Return to Video

Ý nghĩa của các con số vô tỉ - Ganesh Pai

  • 0:07 - 0:09
    Giống như nhiều anh hùng
    trong thần thoại Hy Lạp,
  • 0:09 - 0:11
    nhà hiền triết Hippasus được đồn rằng
  • 0:11 - 0:14
    đã bị trừng phạt đến chết
    bởi các vị thần.
  • 0:14 - 0:16
    Nhưng tội lỗi của ông là gì?
  • 0:16 - 0:17
    Có phải ông đã giết người,
  • 0:17 - 0:19
    hay mạo phạm
    một nghi lễ thiêng liêng?
  • 0:19 - 0:24
    Không, tội của Hippasus
    là một chứng minh toán học:
  • 0:24 - 0:27
    sự khám phá ra số vô tỉ.
  • 0:27 - 0:30
    Hippasus nằm trong một nhóm
    gọi là các nhà toán học Pythagore
  • 0:30 - 0:33
    những người có sự tôn kính
    tôn giáo dành cho các con số.
  • 0:33 - 0:35
    Châm ngôn của họ,
    "Tất cả là số",
  • 0:35 - 0:39
    nói rằng các con số
    là những viên gạch xây dựng Vũ trụ
  • 0:39 - 0:43
    và cho rằng tất cả mọi thứ
    từ vũ trụ học và siêu hình học
  • 0:43 - 0:46
    đến âm nhạc và đạo đức
    đều đi theo các quy tắc vĩnh cửu
  • 0:46 - 0:50
    được gọi là tỉ số.
  • 0:50 - 0:53
    Vì vậy, bất cứ con số nào
    đều có thể viết thành một tỉ lệ.
  • 0:53 - 0:56
    5 thành 5/1,
  • 0:56 - 0:59
    0.5 thành 1/2
  • 0:59 - 1:00
    và cứ như thế.
  • 1:00 - 1:07
    Ngay cả số thập phân kéo dài vô hạn
    này có thể được viết chính xác là 34/45.
  • 1:07 - 1:11
    Tất cả những số này
    ngày nay chúng ta gọi là số hữu tỉ.
  • 1:11 - 1:16
    Nhưng Hippasus tìm ra một con số
    vi phạm nguyên tắc hài hoà này,
  • 1:16 - 1:19
    con số đã từng
    không được phép tồn tại.
  • 1:19 - 1:21
    Vấn đề bắt đầu với một hình đơn giản,
  • 1:21 - 1:25
    hình vuông với mỗi cạnh
    tương ứng một đơn vị.
  • 1:25 - 1:27
    Theo định lý Pythagore,
  • 1:27 - 1:30
    độ dài đường chéo
    sẽ là căn bậc hai của 2,
  • 1:30 - 1:33
    nhưng cố gắng hết sức,
    Hippasus không thể
  • 1:33 - 1:35
    biểu diễn nó bằng
    tỉ lệ của hai số nguyên.
  • 1:35 - 1:40
    Thay vì từ bỏ, ông quyết định
    sẽ chứng minh điều này là không thể.
  • 1:40 - 1:44
    Hippasus bắt đầu bằng giả sử rằng suy nghĩ
    của các nhà toán học Pythagore là đúng,
  • 1:44 - 1:49
    rằng căn bậc hai của 2 có thể diễn tả
    thành tỉ số của hai số nguyên.
  • 1:49 - 1:53
    Gọi hai số nguyên giả định này
    là p và q.
  • 1:53 - 1:56
    Giả sử tỉ lệ này đã được rút gọn
    đến thể tối giản,
  • 1:56 - 2:00
    tức p và q không thể có
    ước số chung khác 1.
  • 2:00 - 2:03
    Để chứng minh rằng
    căn 2 không phải số hữu tỉ,
  • 2:03 - 2:08
    Hippasus chỉ cần chứng minh rằng
    p/q không thể tồn tại.
  • 2:08 - 2:11
    Vì vậy, ông nhân cả hai vế
    của phương trình với q
  • 2:11 - 2:13
    và bình phương hai vế,
  • 2:13 - 2:15
    kết quả cho ông phương trình này.
  • 2:15 - 2:19
    Một số bất kỳ nhân 2
    cho ra một số chẵn,
  • 2:19 - 2:22
    nên p^2 phải là số chẵn.
  • 2:22 - 2:25
    Điều này là không thể
    nếu p là số lẻ
  • 2:25 - 2:28
    bởi vì số lẻ nhân với chính nó
    luôn luôn cho số lẻ,
  • 2:28 - 2:31
    vậy nên p cũng là số chẵn.
  • 2:31 - 2:36
    Vì vây, p có thể được biểu diễn bằng 2a,
    trong đó a là một số nguyên.
