Return to Video

Exploring Equilibrium

  • 0:00 - 0:03
    ♪ [âm nhạc] ♪
  • 0:10 - 0:11
    - [Alex Tabarrok] Ta cùng
    ôn lại
  • 0:11 - 0:14
    về sự cân bằng
    và quá trình điều chỉnh.
  • 0:15 - 0:18
    Chúng ta thường ít khi ôn các bài học này,
  • 0:18 - 0:20
    bởi lúc nào bạn cũng có thể
    xem lại video.
  • 0:21 - 0:24
    Nhưng trong trường hợp này,
    tôi muốn nhấn mạnh một số điểm
  • 0:24 - 0:25
    và tài liệu này rất quan trọng.
  • 0:26 - 0:28
    Cùng ôn nhé,
    nhưng ta sẽ làm nhanh thôi.
  • 0:33 - 0:35
    Đây là giá cân bằng -
  • 0:35 - 0:37
    mức giá mà
    lượng cầu -
  • 0:37 - 0:39
    ngang bằng với lượng cung.
  • 0:39 - 0:41
    Vậy giá cân bằng là gì?
  • 0:41 - 0:45
    Bởi tại bất kỳ mức giá nào,
    vẫn luôn có những lực
  • 0:45 - 0:48
    đẩy giá cả về phía
    giá cân bằng.
  • 0:48 - 0:51
    Vì vậy, ở mức 80 đô la/1 thùng dầu
    chẳng hạn,
  • 0:51 - 0:54
    chúng ta sẽ có thặng dư.
  • 0:54 - 0:57
    Lượng cung
    sẽ lớn hơn lượng cầu.
  • 0:57 - 1:00
    Người bán sẽ có nhiều hàng hóa
    hơn số lượng khách hàng,
  • 1:00 - 1:04
    vì thế họ có động cơ
    để đẩy giá xuống
  • 1:04 - 1:06
    tới mức giá cân bằng.
  • 1:07 - 1:09
    Vậy nếu giá cả thấp hơn
    mức giá cân bằng thì sao?
  • 1:09 - 1:12
    Vâng, trong trường hợp này,
    lượng cầu
  • 1:12 - 1:14
    sẽ vượt quá lượng cung.
  • 1:14 - 1:16
    Người mua thì cần
  • 1:16 - 1:19
    trong khi chẳng đủ
    hàng mà bán.
  • 1:19 - 1:20
    Nói cách khác,
    sự thiếu hụt phát sinh,
  • 1:20 - 1:24
    bởì người mua phải cạnh tranh
    mới có hàng,
  • 1:24 - 1:26
    nên sẽ lại đẩy giá thành
    lên
  • 1:26 - 1:28
    tới mức giá cân bằng.
  • 1:28 - 1:31
    Giá cân bằng
    chỉ là mức giá ổn định.
  • 1:31 - 1:35
    Ta sẽ chỉ ra lý do khiến
    lượng này -
  • 1:35 - 1:37
    tức lượng cầu
  • 1:37 - 1:38
    ngang bằng với lượng cung -
  • 1:38 - 1:42
    lại là
    lượng cân bằng.
  • 1:42 - 1:44
    Hãy chọn một lượng khác
  • 1:44 - 1:47
    và cùng chỉ ra
    đây không thể là lượng cân bằng.
  • 1:47 - 1:50
    Giả sử
    lượng mua và lượng bán
  • 1:50 - 1:52
    là 50 thùng dầu
    mỗi ngày.
  • 1:52 - 1:55
    Để ý xem, với thùng dầu
    cuối cùng
  • 1:55 - 1:57
    được bán và mua,
  • 1:57 - 2:03
    thì người mua sẵn sàng trả đến 90 đô la
    để giành lấy
  • 2:03 - 2:07
    và chi 90 đô la để có một thùng dầu nữa.
  • 2:07 - 2:11
    Mặt khác,
    người bán sẵn sàng bán
  • 2:11 - 2:16
    thùng dầu cuối đó hay thêm một thùng nữa
    chỉ với giá 50 đô la.
  • 2:16 - 2:20
    Lợi nhuận thương mại
    lên đến 40 đô la.
  • 2:20 - 2:25
    Thực tế, với bất kỳ lượng nào
    thấp hơn lượng cân bằng,
  • 2:25 - 2:28
    vẫn còn đó những
    lợi nhuận thương mại chưa được khai thác.
  • 2:28 - 2:31
    Trong kinh tế học, giả sử
    bạn treo một lợi nhuận tiềm năng
  • 2:31 - 2:34
    trước mắt, thì mọi người
    sẽ lao đi tìm kiếm.
  • 2:34 - 2:37
    Họ sẽ có thể nhận ra
  • 2:37 - 2:40
    rằng chỉ cần bán hoặc mua
    nhiều thêm một chút,
  • 2:40 - 2:43
    cả người mua và người bán
    đều sẽ có lợi.
  • 2:43 - 2:47
    Chính đó là lý do khiến ta giả thiết
    lượng bán và lượng mua
  • 2:47 - 2:51
    sẽ được đẩy
    về lượng cân bằng,
  • 2:51 - 2:54
    bởi chỉ tại đó,
  • 2:54 - 2:58
    thì mọi lợi nhuận thương mại
    mới được khai thác.
  • 2:58 - 3:01
