Return to Video

Bí quyết diễn thuyết thành công của TED

  • 0:00 - 0:03
    Một số người cho rằng
    những bài nói của TED
  • 0:03 - 0:05
    có khuôn mẫu chung:
    "Đứng trên thảm đỏ nói về điều gì đó"
  • 0:05 - 0:07
    "Chia sẻ kỉ niệm tuổi thơ"
  • 0:07 - 0:09
    " Tiết lộ bí mật thầm kín"
  • 0:09 - 0:11
    "Kết thúc bằng lời kêu gọi
    hành động đầy ý nghĩa."
  • 0:11 - 0:13
    Không phải.
  • 0:13 - 0:15
    Một bài nói TED
    không chỉ đơn giản như vậy.
  • 0:15 - 0:17
    Thực tế, nếu lạm dụng những cách này,
  • 0:17 - 0:21
    bạn sẽ chỉ nói những điều sáo rỗng
    hoặc thao túng cảm xúc.
  • 0:21 - 0:25
    Nhưng mọi bài nói nổi tiếng của TED
    đều có một điểm chung,
  • 0:25 - 0:27
    và tôi muốn chia sẻ
    điều ấy với các bạn,
  • 0:28 - 0:30
    vì suốt 12 năm qua,
    tôi đã có chỗ ngồi thuận lợi,
  • 0:30 - 0:35
    lắng nghe hàng trăm diễn giả
    bậc thầy của TED, như những người này.
  • 0:35 - 0:37
    Tôi đã giúp họ chuẩn bị
    bài nói cho giờ vàng,
  • 0:37 - 0:39
    và trực tiếp học từ họ.
  • 0:39 - 0:41
    những bí mật tạo nên
    bài nói tuyệt vời.
  • 0:41 - 0:44
    Và dù cho các diễn giả
    và chủ đề của họ đều có vẻ
  • 0:44 - 0:45
    hoàn toàn khác nhau,
  • 0:45 - 0:49
    thực ra họ đều có
    một công thức chung.
  • 0:49 - 0:51
    Và đó là
  • 0:51 - 0:54
    Nhiệm vụ đầu tiên của một diễn giả
  • 0:54 - 0:58
    là truyền tải vào tâm trí người nghe
    một món quà đặc biệt --
  • 0:58 - 1:03
    một vật thể lạ lẫm và đẹp đẽ
    mà chúng ta gọi là "Ý tưởng"
  • 1:04 - 1:05
    Để tôi chỉ cho bạn điều đó.
  • 1:05 - 1:07
    Đây là Haley.
  • 1:07 - 1:09
    Cô ấy sắp diễn thuyết cho TED
  • 1:09 - 1:10
    và rõ ràng cô ấy rất lo lắng.
  • 1:10 - 1:12
    (Video) Diễn giả: Haley Van Dyck!
  • 1:12 - 1:15
    (vỗ tay)
  • 1:19 - 1:20
    Suốt khoảng thời gian 18 phút,
  • 1:20 - 1:24
    1.200 người, hầu hết
    chưa bao giờ gặp nhau
  • 1:24 - 1:29
    nhận ra rằng bộ não của họ
    bắt đầu liên kết với não Haley
  • 1:29 - 1:30
    và với nhau.
  • 1:30 - 1:33
    Họ gần như bắt đầu có chung
    một dạng sóng não
  • 1:33 - 1:36
    Họ không chỉ có chung cảm xúc
  • 1:36 - 1:39
    Mà thậm chí có gì đó
    đáng kinh ngạc hơn diễn ra.
  • 1:39 - 1:42
    Hãy quan sát bộ não
    của Haley một chút.
  • 1:42 - 1:46
    Có hàng tỉ nơ ron liên kết với nhau
    thành một mớ lộn xộn khó tưởng.
  • 1:46 - 1:48
    Nhưng hãy để ngay đây, chỗ này --
  • 1:48 - 1:51
    một vài triệu tế bào liên kết với nhau
  • 1:51 - 1:54
    để thể hiện môt ý tưởng duy nhất.
  • 1:55 - 1:59
    Và kỳ diệu là, sự liên kết này
    cũng được hình thành cùng lúc
  • 1:59 - 2:02
    trong não bộ của tất cả
    những người đang lắng nghe.
