Return to Video

To solve mass violence, look to locals

  • 0:01 - 0:03
    Tôi muốn kể về một cuộc chiến
    đã rơi vào quên lãng
  • 0:03 - 0:07
    Đó là một sự kiện hiếm khi được
    các tờ báo đưa lên trang nhất.
  • 0:07 - 0:11
    Nó xảy ra ngay tại đây,
    ở Cộng hòa Dân chủ Công-gô.
  • 0:11 - 0:17
    Hiện giờ, đa số những ai không ở Châu Phi
    đều không biết tới chiến tranh Công-gô.
  • 0:17 - 0:20
    Vậy hãy để tôi kể bạn nghe đôi điều về nó.
  • 0:20 - 0:25
    Xung đột ở Công-gô là sự kiện đẫm máu nhất
    kể từ Chiến tranh thế giới thứ 2.
  • 0:25 - 0:28
    Nó gây ra gần 4 triệu cái chết,
  • 0:29 - 0:33
    và dẫn tới tình trạng mất ổn định ở
    phần lớn vùng Trung Phi trong 18 năm qua.
  • 0:34 - 0:38
    Nó là cuộc khủng hoảng về vấn đề nhân đạo
    lớn nhất đang xảy ra trên thế giới.
  • 0:38 - 0:42
    Đó là lý do tôi đến Công-gô
    lần đầu tiên vào năm 2001
  • 0:42 - 0:47
    như một nhân viên cứu trợ nhân đạo trẻ.
    Và ở đó tôi đã gặp một cô gái cùng tuổi.
  • 0:47 - 0:50
    Cô ấy là Isabelle.
  • 0:51 - 0:54
    Dân quân địa phương đã
    tấn công làng của Isabelle.
  • 0:54 - 0:57
    Họ giết rất nhiều đàn ông,
    hãm hiếp nhiều phụ nữ.
  • 0:57 - 0:59
    Họ cướp đi tất cả mọi thứ.
  • 0:59 - 1:02
    Và sau đó, họ muốn bắt Isabelle,
  • 1:02 - 1:03
    nhưng chồng cô ấy đã ngăn họ
  • 1:03 - 1:06
    và anh ta nói, "Không, đừng bắt Isabelle.
  • 1:06 - 1:10
    Thay vào đó hãy bắt tôi này."
  • 1:10 - 1:13
    Vậy là anh ta biến mất vào rừng sâu
    với dân quân,
  • 1:13 - 1:17
    và Isabelle chẳng bao giờ
    gặp lại anh ấy lần nữa .
  • 1:17 - 1:21
    Bởi vì những người như
    Isabelle và chồng của cô ấy
  • 1:21 - 1:24
    nên tôi đã dành hết sự nghiệp
    để nghiên cứu cuộc chiến tranh này
  • 1:24 - 1:26
    - một cuộc chiến tranh
    mà chúng ta còn biết quá ít.
  • 1:27 - 1:31
    Mặc dù có đôi điều về Công-gô
    mà có thể bạn đã nghe qua,
  • 1:31 - 1:35
    như là những câu chuyên
    về khoáng sản và hiếp dâm.
  • 1:35 - 1:38
    Những tuyên bố chính trị và
    các báo cáo truyền thông
  • 1:38 - 1:43
    đều thường tập trung vào nguyên nhân
    cơ bản gây ra bạo lực ở Công-gô,
  • 1:43 - 1:47
    đó là khai thác và buôn bán bất hợp pháp
    tài nguyên thiên nhiên -
  • 1:47 - 1:50
    - những thứ đã dẫn tới hậu quả là
  • 1:50 - 1:54
    lạm dụng tình dục phụ nữ và thiếu nữ
    như một vũ khí chiến tranh.
  • 1:55 - 2:01
    Hai vấn đề này thật sự quan trọng
    và nhức nhối vô cùng.
