Return to Video

Chúng ta có nhìn thấy thực tế đúng với bản chất của nó không?

  • 0:01 - 0:03
    Tôi yêu thích một điều kỳ bí vĩ đại,
  • 0:03 - 0:07
    và tôi bị cuốn hút bởi những bí ẩn
    khoa học chưa thể lý giải,
  • 0:07 - 0:09
    có lẽ đó là sở thích cá nhân.
  • 0:10 - 0:12
    Điều đó nói lên tính cách mỗi người,
  • 0:12 - 0:14
    và tôi không thể dừng sự tò mò.
  • 0:14 - 0:16
    Điều bí ẩn đó là :
  • 0:16 - 0:20
    Cái gì tạo nên mối quan hệ giữa não
  • 0:20 - 0:21
    và sự trải nghiệm nhận thức,
  • 0:21 - 0:24
    ví dụ trải nghiệm của bạn
    về vị socola
  • 0:24 - 0:26
    hay về cảm xúc khi chạm vào nhung?
  • 0:27 - 0:28
    Ngày nay, bí ẩn này không mới.
  • 0:29 - 0:33
    Năm 1868, Thomas Huxley viết
  • 0:33 - 0:38
    "Việc một thứ kỳ diệu như ý thức của con người
  • 0:38 - 0:41
    nảy sinh chỉ nhờ kích thích tế bào não
  • 0:41 - 0:43
    cũng khó hiểu hệt như
  • 0:43 - 0:47
    sự xuất hiện của thần đèn
    khi Aladdin cọ vào cây đèn."
  • 0:49 - 0:52
    Huxley biết rằng hoạt động của não
  • 0:52 - 0:55
    và những trải nghiệm ý thức
    có mối tương quan với nhau,
  • 0:55 - 0:57
    nhưng ông không thể giải thích tại sao.
  • 0:57 - 1:00
    Với khoa học lúc bấy giờ,
    đó là một bí ẩn.
  • 1:00 - 1:02
    Rất nhiều năm kể từ thời của Huxley,
  • 1:02 - 1:06
    khoa học đã phát hiện thêm nhiều điều
    về hoạt động của não,
  • 1:06 - 1:08
    nhưng mối tương quan giữa hoạt động não
  • 1:08 - 1:11
    và sự trải nghiệm nhận thức
    vẫn còn là một bí ẩn.
  • 1:11 - 1:15
    Tại sao? Tại sao lại có quá
    ít tiến độ về mặt này?
  • 1:15 - 1:19
    Một số chuyên gia nghĩ rằng
    chúng ta không thể giải quyết vấn đề này
  • 1:19 - 1:23
    bởi ta không đủ thông minh và
    thiếu những khái niệm cần thiết
  • 1:24 - 1:28
    Chúng ta không mong những con khỉ giải
    quyết được những vấn đề cơ học lượng tử,
  • 1:28 - 1:32
    và cũng giống như vậy, chúng ta không mong
    loài người giải quyết được vấn đề này.
  • 1:33 - 1:36
    Nhưng tôi không đồng ý. Tôi lạc quan hơn.
  • 1:36 - 1:39
    Tôi nghĩ chúng ta đơn thuần đang
    đặt ra một giả định hoàn toàn sai.
  • 1:39 - 1:42
    Một khi chúng ta điều chỉnh lại
    thì có thể giải quyết được vấn đề.
  • 1:42 - 1:45
    Nay tôi xin chia sẻ với bạn
    phép giả định đó là gì,
  • 1:45 - 1:47
    tại sao nó sai, và sửa như thế nào.
  • 1:48 - 1:50
    Hãy bắt đầu với câu hỏi:
  • 1:50 - 1:53
    Chúng ta có nhận thực tại
    một cách đúng đắn không?
  • 1:53 - 1:55
    Tôi đang mở mắt
  • 1:55 - 1:59
    và tôi có một trải nghiệm rằng
    có quả cà chua đỏ ở cách xa 1m.
  • 2:01 - 2:04
    kết quả là, tôi tin rằng
    trong thực tại,
  • 2:04 - 2:06
    có một quả cà chua đỏ ở cách 1m.
  • 2:07 - 2:12
    Sau đó tôi nhắm mắt, và cái mà tôi
    cảm nhận chỉ còn là một vùng xám,
  • 2:12 - 2:18
    nhưng liệu trên thực tế, vẫn còn một
    quả cà chua ở cách xa 1m không?
  • 2:18 - 2:22
    Tôi nghĩ thế, nhưng liệu tôi
    có thể sai không?
  • 2:22 - 2:27
    Liệu tôi đang có diễn giải sai
    về bản chất nhận thức của tôi không?
  • 2:27 - 2:31
    Trước đây chúng ta cũng đã từng diễn giải
    sai về nhận thức của mình.
  • 2:31 - 2:34
    Chúng ta từng nghĩ Trái Đất phẳng,
    bởi trông nó giống như thế.
  • 2:35 - 2:38
    Pythagorus đã phát hiện ra rằng
    chúng ta sai.
  • 2:38 - 2:42
    Sau đó chúng ta nghĩ
    Trái Đất là trung tâm tĩnh của Vũ trụ,
  • 2:42 - 2:44
    một lần nữa, vì nó trông giống như thế.
