Return to Video

Làm cách nào để chọn lọc tin tức - Damon Brown

  • 0:08 - 0:11
    Làm cách nào để biết điều gì
    diễn ra trên thế giới ?
  • 0:11 - 0:14
    Lượng thông tin chỉ cần
    click chuột để xem
  • 0:14 - 0:15
    có thể là vô hạn,
  • 0:15 - 0:17
    nhưng thời gian và
    công sức
  • 0:17 - 0:20
    cần để tiếp nhận và đánh giá
    thì không như vậy.
  • 0:20 - 0:23
    Tất cả thông tin trên thế giới
    sẽ là vô ích
  • 0:23 - 0:26
    nếu bạn không biết cách
    đọc tin tức.
  • 0:26 - 0:28
    Với ông bà, bố mẹ,
  • 0:28 - 0:29
    hay anh chị bạn,
  • 0:29 - 0:32
    điều này nghe có vẻ xa lạ.
  • 0:32 - 0:35
    Vài chục năm trước,
    tin tức có sức ảnh hưởng rất lớn.
  • 0:35 - 0:36
    Lựa chọn bị giới hạn
  • 0:36 - 0:38
    bởi một vài tạp chí đại chúng,
  • 0:38 - 0:40
    các tờ báo lớn
  • 0:40 - 0:43
    và vài ba đài truyền hình
  • 0:43 - 0:46
    nơi những phát thanh viên uy tín
    đọc tin tức trong ngày
  • 0:46 - 0:49
    vào cùng một khung giờ
    mỗi buổi tối.
  • 0:49 - 0:51
    Vấn đề với hệ thống này
    dần trở nên rõ ràng
  • 0:51 - 0:53
    với sự nở rộ
    của truyền thông đại chúng.
  • 0:53 - 0:55
    Các nước
    có nền chính trị độc tài
  • 0:55 - 0:57
    thường quản lí
    và kiểm duyệt thông tin,
  • 0:57 - 1:00
    song một loạt bê bối
    đã cho thấy
  • 1:00 - 1:03
    chính phủ các nước dân chủ
    cũng lừa gạt công chúng
  • 1:03 - 1:06
    với sự hợp tác
    của truyền thông.
  • 1:06 - 1:09
    Sự tiết lộ về các
    cuộc chiến tranh mật, các vụ ám sát
  • 1:09 - 1:11
    và sự mục nát
    của thể chế chính trị
  • 1:11 - 1:14
    hủy hoại niềm tin công chúng
    vào nguồn tin chính quyền
  • 1:14 - 1:17
    truyền đi qua
    các nguồn thông tin đại chúng.
  • 1:17 - 1:19
    Sự sụp đổ niềm tin đối với
    người bảo vệ truyền thông
  • 1:19 - 1:23
    dẫn đến sự cạnh tranh
    từ các báo, radio,
  • 1:23 - 1:27
    truyền hình cáp với các hãng tin lớn
    ghi lại các sự kiện
  • 1:27 - 1:29
    từ nhiều quan điểm khác nhau.
  • 1:29 - 1:31
    Những năm gần đây,
    mạng internet nhân lên
  • 1:31 - 1:33
    số lượng thông tin và quan điểm,
  • 1:33 - 1:36
    cùng với mạng xã hội, blog
    và video trực tuyến
  • 1:36 - 1:39
    khiến ai cũng có thể
    thành phóng viên.
  • 1:39 - 1:42
    Nếu ai cũng là phóng viên,
    thì không ai thực sự là phóng viên cả,
  • 1:42 - 1:44
    những nguồn tin
    có thể bất đồng,
  • 1:44 - 1:47
    không chỉ về quan điểm,
    mà còn về chính sự kiện thực tế.
  • 1:47 - 1:50
    Vậy làm cách nào có được sự thật ,
    hay ít nhất là gần với sự thật?
  • 1:50 - 1:53
    Một trong những cách tốt nhất
    là lấy tin tức gốc
  • 1:53 - 1:55
    chưa được chỉnh sửa
    bởi các biên tập viên.
  • 1:55 - 1:58
    Thay vì đọc bài phân tích
    nghiên cứu khoa học
  • 1:58 - 2:00
    hay phát biểu
    của một chính trị gia,
  • 2:00 - 2:03
    bạn có thể tìm tài liệu gốc
    và tự đánh giá chúng.
  • 2:03 - 2:07
    Với tin tức thời sự, hãy theo dõi
    các phóng viên trên mạng xã hội.
  • 2:07 - 2:09
    Trong các sự kiện lớn,
    như Mùa xuân Ả Rập
  • 2:09 - 2:11
    hay biểu tình phản đối
    ở Ukraina,
  • 2:11 - 2:14
    các phát thanh viên và blogger đăng
    cập nhập và các đoạn ghi âm
  • 2:14 - 2:16
    từ giữa cuộc hỗn loạn.
  • 2:16 - 2:19
    Mặc dù, sau đó, chúng sẽ xuất hiện
    trên báo đài,
  • 2:19 - 2:22
    hãy nhớ rằng
    đó là bản đã qua biên tập
  • 2:22 - 2:25
    thường kết hợp giọng nói
    của người ở hiện trường
  • 2:25 - 2:27
    với dữ liệu của biên tập viên
    vốn không ở đó.
  • 2:27 - 2:29
    Đồng thời, sự kiện càng hỗn loạn,
  • 2:29 - 2:32
    bạn càng không nên
    theo dõi trực tiếp.
  • 2:32 - 2:36
    Trong những sự kiện như
    khủng bố hay thiên tai,
  • 2:36 - 2:38
    truyền thông ngày nay
    cố đưa tin liên tục
  • 2:38 - 2:41
    kể cả khi
    không có thông tin xác thực,
  • 2:41 - 2:44
    đôi khi dẫn đến sai lệch
  • 2:44 - 2:47