  • 2:02 - 2:06
    Nhưng hôm nay tôi muốn kể với các bạn
    một câu chuyện khác
  • 2:06 - 2:10
    với mục đích nhấn mạnh
    vào nguyên nhân chủ yếu
  • 2:10 - 2:12
    của cuộc xung đột đang diễn ra.
  • 2:13 - 2:19
    Bạo lực ở Công-gô bắt nguồn
    tư những mối bất hòa ở các địa phương,
  • 2:19 - 2:24
    mà những nỗ lực vì hòa bình trên thế giới
    không thể nào hóa giải được.
  • 2:25 - 2:31
    Có một sự thật là Công-gô không chỉ
    được biết đến
  • 2:31 - 2:35
    bởi cuộc khủng hoảng nhân đạo
    tệ nhất đang tiếp diễn,
  • 2:35 - 2:38
    mà còn bởi vì nơi đây là cái nôi
  • 2:38 - 2:42
    của những nỗ lực quốc tế
    nhằm xây dựng hòa bình trên thế giới.
  • 2:43 - 2:45
    Công-gô là nơi đặt trụ sở
    lớn nhất và được đầu tư nhiều nhất
  • 2:45 - 2:49
    trong số những trụ sở gìn giữ
    hòa bình thế giới của Liên Hợp Quốc.
  • 2:50 - 2:54
    Đây cũng Châu Âu chọn đặt trụ sở hòa bình
    đầu tiên của mình,
  • 2:54 - 2:57
    và cũng ở nơi đây, lần đầu tiên,
  • 2:57 - 3:02
    Tòa án Hình sự Quốc tế quyết định
    khởi tố các lãnh chúa Công-gô.
  • 3:04 - 3:09
    Năm 2006, khi Công-gô tổ chức cuộc bầu cử
    tụ do toàn quốc đầu tiên trong lịch sử,
  • 3:09 - 3:15
    nhiều nhà quan sát cho rằng cái kết của
    bạo lực vùng miền cuối cùng cũng đã đến.
  • 3:16 - 3:22
    Cộng đồng thế giới đã ca ngợi
    việc tổ chức thành công các cuộc bầu cử
  • 3:22 - 3:26
    như một minh chứng cho kết quả
    từ những can thiệp quốc tế
  • 3:26 - 3:28
    trong một đất nước đã từng thất bại.
  • 3:29 - 3:31
    Tuy nhiên những tỉnh ở phía đông
  • 3:31 - 3:34
    vẫn tiếp tục đối mặt với nạn di dân ồ ạt
  • 3:34 - 3:37
    và vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
  • 3:38 - 3:40
    Không lâu trước khi tôi trở lại
    vào mùa hè vừa rồi,
  • 3:40 - 3:44
    một cuộc tàn sát khủng khiếp
    xảy ra ở một tỉnh phía Nam Kivu.
  • 3:45 - 3:47
    33 người bị giết hại.
  • 3:47 - 3:50
    Hầu hết là phụ nữ và trẻ em,
  • 3:50 - 3:53
    và rất nhiều người bị đánh đập đến chết.
  • 3:54 - 3:56
    Trong suốt 8 năm qua,
  • 3:56 - 3:59
    chiến tranh ở các tỉnh phía đông
    thường nhen nhóm
  • 3:59 - 4:03
    sự khởi đầu của một cuộc chiến tranh
    mang quy mô toàn dân và quốc tế.
  • 4:04 - 4:08
    Cơ bản là, cứ khi nào chúng tôi cảm thấy
    như đang đứng trên bờ vực của hòa bình,
  • 4:08 - 4:11
    thì một cuộc xung đột nữa lại nổ ra.
  • 4:11 - 4:13
    Tại sao?
  • 4:13 - 4:16
    Tại sao những nỗ lực quốc tế to lớn kia
  • 4:16 - 4:22
    lại thất bại trong việc giúp Công-gô
    gìn giữ hòa bình và an ninh lâu dài?