  • 2:44 - 2:49
    Copernicus và Galileo lại khám phá ra rằng
    chúng ta sai.
  • 2:49 - 2:53
    Rồi Galileo tự hỏi liệu chúng ta
    có đang hiểu lầm những trải nghiệm của mình
  • 2:53 - 2:55
    theo những cách khác nữa.
  • 2:55 - 3:00
    Ông viết : "tôi nghĩ mùi, vị, màu sắc, v..v..
  • 3:00 - 3:02
    thuộc về nhận thức.
  • 3:02 - 3:08
    Do đó nếu mọi sinh vật biết nhận thức biến mất,
    thì tất cả những tính chất đó cũng sẽ biến mất."
  • 3:09 - 3:11
    Hiện nay, đó là một phát biểu gây sốc.
  • 3:11 - 3:13
    Nhưng Galileo có đúng không?
  • 3:13 - 3:18
    Liệu ta có đang hiểu lầm một cách kinh khủng
    những trải nghiệm của mình?
  • 3:18 - 3:20
    Khoa học hiện đại
    phải nói gì về điều đó?
  • 3:21 - 3:26
    Các nhà khoa học thần kinh cho ta biết
    khoảng một phần ba vỏ não
  • 3:26 - 3:28
    tham gia vào chức năng thị lực.
  • 3:28 - 3:31
    Khi bạn mở mắt
    và nhìn quanh căn phòng này,
  • 3:31 - 3:36
    hàng tỷ nơ-ron và
    hàng nghìn tỷ khớp thần kinh tham gia.
  • 3:36 - 3:37
    Điều đó gây ngạc nhiên,
  • 3:37 - 3:40
    vì trong cách hiểu của chúng ta
    về thị giác,
  • 3:40 - 3:43
    chúng ta coi nó như một chiếc camera.
  • 3:43 - 3:47
    Thị giác chỉ chụp lại hình ảnh
    của thực tại khách quan một cách nguyên bản.
  • 3:47 - 3:50
    Đúng là có một phần của thị giác
    hoạt động giống như một chiếc camera:
  • 3:50 - 3:55
    mắt có thấu kính hội tụ ảnh
    lên võng mạc sau mắt
  • 3:55 - 3:58
    ở đó có 130 triệu tế bào cảm quang,
  • 3:58 - 4:02
    cho nên mắt giống như chiếc máy ảnh
    có độ phân giải 130 megapixel.
  • 4:02 - 4:06
    Nhưng điều đó chưa giải thích
    được việc hàng tỷ nơ-ron
  • 4:06 - 4:09
    và hàng nghìn tỷ khớp thần kinh
    tham gia vào quá trình này.
  • 4:09 - 4:12
    Những neuron đó đã làm gì?
  • 4:12 - 4:16
    Các nhà thần kinh học cho ta biết rằng
    chúng đang tạo ra, trong thời gian thực,
  • 4:16 - 4:20
    tất cả hình dáng, vật thể, màu sắc
    và chuyển động mà chúng ta thấy.
  • 4:20 - 4:24
    Chúng ta cảm thấy rằng bản thân đang
    chụp ảnh căn phòng như nó vốn có,
  • 4:24 - 4:27
    nhưng thực ra, chúng ta chính là người
    dựng nên mọi thứ mà chúng ta thấy.
  • 4:27 - 4:30
    Chúng ta không dựng nên
    cả thế giới trong một lúc.
  • 4:30 - 4:33
    Chúng ta dựng nên
    những gì mình cần ở thời điểm hiện tại.
  • 4:34 - 4:37
    Hiện nay có rất nhiều minh chứng thú vị.
  • 4:37 - 4:39
    về việc tự ta dựng nên những gì ta thấy.
  • 4:39 - 4:41
    Tôi xin đưa ra 2 ví dụ.
  • 4:41 - 4:47
    Ở ví dụ này, bạn nhìn thấy một số đĩa
    tròn đỏ bị cắt,
  • 4:47 - 4:49
    nhưng nếu tôi hơi xoay các đĩa,
  • 4:49 - 4:54
    đột nhiên, bạn nhìn thấy một khối 3 chiều
    nổi lên trên màn hình.
  • 4:54 - 4:57
    lúc này, màn hình đương nhiên là phẳng,
  • 4:57 - 5:00
    vậy khối 3 chiều mà bạn nhìn ra được
  • 5:00 - 5:03
    là do bạn xây dựng nên.
  • 5:03 - 5:05
    Ở ví dụ tiếp theo,
  • 5:05 - 5:10
    bạn nhìn thấy các thanh màu xanh phát sáng
    với những đường viền khá sắc nét
  • 5:10 - 5:13
    đang chuyển động qua vùng các dấu chấm.
  • 5:14 - 5:17
    Thực tế, chẳng có chấm nào di chuyển cả.
  • 5:17 - 5:21
    Tất cả những gì tôi làm ở đây
    là thay đổi màu sắc của các dấu chấm
  • 5:21 - 5:24
    từ xanh sang đen rồi từ đen sang xanh.
  • 5:24 - 5:26
    Nhưng khi tôi làm nhanh
  • 5:26 - 5:29
    Hệ thống quan sát của bạn sẽ tạo ra
    những thanh màu xanh phát sáng
  • 5:29 - 5:32
    với đường nét rõ ràng và có chuyển động.