    hay cáo buộc sai người vô tội.
  • 2:47 - 2:50
    Bạn rất dễ trở nên lo lắng,
  • 2:50 - 2:52
    nhưng hãy cố gắng
    cập nhật thông tin
  • 2:52 - 2:54
    vào nhiều thời điểm
    trong ngày,
  • 2:54 - 2:56
    thay vì cứ vài phút,
  • 2:56 - 2:59
    để thông tin hoàn thiện
    có thời gian để xuất hiện
  • 2:59 - 3:02
    và những báo cáo sai
    bị bác bỏ.
  • 3:02 - 3:04
    Dù báo chí hướng đến
    tính khách quan,
  • 3:04 - 3:07
    sự chủ quan trong truyền thông
    là không tránh khỏi.
  • 3:07 - 3:08
    Khi không có
    nguồn tin trực tiếp,
  • 3:08 - 3:11
    hãy đọc từ nhiều nguồn
  • 3:11 - 3:14
    những phóng viên khác nhau
    phỏng vấn những chuyên gia khác nhau.
  • 3:14 - 3:17
    Tìm kiếm từ nhiều nguồn
    và chú ý sự khác biệt
  • 3:17 - 3:19
    giúp bạn lắp ghép
  • 3:19 - 3:21
    cho một cái nhìn tổng thể.
  • 3:21 - 3:24
    Tách rời thực tế và quan điểm
    cũng là điều quan trọng.
  • 3:24 - 3:28
    Những từ như nghĩ, có thể,
    hay có khả năng
  • 3:28 - 3:30
    nghĩa là hãng tin đang thận trọng
  • 3:30 - 3:32
    hoặc, tệ hơn,
    là đưa ra dự đoán.
  • 3:32 - 3:36
    Cẩn thận với bản tin
    dựa vào nguồn tin nặc danh.
  • 3:36 - 3:39
    Chúng có thể từ những người
    có ít kết nối với câu chuyện,
  • 3:39 - 3:41
    hoặc chỉ muốn gây ảnh hưởng
    đến bản tin,
  • 3:41 - 3:44
    sự nặc danh giúp họ
    thoát khỏi trách nhiệm
  • 3:44 - 3:46
    trước thông tin
    mà họ cung cấp.
  • 3:46 - 3:48
    Điều cuối cùng cũng là
    quan trọng nhất,
  • 3:48 - 3:51
    cố gắng xác minh tin tức
    trước khi lan truyền.
  • 3:51 - 3:52
    Mặc dù mạng xã hội
    mang chúng ta
  • 3:52 - 3:54
    đến với sự thật
    nhanh hơn,
  • 3:54 - 3:56
    nó cũng khiến
    những lời đồn đại
  • 3:56 - 3:58
    lan truyền trước khi được xác minh
  • 3:58 - 4:01
    và thông tin sai lệch tồn tại rất lâu
    kể cả sau khi bị bác bỏ.
  • 4:01 - 4:03
    Vậy nên, trước khi chia sẻ một
  • 4:03 - 4:05
    tin tức kinh ngạc hay khó tin,
  • 4:05 - 4:08
    hãy tìm kiếm thêm trên mạng
    về thông tin
  • 4:08 - 4:11
    hay bối cảnh mà bạn
    có thể đã bỏ qua
  • 4:11 - 4:14
    và xem xem những người khác
    đang nói gì về nó.
  • 4:14 - 4:16
    Ngày nay, chúng ta tự do hơn
  • 4:16 - 4:17
    thoát khỏi những người
  • 4:17 - 4:20
    từng kiểm soát
    dòng chảy thông tin.
  • 4:20 - 4:22
    Nhưng sự tự do
    mang đến trách nhiệm:
  • 4:22 - 4:25
    trách nhiệm định hướng
    thông tin của chính mình
  • 4:25 - 4:28
    và đảm bảo dòng chảy ấy
    không trở thành một trận lũ,
  • 4:28 - 4:32
    khiến ta khó tiếp cận
    với thông tin chính xác.
Title:
Làm cách nào để chọn lọc tin tức - Damon Brown
Speaker:
Damon Brown
Description:

Xem bài giảng đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/how-to-choose-your-news-damon-brown

Với sự ra đời của Internet và các phương tiện thông tin đại chúng, tin tức được truyền đi với tốc độ chóng mặt bởi một số lượng lớn nguồn đưa tin. Vậy làm cách nào ta chọn lọc tin tức để tiếp nhận? Damon Brown giải thích cách thức mà ý kiến chủ quan và thực tế khách quan (đôi khi là phi thực tế) đi vào tin tức và người đọc thông minh phân biệt chúng như thế nào.

Bài giảng bởi Damon Brown, minh họa bởi Augenblick Studios.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:49
Nhu PHAM approved Vietnamese subtitles for How to choose your news
Nhu PHAM accepted Vietnamese subtitles for How to choose your news
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for How to choose your news
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for How to choose your news
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for How to choose your news
Hồng Linh Nguyễn edited Vietnamese subtitles for How to choose your news
Hồng Linh Nguyễn edited Vietnamese subtitles for How to choose your news
Hồng Linh Nguyễn edited Vietnamese subtitles for How to choose your news
Show all

Vietnamese subtitles

Revisions