♪ [âm nhạc] ♪ - [Alex Tabarrok] Ta cùng ôn lại về sự cân bằng và quá trình điều chỉnh. Chúng ta thường ít khi ôn các bài học này, bởi lúc nào bạn cũng có thể xem lại video. Nhưng trong trường hợp này, tôi muốn nhấn mạnh một số điểm và tài liệu này rất quan trọng. Cùng ôn nhé, nhưng ta sẽ làm nhanh thôi. Đây là giá cân bằng - mức giá mà lượng cầu - ngang bằng với lượng cung. Vậy giá cân bằng là gì? Bởi tại bất kỳ mức giá nào, vẫn luôn có những lực đẩy giá cả về phía giá cân bằng. Vì vậy, ở mức 80 đô la/1 thùng dầu chẳng hạn, chúng ta sẽ có thặng dư. Lượng cung sẽ lớn hơn lượng cầu. Người bán sẽ có nhiều hàng hóa hơn số lượng khách hàng, vì thế họ có động cơ để đẩy giá xuống tới mức giá cân bằng. Vậy nếu giá cả thấp hơn mức giá cân bằng thì sao? Vâng, trong trường hợp này, lượng cầu sẽ vượt quá lượng cung. Người mua thì cần trong khi chẳng đủ hàng mà bán. Nói cách khác, sự thiếu hụt phát sinh, bởì người mua phải cạnh tranh mới có hàng, nên sẽ lại đẩy giá thành lên tới mức giá cân bằng. Giá cân bằng chỉ là mức giá ổn định. Ta sẽ chỉ ra lý do khiến lượng này - tức lượng cầu ngang bằng với lượng cung - lại là lượng cân bằng. Hãy chọn một lượng khác và cùng chỉ ra đây không thể là lượng cân bằng. Giả sử lượng mua và lượng bán là 50 thùng dầu mỗi ngày. Để ý xem, với thùng dầu cuối cùng được bán và mua, thì người mua sẵn sàng trả đến 90 đô la để giành lấy và chi 90 đô la để có một thùng dầu nữa. Mặt khác, người bán sẵn sàng bán thùng dầu cuối đó hay thêm một thùng nữa chỉ với giá 50 đô la. Lợi nhuận thương mại lên đến 40 đô la. Thực tế, với bất kỳ lượng nào thấp hơn lượng cân bằng, vẫn còn đó những lợi nhuận thương mại chưa được khai thác. Trong kinh tế học, giả sử bạn treo một lợi nhuận tiềm năng trước mắt, thì mọi người sẽ lao đi tìm kiếm. Họ sẽ có thể nhận ra rằng chỉ cần bán hoặc mua nhiều thêm một chút, cả người mua và người bán đều sẽ có lợi. Chính đó là lý do khiến ta giả thiết lượng bán và lượng mua sẽ được đẩy về lượng cân bằng, bởi chỉ tại đó, thì mọi lợi nhuận thương mại mới được khai thác. Trong thị trường tự do, liệu lượng mua và lượng bán có thể lớn hơn lượng cân bằng? Ồ, không phải lúc nào cũng như vậy đâu. Hãy tưởng tượng có 90 triệu thùng dầu được bán và mua. Thì thùng dầu cuối sẽ được bán với giá 90 đô la, tức giá của nhà cung cấp. Họ đòi giá thấp nhất 90 đô la để tiếp tục kinh doanh và bán thùng dầu đó. Mặt khác, người mua sẵn sàng trả chỉ 50 đô cho thùng dầu đó. Bởi vậy có một sự lãng phí ở đây. Nhà cung cấp chi nhiều tiền hơn để sản xuất thùng dầu so với giá trị của nó đối với người mua. Trên thực tế, bất kỳ lượng nào cao hơn lượng cân bằng đều sẽ gây ra sự lãng phí. Mà chúng ta không mong muốn sự lãng phí này kéo dài trên thị trường, bởi nếu không có bất cứ sự can thiệp nào thì nhà đầu tư sẽ không thể bán sản phẩm cho người mua với giá cao hơn hơn số tiền mà người mua định bỏ ra, tức là cao hơn giá trị của sản phẩm đối với người mua. Thế cho nên, chúng ta cũng không mong có sự lãng phí trong thị trường tự do. Vì vậy, thị trường tự do sẽ tối đa hóa lợi nhuận thương mại. Bạn cũng cần nhớ rằng lợi nhuận thương mại có thể được chia thành hai phần: thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất. Còn vài điểm cần lưu ý nữa. Bạn để ý mức giá cân bằng tách đường cầu thành hai phần. Người mua chọn sản phẩm được đánh giá cao nhất, là người mua có nhu cầu cao nhất. Bởi vậy sẽ có người mua và người không mua, còn ai rao giá thấp nhất sẽ bán được hàng. Vậy họ là người bán còn người có giá cao hơn sẽ không phải người bán. Thế đấy! Giờ ta tổng kết nhé. Thị trường tự do tối đa hóa lợi nhuận thương mại hay, lợi nhuận thương mại tăng tối đa khi giá và lượng cân bằng. Và điều này có nghĩa rằng, nguồn cung hàng hóa được bán cho những người có độ sẵn sàng mua cao nhất. Nguồn hàng sẽ do nhà cung cấp có giá thấp nhất mang lại. Và giữa người mua và người bán, không lợi nhuận nào không được khai thác và không có lãng phí. Chúng ta đã tổng kết phần ôn tập này thành một tài liệu mới. - [Hướng dẫn] Để kiểm tra, hãy chọn Practice Questions; còn nếu đã sẵn sàng học tiếp, hãy chọn "Next Video." ♪ [âm nhạc] ♪