Return to Video

Cướp biển, y tá và những nhà thiết kế nổi loạn

  • 0:01 - 0:04
    Thiết kế là một việc phi thường và bí ẩn,
  • 0:04 - 0:07
    nó mang những ý nghĩa khác nhau
    ở những thời điểm khác nhau.
  • 0:07 - 0:11
    Nhưng các dự án thiết kế đầy cảm hứng
    đều có một điểm chung:
  • 0:11 - 0:13
    chúng bắt đầu từ một ước mơ.
  • 0:14 - 0:15
    Ước mơ càng táo bạo,
  • 0:15 - 0:19
    thì thiết kế lại càng cần vĩ đại
    để đạt được ước mơ đó.
  • 0:19 - 0:23
    Đây cũng là lý do mà
    những nhà thiết kế vĩ đại nhất hầu hết
  • 0:23 - 0:26
    đều là những kẻ có hoài bão lớn nhất
    và nổi loạn nhất và phá cách nhất.
  • 0:27 - 0:30
    Đây đã là tình trạng xuyên suốt lịch sử,
  • 0:30 - 0:34
    tới tận năm 300 trước Công nguyên,
  • 0:34 - 0:37
    khi một đứa trẻ 13 tuổi lên ngôi vua
  • 0:37 - 0:41
    của quốc gia châu Á nhỏ bé, xa xôi
    và nghèo đói.
  • 0:41 - 0:45
    Ông ta ao ước có thật nhiều đất đai,
    sự giàu sang và quyền lực
  • 0:45 - 0:47
    bằng chinh phạt.
  • 0:47 - 0:48
    Kĩ năng thiết kế của ông ta
  • 0:48 - 0:50
    - nghe có vẻ không đúng cho lắm -
  • 0:50 - 0:53
    lại trở nên cần thiết để
    ông ta có thể làm được điều ông ta muốn.
  • 0:54 - 0:55
    Vào thời điểm đó,
  • 0:55 - 0:58
    tất cả vũ khí đều được làm thủ công
    với những đặc điểm khác nhau.
  • 0:58 - 1:02
    Nên, nếu một cung thủ
    dùng hết tên trên chiến trường,
  • 1:02 - 1:05
    anh ta chưa chắc có thể sử dụng tên
    của cung thủ khác để bắn
  • 1:05 - 1:07
    từ cây cung của mình.
  • 1:07 - 1:11
    Nghĩa là các cung thủ sẽ trở nên
    kém hiệu quả hơn trong chiến đấu.
  • 1:11 - 1:13
    và đồng thời dễ bị tấn công hơn.
  • 1:13 - 1:15
    Doanh đã giải quyết vấn đề này
  • 1:15 - 1:19
    bằng việc yêu cầu rằng mọi cung và tên
    phải được thiết kế giống nhau.
  • 1:19 - 1:21
    để chúng có thể dễ dàng thay thế.
  • 1:21 - 1:25
    Tương tự với dao, rìu, giáo, khiên
  • 1:25 - 1:27
    và tất cả các loại binh khí khác.
  • 1:28 - 1:32
    Quân đội của ông ta đã thắng
    hết trận này tới trận khác,
  • 1:32 - 1:34
    và trong suốt 15 năm,
  • 1:34 - 1:37
    vương quốc nhỏ của ông ta
    đã thành công trong việc chinh phạt
  • 1:37 - 1:40
    tất cả những nước lớn, giàu có
    và hùng mạnh ở xung quanh,
  • 1:40 - 1:42
    để thành lập Đế quốc Trung Hoa hùng mạnh.
  • 1:43 - 1:45
    Ngày nay, rõ ràng, không một ai,
  • 1:45 - 1:48
    lại nghĩ đến việc mô tả Doanh Chính
    như một nhà thiết kế đương thời --
  • 1:48 - 1:50
    phải không?
