Return to Video

Tôi sống sót sau vụ khủng bố. Đây là điều tôi rút ra được

  • 0:01 - 0:04
    Tôi chưa bao giờ tưởng tượng
  • 0:04 - 0:07
    rằng một kẻ đánh bom tự sát 19 tuổi
  • 0:08 - 0:11
    lại dạy cho tôi một bài học đáng giá.
  • 0:13 - 0:14
    Nhưng quả thật là vậy.
  • 0:15 - 0:19
    Cậu ta đã dạy tôi đừng bao giờ
    tự coi như mình biết điều gì đó
  • 0:19 - 0:22
    về những người mà mình không biết.
  • 0:24 - 0:29
    Vào một buổi sáng thứ 5, tháng 7 năm 2005,
  • 0:29 - 0:32
    kẻ đánh bom và tôi, một cách vô tình,
  • 0:32 - 0:36
    bước lên cùng một toa xe cùng lúc,
  • 0:36 - 0:41
    đứng cách nhau khoảng vài bước chân.
  • 0:42 - 0:43
    Tôi không thấy cậu ta.
  • 0:44 - 0:46
    Thật ra, tôi không nhìn bất kì ai.
  • 0:46 - 0:49
    Bạn biết là không nên nhìn ai
    trên xe điện ngầm,
  • 0:49 - 0:52
    nhưng tôi đoán cậu ta đã nhìn tôi.
  • 0:53 - 0:56
    Tôi đoán cậu ta đã nhìn tất cả chúng tôi,
  • 0:57 - 1:01
    khi bàn tay anh ta rà quanh nút kích nổ.
  • 1:02 - 1:07
    Tôi vẫn thường hay tự hỏi:
    lúc đó anh ta nghĩ gì?
  • 1:07 - 1:10
    Đặc biệt trong những thời khắc
    quyết định ấy.
  • 1:13 - 1:14
    Tôi biết đó không phải do tư thù.
  • 1:15 - 1:19
    Anh ta không đưa ra mục tiêu là giết
    hay làm bị thương tôi, Gill Hicks.
  • 1:19 - 1:21
    Ý tôi là - anh ta không hề biết tôi.
  • 1:22 - 1:23
    Không hề.
  • 1:24 - 1:27
    Thay vào đó, anh ta đã gán cho tôi
  • 1:27 - 1:31
    một cái mác đầy bất công
    mà tôi không mong muốn.
  • 1:32 - 1:36
    Tôi đã trở thành kẻ thù của anh ta.
  • 1:37 - 1:41
    Đối với anh ta, tôi là "kẻ khác,"
  • 1:41 - 1:44
    là "bọn chúng", đối nghịch với "chúng tôi"
  • 1:46 - 1:51
    Cái mác "kẻ thù" đã cho phép anh ta
    phi nhân hóa chúng tôi.
  • 1:52 - 1:54
    Nó cho phép anh ta nhấn nút kích nổ.
  • 1:55 - 1:58
    Và anh ta đã không hề lựa chọn ai cả.
  • 1:59 - 2:04
    26 người đã thiệt mạng
    chỉ trong toa tàu của tôi hôm đó,
  • 2:05 - 2:07
    và suýt chút nữa tôi là số 27.
  • 2:09 - 2:12
    Trong giây phút nghẹt thở ấy,
  • 2:12 - 2:15
    chúng tôi như bị ném vào
    một bóng tối quá rộng lớn
  • 2:15 - 2:18
    tới nỗi như sờ nắm được;
  • 2:18 - 2:22
    cảm giác giống như
    chân ngập trong nhựa đường vậy.
  • 2:23 - 2:25
    Chúng tôi không hề biết
    chúng tôi là kẻ thù
  • 2:26 - 2:30
    Chúng tôi chỉ là 1 nhóm người đi tàu,
    mà trong vài phút trước đây,
  • 2:30 - 2:33
    tuân thủ theo đúng những quy cách đi tàu:
  • 2:33 - 2:35
    không nhìn thẳng mắt người khác,
  • 2:35 - 2:36
    không nói chuyện
  • 2:37 - 2:40
    và không giao tiếp với bất cứ ai.
  • 2:42 - 2:45
    Tuy nhiên trong khoảnh khắc tối tăm ấy,
  • 2:46 - 2:47
    chúng tôi đã kết nối lại với nhau.
  • 2:48 - 2:50
    Chúng tôi đã giúp đỡ nhau.
  • 2:51 - 2:53
    Chúng tôi gọi tên nhau,
  • 2:53 - 2:55
    giống như việc điểm danh vậy,
  • 2:56 - 2:59
    chờ đợi người kia trả lời.
  • 3:01 - 3:03
    "Tôi là Gill. Tôi ở đây.
  • 3:05 - 3:06
    Tôi còn sống.
  • 3:08 - 3:09
    OK."
  • 3:12 - 3:13
    "Tôi là Gill.
  • 3:14 - 3:15
    Tôi đây này.
  • 3:16 - 3:18
    Còn sống.
  • 3:19 - 3:21
    OK."
  • 3:23 - 3:26
    Tôi không quen Alison.
  • 3:26 - 3:31
    Nhưng tôi chờ cô ấy lên tiếng
    từng phút một.