  • 5:32 - 5:35
    Có rất nhiều ví dụ khác,
    nhưng đó là 2 ví dụ để nói rằng
  • 5:35 - 5:38
    bạn xây dựng cái mà bạn nhìn thấy.
  • 5:38 - 5:40
    Nhưng các nhà nơ-ron học đi xa hơn.
  • 5:41 - 5:46
    Họ nói rằng chúng ta xây dựng lại thực tế.
  • 5:46 - 5:51
    Vậy, khi tôi có kinh nghiệm
    về việc mô tả một quả cà chua đỏ,
  • 5:51 - 5:55
    kinh nghiệm đó
    là một sự xây dựng lại chính xác
  • 5:55 - 5:57
    các thuộc tính của quả cà chua đỏ thật
  • 5:57 - 6:00
    tồn tại thật, không hề
    phụ thuộc việc nhìn của tôi.
  • 6:02 - 6:05
    Tại sao các nhà nơ-ron học nói rằng
    chúng ta không xây dựng,
  • 6:05 - 6:07
    mà là chúng ta xây dựng lại?
  • 6:07 - 6:09
    Lý lẽ chung được đưa ra
  • 6:09 - 6:12
    thường liên quan đến tiến hóa.
  • 6:13 - 6:15
    Những tổ tiên chúng ta,
    người mà nhìn chính xác hơn,
  • 6:15 - 6:20
    đã có một lợi thế cạnh tranh
    so với những người nhìn kém chính xác,
  • 6:20 - 6:23
    do đó họ thuận lợi hơn
    trong việc truyền gen.
  • 6:23 - 6:26
    Chúng ta là con cháu của những người
    biết nhìn chính xác hơn,
  • 6:26 - 6:29
    do đó ta có thể tự tin rằng,
    trong trường hợp bình thường,
  • 6:29 - 6:32
    nhận thức của chúng ta chính xác.
  • 6:32 - 6:35
    Bạn thấy điều này trong sách giáo khoa.
  • 6:35 - 6:37
    Ví dụ, một sách giáo khoa viết rằng:
  • 6:37 - 6:39
    "Nói theo thuyết tiến hóa,
  • 6:39 - 6:43
    thị giác rất hữu ích
    bởi nó rất chính xác."
  • 6:43 - 6:48
    Vậy ý kiến này là: những nhận thức
    chính xác là nhận thức phù hợp hơn.
  • 6:48 - 6:50
    Chúng cho bạn những lợi thế sinh tồn.
  • 6:50 - 6:52
    Ngày nay, điều này còn đúng không?
  • 6:52 - 6:55
    Điều này có diễn tả đúng
    thuyết tiến hóa không?
  • 6:55 - 6:58
    Trước hết, hãy nhìn vài
    ví dụ trong tự nhiên.
  • 6:59 - 7:01
    Loài bọ rùa ở Úc
  • 7:01 - 7:04
    cánh có gợn, bóng loáng và nâu.
  • 7:04 - 7:07
    Con cái không bay được.
  • 7:07 - 7:11
    Con đực bay, đương nhiên để tìm bạn tình.
  • 7:11 - 7:15
    Khi tìm được bạn tình,
    con đực đậu xuống và giao phối.
  • 7:15 - 7:17
    Có một loài khác ở vùng hẻo lánh,
  • 7:17 - 7:18
    người Homo sapiens.
  • 7:18 - 7:22
    Quý ông loài này
    có não khối
  • 7:22 - 7:25
    được dùng để tìm bia lạnh.
  • 7:26 - 7:27
    (Tiếng cười)
  • 7:27 - 7:30
    Và khi tìm được thì nóc cho hết,
  • 7:30 - 7:33
    và đôi khi ném chai
    ở vùng hẻo lánh này.
  • 7:33 - 7:37
    Khi điều đó xảy ra, những chai
    cũng có gợn, bóng loáng,
  • 7:37 - 7:41
    và chính cái bóng màu nâu
    lại kích thích các con bọ này.
  • 7:43 - 7:46
    Các con đực này bu lại trên
    các chai và cố làm tình.
  • 7:48 - 7:50
    Chúng không quan tâm
    đến những con bọ cái nữa.
  • 7:50 - 7:55
    Đây là trường hợp kinh điển của con đực
    bỏ con cái để tìm cái chai.
  • 7:55 - 7:58
    (Tiếng cười) (Vỗ tay)
  • 7:59 - 8:02
    Lúc đó, loài bọ này gần như tuyệt chủng.
  • 8:02 - 8:07
    Nước Úc đã phải thay mẫu mã chai
    để cứu loài bọ.
  • 8:07 - 8:10
    (Tiếng cười)
  • 8:10 - 8:14
    Các con đực đã tìm được
    chính xác các con cái, trong hàng ngàn,
  • 8:14 - 8:16
    có thể tới hàng triệu năm.
  • 8:16 - 8:21
    Giống như là chúng đã nhìn thấy đúng
    thực tế, nhưng thật ra đó chỉ là bề ngoài.
  • 8:21 - 8:24
    Sự tiến hóa cho chúng một sự giải mã.
  • 8:24 - 8:28
    Con cái là cái gì đó có gợn, bóng loáng
    và có màu nâu,
  • 8:28 - 8:31
    càng lớn càng tốt.
