Return to Video

Vi trùng lây lan như thế nào (và tại sau chúng lại làm ta đổ bệnh)? - Yannay Khaikin và Nicole Mideo

  • 0:07 - 0:08
    Mặt trời lên.
  • 0:08 - 0:10
    Chim ca hót.
  • 0:10 - 0:13
    Dường như đây là khởi đầu
    của một ngày đẹp tươi.
  • 0:13 - 0:16
    Bạn vui vẻ đi dạo trong công viên,
    Bất ngờ,"ắt xì!"
  • 0:16 - 0:20
    Một người lạ mặt
    phun dịch và nước bọt ra từ miệng và mũi.
  • 0:20 - 0:23
    Bạn cảm thấy
    những giọt ẩm ẩm rơi trên da,
  • 0:23 - 0:26
    nhưng không thể cảm nhận
    hàng ngàn, hoặc thậm chí hàng triệu,
  • 0:26 - 0:30
    con vi trùng
    đang bí mật đi qua không khí
  • 0:30 - 0:33
    tiếp xúc quần áo,
    tay và mặt của bạn.
  • 0:33 - 0:35
    Nghe có vẻ thô thiển
    nhưng thực sự
  • 0:35 - 0:39
    cơ thể ta rất thường xuyên
    tiếp xúc với vi trùng,
  • 0:39 - 0:41
    và hầu hết, không thể
    được nhìn thấy bằng mắt thường.
  • 0:41 - 0:45
    Vi trùng được tìm thấy trên hầu hết
    các bề mặt mà ta tiếp xúc.
  • 0:45 - 0:46
    Nói về vi trùng,
  • 0:46 - 0:50
    chúng ta đang đề cập đến
    nhiều loại vi sinh vật,
  • 0:50 - 0:55
    bao gồm cả vi khuẩn, nấm,
    nguyên sinh vật và virút.
  • 0:55 - 0:59
    Nhưng điểm chung của tất cả vi trùng
    là khả năng tương tác với cơ thể
  • 0:59 - 1:02
    và thay đổi cách
    mà chúng ta cảm nhận và hoạt động.
  • 1:02 - 1:05
    Các nhà nghiên cứu bệnh truyền nhiễm,
    trong nhiều thập kỉ, đã tự hỏi
  • 1:05 - 1:09
    tại sao một số vi trùng
    tương đối vô hại,
  • 1:09 - 1:14
    trong khi một số khác lại
    phá huỷ và đôi khi là gây tử vong.
  • 1:14 - 1:16
    Câu đố vẫn chưa
    được giải đáp trọn vẹn,
  • 1:16 - 1:20
    nhưng những gì ta biết là
    tác hại, hoặc độc lực của vi trùng
  • 1:20 - 1:22
    là kết quả của quá trình tiến hoá.
  • 1:22 - 1:24
    Làm thế nào để biết
    một quá trình tiến hoá
  • 1:24 - 1:28
    có thể tạo ra các vi khuẩn
    với mức độ gây hại khác nhau?
  • 1:28 - 1:32
    Câu trả lời trở nên rõ ràng
    khi xem xét cách lây lan của vi trùng
  • 1:32 - 1:36
    thông qua chiến lược mà nó sử dụng
    để có được chủ thể kế tiếp.
  • 1:36 - 1:39
    Một cách lây lan thông thường
    là qua không khí,
  • 1:39 - 1:41
    ví dụ như hắt hơi,
    như bạn vừa thấy,
  • 1:41 - 1:44
    một vi trùng sử dụng phương pháp này
    là vi rút Rhinovirus,
  • 1:44 - 1:46
    trú ngụ ở đường hô hấp trên
  • 1:46 - 1:49
    và là nguyên nhân gây ra
    một nửa số bệnh cảm thông thường.
  • 1:49 - 1:51
    Hãy tưởng tượng
    sau khi hắt hơi,
  • 1:51 - 1:54
    một trong ba giả thuyết
    về rhinovirus,
  • 1:54 - 1:58
    hãy gọi chúng là
    "quá nhiều", "quá ít", và "vừa phải",
  • 1:58 - 2:01
    đã gặp hên
    khi đáp được xuống cơ thể bạn.
  • 2:01 - 2:04
    Những vi rút này được lập trình
    để nhân bản,
  • 2:04 - 2:07
    nhưng vì khác biệt di truyền,
    chúng chỉ làm được ở mức độ khác nhau.
  • 2:07 - 2:12
    "Quá nhiều" nhân lên khá thường xuyên,
    đưa đến thành công trong thời gian ngắn.
  • 2:12 - 2:16
    Tuy nhiên, thành công này làm bạn
    - chủ thể - phải trả giá.
  • 2:16 - 2:19
    Một vi rút nhân lên nhanh chóng có thể
    gây guy hiểm cho cơ thể,
  • 2:19 - 2:22
    làm cho triệu chứng cảm lạnh
    trở nặng.
  • 2:22 - 2:24
    Nếu quá mệt
    để đi ra khỏi nhà,
  • 2:24 - 2:28
    bạn đã không cho vi rút này
    có cơ hội tìm kiếm chủ thể mới.
  • 2:28 - 2:30
    Và nếu bệnh tật
    giết chết bạn,
  • 2:30 - 2:33
    chu kì sống của vi rút này
    cũng sẽ kết thúc ở đó.
  • 2:33 - 2:36
    "Quá ít", mặt khác, hiếm khi nhân lên
  • 2:36 - 2:38
    và ít gây nguy hiểm hơn.
  • 2:38 - 2:41
    Nó giữ cho bạn đủ khoẻ bạn để tiếp xúc
    với một chủ thể tiềm năng khác,
  • 2:41 - 2:45
    không có triệu chứng
    nghĩa là bạn sẽ không hắt hơi,
  • 2:45 - 2:49
    hoặc nếu có, có thể vài virút