  • 3:31 - 3:33
    Tôi không biết Richard.
  • 3:34 - 3:37
    Nhưng việc anh ấy còn sống hay không
    rất quan trọng với tôi.
  • 3:39 - 3:41
    Tất cả những gì tôi chia sẻ với họ
  • 3:41 - 3:42
    là tên của tôi.
  • 3:43 - 3:44
    Họ không hề biết
  • 3:44 - 3:48
    rằng tôi là giám đốc tại Ủy ban Thiết kế.
  • 3:49 - 3:53
    Và đây là chiếc vali thân thuộc của tôi,
  • 3:53 - 3:55
    cũng được cứu ra khỏi toa tàu sáng hôm ấy.
  • 3:56 - 4:00
    Họ không hề biết tôi xuất bản các bài báo
    về kiến trúc và thiết kế,
  • 4:00 - 4:04
    và tôi là thành viên kì cựu thuộc
    Royal Society of Arts,
  • 4:04 - 4:05
    rằng tôi đã mặc đồ màu đen --
  • 4:07 - 4:08
    bây giờ vẫn vậy --
  • 4:09 - 4:11
    rằng tôi lúc trước hút thuốc xì gà.
  • 4:12 - 4:14
    Tôi giờ không còn hút xì gà nữa.
  • 4:14 - 4:18
    Tôi thích rượu gin
    và mê xem các bài nói của TED,
  • 4:18 - 4:25
    và dĩ nhiên, tôi chưa từng mơ sẽ đứng đây,
  • 4:26 - 4:28
    trụ trên đôi chân giả,
  • 4:29 - 4:30
    và nói chuyện với các bạn.
  • 4:31 - 4:36
    Tôi là một phụ nữ trẻ người Úc
    làm được những chuyện kì diệu ở Luân Đôn.
  • 4:36 - 4:39
    Và tôi đã không sẵn sàng
    để ra đi ngày hôm ấy.
  • 4:41 - 4:44
    Tôi khát khao sống tới nỗi
  • 4:44 - 4:49
    dùng khăn choàng làm garô
    quấn quanh chân của mình,
  • 4:49 - 4:55
    và tôi đã bỏ ngoài tai mọi thứ,
  • 4:55 - 4:59
    chỉ tập trung và lắng nghe bản thân mình,
  • 4:59 - 5:02
    để được bản năng dẫn dắt.
  • 5:03 - 5:05
    Tôi giảm nhịp thở của mình lại.
  • 5:06 - 5:08
    Nâng đùi cao lên.
  • 5:08 - 5:09
    Tôi cố giữ lưng mình thẳng
  • 5:09 - 5:13
    và cố không nhắm mắt lại.
  • 5:15 - 5:18
    Tôi đã giữ như vậy trong suốt gần 1 tiếng,
  • 5:19 - 5:23
    1 tiếng để ngẫm lại
    cả cuộc đời của mình
  • 5:23 - 5:25
    cho tới thời điểm đó.
  • 5:27 - 5:30
    Có lẽ tôi nên cố gằng làm nhiều hơn nữa.
  • 5:31 - 5:34
    Có lẽ tôi đã có thể trải nghiệm nhiều hơn,
    đi đây đi đó nhiều hơn.
  • 5:34 - 5:39
    Có lẽ tôi nên chạy bộ,
    học nhảy và học yoga.
  • 5:40 - 5:45
    Nhưng ưu tiên hàng đầu của tôi
    lúc nào cũng là công việc.
  • 5:45 - 5:47
    Tôi sống để làm việc.
  • 5:48 - 5:51
    Địa vị trên tấm danh thiếp cá nhân
  • 5:51 - 5:52
    luôn quan trọng với tôi.
  • 5:54 - 5:57
    Nhưng nó không có ý nghĩa gì lắm
    trong khoang tàu ngày hôm ấy.
  • 5:59 - 6:04
    Ngay khi tôi cảm nhận cái chạm đầu tiên
  • 6:04 - 6:06
    từ một thành viên đội cứu hộ,
  • 6:06 - 6:09
    Tôi đã không thể nói được,
  • 6:09 - 6:14
    không thể nói dù chỉ là tên tôi, "Gill".
  • 6:15 - 6:18
    Tôi phó thác số phận mình cho họ.
  • 6:18 - 6:21
    Tôi đã cố làm những gì có thể,
  • 6:21 - 6:25
    và bây giờ thì tôi đã được cứu.
  • 6:27 - 6:28
    Tôi hiểu rằng
  • 6:29 - 6:35
    lòng nhân ái là thế nào,
  • 6:36 - 6:39
    khi tôi thấy thẻ bệnh nhân của tôi
  • 6:39 - 6:42
    khi tôi được đưa vào bệnh viện.
  • 6:42 - 6:44
    Và trên thẻ ghi là:
  • 6:44 - 6:49
    "Phụ nữ chưa xác định danh tính".
  • 6:51 - 6:55
    Phụ nữ chưa xác định danh tính.
  • 6:57 - 7:00
    Bốn từ đó là món quà cứu rỗi tôi.
  • 7:01 - 7:04
    Điều họ cho tôi biết đó là
  • 7:04 - 7:07
    mạng sống tôi đã được cứu,
  • 7:07 - 7:10