  • 4:22 - 4:28
    Vâng, câu trả lời của tôi chủ yếu
    xoay quanh 2 sự việc tôi quan sát được.
  • 4:29 - 4:35
    Thứ nhất: lý do chính
    của việc tiếp diễn bạo lực ở đây
  • 4:35 - 4:38
    về cơ bản chính là do địa phương --
  • 4:38 - 4:39
    và khi nói tới "địa phương"
  • 4:39 - 4:43
    tức là tôi đang đề cập đến
    cấp độ một cá nhân, một gia đình,
  • 4:43 - 4:47
    một bộ lạc, một thành phố,
    một cộng đồng, một quận,
  • 4:47 - 4:50
    đôi khi là một nhóm dân tộc.
  • 4:50 - 4:54
    Ví dụ, bạn còn nhớ câu chuyện về Isabelle?
  • 4:54 - 4:59
    Vâng, lý do mà dân quân
    tấn công làng của Isabelle
  • 4:59 - 5:02
    là vị họ muốn chiếm lấy đất
  • 5:02 - 5:06
    mà dân làng dùng để trồng trọt
    và sinh sống.
  • 5:07 - 5:11
    Điều thứ 2 tôi quan sát được đó là:
    việc những nỗ lực hòa bình quốc tế
  • 5:11 - 5:15
    thất bại trong việc giúp giải quyết
    những xung đột tại địa phương,
  • 5:15 - 5:20
    chính là do "văn hóa xây dựng
    hòa bình" tại đây.
  • 5:21 - 5:24
    Ý tôi muốn nói rằng,
  • 5:24 - 5:26
    những nhà ngoại giao phương Tây
    và châu Phi,
  • 5:26 - 5:29
    những nhà quyên góp và bảo vệ hòa bình
    từ Liên Hợp Quốc,
  • 5:29 - 5:32
    thành viên của hầu hết
    các tổ chức phi chính phủ,
  • 5:32 - 5:35
    hay những người đang cố gắng
    giải quyết các xung đột nói chung,
  • 5:35 - 5:39
    tất cả đều nhìn về thế giới này
    theo 1 cách giống nhau.
  • 5:39 - 5:43
    Và tôi đã là một trong số họ - tôi cũng
    đã từng chia sẻ cái "văn hóa" này,
  • 5:43 - 5:47
    nên tôi hiểu nó có sức mạnh như thế nào.
  • 5:47 - 5:51
    Khắp thế giới, và mọi khu vực có xung đột,
  • 5:51 - 5:55
    văn hóa này khiến những nhà cải cách
    thấy rằng
  • 5:55 - 5:58
    những nguyên nhân gây ra bạo lực
  • 5:58 - 6:04
    chủ yếu xuất phát
    từ các yếu tố quốc gia và quốc tế.
  • 6:05 - 6:08
    Nó cũng khiến chúng ta nghĩ rằng
    con đường tiến tời hòa bình
  • 6:08 - 6:12
    đòi hỏi phải có một sự can thiệp
    bao quát từ trên xuống dưới
  • 6:12 - 6:15
    để giải quyết những căng thằng
    của quốc gia và quốc tế.
  • 6:16 - 6:20
    Và nó cũng khiến chúng ta nghĩ rằng
    vai trò của những nhà hoạt động ngoại quốc
  • 6:20 - 6:24
    là tham gia vào các tiến trình
    gìn giữ hòa bình của quốc gia và quốc tế.
  • 6:25 - 6:29
    Quan trọng hơn là,
    cái văn hóa chung này
  • 6:29 - 6:35
    khiến các nhà xây dựng hòa bình quốc tế
    xem nhẹ các căng thẳng ở tầm vi mô
  • 6:35 - 6:40
    trong khi chính chúng có thể
    làm lung lay các hiệp ước vĩ mô.