  • 8:31 - 8:33
    (Tiếng cười)
  • 8:33 - 8:37
    Thậm chí khi đang bò trường trên chai,
    con đực cũng không thể nhận ra sai lầm.
  • 8:38 - 8:42
    Bây giờ bạn có thể nói, loài bọ,
    chắc chắn là chúng rất ngây ngô,
  • 8:42 - 8:43
    nhưng loài có vú thì không.
  • 8:43 - 8:46
    Loài có vú không bị lừa kiểu này đâu.
  • 8:46 - 8:52
    Tôi sẽ không nói về nỗi đau này nữa,
    nhưng các bạn cũng rõ nó lắm rồi. (Cười)
  • 8:52 - 8:55
    Điều này nêu ra một câu hỏi
    kỹ thuật quan trọng:
  • 8:55 - 9:01
    Chọn lựa tự nhiên ưu tiên cho
    sự nhận thức đúng về thực tế phải không?
  • 9:02 - 9:05
    May mắn thay, chúng ta không phải
    mò mẫm và suy đoán;
  • 9:05 - 9:09
    vì tiến hóa là một lý thuyết
    chính xác theo toán học.
  • 9:09 - 9:12
    Chúng ta có thể dùng phương trình
    tiến hóa để kiểm tra điều đó.
  • 9:12 - 9:16
    Chúng ta có thể có các sinh vật khác nhau
    cạnh tranh trong môi trường nhân tạo,
  • 9:16 - 9:18
    sinh vật nào tồn tại và phát triển,
  • 9:18 - 9:22
    chính là những sinh vật có hệ thống
    cảm giác thích hợp hơn.
  • 9:22 - 9:26
    Một khái niệm chính trong
    phương thức này là sự hợp lý.
  • 9:26 - 9:29
    Hãy xem miếng thịt này:
  • 9:30 - 9:33
    Miếng thịt có tác dụng gì để con vật
    có quyết định hợp lý?
  • 9:33 - 9:39
    Đối với con sư tử đói đang tìm
    mồi, thịt thúc đẩy quyết định hợp lý.
  • 9:40 - 9:45
    Đối với con sư tử no nê đang tìm
    bạn tình, thịt không thúc đẩy gì cả.
  • 9:46 - 9:50
    Đối với con thỏ, trong mọi trường hợp,
    thịt không có tác động nào,
  • 9:50 - 9:54
    vậy quyết định hợp lý phụ thuộc
    vào thực tế bên ngoài, đúng vậy,
  • 9:54 - 9:58
    nhưng cũng còn phụ thuộc vào cơ thể,
    trạng thái và khả năng của con vật.
  • 9:58 - 10:02
    Sự hợp lý không hoàn toàn
    là thực tế bên ngoài,
  • 10:02 - 10:05
    nó là sự phù hợp giữa con vật và môi
    trường, không chỉ riêng môi trường,
  • 10:05 - 10:09
    điều này được nói rõ ràng
    trong phương thức tiến hóa.
  • 10:09 - 10:13
    Vậy, trong phòng thí nghiệm của tôi,
  • 10:13 - 10:16
    chúng tôi cho chạy thử hàng trăm ngàn
    mô phỏng tiến hóa
  • 10:16 - 10:19
    với nhiều môi trường khác nhau được
    chọn ngẫu nhiên
  • 10:19 - 10:24
    và ở đó, các sinh vật cạnh tranh
    nhau về nguồn thức ăn.
  • 10:24 - 10:28
    Vài sinh vật thấy đầy đủ môi trường đó,
  • 10:28 - 10:30
    vài loài khác chỉ thấy một phần,
  • 10:30 - 10:32
    và một vài loài không được thấy gì ,
  • 10:32 - 10:34
    chỉ có được sự thích hợp.
  • 10:34 - 10:36
    Nhóm nào thắng?
  • 10:36 - 10:42
    Tôi ghét phải nói điều đó với bạn,
    nhưng sự nhận thức thực tế bị bế tắt.
  • 10:42 - 10:44
    Trong hầu hết mọi thí nghiệm,
  • 10:44 - 10:46
    sinh vật không thấy thực tế
  • 10:46 - 10:48
    nhưng chỉ nhận ra được sự phù hợp
  • 10:48 - 10:54
    gây ra sự hủy diệt cho sinh vật
    biết nhận thức thực tế.
  • 10:54 - 10:58
    Vậy, kết luận là, tiến hóa
    không ưu tiên nhận thức trực tiếp
  • 10:58 - 11:00
    hoặc nhận thức chính xác.
  • 11:00 - 11:04
    Những nhận thức thực tế này sẽ bế tắt.
  • 11:04 - 11:06
    Bây giờ, tuyệt chiêu là điều này.
  • 11:06 - 11:09
    Làm sao mà việc không thấy chính
    xác thực tế
  • 11:09 - 11:11
    lại cho ta thuận lợi để tồn tại?
  • 11:11 - 11:13
    Điều này không phù hợp với trực giác.
  • 11:13 - 11:15
    Nhưng, hãy nhớ lại con bọ Úc.
  • 11:15 - 11:19
    Con bọ Úc tồn tại hàng ngàn,
    có thể hàng triệu năm,
  • 11:19 - 11:22
    chỉ dùng trò đơn giản và giải mã.