    bởi vì tôi là một con người.
  • 7:11 - 7:15
    Không khác biệt nào có thể làm thay đổi
  • 7:15 - 7:19
    nỗ lực phi thường của đội cứu hộ
  • 7:20 - 7:22
    để cứu mạng tôi,
  • 7:22 - 7:25
    để cứu mạng cho rất nhiều người vô danh,
  • 7:25 - 7:28
    và đặt mạng sống của chính họ
    vào vòng nguy hiểm.
  • 7:28 - 7:33
    Với họ, không quan trọng
    là tôi giàu hay nghèo,
  • 7:33 - 7:35
    màu da của tôi là gì,
  • 7:35 - 7:37
    tôi là nam hay nữ,
  • 7:37 - 7:39
    khuynh hướng giới tính của tôi là gì,
  • 7:40 - 7:41
    tôi bầu cử cho ai,
  • 7:41 - 7:43
    tôi có học hay không,
  • 7:43 - 7:46
    hoặc tôi có niềm tin tôn giáo hay không.
  • 7:47 - 7:49
    Không có điều gì quan trọng hơn
  • 7:49 - 7:54
    mạng sống quý giá của một con người.
  • 7:56 - 7:59
    Tôi nhìn nhận mình là một nhân chứng sống.
  • 8:00 - 8:02
    Tôi là bằng chứng
  • 8:02 - 8:09
    rằng tình yêu và sự tôn trọng vô điều kiện
    không chỉ có thể cứu
  • 8:09 - 8:12
    mà còn có thể thay đổi cuộc sống con người
  • 8:13 - 8:18
    Đây là tấm ảnh rất đẹp
    của 1 người trong đội cứu hộ, Andy, và tôi
  • 8:18 - 8:20
    chụp chung vào năm ngoái.
  • 8:20 - 8:23
    10 năm sau sự kiện ấy,
  • 8:23 - 8:25
    tại đây, chúng tôi nắm tay nhau.
  • 8:28 - 8:30
    Xuyên suốt những phút giây hỗn độn đó,
  • 8:30 - 8:33
    tay tôi luôn được nắm chặt.
  • 8:33 - 8:36
    Mặt tôi được vỗ về.
  • 8:37 - 8:39
    Tôi đã cảm thấy gì?
  • 8:40 - 8:41
    Tôi cảm thấy được yêu.
  • 8:42 - 8:47
    Điều che chở cho tôi khỏi sự thù ghét
    và mong muốn trả thù,
  • 8:47 - 8:50
    điều cho tôi can đảm để nói rằng:
  • 8:50 - 8:52
    điều còn lại với tôi
  • 8:54 - 8:55
    là tình yêu.
  • 8:57 - 8:59
    Tôi đã được yêu thương.
  • 9:01 - 9:07
    Tôi tin tưởng rằng tiềm năng
    cho những thay đổi tích cực
  • 9:08 - 9:09
    là hoàn toàn rất lớn
  • 9:09 - 9:12
    vì tôi biết chúng ta có thể làm điều đó.
  • 9:12 - 9:15
    Tôi biết được sự vĩ đại của lòng nhân ái.
  • 9:16 - 9:20
    Vì vậy nó đã để lại trong tôi vài suy nghĩ
  • 9:20 - 9:23
    và đưa cho chúng ta những câu hỏi lớn:
  • 9:25 - 9:30
    Có phải thứ đoàn kết chúng ta
    vĩ đại hơn nhiều thứ làm chúng ta chia rẽ?
  • 9:32 - 9:35
    Có cần thiết phải có một sự cố thảm khốc
  • 9:35 - 9:40
    để chúng ta thấy gần gũi
    như cùng một dòng máu,
  • 9:41 - 9:43
    như những con người với nhau?
  • 9:44 - 9:49
    Và khi nào chúng ta mới phát huy
    được sự tinh thông của thời đại này
  • 9:50 - 9:53
    để vượt lên sự chịu đựng đơn thuần
  • 9:54 - 9:57
    và đi đến sự chấp nhận
  • 9:57 - 10:02
    cho tất cả những ai chỉ được gắn mác
    cho tới khi chúng ta quen biết họ?
  • 10:04 - 10:05
    Xin cảm ơn.
  • 10:05 - 10:12
    (Vỗ tay)
Title:
Tôi sống sót sau vụ khủng bố. Đây là điều tôi rút ra được
Speaker:
Gill Hicks
Description:

Câu chuyện của Gill Hicks kể về lòng nhân ái và sự cảm thông xuất phát từ đống tro tàn của lòng căm ghét và mớ hỗn độn. Là người sống sót trong cuộc khủng bố bằng bom ngày 7/7/2005, cô chia sẻ câu chuyện của cô ấy về sự kiện trong ngày kinh hoàng đó - những bài học rút ra giúp cho ấy biết sống thế nào cho tốt hơn trong tương lai.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
10:37

Vietnamese subtitles

Revisions