  • 2:02 - 2:04
    Đúng vậy, chỉ trong vài phút,
  • 2:04 - 2:06
    một liên kết với hàng triệu nơ ron
  • 2:06 - 2:09
    được truyền tải tới 1200 bộ não
  • 2:09 - 2:12
    chỉ bằng việc mọi người lắng nghe
    và quan sát khuôn mặt.
  • 2:13 - 2:15
    Khoan đã --- vậy thì ý tưởng là gì cơ?
  • 2:16 - 2:19
    Bạn có thể hiểu
    nó là một dạng thông tin
  • 2:19 - 2:22
    giúp bạn hiểu và
    định hình thế giới.
  • 2:22 - 2:24
    Ý tưởng rất đa dạng,
    đa kích thước,
  • 2:24 - 2:26
    từ phức tạp và lý tính
  • 2:26 - 2:29
    đến đơn giản và thẩm mỹ.
  • 2:29 - 2:31
    Đây là một vài ví dụ
    được chia sẻ trên sân khấu TED.
  • 2:32 - 2:36
    Ngài Ken Robinson -- óc sáng tạo
    là chìa khóa cho tương lai con trẻ.
  • 2:36 - 2:38
    (Video) Ngài Ken Robinson:
    Tôi cho rằng óc sáng tạo
  • 2:38 - 2:42
    giờ đây cũng quan trọng
    trong dạy học như việc đọc viết
  • 2:42 - 2:44
    và nên được coi trọng như nhau.
  • 2:44 - 2:47
    Chris Anderson: Elora Hardy -
    công trình làm từ tre rất đẹp.
  • 2:47 - 2:50
    (Video) Elora Hardy:
    Tre mọc quanh ta,
  • 2:50 - 2:54
    tre mạnh mẽ, tre tao nhã,
    tre vững vàng trước động đất.
  • 2:54 - 2:58
    CA: Chimamanda Adichie -- một người
    không chỉ có một "nhãn mác".
  • 2:58 - 3:01
    (Video) Chimamanda Adichie:
    Câu chuyện nhỏ tạo nên định kiến
  • 3:01 - 3:05
    và vấn đề là không phải
    định kiến không chính xác,
  • 3:05 - 3:07
    mà là chúng chưa hoàn chỉnh.
  • 3:08 - 3:10
    CA: Não bộ bạn ngập tràn ý tưởng,
  • 3:10 - 3:11
    và không chỉ ngẫu nhiên.
  • 3:11 - 3:13
    Chúng liên kết với nhau chặt chẽ.
  • 3:13 - 3:16
    Chúng chọn lọc và taọ nên
    một phức hợp kỳ diệu
  • 3:16 - 3:19
    là thế giới quan cá nhân của bạn.
  • 3:19 - 3:21
    Là hệ thống hoạt động
    của não bộ bạn.
  • 3:21 - 3:23
    Là cách bạn định hình thế giới.
  • 3:23 - 3:27
    Và chúng được hình thành từ
    hàng triệu các ý tưởng đơn lẻ
  • 3:27 - 3:30
    Ví dụ, nếu một thành phần nhỏ
    trong thế giới quan của bạn
  • 3:30 - 3:33
    nghĩ rằng mèo con thật đáng yêu,
  • 3:33 - 3:35
    thì khi bạn nhìn thấy bức hình này,
  • 3:35 - 3:37
    bạn sẽ phản ứng như thế này.
  • 3:37 - 3:39
    Nhưng nếu một phần khác
  • 3:39 - 3:41
    lại nghĩ loài báo rất nguy hiểm,
  • 3:41 - 3:43
    rồi nhìn bức ảnh này,
  • 3:43 - 3:45
    bạn sẽ phản ứng hơi khác một chút.
  • 3:46 - 3:47
    Vì vậy, lý do
  • 3:47 - 3:51
    ý tưởng tạo nên thế giới quan
    của bạn là trọng yếu khá rõ ràng.
  • 3:51 - 3:54
    Chúng khiến bạn trở nên
    đáng tin hết mức có thể
  • 3:54 - 3:58
    một chỉ dẫn đến thế giới thực
    đáng sợ nhưng tươi đẹp ngoài kia.