  • 11:22 - 11:25
    Điều mà phương thức tiến hóa nói
    cho chúng ta
  • 11:25 - 11:30
    là tất cả sinh vật, kể cả chúng ta,
    đều ở trên cùng con thuyền như con bọ Úc.
  • 11:30 - 11:32
    Ta không thấy thực tế
    như là chính nó.
  • 11:32 - 11:37
    Chúng ta dùng trò đơn giản
    và giải mã để tồn tại.
  • 11:37 - 11:39
    Vẫn biết rằng,
  • 11:39 - 11:41
    chúng ta cần trợ giúp của trực giác.
  • 11:41 - 11:45
    Làm thế nào mà không nhận thức
    thực tế lại là hữu ích?
  • 11:45 - 11:49
    May thay, chúng ta có một phép
    ẩn dụ rất hữu ích:
  • 11:49 - 11:52
    đó là màn hình desktop của bạn.
  • 11:52 - 11:56
    Hãy xem biểu tượng xanh này
    để chỉ TED Talk mà bạn đang viết.
  • 11:56 - 12:00
    Bây giờ, biểu tượng thì xanh và
    hình chữ nhật
  • 12:00 - 12:03
    trong góc phải bên dưới của desktop.
  • 12:03 - 12:08
    Có phải điều đó có nghĩa là tập tin văn
    bản trong máy tính là màu xanh,
  • 12:08 - 12:12
    hình chữ nhật, và ở bên dưới góc phải
    của máy tính không?
  • 12:12 - 12:13
    Đương nhiên là không.
  • 12:13 - 12:18
    Không ai nghĩ rằng đó là một sự trình bày
    lệch lạc trên màn hình cả.
  • 12:18 - 12:21
    Nó chỉ muốn trình bày với bạn
    thực tế của máy tính.
  • 12:21 - 12:24
    Thật vậy, nó che giấu thực tế.
  • 12:24 - 12:26
    Bạn không muốn biết về các đi-ôt
  • 12:26 - 12:28
    và điện trở và tất cả
    megabytes phần mềm.
  • 12:28 - 12:31
    Nếu bạn phải làm việc với nó,
    bạn không thể viết ra hết tập tin
  • 12:31 - 12:32
    hoặc tạo hình ảnh của mình.
  • 12:32 - 12:37
    Vậy ý tưởng là quá trình tiến hóa
    chỉ cho ta giao diện
  • 12:37 - 12:41
    và cất giấu thực tế và
    hướng dẫn những hành vi phù hợp.
  • 12:41 - 12:44
    Không gian và thời gian, như bạn
    nhận thức về chúng lúc này,
  • 12:44 - 12:47
    chỉ là desktop của bạn.
  • 12:47 - 12:51
    Đối tượng vật lý là biểu tượng
    trên desktop đó.
  • 12:52 - 12:54
    Tôi biết có người phản đối:
  • 12:54 - 12:58
    Hoffman, nếu bạn nghĩ tàu lửa chạy trên
    đường với vận tốc 200 dặm/giờ
  • 12:58 - 13:01
    là một biểu tượng trên desktop của bạn,
  • 13:01 - 13:03
    tại sao bạn không bước ra trước nó thử?
  • 13:03 - 13:05
    Sau đó bạn đi đời, lý thuyết
    đó cũng theo bạn,
  • 13:05 - 13:09
    ta biết tàu lửa này không chỉ
    là một biểu tượng.
  • 13:09 - 13:11
    Tôi sẽ không bước ra trước tàu lửa
  • 13:11 - 13:12
    vì cùng lý do
  • 13:12 - 13:16
    mà bạn sẽ không kéo biểu tượng
    vào thùng rác vì có thể là:
  • 13:16 - 13:20
    không phải tại tôi hiểu biểu
    tượng theo nghĩa đen --
  • 13:20 - 13:23
    tập tin không có nghĩa đen là màu xanh và
    hình chữ nhật--
  • 13:23 - 13:25
    nhưng vì tôi xem tập tin đó là quan trọng.
  • 13:25 - 13:27
    Tôi có thể làm mất công việc của vài tuần.
  • 13:27 - 13:30
    Cũng như vậy, sự tiến hóa đã ảnh
    hưởng chúng ta
  • 13:30 - 13:34
    với biểu tượng thuộc cảm giác, được thiết
    kế để giữ cho sự sổng của ta an toàn.
  • 13:35 - 13:37
    Chúng ta cần coi trọng điều đó.
  • 13:37 - 13:39
    Nếu bạn thấy một con rắn, đừng đụng nó.
  • 13:40 - 13:43
    Nếu bạn thấy một vực đá, đừng nhảy xuống.
  • 13:43 - 13:47
    Chúng được thiết kế để chúng ta an toàn,
    và chúng ta nên coi trọng điều đó.
  • 13:47 - 13:49
    Nó không có nghĩa là ta
    nên hiểu chúng theo nghĩa đen.
  • 13:49 - 13:52
    Đó là một lỗi thuộc về logic.
  • 13:52 - 13:55
    Một phản đối khác : Không có
    gì mới cả.
  • 13:55 - 13:59
    Các nhà vật lý nói với ta trong một thời
    gian dài rằng kim loại của xe lửa rất cứng
  • 13:59 - 14:03
    nhưng thực tế, nó gần như là không
    gian rỗng với những hạt nhỏ bay quanh.