  • 6:40 - 6:43
    Ví dụ, ở Công-gô,
  • 6:43 - 6:47
    dựa theo cách họ đã được
    rèn luyện và tập huấn,
  • 6:47 - 6:49
    quan chức Liên Hợp Quốc,
    nhà quyên góp, ngoại giao,
  • 6:49 - 6:52
    những nhân viên của hầu hết
    các tổ chức phi chính phủ,
  • 6:52 - 6:58
    đều nghĩ chiến tranh và các cuộc tàn sát
    là một vấn đề mang tính hệ thống.
  • 6:59 - 7:02
    Với họ, bạo lực mà họ nhìn thấy
  • 7:02 - 7:07
    là hậu quả của những căng thẳng
    giữa Tổng thống Kabila
  • 7:07 - 7:09
    và những phe đối lập trong nước,
  • 7:09 - 7:14
    bên cạnh những bất hòa giữa Công-gô,
    Rwanda và Uganda.
  • 7:14 - 7:20
    Thêm vào đó, các nhà xây dựng hòa bình
    quốc tế xem những xung đột địa phương
  • 7:20 - 7:26
    đơn giản là kết quả của
    các căng thẳng của quốc gia và quốc tế,
  • 7:26 - 7:28
    từ việc chính quyền nhà nước
    thiếu uy quyền,
  • 7:28 - 7:34
    và từ cái mà họ vẫn gọi là "xu hướng
    bạo lực cố hữu của người Công-gô".
  • 7:35 - 7:39
    Văn hóa này cũng khởi đầu
    cho những can thiệp
  • 7:39 - 7:42
    đến từ các cấp độ quốc gia và quốc tế,
  • 7:42 - 7:49
    như thể đó là nhiệm vụ trước nhất
    của thành viên và nhà ngoại giao LHQ.
  • 7:49 - 7:54
    Và nó thúc đẩy việc tổ chức
    các cuộc tổng tuyển cử -
  • 7:54 - 7:56
    - điều được xem như một phương pháp tối ưu
  • 7:56 - 8:00
    và là cơ chế quan trọng nhất
    trong tái thiết nhà nước
  • 8:00 - 8:03
    hơn là các giải pháp xây dựng đất nước.
  • 8:03 - 8:08
    Và điều này đang xảy ra không chỉ ở Công-gô,
    mà còn ở nhiều vùng xung đột khác.
  • 8:08 - 8:11
    Nhưng hãy xem xét một cách sâu sắc hơn,
  • 8:11 - 8:15
    về những nguyên nhân khác của bạo lực.
  • 8:15 - 8:18
    Ở Công-gô, bạo lực đang tiếp diễn
  • 8:18 - 8:22
    bị thúc đẩy không chỉ do
    nguyên nhân quốc gia, quốc tế
  • 8:22 - 8:27
    mà còn bởi những kế hoạch, ý đinh lâu dài
    xuất phát từ các tầng lớp nhân dân,
  • 8:27 - 8:31
    mà những người chủ mưu lại
    chính là các dân làng, tù trưởng,
  • 8:31 - 8:34
    hay người đứng đầu các bộ lạc,
  • 8:34 - 8:39
    Nhiều xung đột liên quan đến lợi ích
    chính trị, xã hội, kinh tế
  • 8:39 - 8:42
    đặc trưng của từng địa phương.
  • 8:43 - 8:45
    Ví dụ, có rất nhiều cuộc đấu tranh
  • 8:45 - 8:48
    ở cấp độ làng hoặc quận huyện
  • 8:48 - 8:52
    để tìm ra người sẽ lãnh đạo làng hoặc vùng
  • 8:52 - 8:54
    dựa trên luật truyền thống,
  • 8:54 - 8:58
    và tìm xem ai có thể điều khiển việc
    phân chia vùng đất
  • 8:58 - 9:01
    và việc khai thác khoáng sản.
