1 00:00:06,951 --> 00:00:08,703 Giống như nhiều anh hùng trong thần thoại Hy Lạp, 2 00:00:08,703 --> 00:00:10,940 nhà hiền triết Hippasus được đồn rằng 3 00:00:10,940 --> 00:00:13,930 đã bị trừng phạt đến chết bởi các vị thần. 4 00:00:13,930 --> 00:00:15,606 Nhưng tội lỗi của ông là gì? 5 00:00:15,606 --> 00:00:16,957 Có phải ông đã giết người, 6 00:00:16,957 --> 00:00:19,474 hay mạo phạm một nghi lễ thiêng liêng? 7 00:00:19,474 --> 00:00:23,524 Không, tội của Hippasus là một chứng minh toán học: 8 00:00:23,524 --> 00:00:26,583 sự khám phá ra số vô tỉ. 9 00:00:26,583 --> 00:00:30,311 Hippasus nằm trong một nhóm gọi là các nhà toán học Pythagore 10 00:00:30,311 --> 00:00:32,722 những người có sự tôn kính tôn giáo dành cho các con số. 11 00:00:32,722 --> 00:00:35,463 Châm ngôn của họ, "Tất cả là số", 12 00:00:35,463 --> 00:00:39,013 nói rằng các con số là những viên gạch xây dựng Vũ trụ 13 00:00:39,013 --> 00:00:43,317 và cho rằng tất cả mọi thứ từ vũ trụ học và siêu hình học 14 00:00:43,317 --> 00:00:46,477 đến âm nhạc và đạo đức đều đi theo các quy tắc vĩnh cửu 15 00:00:46,477 --> 00:00:50,175 được gọi là tỉ số. 16 00:00:50,175 --> 00:00:53,488 Vì vậy, bất cứ con số nào đều có thể viết thành một tỉ lệ. 17 00:00:53,488 --> 00:00:55,995 5 thành 5/1, 18 00:00:55,995 --> 00:00:58,825 0.5 thành 1/2 19 00:00:58,825 --> 00:01:00,335 và cứ như thế. 20 00:01:00,335 --> 00:01:07,477 Ngay cả số thập phân kéo dài vô hạn này có thể được viết chính xác là 34/45. 21 00:01:07,477 --> 00:01:11,261 Tất cả những số này ngày nay chúng ta gọi là số hữu tỉ. 22 00:01:11,261 --> 00:01:16,051 Nhưng Hippasus tìm ra một con số vi phạm nguyên tắc hài hoà này, 23 00:01:16,051 --> 00:01:18,825 con số đã từng không được phép tồn tại. 24 00:01:18,825 --> 00:01:21,395 Vấn đề bắt đầu với một hình đơn giản, 25 00:01:21,395 --> 00:01:25,105 hình vuông với mỗi cạnh tương ứng một đơn vị. 26 00:01:25,105 --> 00:01:26,898 Theo định lý Pythagore, 27 00:01:26,898 --> 00:01:30,183 độ dài đường chéo sẽ là căn bậc hai của 2, 28 00:01:30,183 --> 00:01:32,528 nhưng cố gắng hết sức, Hippasus không thể 29 00:01:32,528 --> 00:01:35,328 biểu diễn nó bằng tỉ lệ của hai số nguyên. 30 00:01:35,328 --> 00:01:39,839 Thay vì từ bỏ, ông quyết định sẽ chứng minh điều này là không thể. 31 00:01:39,839 --> 00:01:44,196 Hippasus bắt đầu bằng giả sử rằng suy nghĩ của các nhà toán học Pythagore là đúng, 32 00:01:44,196 --> 00:01:48,885 rằng căn bậc hai của 2 có thể diễn tả thành tỉ số của hai số nguyên. 33 00:01:48,885 --> 00:01:52,981 Gọi hai số nguyên giả định này là p và q. 34 00:01:52,981 --> 00:01:56,358 Giả sử tỉ lệ này đã được rút gọn đến thể tối giản, 35 00:01:56,358 --> 00:01:59,957 tức p và q không thể có ước số chung khác 1. 36 00:01:59,957 --> 00:02:02,987 Để chứng minh rằng căn 2 không phải số hữu tỉ, 37 00:02:02,987 --> 00:02:08,074 Hippasus chỉ cần chứng minh rằng p/q không thể tồn tại. 38 00:02:08,074 --> 00:02:11,422 Vì vậy, ông nhân cả hai vế của phương trình với q 39 00:02:11,422 --> 00:02:13,291 và bình phương hai vế, 40 00:02:13,291 --> 00:02:15,320 kết quả cho ông phương trình này. 41 00:02:15,320 --> 00:02:19,274 Một số bất kỳ nhân 2 cho ra một số chẵn, 42 00:02:19,274 --> 00:02:22,332 nên p^2 phải là số chẵn. 43 00:02:22,332 --> 00:02:24,715 Điều này là không thể nếu p là số lẻ 44 00:02:24,715 --> 00:02:28,154 bởi vì số lẻ nhân với chính nó luôn luôn cho số lẻ, 45 00:02:28,154 --> 00:02:30,702 vậy nên p cũng là số chẵn. 46 00:02:30,702 --> 00:02:36,176 Vì vây, p có thể được biểu diễn bằng 2a, trong đó a là một số nguyên. 