  • 1:50 - 1:53
    Vậy mà, các thiết kế đầy ngẫu hứng,
  • 1:53 - 1:55
    nhưng vô cùng tài hoa của ông ta
  • 1:55 - 1:58
    lại giúp ông ta hoàn thành ý nguyện.
  • 1:58 - 2:02
    Cũng xin kể thêm một trường hợp tương tự,
  • 2:02 - 2:06
    người cũng dùng bạo lực
    để giành lấy những gì ông ta muốn.
  • 2:06 - 2:12
    Đó là Edward Teach, còn được biết tới
    như một trùm cướp biển người Anh - Râu Đen
  • 2:12 - 2:14
    Vào thời kì hoàng kim của cướp biển,
  • 2:14 - 2:18
    những tên cướp biển như Teach khủng bố
    những vùng biển chung.
  • 2:18 - 2:20
    Giao thương thuộc địa đang nở rộ,
  • 2:20 - 2:22
    và nghề cướp biển có thu nhập rất cao.
  • 2:22 - 2:27
    Những tay cướp biển như ông ta nhận ra
    cách thu được nhiều chiến lợi phẩm nhất,
  • 2:27 - 2:32
    họ cần tấn công kẻ thù của mình
    thật tàn bạo
  • 2:32 - 2:34
    để chúng đầu hàng mỗi khi thấy mặt.
  • 2:34 - 2:35
    Nói cách khác,
  • 2:35 - 2:37
    họ có thể chiếm thuyền
    mà không tốn một viên đạn,
  • 2:37 - 2:39
    hay thương vong về người.
  • 2:39 - 2:43
    Vậy nên Edward Teach
    tự gọi mình là Râu Đen
  • 2:43 - 2:45
    và đóng vai một tên cường bạo.
  • 2:46 - 2:50
    Ông ta mặc áo khoác dày và đội mũ to
    để tăng chiều cao.
  • 2:50 - 2:53
    Ông ta để râu đen và dày
    để che đi khuôn mặt.
  • 2:53 - 2:57
    Ông ta treo súng ngắn ở trên vai.
  • 2:57 - 3:01
    Ông ta thậm chí nhét cả diêm bên vành nón
    để khi quẹt cháy,
  • 3:01 - 3:05
    chúng tí tách đầy hăm dọa trước những lúc
    thuyền ông ta chuẩn bị tấn công.
  • 3:05 - 3:08
    Và cũng như mọi tên cướp biển bấy giờ,
  • 3:08 - 3:10
    ông ta treo một lá cờ đáng sợ:
  • 3:11 - 3:14
    đầu lâu xương chéo,
  • 3:14 - 3:20
    bởi chúng mô tả cái chết
    trong nhiều nền văn hóa, suốt bao thế kỉ,
  • 3:20 - 3:23
    rằng ý nghĩa của chúng rất dễ nhận ra,
  • 3:23 - 3:26
    ngay cả trong thế giới của
    những vùng biển chung vô học và vô luật:
  • 3:26 - 3:29
    đầu hàng hay là chết.
  • 3:29 - 3:32
    Rõ ràng, những ai hiểu ý đều đầu hàng
    mỗi khi giáp mặt.
  • 3:33 - 3:34
    Nói như vậy,
  • 3:34 - 3:39
    thật dễ hiểu vì sao Edward Teach
    và đồng bọn cướp biển của mình
  • 3:39 - 3:43
    lại được coi là những nhà tiên phong của
    thiết kế truyền thông hiện đại,
  • 3:43 - 3:45
    và vì sao biểu tượng chết chóc của họ --
  • 3:45 - 3:46
    (Cười)
  • 3:46 - 3:47
    còn nữa --
  • 3:47 - 3:50
    vì sao biểu tượng chết chóc của họ
    - đầu lâu xương chéo
  • 3:50 - 3:53
    là tiền thân cho các logo ngày nay,
  • 3:53 - 3:56
    giống như những chữ cái đỏ, to
    phía sau lưng tôi,
  • 3:56 - 3:58
    nhưng, tất nhiên,
    một thông điệp khác hẳn.