  • 2:36 - 2:39
    Thay vào phương trình và tối giản
  • 2:39 - 2:43
    ta có q² = 2a².
  • 2:43 - 2:47
    Tương tự, hai lần một số bất kỳ
    cho ta một số chẵn,
  • 2:47 - 2:50
    nên q² phải là số chẵn,
  • 2:50 - 2:52
    và q cũng phải là số chẵn,
  • 2:52 - 2:54
    vậy cả p và q là số chẵn.
  • 2:54 - 2:58
    Nhưng nếu điều này đúng,
    thì chúng có ước chung là 2,
  • 2:58 - 3:01
    điều này mâu thuẫn với
    giả thiết ban đầu,
  • 3:01 - 3:05
    và đó là cách Hippasus kết luận rằng
    không có tỉ số như vậy tồn tại.
  • 3:05 - 3:07
    Đó gọi là chứng minh bằng phản chứng,
  • 3:07 - 3:08
    và theo như truyền thuyết,
  • 3:08 - 3:11
    các vị thần không đánh giá cao
    việc bị phản chứng.
  • 3:11 - 3:15
    Điều thú vị là, mặc dù chúng ta
    không thể biểu diễn số vô tỉ
  • 3:15 - 3:17
    bằng tỉ lệ của các số nguyên,
  • 3:17 - 3:21
    Ta có thể biểu thị chính xác
    một số trong số chúng trên trục số.
  • 3:21 - 3:22
    Lấy căn bậc hai của 2.
  • 3:22 - 3:28
    Những gì ta cần là tạo tam giác vuông có
    mỗi cạnh góc vuông tương ứng một đơn vị.
  • 3:28 - 3:33
    Cạnh huyền có chiều dài là căn 2,
    có thể được biểu diễn trên trục thế này.
  • 3:33 - 3:35
    Ta có thể tạo một góc vuông nữa
  • 3:35 - 3:38
    với đáy là chiều dài đó
    và một đơn vị chiều cao,
  • 3:38 - 3:41
    và cạnh huyền của nó bằng
    căn bậc hai của 3,
  • 3:41 - 3:44
    cũng có thể được biểu diễn
    trên trục thế này.
  • 3:44 - 3:46
    Chìa khoá ở đây là số thập phân và tỉ lệ
  • 3:46 - 3:49
    chỉ là những cách để diễn tả các con số.
  • 3:49 - 3:53
    Căn bậc hai của 2 đơn giản là
    cạnh huyền của một tam giác vuông
  • 3:53 - 3:55
    với hai cạnh bên
    có chiều dài một.
  • 3:55 - 3:58
    Tương tự, số vô tỉ nổi tiếng pi
  • 3:58 - 4:01
    luôn luôn bằng chính xác
    cái mà nó đại diện,
  • 4:01 - 4:05
    tỉ lệ của chu vi một đường tròn
    bất kì với đường kính của nó.
  • 4:05 - 4:08
    Xấp xỉ 22/7,
  • 4:08 - 4:11
    hay 335/113
  • 4:11 - 4:14
    sẽ không bao giờ bằng chính xác pi.
  • 4:14 - 4:17
    Chúng ta sẽ không bao giờ biết
    điều gì thực sự xảy ra với Hippasus,
  • 4:17 - 4:18
    nhưng chúng ta biết rằng
  • 4:18 - 4:21
    khám phá của ông
    là một cuộc cách mạng toán học.
  • 4:21 - 4:23
    Vậy nên, dù thần thoại nói
    thế nào đi nữa,
  • 4:23 - 4:25
    thì cũng đừng sợ hãi
    khám phá những điều không thể.
Title:
Ý nghĩa của các con số vô tỉ - Ganesh Pai
Speaker:
Ganesh Pai
Description:

Xem bài đầy đủ: http://ed.ted.com/lessons/making-sense-of-irrational-numbers-ganesh-pai

Giống như các vị anh hùng trong thần thoại Hy Lạp, nhà hiền triết Hippasus được đồn đoán là đã bị trừng phạt đến chết bởi các vị thần. Nhưng tội lỗi của ông là gì? Có phải ông đã giết người, hay mạo phạm một nghi lễ thiêng liêng? Không, tội lỗi của Hippasus là đã chứng minh toán học điều mà cho tới lúc đó không thể chứng minh. Ganesh Pai đã trình bày lịch sử và toán học phía sau các con số vô tỉ.

Bài học bởi Ganesh Pai, minh hoạ bởi Anton Trofimov.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:41

Vietnamese subtitles

Revisions