  • 9:01 - 9:06
    Cuộc đấu tranh thường dẫn đến
    xung đột địa phương,
  • 9:06 - 9:09
    ví dụ như trong ngôi làng hay lãnh thổ,
  • 9:09 - 9:13
    và nó thường lan ra thành một
    cuộc đấu tranh diện rộng
  • 9:13 - 9:15
    lan khắp cả tỉnh,
  • 9:15 - 9:18
    và thậm chí sang cả các nước láng giềng.
  • 9:18 - 9:24
    Như cuộc xung đột giữa dân Công-gô
    của dòng dỏi Rwanda
  • 9:24 - 9:28
    và cộng đồng dân bản địa ở Kivus.
  • 9:28 - 9:34
    Xung đột này bắt đầu vào những năm 1930
    trong suốt chế độ thực dân Bỉ,
  • 9:34 - 9:39
    khi hai cộng đồng dân cư địa phương
    tranh chấp quyền sử dụng đất và quyền lực
  • 9:39 - 9:43
    Tiếp đó, năm 1960, sau ngày Công-gô
    giành độc lập,
  • 9:43 - 9:48
    xung đột lớn dần bởi các phe phái dù đã
    liên minh với chính trị gia trong nước,
  • 9:48 - 9:52
    nhưng vẫn tiếp tục củng cố
    thế lực riêng trong địa phương.
  • 9:52 - 9:57
    Và tiếp sau đó, vào thời điểm
    nạn diệt chủng năm 1994 ở Rwanda,
  • 9:57 - 10:03
    các phe phái lại liên minh
    vởi quân đội Công-gô và Rwanda,
  • 10:03 - 10:08
    nhưng vẫn tiếp tục mở rộng
    thế lực tại tỉnh Kivus.
  • 10:08 - 10:14
    Từ đó trở đi, những tranh chấp
    tại địa phương về đất đai và quyền lực
  • 10:14 - 10:16
    đã châm ngòi cho bạo lực,
  • 10:16 - 10:18
    và thường xuyên làm ảnh hưởng đến
  • 10:18 - 10:22
    những hiệp ước quốc gia và quốc tế.
  • 10:22 - 10:27
    Giờ đây chúng ta có thể đang tự hỏi
    tại sao trong hoàn cảnh đó,
  • 10:27 - 10:31
    những nhà bảo vệ hòa bình
    lại thất bại trong việc
  • 10:31 - 10:35
    thực hiện những chương trình
    củng cố hòa bình địa phương?
  • 10:35 - 10:40
    Câu trả lời chính là:
    do những tổ chức quốc tế
  • 10:40 - 10:44
    đã xem nhẹ việc giải quyết các xung đột
    ở cấp độ cơ sở, địa phương,
  • 10:45 - 10:50
    coi chúng không đáng kể, không quan trọng,
    không cần thiết.
  • 10:50 - 10:54
    Chỉ riêng ý tưởng "tham gia giải quyết
    các vấn đề cấp địa phương"
  • 10:54 - 10:58
    đã cơ bản đi ngược lại các chuẩn mực
    của "văn hóa" tôi đã đề cập tới,
  • 10:58 - 11:02
    và thậm chí đe dọa đến quyền lợi
    của các tổ chức hòa bình.
  • 11:03 - 11:07
    Thí dụ, Liên Hợp Quốc được xem như là
  • 11:07 - 11:10
    một tổ chức ngoại giao mang tầm vĩ mô,
  • 11:10 - 11:16
    và điều đó không cho phép họ tập trung
    vào các vấn đề mang tính địa phương.
  • 11:16 - 11:22
    Kết quả là, kể cả những bất đồng
    trong nội bộ
  • 11:22 - 11:24
    về "văn hóa" chung,
  • 11:24 - 11:27
    hay những tác động bên ngoài,
  • 11:27 - 11:29
    đều không thể khiến những nhà hoạt động
    quốc tế hiểu rằng:
  • 11:29 - 11:35
    họ nên thay đổi suy nghĩ về bạo lực
    và cách họ nên can thiệp.
  • 11:36 - 11:39
    Hiện giờ, mới chỉ có rất ít
    trường hợp ngoại lệ.