  • 3:58 - 3:59
    (Cười)
  • 3:59 - 4:02
    Nhưng, thiết kế cũng được
    dùng cho những mục đích cao quý hơn
  • 4:02 - 4:07
    bởi một nhà thiết kế xứng tầm,
  • 4:07 - 4:10
    một y tá người Anh ở thế kỉ 19,
    Florence Nightingale.
  • 4:10 - 4:15
    Nhiệm vụ của bà là chăm sóc sức khỏe
    đầy đủ cho mọi người;
  • 4:15 - 4:20
    Nightingale sinh ra trong một gia đình
    danh giá và giàu có,
  • 4:20 - 4:24
    những người khiếp đảm trước chuyện bà
    sẵn lòng làm việc tại các bệnh viện quân y
  • 4:24 - 4:26
    trong thời gian chiến tranh Krym.
  • 4:26 - 4:28
    Tại đó, bà nhanh chóng nhận ra
  • 4:28 - 4:32
    rằng có rất nhiều bệnh nhân chết
    vì nhiễm trùng
  • 4:32 - 4:34
    bởi các khu vực tồi tàn và dơ bẩn,
  • 4:34 - 4:36
    hơn là bởi các vết thương.
  • 4:36 - 4:41
    Từ đây, bà vận động để mở các phòng khám
    sáng hơn, sạch sẽ hơn và thoáng khí hơn
  • 4:42 - 4:43
    Quay trở lại Anh,
  • 4:44 - 4:45
    bà bắt đầu một chiến dịch mới,
  • 4:45 - 4:47
    lần này là cho các bệnh viện dân sự,
  • 4:47 - 4:51
    và quyết tâm để mô hình tương tự
    cũng được áp dụng cho chúng.
  • 4:51 - 4:54
    Khu khám Nightingale, như được gọi,
  • 4:54 - 4:58
    là mô hình bệnh viện thống trị
    cho hàng thập kỉ về sau,
  • 4:58 - 5:01
    và các đặc điểm của nó vẫn còn được
    áp dụng cho tới ngày nay.
  • 5:02 - 5:03
    Nhưng, bấy giờ,
  • 5:03 - 5:06
    thiết kế ấy bị coi như một công cụ
    của Kỉ nguyên Công nghiệp.
  • 5:06 - 5:09
    Nó được tiêu chuẩn hóa và chuyên môn hóa,
  • 5:09 - 5:11
    nhưng vẫn còn bị hạn chế ở nhiều mặt
  • 5:11 - 5:15
    và được ứng dụng rộng rãi cho
    các mục đích thương mại
  • 5:15 - 5:17
    hơn là theo mục đích ban đầu
  • 5:17 - 5:21
    của Florence Nightingale, Râu Đen
    và Doanh Chính.
  • 5:21 - 5:23
    Tới thế kỉ 20,
  • 5:23 - 5:26
    đặc tính thương mại này trở nên mạnh mẽ,
  • 5:26 - 5:28
    đến nỗi nhà thiết kế nào
    từ bỏ nó
  • 5:28 - 5:32
    đều bị cho là kì quặc.
  • 5:33 - 5:36
    Giữa những nhà thiết kế vĩ đại,
    có một vị anh hùng cho tôi,
  • 5:36 - 5:39
    đó là László Moholy-Nagy.
  • 5:39 - 5:42
    Ông là một họa sĩ, nhà thiết kế
    người Hungary
  • 5:42 - 5:46
    người mà những thử nghiệm của mình
    có sức ảnh hưởng lên công nghệ ứng dụng
  • 5:46 - 5:47
    lớn đến mức
  • 5:47 - 5:50
    chúng vẫn còn tác động lên ảnh kỹ thuật số
  • 5:51 - 5:53
    mà chúng ta nhìn thấy qua
    màn hình điện thoại và máy tính
  • 5:54 - 5:58
    Ông cải tiến trường phái thiết kế Bauhaus
    những năm 1920 ở Đức,
  • 5:58 - 6:01
    bất chấp sự xa lánh của
    một số đồng nghiệp cũ
  • 6:01 - 6:06
    khi ông đấu tranh để mở một Bauhaus
    ở Chicago nhiều năm sau.