47 00:02:36,176 --> 00:02:39,074 Thay vào phương trình và tối giản 48 00:02:39,074 --> 00:02:43,248 ta có q² = 2a². 49 00:02:43,248 --> 00:02:47,180 Tương tự, hai lần một số bất kỳ cho ta một số chẵn, 50 00:02:47,180 --> 00:02:49,921 nên q² phải là số chẵn, 51 00:02:49,921 --> 00:02:52,012 và q cũng phải là số chẵn, 52 00:02:52,012 --> 00:02:54,393 vậy cả p và q là số chẵn. 53 00:02:54,393 --> 00:02:57,710 Nhưng nếu điều này đúng, thì chúng có ước chung là 2, 54 00:02:57,710 --> 00:03:00,576 điều này mâu thuẫn với giả thiết ban đầu, 55 00:03:00,576 --> 00:03:04,796 và đó là cách Hippasus kết luận rằng không có tỉ số như vậy tồn tại. 56 00:03:04,796 --> 00:03:06,756 Đó gọi là chứng minh bằng phản chứng, 57 00:03:06,756 --> 00:03:08,234 và theo như truyền thuyết, 58 00:03:08,234 --> 00:03:11,453 các vị thần không đánh giá cao việc bị phản chứng. 59 00:03:11,453 --> 00:03:14,928 Điều thú vị là, mặc dù chúng ta không thể biểu diễn số vô tỉ 60 00:03:14,928 --> 00:03:16,802 bằng tỉ lệ của các số nguyên, 61 00:03:16,802 --> 00:03:20,891 Ta có thể biểu thị chính xác một số trong số chúng trên trục số. 62 00:03:20,891 --> 00:03:22,149 Lấy căn bậc hai của 2. 63 00:03:22,149 --> 00:03:27,844 Những gì ta cần là tạo tam giác vuông có mỗi cạnh góc vuông tương ứng một đơn vị. 64 00:03:27,844 --> 00:03:32,596 Cạnh huyền có chiều dài là căn 2, có thể được biểu diễn trên trục thế này. 65 00:03:32,596 --> 00:03:35,144 Ta có thể tạo một góc vuông nữa 66 00:03:35,144 --> 00:03:38,491 với đáy là chiều dài đó và một đơn vị chiều cao, 67 00:03:38,491 --> 00:03:41,135 và cạnh huyền của nó bằng căn bậc hai của 3, 68 00:03:41,135 --> 00:03:43,932 cũng có thể được biểu diễn trên trục thế này. 69 00:03:43,932 --> 00:03:45,953 Chìa khoá ở đây là số thập phân và tỉ lệ 70 00:03:45,953 --> 00:03:48,953 chỉ là những cách để diễn tả các con số. 71 00:03:48,953 --> 00:03:52,948 Căn bậc hai của 2 đơn giản là cạnh huyền của một tam giác vuông 72 00:03:52,948 --> 00:03:54,875 với hai cạnh bên có chiều dài một. 73 00:03:54,875 --> 00:03:58,259 Tương tự, số vô tỉ nổi tiếng pi 74 00:03:58,259 --> 00:04:01,128 luôn luôn bằng chính xác cái mà nó đại diện, 75 00:04:01,128 --> 00:04:04,570 tỉ lệ của chu vi một đường tròn bất kì với đường kính của nó. 76 00:04:04,570 --> 00:04:07,565 Xấp xỉ 22/7, 77 00:04:07,565 --> 00:04:10,707 hay 335/113 78 00:04:10,707 --> 00:04:13,707 sẽ không bao giờ bằng chính xác pi. 79 00:04:13,707 --> 00:04:16,508 Chúng ta sẽ không bao giờ biết điều gì thực sự xảy ra với Hippasus, 80 00:04:16,508 --> 00:04:17,578 nhưng chúng ta biết rằng 81 00:04:17,578 --> 00:04:20,745 khám phá của ông là một cuộc cách mạng toán học. 82 00:04:20,745 --> 00:04:22,610 Vậy nên, dù thần thoại nói thế nào đi nữa, 83 00:04:22,610 --> 00:04:25,490 thì cũng đừng sợ hãi khám phá những điều không thể.