  • 14:03 - 14:05
    Không có gì mới cả.
  • 14:05 - 14:07
    Không hoàn toàn như vậy.
  • 14:07 - 14:11
    Giống như nói, tôi biết biểu tượng xanh
    trên desktop
  • 14:11 - 14:13
    không phải là một thực tế của máy tính,
  • 14:13 - 14:17
    nhưng nếu tôi lấy kính cận ra
    và nhìn thật gần,
  • 14:17 - 14:18
    tôi sẽ thấy những chấm nhỏ,
  • 14:18 - 14:21
    và đó lại là thực tế đối với máy tính.
  • 14:21 - 14:25
    Vậy, không thực--bạn vẫn nhìn
    desktop, và đó là cái điểm.
  • 14:25 - 14:28
    Những phần tử bé xíu
    vẫn ở trong không gian và thời gian:
  • 14:28 - 14:30
    chúng vẫn ở trên giao diện.
  • 14:30 - 14:34
    Vậy tôi sẽ nói cái gì đó căn bản
    hơn các nhà vật lý này.
  • 14:35 - 14:36
    Cuối cùng, bạn có thể phản đối,
  • 14:36 - 14:39
    này, tất cả chúng ta thấy xe lửa từ ngoài,
  • 14:39 - 14:42
    vậy không phải não ta vẽ ra xe lửa.
  • 14:42 - 14:44
    Nhưng hãy nhớ ví dụ sau đây.
  • 14:44 - 14:47
    Trong ví dụ này, ta thấy một hình khối,
  • 14:48 - 14:50
    nhưng màn hình thì phẳng,
  • 14:50 - 14:52
    vậy hình khối mà ta thấy
    là hình khối mà bạn tự vẽ ra.
  • 14:54 - 14:56
    Tất cả chúng ta đều thấy một
    hình khối
  • 14:56 - 15:01
    vì mỗi chúng ta đều vẽ lại hình khối
    mà chúng ta thấy.
  • 15:01 - 15:03
    Cũng như vậy trong trường hợp xe lửa.
  • 15:03 - 15:07
    Chúng ta thấy 1 xe lửa vì
    mỗi người thấy xe lửa mà chúng ta vẽ lại,
  • 15:07 - 15:11
    điều tương tự là quy luật
    cho tất cả các đối tượng vật lý.
  • 15:12 - 15:17
    Chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng nhận
    thức như một cửa sổ mở ra để nhận thực tế.
  • 15:17 - 15:22
    Lý thuyết tiến hóa nói cho ta rằng
    đó là một diễn đạt không đúng
  • 15:22 - 15:24
    về nhận thức của chúng ta.
  • 15:25 - 15:29
    Đáng lẽ, thực tế đúng ra là màn hình 3D
  • 15:29 - 15:32
    được thiết kế để che giấu
    sự phức tạp của thế giới thật
  • 15:32 - 15:34
    và hướng dẫn hành vi thích nghi.
  • 15:34 - 15:37
    Không gian, như bạn nhận thức, là
    desktop của bạn.
  • 15:37 - 15:40
    Vật chất là các biểu tượng trên
    màn hình đó.
  • 15:41 - 15:45
    Chúng ta từng nghĩ rằng Trái Đất phẳng
    vì nó trông giống như vậy.
  • 15:46 - 15:49
    Rồi chúng ta nghĩ rằng Trái Đất
    là trung tâm tĩnh của vạn vật
  • 15:49 - 15:50
    vì nó có vẻ như vậy.
  • 15:50 - 15:52
    Chúng ta đã nhầm.
  • 15:52 - 15:54
    Chúng ta trình bày sai lệch về
    nhận thức của mình.
  • 15:55 - 15:58
    Bây giờ, chúng ta tin rằng
    không-thời gian và vật thể
  • 15:58 - 16:01
    là tự nhiên của vạn vật.
  • 16:01 - 16:05
    Lý thuyết về tiến hóa một lần nữa đang
    nói cho ta biết rằng ta sai
  • 16:05 - 16:10
    Chúng ta trình bày sai về nội dung
    của kết quả nhận thức.
  • 16:10 - 16:13
    Có cái gì đó tồn tại
    mà chúng ta không thấy,
  • 16:13 - 16:16
    nhưng đó không phải là không-thời gian
    và các vật thể.
  • 16:16 - 16:19
    Thật rất khó cho chúng ta chịu bỏ
    không-thời gian và vật chất
  • 16:19 - 16:23
    cũng như các con bọ Úc không
    chịu bỏ cái chai của nó.
  • 16:23 - 16:27
    Tại sao? Vì chúng ta mù tịt
    về chính sự mù mờ của mình.
  • 16:28 - 16:31
    Nhưng chúng ta có thuận lợi
    hơn các con bọ Úc:
  • 16:31 - 16:33
    đó là khoa học và công nghệ.
  • 16:33 - 16:35
    Bằng cách nhìn qua kính thiên văn
  • 16:35 - 16:40
    chúng ta phát hiện ra Trái Đất
    không phải là trung tâm tĩnh của vạn vật,
  • 16:40 - 16:42
    và qua cách nhìn của thuyết tiến hóa
  • 16:42 - 16:45
    chúng ta phát hiện ra không-thời gian
    và vật chất
  • 16:45 - 16:47
    không phải là tính chất của vạn vật.