  • 6:06 - 6:10
    Những ý tưởng của Moholy
    táo bạo và sắc sảo hơn cả,
  • 6:10 - 6:14
    song cách tiếp cận của ông lại
    quá thực nghiệm,
  • 6:14 - 6:18
    như thể sự quyết tâm của ông,
    cái cách ông nhìn và đặt vấn đề,
  • 6:18 - 6:22
    và quan điểm của ông không phù hợp
    với thời cuộc.
  • 6:23 - 6:25
    Buồn thay, điều tương tự cũng xảy đến
  • 6:25 - 6:29
    cho một nhà thiết kế lạc bầy khác:
    Richard Buckminster Fuller.
  • 6:29 - 6:33
    Đó không chỉ là một người
    có tầm nhìn phi thường khác
  • 6:33 - 6:34
    mà còn là một nhà hoạt động,
  • 6:34 - 6:39
    người toàn tâm cho sự thiết lập
    một xã hội luôn chấp thuận
  • 6:39 - 6:41
    lối suy nghĩ cầu tiến
  • 6:41 - 6:44
    Và ông bắt đầu nghĩ đến tầm quan trọng của
    môi trường
  • 6:44 - 6:47
    trong thiết kế của những năm 20
  • 6:48 - 6:50
    Giờ đây, bất chấp những nỗ lực của ông
  • 6:50 - 6:52
    ông thường bị chế nhạo
    như kẻ quái gở
  • 6:52 - 6:55
    bởi rất nhiều người
    trong ngành thiết kế
  • 6:55 - 6:56
    và phải thừa nhận rằng
  • 6:56 - 6:58
    một số thí nghiệm của ông đã thất bại
  • 6:58 - 7:01
    như chiếc xe bay chưa từng được cất cánh
  • 7:01 - 7:03
    nhưng, mái vòm trắc địa
  • 7:03 - 7:06
    công thức thiết kế của ông để xây dựng
    chỗ trú ẩn khẩn cấp
  • 7:06 - 7:09
    từ những mảnh gỗ, kim loại hay plastic
    thừa ra
  • 7:09 - 7:12
    những cây lắt nhắt, mảnh chăn cũ,
    các tấm nhựa --
  • 7:12 - 7:15
    chỉ là bất kỳ vật gì có thể dùng được vào
    lúc ấy
  • 7:15 - 7:18
    Là một trong những kỳ công lớn nhất
    trong thiết kế của nhân loại
  • 7:18 - 7:21
    và cung cấp nơi trú ẩn thiết yếu nhất
  • 7:21 - 7:25
    cho rất nhiều người
    trong những tình trạng khẩn cấp
  • 7:25 - 7:26
    từ trước đến giờ.
  • 7:26 - 7:30
    Giờ đây, nó khuyến khích và truyền
    cảm hứng cho các nhà thiết kế cấp tiến
  • 7:31 - 7:32
    như Bucky và Moholy
  • 7:32 - 7:35
    đã đưa tôi đến với thiết kế
  • 7:35 - 7:39
    Tôi bắt đầu sự nghiệp là một nhà báo
    và thông dịch viên nước ngoài.
  • 7:39 - 7:42
    Tôi viết về chính trị, kinh tế
    và các hoạt động đoàn thể,
  • 7:42 - 7:46
    và tôi có thể chọn lựa để chuyên về
    bất kỳ lĩnh vực nào trong đó.