  • 11:39 - 11:42
    Dù đã xuất hiện những ngoại lệ,
    nhưng chúng vẫn còn quá ít
  • 11:42 - 11:45
    so với mô hình chung hiện nay.
  • 11:45 - 11:50
    Để tóm lại vấn đề,
    những gì mà tôi vừa kể
  • 11:50 - 11:54
    là câu chuyện về cách "văn hóa
    xây dựng hòa bình" đang thịnh hành
  • 11:54 - 11:57
    đã hình thành nên suy nghĩ
    của những người trong cuộc
  • 11:57 - 11:59
    về bạo lực và hòa bình
  • 11:59 - 12:04
    và mục tiêu của các can thiệp như thế nào.
  • 12:04 - 12:08
    Những suy nghĩ đó khiến
    những nhà xây dựng hòa bình
  • 12:08 - 12:11
    bỏ qua các nền tảng cấp vi mô
  • 12:11 - 12:15
    đóng vai trò thiết yếu để xây dựng
    hòa bình bền vững.
  • 12:15 - 12:19
    Sự thiếu quan tâm
    tới các vấn đề địa phương
  • 12:19 - 12:23
    đã dẫn tới hậu quả tức thời là
    hòa bình không đủ vững mạnh,
  • 12:23 - 12:27
    và xa hơn là nguy cơ
    tái bùng nổ chiến tranh.
  • 12:27 - 12:30
    Điều quan trọng ở đây là:
    những phân tích này
  • 12:30 - 12:35
    có thể giúp chúng ta hiểu được
    nguyên nhân của rất nhiều xung đột
  • 12:35 - 12:39
    cũng như tại sao nỗ lực quốc tế
    lại thất bại ở Châu Phi, hay ở bất cứ đâu.
  • 12:39 - 12:45
    Xung đột địa phương thường là nguyên nhân
    của chiến tranh và bạo lực sau chiến tranh
  • 12:45 - 12:48
    ở các nước từ Afghanistan tới Sudan,
    tới Đông Ti-mo.
  • 12:48 - 12:54
    Nhưng cứ khi nào xuất hiện
    một giải pháp xây dựng hòa bình hiếm hoi
  • 12:54 - 12:56
    vừa toàn diện, vừa bao quát,
  • 12:56 - 13:00
    thì giải pháp đó sẽ rất thành công
    trong việc đảm bảo hòa bình bền vững.
  • 13:00 - 13:02
    Ví dụ tiêu biểu nhất cho điều này
  • 13:02 - 13:08
    là sự đối lập giữa
    bối cảnh hòa bình ở Somaliland
  • 13:08 - 13:13
    có được từ việc gây dựng hòa bình
    từ dưới lên, từ cá thể tới tập thể,
  • 13:13 - 13:17
    với tình trạng bạo loạn ở
    hầu khắp phần còn lại của Somalia,
  • 13:17 - 13:20
    nơi mà các biện pháp hòa bình
    đang được triển khai từ trên xuống.
  • 13:21 - 13:24
    Và còn rất nhiều trường hợp khác
  • 13:24 - 13:27
    cho thấy việc giải quyết triệt để
    các xung đột làng xã địa phương
  • 13:27 - 13:30
    có thể mang lại những thay đổi quan trọng.
  • 13:30 - 13:33
    Vì thế, nếu chung ta muốn
    xây dựng hòa bình quốc tế,
  • 13:33 - 13:37
    thì bên cạnh việc can thiệp từ trên xuống,
  • 13:37 - 13:41
    chúng ta phải tìm cách
    giải quyết vấn đề từ dưới lên.
  • 13:41 - 13:46
    Tôi không có ý nói rằng những căng thẳng
    quốc gia và quốc tế là điều nhỏ nhặt.
  • 13:46 - 13:47
    Chúng không nhỏ chút nào!