    trong nước bọt sẽ lây sang người khác.
  • 2:49 - 2:53
    Trong khi đó, " Vừa phải"
    được nhân bản vừa đủ
  • 2:53 - 2:56
    để đảm bảo rằng
    bạn mang đủ lượng virút để lây lan
  • 2:56 - 3:00
    nhưng lại không quá mệt mỏi
    để nằm liệt trên giường.
  • 3:00 - 3:02
    Cuối cùng, nó là virút thành công nhất
  • 3:02 - 3:07
    lây nhiễm tới các chủ thể mới
    và thúc đẩy các thế hệ tiếp theo.
  • 3:07 - 3:11
    Hiện tượng này được khoa học gọi là
    giả thuyết thoả hiệp.
  • 3:11 - 3:13
    Được phát triển đầu tiên
    đầu những năm 80,
  • 3:13 - 3:17
    nó dự đoán rằng vi trùng sẽ tiến hoá
    để tối ưu sự thành công của mình
  • 3:17 - 3:19
    bằng cách cân bằng
    giữa việc nhân bản trong chủ thế,
  • 3:19 - 3:24
    và việc gây ra độc lực
    và truyền đến một chủ thể mới.
  • 3:24 - 3:26
    Trong trường hợp của Rhinovirus,
  • 3:26 - 3:31
    giả thuyết cho rằng sự tiến hoá của nó
    tạo thuận lợi cho các dạng ít nguy hiểm hơn
  • 3:31 - 3:34
    vì nó phụ thuộc vào việc tiếp xúc gần
    với các nạn nhân kế tiếp.
  • 3:34 - 3:37
    Với Rhinovirus, một chủ thể di chuyển
    là một chủ thể tốt,
  • 3:37 - 3:39
    quả thật, đó là những gì
    mà ta nhìn thấy.
  • 3:39 - 3:43
    Trong khi hầu hết mọi người
    đều trải qua việc sổ mũi, ho và hắt hơi,
  • 3:43 - 3:46
    cảm lạnh thông thường nói chung
    là nhẹ và chỉ kéo dài khoảng 1 tuần.
  • 3:46 - 3:48
    Sẽ rất tuyệt nếu câu chuyện
    kết thúc ở đấy,
  • 3:48 - 3:51
    nhưng còn nhiều phương thức khác
    mà vi trùng sử dụng.
  • 3:51 - 3:55
    Ví dụ, các kí sinh trùng sốt rét,
    do muỗi lây truyền.
  • 3:55 - 3:59
    Không giống như rhinovirus, nó nhân bản
    mà không cần con người
  • 3:59 - 4:01
    và thậm chí hưởng lợi từ
    việc làm tổn hại chúng ta
  • 4:01 - 4:05
    khi mà người bị bệnh và bất động
    thì dễ bị muỗi đốt hơn.
  • 4:05 - 4:08
    Vi trùng ít phụ thuộc
    vào việc thay đổi chủ thể,
  • 4:08 - 4:11
    như vi trùng truyền qua
    côn trùng, nước và thức ăn,
  • 4:11 - 4:13
    thường gây ra
    các bệnh nghiêm trọng hơn.
  • 4:13 - 4:17
    Vậy, ta có thể làm những gì để giảm thiểu
    tác hại của các bệnh truyền nhiễm?
  • 4:17 - 4:21
    Nhà sinh vật học tiến hoá Dr. Paul Ewald
    gợi ý việc kiểm soát
  • 4:21 - 4:25
    sự tiến hoá của chúng thông qua
    các biện pháp phòng chống đơn giản.
  • 4:25 - 4:28
    Bằng cách xây nhà chống muỗi,
    thiết lập hệ thống nước sạch,
  • 4:28 - 4:30
    hay không ra khỏi nhà
    khi bị cảm,
  • 4:30 - 4:33
    ta có thể cản trở chiến lược lây nhiễm
    của các vi trùng có hại
  • 4:33 - 4:36
    khiến chúng phụ thuộc
    nhiều hơn vào sự thay đổi vật chủ.
  • 4:36 - 4:39
    Vì vậy, trong khi các biện pháp
    diệt vi trùng truyền thống
  • 4:39 - 4:41
    có thể khiến chúng trở nên
    mạnh hơn, về lâu dài,
  • 4:41 - 4:44
    bằng cách khuyến khích chúng tiến hoá
    dưới dạng nhẹ hơn.
  • 4:44 - 4:48
    cách tiếp cận sáng tạo này có thể
    là một tình huống đôi bên cùng có lợi.
  • 4:48 - 4:49
    HO
  • 4:49 - 4:52
    Vâng, đa phần là như thế.
Title:
Vi trùng lây lan như thế nào (và tại sau chúng lại làm ta đổ bệnh)? - Yannay Khaikin và Nicole Mideo
Description:

Xem bài học đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/how-do-germs-spread-and-why-do-they-make-us-sick-yannay-khaikin-and-nicole-mideo

Vi trùng được tìm thấy trên hầu hết các bề mặt mà cơ thể ta tiếp xúc. Nhưng tại sao bên cạnh một số các vi khuẩn tương đối vô hại, một số khác lại có thể gây tử vong? Yannay Khaikan và Nicole Mideo đi tìm lời giải cho câu hỏi này thông qua nghiên cứu về các đường lây lan của vi trùng.

Bài giảng của Yannay Khaikin và Nicole Mideo, hoạt hình bởi Ace & Son Moving Picture Co., LLC .

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:07

Vietnamese subtitles

Revisions