  • 16:47 - 16:51
    Khi tôi có kết quả nhận thức
    mà tôi mô tả như là một quả cà chua đỏ,
  • 16:51 - 16:54
    tôi đang tương tác với thực tế,
  • 16:54 - 17:00
    nhưng thực tế này không phải là một quả cà
    chua đỏ và không giống một quả cà chua đỏ.
  • 17:00 - 17:05
    Cũng vậy, khi tôi có kết quả nhận thức mà
    tôi mô tả như một con sư tử hay miếng thịt
  • 17:05 - 17:07
    Tôi đang tương tác với thực tế,
  • 17:07 - 17:10
    nhưng thực tế đó không phải là một
    con sư tử hay miếng thịt.
  • 17:10 - 17:12
    Và đây là câu chuyện phức tạp:
  • 17:12 - 17:17
    Khi tôi có kết quả nhận thức mà tôi mô
    tả như não, hoặc các nơ-ron,
  • 17:17 - 17:19
    tôi đang tương tác với thực tế,
  • 17:19 - 17:22
    nhưng thực tế không phải là não hay nơ ron
  • 17:22 - 17:26
    và cũng không giống bộ não hoặc nơ ron.
  • 17:26 - 17:31
    Và thực tế là gì đi nữa,
  • 17:31 - 17:34
    thì nguồn thực của nguyên nhân và hậu quả
  • 17:34 - 17:38
    trong thế giới-- không phải não,
    cũng không nơ ron.
  • 17:38 - 17:41
    Não và nơ ron không có
    lực kết nhân quả.
  • 17:41 - 17:43
    Chúng không gây ra kết quả nhận thức,
  • 17:43 - 17:45
    và không gây ra hành vi của chúng ta.
  • 17:45 - 17:51
    Não và nơ ron là một sự thiết lập đặc
    biệt các biểu tượng, là sự giải mã.
  • 17:51 - 17:53
    Điều đó có nghĩa gì cho sự bí ẩn
    của ý thức?
  • 17:54 - 17:58
    Nó mở ra những khả năng mới.
  • 17:58 - 18:00
    Ví dụ,
  • 18:00 - 18:07
    có thể vạn vật là một cổ máy vĩ đại
    tạo ra kết quả nhận thức của ta.
  • 18:07 - 18:10
    Tôi nghi ngờ điều đó, nhưng nó đáng
    để tìm hiểu.
  • 18:10 - 18:16
    Có thể vạn vật là mạng lưới rộng lớn,
    có tương tác của các tác nhân có ý thức,
  • 18:16 - 18:21
    đơn giản và phức tạp, đã tạo nên
    kết quả nhận thức của mỗi tác nhân khác.
  • 18:21 - 18:24
    Thật ra, điều này không có vẻ là
    một ý tưởng kỳ dị,
  • 18:24 - 18:26
    và tôi đang khám phá về nó.
  • 18:27 - 18:29
    Nhưng ở đây lưu ý điểm này:
  • 18:29 - 18:32
    Một khi ta thoát khỏi trực giác
  • 18:32 - 18:36
    chứa đựng đầy lầm lẫn
    về đặc tính của vạn vật,
  • 18:36 - 18:40
    điều đó mở ra cách thức tiếp cận mới với
    điều bí ẩn tuyệt vời nhất của cuộc sống.
  • 18:41 - 18:46
    Tôi cược rằng vạn vật sẽ không ngừng
    thay đổi và trở nên lôi cuốn hơn
  • 18:46 - 18:50
    và luôn gây bất ngờ nhiều hơn ta tưởng.
  • 18:50 - 18:54
    Thuyết tiến hóa tặng chúng ta thách
    thức tối hậu:
  • 18:54 - 18:59
    Hãy dám nhìn nhận rằng nhận thức không
    phải là việc nhìn thấy sự thật cố định,
  • 18:59 - 19:03
    nó giống như là việc sinh ra
    những đứa con luôn lớn lên.
  • 19:03 - 19:08
    Theo cách này, thậm chí buổi thuyết trình
    TED này chỉ ở trong đầu của bạn thôi.
  • 19:08 - 19:10
    Cảm ơn rất nhiều.
  • 19:10 - 19:14
    (Vỗ tay)
  • 19:21 - 19:24
    Chris Anderson: Không biết bạn có thật sự
    ở đây không? Cảm ơn.
  • 19:24 - 19:27
    Vậy, có nhiều thứ để nói về điều đó.
  • 19:27 - 19:30
    Tôi nghĩ, trước hết, vài người
    có thể rất thất vọng
  • 19:30 - 19:36
    về ý nghĩ rằng, nếu
    tiến hóa không ưu đãi cho thực tại,
  • 19:36 - 19:39
    thì tôi nghĩ, trong chừng mực, nó
    không nguy hại đến hiểu biết của ta,
  • 19:39 - 19:42
    đến ý nghĩ rằng
    chúng ta có thể tìm ra sự thật,
  • 19:42 - 19:45
    đến lý thuyết của riêng bạn,
    nếu bạn xây dựng nó. Có phải vậy không?
  • 19:45 - 19:50
    Donald Hoffman: Điều này không ngăn cản
    chúng ta thành công trong khoa học.
