Return to Video

Nghiên cứu những vì sao như thế nào? - Yuan-Sen Ting

  • 0:07 - 0:10
    Bầu trời thành thị, nói thẳng ra
    là nhàm chán.
  • 0:10 - 0:13
    Nhìn lên nền trời mờ ảo
    giữa các tòa nhà
  • 0:13 - 0:15
    bạn có thể nhìn ra chòm Bắc Đẩu
  • 0:15 - 0:17
    hoặc chùm Orion.
  • 0:17 - 0:18
    Chờ đã!
  • 0:18 - 0:21
    Hãy nhìn lên nền trời lần nữa
    và đưa ngón cái lên.
  • 0:21 - 0:24
    Bạn nghĩ có bao nhiêu vì sao
    nằm sau ngón tay mình ?
  • 0:24 - 0:27
    10, 20? Đoán lại đi.
  • 0:27 - 0:29
    Nếu nhìn lên phần trời
    cỡ móng tay đó
  • 0:29 - 0:31
    bằng kính viễn vọng Hubble,
  • 0:31 - 0:34
    thay vì những điểm sáng,
    bạn sẽ thấy những vệt sáng.
  • 0:34 - 0:36
    Đó không chỉ là những ngôi sao.
  • 0:36 - 0:39
    Đó là các thiên hà,
    như dải Ngân Hà của ta vậy.
  • 0:39 - 0:41
    Tập hợp hàng tỉ ngôi sao,
  • 0:41 - 0:46
    và hơn 1000 ngôi sao
    ẩn sau ngón tay bạn.
  • 0:46 - 0:50
    Vũ trụ to lớn hơn
    cái bạn thấy trong thành phố,
  • 0:50 - 0:54
    lớn hơn cả bầu trời đầy sao
    bạn thấy ở vùng đồng quê.
  • 0:54 - 0:58
    Đây là vũ trụ dưới góc nhìn
    của các nhà thiên văn học.
  • 0:58 - 1:03
    có nhiều sao
    hơn số hạt cát trên Trái Đất.
  • 1:03 - 1:05
    Khi nhìn lên bầu trời,
  • 1:05 - 1:09
    bạn đã tham gia vào môn khoa học
    cổ xưa nhất trong lịch sử loài người.
  • 1:09 - 1:11
    Nghiên cứu vũ trụ có trước cả
  • 1:11 - 1:15
    hàng hải, nông nghiệp,
    và có lẽ cả ngôn ngữ.
  • 1:15 - 1:19
    Khác với những môn khoa học khác,
    thiên văn học thuần túy là quan sát.
  • 1:19 - 1:23
    Ta không thể kiểm soát các thông số
    từ phòng thí nghiệm.
  • 1:23 - 1:26
    Công nghệ tối tân có thể
    đưa người lên Mặt Trăng
  • 1:26 - 1:29
    và vệ tinh đến rìa Hệ Mặt trời.
  • 1:29 - 1:32
    Nhưng những khoảng cách này
    là quá nhỏ
  • 1:32 - 1:35
    so với khoảng không bao la
    giữa các vì sao.
  • 1:35 - 1:38
    Vậy làm sao ta biết về thiên hà khác
    nhiều đến thế
  • 1:38 - 1:42
    hợp phần cấu tạo,
    số lượng, vị trí chính xác của chúng?
  • 1:42 - 1:46
    Hãy bắt đầu từ cái mà ta thấy trước tiên
    khi nhìn lên trời: những ngôi sao.
  • 1:46 - 1:49
    Ta cố tìm hiểu tính chất của chúng.
  • 1:49 - 1:54
    Cấu tạo từ gì? Nóng bao nhiêu?
    To chừng nào? Bao nhiêu tuổi?
  • 1:54 - 1:56
    Cách trái đất bao xa?
  • 1:56 - 1:57
    Tin hay không tùy bạn,
  • 1:57 - 2:02
    ta có thể biết hết những điều này
    chỉ từ ánh sáng của nó.
  • 2:02 - 2:07
    Ta có thể phiên mã tín hiệu
    bằng cách biến ánh sáng thành cầu vồng.
  • 2:07 - 2:09
    Nhìn lên cầu vồng trên trời,
  • 2:09 - 2:11
    bạn đang nhìn ánh sáng mặt trời
  • 2:11 - 2:14
    được khúc xạ qua giọt nước
    trong không khí
  • 2:14 - 2:18
    tạo ra các bước sóng lệch nhau.
  • 2:18 - 2:20
    Khi tìm hiểu ánh sáng
    từ những vì sao
  • 2:20 - 2:24
    ta tạo ra cầu vồng
    không phải từ những giọt nước
  • 2:24 - 2:28
    mà bằng các công cụ
    tán sắc ánh sáng.
  • 2:28 - 2:30
    Nhìn áng sáng từ mặt trời,
  • 2:30 - 2:33
