Return to Video

Tại sao một số người có lòng vị tha hơn những người khác

  • 0:00 - 0:03
    Đây là một người bình thường ở đâu đó,
  • 0:03 - 0:06
    hơi giống diễn viên Idris Elba,
  • 0:06 - 0:08
    hay ít ra cũng giống ông ta
    cách đây 20 năm.
  • 0:08 - 0:10
    Tôi không biết gì khác về ông ta,
  • 0:10 - 0:12
    trừ một lần ông ta cứu tôi
  • 0:12 - 0:14
    một cách liều mạng.
  • 0:15 - 0:20
    Người này chạy băng qua 4 làn đường cao
    tốc giữa đêm tối
  • 0:20 - 0:22
    để đưa tôi ra khỏi nơi nguy hiểm
  • 0:22 - 0:25
    sau một tai nạn xe có thể giết chết tôi.
  • 0:25 - 0:27
    Đương nhiên, sự việc làm tôi vô cùng
    cảm động,
  • 0:27 - 0:31
    nhưng cũng để lại trong tôi một tình cảm
    nung nấu, dai dẳng muốn
  • 0:31 - 0:34
    biết được tại sao ông ta làm điều đó,
  • 0:34 - 0:37
    động lực nào đã thúc đẩy ông
    quyết định làm điều
  • 0:37 - 0:38
    mà tôi phải nợ cả đời,
  • 0:38 - 0:42
    ông đã liều mạng mình
    để cứu một người xa lạ?
  • 0:42 - 0:47
    Nói cách khác, động lực của lòng
    vị tha ở ông hay ở bất kỳ ai là gì?
  • 0:47 - 0:50
    Nhưng trước hết cho phép tôi
    kể điều đã xảy ra.
  • 0:50 - 0:51
    Đêm hôm đó, tôi 19 tuổi
  • 0:51 - 0:54
    đang lái xe về nhà
    ở Tacoma, Washington,
  • 0:54 - 0:56
    theo trục cao tốc số 5,
  • 0:56 - 0:58
    thì một con chó nhỏ chạy ra
    ngay trước xe tôi.
  • 0:58 - 1:00
    Và tôi đã làm điều không nên làm,
  • 1:01 - 1:02
    đó là quẹo để tránh nó.
  • 1:02 - 1:05
    Tôi đã hiểu ra tại sao
    không nên làm như thế.
  • 1:05 - 1:07
    Tôi vẫn va phải con chó,
  • 1:07 - 1:10
    và làm cho xe tôi vẽ
    một đường ngoằn ngoèo,
  • 1:10 - 1:12
    rồi quặt ngang đường cao tốc,
  • 1:12 - 1:16
    cho tới lúc nó dừng ở làn đường
    nhanh nhất của cao tốc,
  • 1:16 - 1:19
    xe đối đầu với dòng lưu thông
  • 1:19 - 1:20
    rồi tắt máy.
  • 1:21 - 1:25
    Lúc đó tôi nghĩ mình chết chắc,
  • 1:26 - 1:27
    nhưng không
  • 1:27 - 1:30
    nhờ hành động của người đàn
    ông can đảm
  • 1:30 - 1:31
    đã quyết định,
  • 1:31 - 1:34
    trong tích tắc khi thấy xe tôi lâm nạn,
  • 1:34 - 1:39
    tấp xe vào lề và chạy băng qua
    bốn làn đường cao tốc
  • 1:39 - 1:41
    trong đêm tối
  • 1:41 - 1:43
    để cứu tôi.
  • 1:43 - 1:46
    Rồi sau đó ông khởi động lại xe tôi
  • 1:46 - 1:49
    khi đưa tôi trở lại an toàn
    và biết chắc chắn là tôi ổn
  • 1:49 - 1:51
    rồi mới lái xe đi.
  • 1:51 - 1:53
    Ông ta không nói cho tôi biết tên,
  • 1:53 - 1:55
    và tôi có lẽ tôi cũng quên mất lời cảm ơn.
  • 1:56 - 1:58
    Vì thế trước khi tôi tiếp tục,
  • 1:58 - 2:00
    tôi muốn dành một phút
  • 2:00 - 2:03
    để cảm ơn người xa lạ kia.