  • 3:58 - 4:02
    Những người khác nhau có
    thế giới quan khác nhau.
  • 4:02 - 4:03
    Ví dụ,
  • 4:03 - 4:07
    Bạn phản ứng thế nào
    khi nhìn bức hình này:
  • 4:08 - 4:11
    (Video) Dalia Mogahed:
    Bạn nghĩ gì khi nhìn tôi?
  • 4:11 - 4:15
    "Một phụ nữ trung thực".
    "chuyên gia" hay thậm chí là "em gái"?
  • 4:16 - 4:20
    hay là "bị áp bức","tẩy não",
  • 4:20 - 4:21
    "một tên khủng bố"?
  • 4:22 - 4:23
    CA: Dù bạn trả lời thế nào,
  • 4:23 - 4:27
    có hàng triệu người ngoài kia
    sẽ phản ứng rất khác bạn.
  • 4:27 - 4:29
    Đó là lý do ý tưởng
    quan trọng như vậy.
  • 4:29 - 4:33
    Nếu như được truyền đạt đúng,
    chúng có khả năng thay đổi, mãi mãi,
  • 4:33 - 4:35
    suy nghĩ của một người về thế giới,
  • 4:35 - 4:39
    và định hình hành động của họ
    trong hiện tại và cả tương lai.
  • 4:40 - 4:43
    Ý tưởng là nguồn lực mạnh mẽ nhất
    giúp hình thành văn hóa nhân loại.
  • 4:44 - 4:45
    Nên nếu bạn công nhận
  • 4:45 - 4:47
    rằng nhiệm vụ đầu tiên
    của diễn giả là xây dựng ý tưởng
  • 4:47 - 4:49
    trong bộ não của thính giả,
  • 4:50 - 4:53
    đây là bốn chỉ dẫn giúp bạn
    hoàn thành nhiệm vụ ấy:
  • 4:53 - 4:57
    Một: giới hạn bài nói
    với duy nhất một ý chính.
  • 4:57 - 4:59
    Ý tưởng là những thứ phức tạp;
  • 4:59 - 5:02
    bạn phải cắt bớt nội dung
    để có thể tập trung
  • 5:02 - 5:05
    vào một ý mà bạn tâm đắc nhất,
  • 5:05 - 5:09
    và tự tạo cơ hội để bạn có thể
    diễn giải ý ấy một cách chính xác.
  • 5:09 - 5:13
    Bạn phải nhắc đến bối cảnh,
    chia sẻ ví dụ, và mô tả thật sinh động.
  • 5:13 - 5:14
    Hãy chọn một ý tưởng thôi,
  • 5:14 - 5:17
    và biến nó thành cái sườn
    của toàn bộ bài diễn thuyết,
  • 5:17 - 5:21
    để mọi thứ bạn đề cập
    đều liên kết với ý ấy bằng nhiều cách.
  • 5:21 - 5:25
    Hai, cho khán giả lí do để lắng nghe.
  • 5:26 - 5:30
    Trước khi bạn bắt đầu xây dựng
    ý tưởng trong đầu thính giả,
  • 5:30 - 5:32
    bạn phải được họ cho phép làm điều ấy.
  • 5:32 - 5:34
    Và công cụ chính để đạt được điều ấy?
  • 5:34 - 5:36
    Sự tò mò.
  • 5:36 - 5:38
    Khơi gợi sự tò mò của thính giả.
  • 5:38 - 5:40
    Sử dụng những câu hỏi
    hấp dẫn, gợi tranh luận
  • 5:40 - 5:44
    để làm rõ tại sao một điều gì đó
    vô nghĩa và cần giải thích.
  • 5:45 - 5:49
    Nếu bạn gợi ra sự thiếu liên kết
    trong thế giới quan của một người,
  • 5:49 - 5:52
    họ sẽ mong muốn được
    hàn gắn lỗ hổng kiến thức ấy.
  • 5:52 - 5:54
    Và khi bạn đã thắp lên mong muốn ấy,
  • 5:54 - 5:57
    việc bắt đầu xây dựng ý tưởng
    sẽ dễ dàng hơn nhiều.
  • 5:58 - 6:01
    Ba, xây dựng ý tưởng, từng chút một,
  • 6:01 - 6:05
    từ những khái niệm mà thính giả đã rõ.
