:21
    giúp học sinh của tôi được đến tham quan
    các trường cao đẳng đại học,
  • 4:22 - 4:24
    tham dự những chương trình STEAM mùa hè,
  • 4:24 - 4:27
    cũng như xin học bổng
    từ các trường cao đắng.
  • 4:28 - 4:29
    Xin các bạn hiểu rằng
  • 4:29 - 4:34
    khi 200 học sinh từ Brownsville
    đến thăm trường Havard,
  • 4:35 - 4:37
    các em giờ đã nhận ra
  • 4:37 - 4:42
    mình hoàn toàn có cơ hội
    vào ngôi trường mình yêu thích.
  • 4:42 - 4:46
    Và những điều bất khả dĩ
    vốn đóng chặt trong suy nghĩ
  • 4:46 - 4:49
    của những con người thiệt thòi này
  • 4:49 - 4:52
    giờ đã được thay bằng hi vọng và mục tiêu.
  • 4:53 - 4:58
    Một cuộc cách mạng giáo dục
    đang diễn ra tại trường chúng tôi,
  • 4:59 - 5:03
    với những con người
    cống hiến tình thương,
  • 5:03 - 5:04
    cơ sở vật chất,
  • 5:04 - 5:05
    sự hỗ trợ,
  • 5:05 - 5:06
    và tri thức.
  • 5:07 - 5:10
    Tất cả những điều này
    là nguồn động lực lớn với các em.
  • 5:11 - 5:13
    Tuy nhiên, mọi việc không đơn giản vậy.
  • 5:14 - 5:16
    Luôn có những yêu cầu khắt khe
  • 5:17 - 5:20
    cho một hệ thống giáo dục chưa hoàn thiện.
  • 5:21 - 5:24
    Nhưng đội ngũ giáo viên trường chúng tôi
    luôn đầy nhiệt huyết,
  • 5:25 - 5:29
    sẵn sàng hợp tác
    soạn ra chương trình giảng dạy tốt nhất.
  • 5:30 - 5:32
    Họ không chỉ làm việc khi đến trường,
  • 5:32 - 5:34
    mà còn làm vào cuối tuần,
  • 5:34 - 5:38
    và thậm chí thường dùng tiền của mình
    để cung cấp những tài liệu
  • 5:39 - 5:41
    mà trường chúng tôi không có.
  • 5:42 - 5:44
    Là hiệu trưởng của trường,
  • 5:44 - 5:47
    tôi cần phải theo sát
    những mục tiêu đã đề ra.
  • 5:47 - 5:49
    Do vậy, tôi có mặt trong các giờ học
  • 5:50 - 5:53
    để quan sát
    và gửi phản hồi đến các giáo viên,
  • 5:53 - 5:56
    vì tôi luôn mong họ cũng sẽ thành công
  • 5:56 - 5:59
    như chính tên trường chúng tôi vậy.
  • 6:00 - 6:04
    Tôi cũng sẵn lòng gặp họ mỗi ngày,
  • 6:04 - 6:07
    vì vậy ai trong số họ
    cũng có số điện thoại di động của tôi,
  • 6:07 - 6:10
    kể cả các em đã tốt nghiệp cũng thế.
  • 6:10 - 6:13
    Đây là lí do tại sao
    tôi vẫn nhận được cuộc gọi và tin nhắn
  • 6:13 - 6:14
    vào lúc 3 giờ sáng.
  • 6:14 - 6:16
    (Khán giả cười)
  • 6:16 - 6:19
    Nhưng tất cả chúng tôi móc nối
    với nhau để thành công,
  • 6:19 - 6:22
    và những nhà lãnh đạo giỏi
    đều làm thế.
  • 6:22 - 6:26
    Thế hệ tương lai đang
    ngồi trong lớp chúng tôi.
  • 6:26 - 6:29
    Chúng tôi có trách nhiệm lo cho các em.
  • 6:30 - 6:32
    Đó cũng là trách nhiệm của
    mọi người ở đây,
  • 6:32 - 6:34
    và những ai đang theo dõi qua màn hình.
  • 6:35 - 6:37
    Chúng ta phải tin vào
    tài năng của các em
  • 6:38 - 6:41
    và luôn nhắc các em
    trong quá trình dạy học
  • 6:41 - 6:45
    rằng tri thức là sức mạnh.
  • 6:46 - 6:47
    Xin cảm ơn!
  • 6:47 - 6:57
    (Vỗ tay)
Title:
Thêm một trường học, bớt một nhà giam
Speaker:
Nadia Lopez
Description:

Con cái là tương lai của chúng ta, và điều cốt yếu là các em phải tin vào chính mình. Đây là lí do khiến cô Nadia Lopez mở một trường học giữa lòng Brownsville, Brooklyn, một trong những khu dân cư nghèo nàn và thiếu thốn nhất thành phố New York - bởi vì cô tin vào trí tuệ và tiềm năng của mỗi đứa trẻ. Trong bài nói chuyện ngắn nhưng đầy tâm huyết này, cô Nadia - ở cương vị hiệu trưởng trường Mott Hall Bridges - sẽ chia sẻ cách mà cô giúp học sinh của mình mơ về một tương lai tươi sáng hơn cho chính bản thân và gia đình.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
07:10

Vietnamese subtitles

Revisions