    Trong thị trường tự do,
    liệu lượng mua và lượng bán
  • 3:01 - 3:03
    có thể lớn hơn
    lượng cân bằng?
  • 3:04 - 3:06
    Ồ, không phải lúc nào cũng như vậy đâu.
  • 3:06 - 3:09
    Hãy tưởng tượng có
    90 triệu thùng dầu
  • 3:09 - 3:11
    được bán và mua.
  • 3:11 - 3:15
    Thì thùng dầu cuối sẽ được bán
  • 3:15 - 3:19
    với giá
    90 đô la, tức giá của nhà cung cấp.
  • 3:19 - 3:21
    Họ đòi giá thấp nhất 90 đô la
  • 3:21 - 3:24
    để tiếp tục kinh doanh
    và bán thùng dầu đó.
  • 3:24 - 3:26
    Mặt khác, người mua
    sẵn sàng trả
  • 3:26 - 3:29
    chỉ 50 đô cho thùng dầu đó.
  • 3:29 - 3:32
    Bởi vậy có một sự lãng phí ở đây.
  • 3:32 - 3:36
    Nhà cung cấp chi nhiều tiền hơn
    để sản xuất thùng dầu
  • 3:36 - 3:38
    so với giá trị của nó đối với người mua.
  • 3:38 - 3:42
    Trên thực tế, bất kỳ lượng nào
    cao hơn lượng cân bằng
  • 3:42 - 3:44
    đều sẽ gây ra sự lãng phí.
  • 3:44 - 3:45
    Mà chúng ta không mong muốn
  • 3:45 - 3:48
    sự lãng phí này kéo dài
    trên thị trường,
  • 3:48 - 3:55
    bởi nếu không có bất cứ sự can thiệp nào
    thì nhà đầu tư sẽ không thể
  • 3:55 - 3:59
    bán sản phẩm cho người mua
    với giá cao hơn hơn
  • 3:59 - 4:01
    số tiền mà người mua định bỏ ra,
  • 4:01 - 4:04
    tức là cao hơn giá trị của sản phẩm
    đối với người mua.
  • 4:04 - 4:05
    Thế cho nên,
  • 4:05 - 4:08
    chúng ta cũng không mong
    có sự lãng phí trong thị trường tự do.
  • 4:08 - 4:13
    Vì vậy, thị trường tự do sẽ tối đa hóa
    lợi nhuận thương mại.
  • 4:13 - 4:15
    Bạn cũng cần nhớ rằng
    lợi nhuận thương mại
  • 4:15 - 4:18
    có thể được chia thành hai phần:
  • 4:18 - 4:22
    thặng dư tiêu dùng
    và thặng dư sản xuất.
  • 4:23 - 4:26
    Còn vài điểm
    cần lưu ý nữa.
  • 4:26 - 4:28
    Bạn để ý mức giá cân bằng
  • 4:28 - 4:30
    tách đường cầu
    thành hai phần.
  • 4:30 - 4:35
    Người mua chọn sản phẩm
    được đánh giá cao nhất,
  • 4:35 - 4:37
    là người mua có
    nhu cầu cao nhất.
  • 4:37 - 4:41
    Bởi vậy sẽ có người mua
    và người không mua,
  • 4:41 - 4:44
    còn ai rao giá thấp nhất
    sẽ bán được hàng.
  • 4:44 - 4:46
    Vậy họ là người bán
  • 4:46 - 4:49
    còn người có giá cao hơn
    sẽ không phải người bán.
  • 4:49 - 4:52
    Thế đấy! Giờ ta tổng kết nhé.
  • 4:52 - 4:55
    Thị trường tự do tối đa hóa
    lợi nhuận thương mại
  • 4:55 - 4:57
    hay, lợi nhuận thương mại
    tăng tối đa
  • 4:57 - 4:59
    khi giá và lượng
    cân bằng.
  • 4:59 - 5:02
    Và điều này có nghĩa rằng,
    nguồn cung hàng hóa được bán cho
  • 5:02 - 5:05
    những người
    có độ sẵn sàng mua cao nhất.
  • 5:05 - 5:10
    Nguồn hàng sẽ do
    nhà cung cấp có giá thấp nhất mang lại.
  • 5:10 - 5:12
    Và giữa người mua và người bán,
  • 5:12 - 5:17
    không lợi nhuận nào
    không được khai thác và không có lãng phí.
  • 5:17 - 5:20
    Chúng ta đã tổng kết phần ôn tập
    này thành một tài liệu mới.
  • 5:22 - 5:23
    - [Hướng dẫn] Để kiểm tra,
  • 5:23 - 5:26
    hãy chọn Practice Questions;
  • 5:26 - 5:29
    còn nếu đã sẵn sàng học tiếp,
    hãy chọn "Next Video."
  • 5:29 - 5:31
    ♪ [âm nhạc] ♪
Title:
Exploring Equilibrium
Description:

more » « less
Video Language:
English
Team:
Marginal Revolution University
Project:
Micro
Duration:
05:35

Vietnamese subtitles

Revisions