  • 19:50 - 19:53
    Cái chúng ta có là một lý thuyết
    trở nên sai lệch,
  • 19:53 - 19:57
    nhận thức đó như là thực tế
    và thực tế như là nhận thức của ta.
  • 19:57 - 19:59
    Lý thuyết đó bị sai lầm.
  • 19:59 - 20:00
    Được, hãy bỏ lý thuyết đó đi.
  • 20:00 - 20:04
    Điều đó không cản trở chúng ta đưa ra
    những định đề lý thuyết khác
  • 20:04 - 20:05
    về tính chất của vạn vật,
  • 20:05 - 20:09
    vậy tiến bộ chính là việc nhận ra một
    trong những lý thuyết của ta sai lầm.
  • 20:09 - 20:11
    Vậy khoa học cứ tiếp tục.
    Không có vấn đề gì ở đây cả.
  • 20:11 - 20:14
    CA: May quá, bạn nghĩ khoa học
    có thể đi tiếp. - Cười-
  • 20:14 - 20:18
    Điều này thật hay, nhưng điều bạn đang nói
    tôi nghĩ, nó có thế là sự tiến hóa
  • 20:18 - 20:21
    mang lại cho bạn những lý giải.
  • 20:21 - 20:23
    DH: Vâng. Đó chính là điểm
    rất rất thú vị.
  • 20:23 - 20:27
    Trò mô phỏng tiến hóa mà tôi chỉ cho
    bạn là về nhận thức,
  • 20:27 - 20:30
    và chúng chỉ ra rằng nhận
    thức của ta theo khuôn mẫu
  • 20:30 - 20:32
    không chỉ cho ta đúng như thực tế,
  • 20:32 - 20:36
    nhưng điều đó không có nghĩa là
    logic hay toán học cũng giống vậy.
  • 20:36 - 20:40
    Chúng tôi không làm những mô phỏng này,
    nhưng tôi dám cược chúng ta sẽ tìm ra
  • 20:40 - 20:43
    những yếu tố chọn lọc
    để logic và toán của chúng ta
  • 20:43 - 20:46
    ít nhất được đi đúng hướng.
  • 20:46 - 20:48
    Nếu bạn nghĩ như tôi,
    thì có lẽ toán và logic không dễ.
  • 20:48 - 20:52
    Ta không đạt sự chính xác trọn vẹn,
    nhưng ít nhất yếu tố chọn lọc thì
  • 20:52 - 20:54
    không đồng dạng với toán và logic.
  • 20:54 - 20:57
    Vậy tôi nghĩ ta sẽ nhận ra ta cần
    dựa vào mỗi khả năng nhận thức
  • 20:57 - 21:00
    tại một thời điểm và cần thấy
    điều mà tiến hóa chỉ ra.
  • 21:00 - 21:04
    Sự thật về nhận thức có thể không
    là sự thật trong toán và logic.
  • 21:04 - 21:08
    CA: Tôi nghĩ, cái bạn đang đề nghị là
    một loại diễn giải hiện đại
  • 21:08 - 21:10
    của Giám Mục Berkeley về thế giới:
  • 21:10 - 21:13
    chính ý thức tạo ra câu chuyện, chứ
    không phải đường nào khác.
  • 21:13 - 21:15
    DH: Ở đây hơi khác với ý tưởng
    của Berkeley.
  • 21:15 - 21:19
    Là nhà thần học, Berkeley nghĩ rằng
  • 21:19 - 21:21
    căn bản của vạn vật là
    Chúa Trời, vân vân,
  • 21:21 - 21:24
    tôi không nói đến vấn
    đề của Berkeley,
  • 21:24 - 21:27
    tôi nói đến vấn đề khác.
  • 21:28 - 21:31
    Đó là thuyết duy thực ý thức.
    Nó là một cách tiếp cận khác.
  • 21:31 - 21:35
    CA: Thưa thầy, tôi có thể nói với
    thầy hàng giờ, và tôi hy vọng sẽ có dịp.
  • 21:35 - 21:37
    Cảm ơn rất nhiều.
    DH: Cảm ơn.(Vỗ tay)
Title:
Chúng ta có nhìn thấy thực tế đúng với bản chất của nó không?
Speaker:
Donald Hoffman
Description:

Nhà khoa học nhận thức Donald Hoffman cố gắng trả lời một câu hỏi lớn: Chúng ta có nhận thức thế giới đúng như bản chất của nó không... hay là chúng ta nhận thức thế giới theo cách chúng ta cần? Trong bài thuyết trình đầy kinh ngạc này, ông ta suy nghĩ về cách trí não của chúng ta xây dựng hình ảnh của thực tế.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
21:50
Dimitra Papageorgiou approved Vietnamese subtitles for Do we see reality as it is?
Triều Tr H edited Vietnamese subtitles for Do we see reality as it is?
Triều Tr H accepted Vietnamese subtitles for Do we see reality as it is?
Triều Tr H edited Vietnamese subtitles for Do we see reality as it is?
Triều Tr H edited Vietnamese subtitles for Do we see reality as it is?
Hồng Khánh Lê edited Vietnamese subtitles for Do we see reality as it is?
Hồng Khánh Lê edited Vietnamese subtitles for Do we see reality as it is?
Hồng Khánh Lê edited Vietnamese subtitles for Do we see reality as it is?
Show all

Vietnamese subtitles

Revisions