  • 13:47 - 13:49
    Và cũng không có ý muốn nói rằng
  • 13:49 - 13:52
    xây dựng hòa bình quốc gia và quốc tế
    là điều không quan trọng.
  • 13:52 - 13:54
    Chúng rất quan trọng là đằng khác!
  • 13:54 - 14:01
    Tuy nhiên, chúng phải được triển khai
    ở cả hai cấp độ vi mô và vĩ mô,
  • 14:01 - 14:04
    để có thể tiến đến hòa bình bền vững.
  • 14:04 - 14:06
    Bên cạnh đó, các tổ chức phi chính phủ,
  • 14:06 - 14:09
    cùng với chính quyền và đại diện
    các cộng đồng địa phương,
  • 14:09 - 14:13
    nên là nhân tố chính trong công cuộc
    xây dựng hòa bình từ riêng tới chung.
  • 14:14 - 14:16
    Dĩ nhiên là sẽ xuất hiện
    rất nhiều trở ngại.
  • 14:16 - 14:19
    Như là thiếu ngân sách đia phương,
  • 14:19 - 14:22
    hoặc đôi khi thiếu các phương tiện hậu cần
    và năng lực chuyên môn cần thiết
  • 14:22 - 14:26
    để xây dựng hòa bình địa phương
    một cách hiệu quả.
  • 14:27 - 14:32
    Do đó, các nhà hoạt động nước ngoài
    nên mở rộng quỹ ngân sách và hỗ trợ
  • 14:32 - 14:35
    cho các nỗ lực hòa bình địa phương.
  • 14:35 - 14:38
    Còn riêng với Công-gô, có thể làm gì đây?
  • 14:39 - 14:43
    Sau 2 thập kỷ đầy bạo loạn
    và cái chết của hàng triệu người,
  • 14:43 - 14:46
    rõ ràng là đã đến lúc chúng ta
    phải đưa ra các giải pháp mới.
  • 14:46 - 14:48
    Dựa trên những nghiên cứu thực địa
    của bản thân,
  • 14:48 - 14:51
    tôi tin rằng những nhà hoạt động
    ở Công- gô và quốc tế
  • 14:51 - 14:55
    nên quan tâm nhiều hơn tới việc giải quyết
    các trang chấp đất đai địa phương
  • 14:55 - 14:59
    và thúc đẩy việc hòa giải và gắn kết
    các cộng đồng với nhau.
  • 15:00 - 15:02
    Thí dụ, giữa các tỉnh ở Kivus,
  • 15:02 - 15:05
    Tổ chức Cuộc sống và Hòa bình
    và những đối tác Công-gô
  • 15:05 - 15:09
    đã thành lập diễn đàn liên kết cộng đồng
  • 15:09 - 15:13
    để thảo luận về giải pháp
    đối với các tranh chấp đất đai địa phương.
  • 15:13 - 15:18
    Những diễn đàn này cũng đã tìm ra cách
    giúp giải quyết trình trạng bạo lực.
  • 15:18 - 15:22
    Và những chương trình như thế này
    chính là điều cần thiết hơn bao giờ hết
  • 15:22 - 15:25
    cho các địa phương phía đông Công-gô.
  • 15:25 - 15:27
    Với những chương trình này,
  • 15:27 - 15:31
    chúng ta có thể giúp những người
    như Isabelle và chồng cô ấy.
  • 15:32 - 15:34
    Những chương trình này
    không tạo ra phép màu gì cả,
  • 15:34 - 15:40
    nhưng nếu chúng giúp hóa giải
    những nguyên nhân gốc rễ của bạo lực,
  • 15:40 - 15:43
    thì đây quả thực là một thay đổi vĩ đại.
  • 15:43 - 15:44
    Xin cám ơn.
  • 15:44 - 15:46
    (Tiếng vỗ tay)
Title:
To solve mass violence, look to locals
Speaker:
Severine Autesserre
Description:

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
16:01

Vietnamese subtitles

Revisions