  • 7:46 - 7:48
    nhưng tôi chọn ngành thiết kế,
  • 7:48 - 7:52
    vì tôi tin rằng đó là công cụ mạnh mẽ nhất
    mà chúng ta tùy ý sử dụng
  • 7:52 - 7:54
    để nâng cao chất lượng cuộc sống
  • 7:56 - 7:58
    Cảm ơn, những người yêu mến
    ngành thiết kế của TED.
  • 7:58 - 8:00
    (Tiếng vỗ tay)
  • 8:00 - 8:04
    Và như việc tôi ngưỡng mộ thành tựu
    của các nhà thiết kế chuyên nghiệp,
  • 8:04 - 8:07
    chúng thật sự phi thường và rộng lớn,
  • 8:07 - 8:09
    Tôi cũng tin tưởng
  • 8:09 - 8:12
    rằng thiết kế mang lại
    lợi ích lớn lao từ nguồn cội
  • 8:12 - 8:13
    đến những suy nghĩ sau này
  • 8:13 - 8:17
    và sự đột phá bởi sự phá cách của nó.
  • 8:18 - 8:22
    Chúng ta đang nằm trong
    một khoảnh khắc đáng nhớ của thiết kế,
  • 8:22 - 8:26
    vì đây là lúc mà hai trường phái
    đang tiệm cận với nhau
  • 8:26 - 8:31
    Bởi vì dù chỉ những tiến bộ rất cơ bản
    trong công nghệ số
  • 8:31 - 8:35
    cũng cho phép chúng
    vận hành một cá,ch phát triển độc lập
  • 8:35 - 8:38
    trong hay ngoài phạm vi thương mai,
  • 8:38 - 8:43
    để theo đuổi hoài bão tương lai
    và chủ nghĩa trung hòa.
  • 8:43 - 8:44
    Vậy trên lý thuyết,
  • 8:44 - 8:50
    những nền tản cơ bản là gây quỹ,
    điện toán đám mây, truyền thông
  • 8:50 - 8:53
    đang tạo ra sự tự do lớn hơn
    cho những nhà thiết kế chuyên nghiệp
  • 8:53 - 8:57
    và cung cấp nhiều nguồn lực
    cho những người thiết kế ngẫu hứng
  • 8:57 - 8:58
    và hy vọng,
  • 8:58 - 9:00
    một phản hồi rõ ràng
    về những ý tưởng của họ.
  • 9:01 - 9:05
    Bây giờ, vài ví dụ yêu thích của tôi
    là ở Châu Phi
  • 9:05 - 9:07
    nơi một thế hệ những nhà thiết kế trẻ
  • 9:07 - 9:11
    đang phát triển một cách lạ thường
    những công nghệ mạng đa vật thể (IoT)
  • 9:11 - 9:15
    để thực hiện giấc mơ cái thiện y tế
    của Florence Nightingale
  • 9:15 - 9:19
    ở những nước mà mọi người
    tiếp xúc với điện thoại di động
  • 9:19 - 9:21
    còn nhiều hơn với nước sạch.
  • 9:21 - 9:24
    Một người trong số đó là Arthur Zang.
  • 9:24 - 9:27
    Anh ta là một thanh niên,
    kỹ sư thiết kế Cameroonian
  • 9:27 - 9:31
    người đã tích hợp một máy tính bảng
    vào trong Cardiopad
  • 9:31 - 9:33
    một thiết bị đo tim di động.
  • 9:33 - 9:37
    Nó có thể dùng để đo điện tim
    ở những vùng xa xôi hẻo lánh.
  • 9:38 - 9:40
    Dữ liệu được gửi qua mạng điện thoại
  • 9:40 - 9:43
    tới những bệnh viện hiện đại
    cách đó hàng ngàn dặm
  • 9:43 - 9:44
    để phân tích.
  • 9:44 - 9:48
    Và nếu có vấn đề gì được phát hiện
    bởi những chuyên gia ở đó,
  • 9:48 - 9:51
    một phương pháp điều trị phù hợp
    được đề nghị.