    ta thấy điều kỳ lạ:
    những vệt đen trong cầu vồng
  • 2:33 - 2:37
    Những vệt này là dấu vết đặc trưng
    của nguyên tử.
  • 2:37 - 2:42
    Mỗi loại nguyên tử hấp thụ
    một bước sóng khác nhau
  • 2:42 - 2:47
    và hàm lượng hấp thụ dựa trên
    số lượng nguyên tử.
  • 2:47 - 2:51
    Vậy, qua quan sát lượng ánh sáng bị mất
    trên các bước sóng,
  • 2:51 - 2:54
    ta biết được các nguyên tố
    có trong bầu khí quyển của Mặt trời
  • 2:54 - 2:56
    và mật độ của chúng.
  • 2:56 - 3:00
    Ý tưởng này có thể ứng dụng
    cho các ngôi sao khác.
  • 3:00 - 3:02
    Tạo ra cầu vồng,
    quan sát xem cái gì mất đi,
  • 3:02 - 3:05
    tìm ra nguyên tố bí ẩn
  • 3:05 - 3:08
    Bingo! Giờ bạn biết
    ngôi sao làm từ gì rồi đấy.
  • 3:08 - 3:12
    Nhưnh ta không bó hẹp
    chỉ trong bước sóng.
  • 3:12 - 3:14
    Nghiên cứu sóng vô tuyến.
  • 3:14 - 3:17
    Nó có thể mang top Billboard 100
    vào trong xe hơi của bạn
  • 3:17 - 3:21
    cũng có thể di chuyển
    tự do trong không gian.
  • 3:21 - 3:23
    Vì đã đi được xa,
  • 3:23 - 3:26
    sóng vô tuyến kể ta biết
    lịch sử xa xưa của vũ trụ
  • 3:26 - 3:30
    chỉ vài ngàn năm
    sau vụ nổ Big Bang.
  • 3:30 - 3:34
    Ta cũng có thể nghiên cứu tia hồng ngoại
    sinh ra từ các vật thể lạnh,
  • 3:34 - 3:37
    như gas và mây bụi
    trong không gian
  • 3:37 - 3:42
    và tia cực tím từ những ngôi sao trẻ
    sinh ra trong đám mây đó.
  • 3:42 - 3:45
    Nghiên cứu bước sóng
    không chỉ cho ta
  • 3:45 - 3:47
    bức tranh toàn cảnh hơn
    về từng vật thể
  • 3:47 - 3:50
    và còn từng góc nhìn của vũ trụ.
  • 3:50 - 3:54
    Vì thế, các nhà thiên văn học
    sử dụng nhiều loại kính khác nhau
  • 3:54 - 3:59
    từ quang phổ của tia hồng ngoại,
    tia cực tím đến tia X
  • 3:59 - 4:03
    từ kính thiên văn vô tuyến
    đến vệ tinh nhân tạo
  • 4:03 - 4:08
    nhận diện ánh sáng bị chặn
    bởi khí quyển Trái đất.
  • 4:08 - 4:10
    Các nhà thiên vản học không chỉ nhìn
  • 4:10 - 4:13
    hàng tỉ ngôi sao thuộc hàng tỉ Thiên hà.
  • 4:13 - 4:17
    mà còn nghe, cảm nhận chúng
    bằng nhiều phương diện khác,
  • 4:17 - 4:20
    mỗi phương diện - một câu chuyện.
  • 4:20 - 4:24
    Nhưng tất cả đều bắt đầu từ ánh sáng
    cả vô hình lẫn hữu hình.
  • 4:24 - 4:27
    Muốn biết bí mật của vũ trụ ư?
  • 4:27 - 4:29
    Chỉ việc đi theo ánh sáng.
Title:
Nghiên cứu những vì sao như thế nào? - Yuan-Sen Ting
Description:

Xem bài học đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/how-do-we-study-the-stars-yuan-sen-ting

Công nghệ tốt nhất của ta có thể gửi người lên Mặt trăng và lần mò tận ngõ ngách Hệ mặt trời, nhưng những khoảng cách này vẫn còn rất rất nhỏ so với kích thước của vũ trụ. Vậy làm thế nào để tìm hiểu về các thiên hà xa hơn? Yuan-Sen Ting đưa chúng ta đi sâu vào không gian để khám phá cách mà các nhà thiên văn học nghiên cứu những ngôi sao nằm ngoài tầm với.

Bài học của Yuan-Sen Ting, hoạt hình bởi Kozmonot Animation Studio.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:46

Vietnamese subtitles

Revisions