  • 6:05 - 6:07
    Bạn có thể dùng sức mạnh ngôn ngữ
  • 6:07 - 6:10
    để kết nối những khái niệm có sẵn
  • 6:10 - 6:11
    trong đầu của thính giả --
  • 6:11 - 6:14
    nhưng không phải
    ngôn ngữ của bạn, mà là của họ
  • 6:14 - 6:15
    Bắt đầu từ điểm nhìn của họ.
  • 6:15 - 6:19
    Diễn giả thường quên rằng rất nhiều
    thuật ngữ và khái niệm họ quen thuộc
  • 6:19 - 6:22
    lại hoàn toàn xa lạ với thính giả.
  • 6:22 - 6:27
    Lúc này, ẩn dụ lại có vai trò cốt yếu
    trong việc giải thích mối liên kết này,
  • 6:27 - 6:30
    vì chúng làm rõ trạng thái
    lý tưởng của luận điểm,
  • 6:30 - 6:34
    dựa trên những ý tưởng
    mà thính giả đã hiểu.
  • 6:34 - 6:36
    Ví dụ, khi Jennier Khahn
  • 6:36 - 6:40
    muốn giải thích một công nghệ
    sinh học mới lạ tên CRISPR,
  • 6:40 - 6:42
    cô nói: "Tựa như lần đầu tiên
  • 6:42 - 6:45
    bạn dùng một chương trình soạn thảo
    văn bản để chỉnh sửa DNA.
  • 6:45 - 6:50
    CRISPR cho phép bạn "cắt" và "dán"
    thông tin di truyền rất dễ dàng."
  • 6:50 - 6:54
    Một lời giải thích sinh động như vậy sẽ
    tạo ra khoảnh khắc "aha!" rất thoả mãn
  • 6:54 - 6:57
    ngay khi nó nhảy vào đúng vị trí
    của não bộ ta.
  • 6:57 - 7:01
    Vì vậy, việc thử diễn thuyết với
    một người bạn đáng tin rất quan trọng,
  • 7:01 - 7:03
    và tìm ra những điểm mà họ còn mơ hồ.
  • 7:03 - 7:06
    Bốn, đây là lời khuyên cuối cùng:
  • 7:06 - 7:09
    Khiến ý tưởng của bạn đáng được chia sẻ.
  • 7:09 - 7:12
    Nói cách khác,
    tự hỏi bản thân bạn câu hỏi:
  • 7:12 - 7:14
    "Ý tưởng này sẽ có lợi với ai?"
  • 7:14 - 7:17
    Và tôi muốn bạn
    phải thành thật khi trả lời.
  • 7:17 - 7:20
    Nếu ý tưởng ấy chỉ phục vụ
    bạn hay tổ chức của bạn,
  • 7:20 - 7:24
    thì, tôi rất tiếc, nhưng
    chúng không cần phải được chia sẻ.
  • 7:24 - 7:26
    Thính giả sẽ nhận ra ngay.
  • 7:26 - 7:29
    Nhưng nếu bạn tin rằng
    ý tưởng ấy tiềm tàng khả năng
  • 7:29 - 7:30
    thắp sáng một ngày của ai đó
  • 7:30 - 7:33
    hoặc thay đổi quan điểm
    của ai đó theo hướng tích cực
  • 7:33 - 7:36
    hoặc truyền cảm hứng
    cho ai đó thay đổi,
  • 7:36 - 7:40
    thì bạn đã nắm được công thức cốt yếu
    của một bài diễn thuyết tuyệt vời,
  • 7:40 - 7:43
    bài diễn thuyết có thể là món quà
    cho thính giả và tất cả chúng ta.
Title:
Bí quyết diễn thuyết thành công của TED
Speaker:
Chris Anderson
Description:

Không có một công thức cố định nào để tạo ra một bài diễn thuyết tuyệt vời, nhưng những bài diễn thuyết đỉnh nhất lại có một điểm chung bí mật. Người phụ trách chương trình của TED, Chris Anderson sẽ tiết lộ bí mật này -- cùng với bốn bước hiệu quả với bạn. Bạn có đủ tố chất để chia sẻ một ý tưởng đáng lan truyền không?

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
07:55

Vietnamese subtitles

Revisions