  • 9:51 - 9:53
    Và phương pháp này
    đã giúp nhiều bệnh nhân
  • 9:53 - 9:59
    không cần đi xa, gian khổ, đắt đỏ
    và thường vô nghĩa
  • 9:59 - 10:00
    đến bệnh viện,
  • 10:00 - 10:02
    mà làm nó giống hơn nhiều
  • 10:02 - 10:05
    rằng tim của họ thật sự được kiểm tra.
  • 10:05 - 10:09
    Arthur Zang đã bắt đầu thực hiện
    Cardiopad tám năm trước,
  • 10:09 - 10:11
    vào năm cuối đại học.
  • 10:11 - 10:15
    Nhưng anh ta không
    thuyết phục được nguồn tài trợ nào
  • 10:15 - 10:18
    đầu tư thực hiện dự án.
  • 10:18 - 10:20
    Anh ấy đăng ý tưởng đó
    lên Facebook,
  • 10:20 - 10:23
    nơi một nhà chức trách
    Cameroonian đã nhìn thấy
  • 10:23 - 10:26
    và cố gắng thuyết phục chính quyền
    tài trợ cho anh ta.
  • 10:26 - 10:29
    Bây giờ anh ta đang phát triển
    không chỉ Cardiopad,
  • 10:29 - 10:34
    mà những thiết bị y tế di động khác
    để điều trị trong những điều kiện.
  • 10:34 - 10:35
    Và anh ta không làm một mình,
  • 10:36 - 10:40
    bởi vì có nhiều nhà thiết kế khác
    sáng tạo và có đầu óc kinh doanh
  • 10:40 - 10:44
    đang theo đuổi những dự án của mình.
  • 10:44 - 10:48
    Và để kết thúc,
    tôi sẽ nói về vài người trong số họ.
  • 10:48 - 10:50
    Một là Peek Vision.
  • 10:50 - 10:53
    Đây là một nhóm
    các bác sỹ và nhà thiết kế ở Kenya,
  • 10:53 - 10:57
    những người đã tự phát triển IoT
    (Internet of Thing),
  • 10:57 - 10:59
    dưới dạng một bộ khám mắt xách tay.
  • 11:00 - 11:02
    Sau đó là Gabriel Maher,
  • 11:02 - 11:04
    đang phát triển
    một ngôn ngữ thiết kế mới
  • 11:04 - 11:09
    cho phép chúng ta biểu hiện sự tinh tế
    của sự thay đổi đặc điểm giới tính
  • 11:09 - 11:12
    không cần dựa vào
    những định kiến truyền thống.
  • 11:12 - 11:16
    Tất cả những nhà thiết kế này,
    và còn nhiều nữa, đang theo đuổi giấc mơ
  • 11:16 - 11:19
    bằng cách tạo ra
    sự tự do mới của họ,
  • 11:19 - 11:22
    bằng những quy luật
    của thiết kế chuyên nghiệp
  • 11:22 - 11:25
    và những sự đột phá
    của những kẻ nổi loạn, ngông nghênh.
  • 11:25 - 11:27
    để đem lại thành tự cho tất cả chúng ta.
  • 11:27 - 11:28
    Cám ơn.
  • 11:28 - 11:31
    (vỗ tay)
Title:
Cướp biển, y tá và những nhà thiết kế nổi loạn
Speaker:
Alice Rawsthorn
Description:

Trong bài ca về những phá cách trong thiết kế, Alice Rawsthorn nhấn mạnh tác phẩm của những anh hùng thầm lặng, từ Blackbeard cho đến Florence Nightingale. Kết nối những tư tưởng táo bạo đó với những tẩm nhìn hiện đại mới như Buckminster Fuller, Rawsthorn cho đã thấy cách những nhà thiết kế vĩ đại nhất thường là những người nổi loạn nhất.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
11:44

Vietnamese subtitles

Revisions