  • 2:03 - 2:05
    (Vỗ tay)
  • 2:09 - 2:12
    Tôi nói với các bạn về chuyện đó
  • 2:12 - 2:16
    vì sự việc tối hôm đó đã thay đổi đời tôi
    ở một mức độ nào đó.
  • 2:16 - 2:18
    Tôi trở thành nhà nghiên cứu tâm lý học,
  • 2:18 - 2:23
    và tôi cố gắng tìm hiểu khả năng chăm sóc
    người khác của con người.
  • 2:23 - 2:25
    Khả năng đó từ đâu tới,
    nó phát triển như thế nào,
  • 2:25 - 2:27
    và mức độ lớn nhất của nó là gì?
  • 2:27 - 2:31
    Những câu hỏi này rất quan trọng
    để hiểu được những phương diện cơ bản
  • 2:31 - 2:33
    của bản chất xã hội loài người.
  • 2:33 - 2:35
    Nhiều người, và điều này bao hàm
    mỗi người
  • 2:35 - 2:38
    từ triết gia và nhà kinh tế
    cho đến dân thường
  • 2:38 - 2:42
    tin rằng bản chất con người
    được xây dựng trên sự ích kỷ,
  • 2:42 - 2:46
    rằng chúng ta chỉ có động lực
    tìm sự thoải mái của riêng mình.
  • 2:46 - 2:50
    Nhưng nếu điều đó là đúng, thì tại sao một
    số người như người xa lạ đó lại cứu tôi,
  • 2:50 - 2:53
    làm những điều vì người khác,
    như giúp đỡ người khác
  • 2:53 - 2:56
    bất chấp biết bao nguy hiểm và
    nguy hại đến chính bản thân mình?
  • 2:56 - 2:57
    Để trả lời cho câu hỏi này
  • 2:57 - 3:01
    ta cần tìm ra những nguyên nhân gốc rễ
    của hành động tuyệt vời vì người khác,
  • 3:01 - 3:04
    và lý do làm cho người ta dấn thân
    vào những việc
  • 3:04 - 3:06
    khác với mọi người như vậy.
  • 3:06 - 3:10
    Nhưng cho tới gần đây, rất ít nghiên cứu
    về chủ đề này được quan tâm.
  • 3:10 - 3:12
    Những hành động của người cứu tôi
  • 3:12 - 3:15
    có chứa khái niệm hóc búa nhất
    của lòng vị tha,
  • 3:15 - 3:17
    đó là một thái độ tự nguyện cao cả
  • 3:17 - 3:20
    được thúc đẩy bởi ý muốn giúp người khác.
  • 3:21 - 3:24
    Vậy đó là một hành động vị tha
    để mang lại lợi ích cho người khác.
  • 3:24 - 3:27
    Điều gì có thể lý giải một
    hành động như thế?
  • 3:27 - 3:30
    Một câu trả lời rõ ràng, đó
    là lòng trắc ẩn,
  • 3:30 - 3:32
    nó là chìa khóa dẫn đến lòng vị tha.
  • 3:33 - 3:34
    Nhưng rồi câu hỏi tiếp theo là,
  • 3:34 - 3:38
    tại sao một số người hình như
    có lòng trắc ẩn nhiều hơn người khác?
  • 3:38 - 3:42
    Câu trả lời có thể là do não của
    những người có lòng vị tha
  • 3:42 - 3:44
    rất khác về cấu trúc.
  • 3:45 - 3:47
    Để minh họa,
  • 3:47 - 3:49
    tôi bắt đầu từ trường hợp đặc biệt nhất,
  • 3:50 - 3:51
    trường hợp bệnh tâm thần.
  • 3:52 - 3:56
    Một cách tiếp cận chung để hiểu
    những phương diện tự nhiên của con người,
  • 3:56 - 3:58
    như sự ham muốn giúp người khác,
  • 3:58 - 4:01
    là tìm hiểu chính những người bị
    thiếu những tình cảm đó,
  • 4:01 - 4:04
    và người bệnh tâm thần chính là
    1 nhóm như vậy.
  • 4:04 - 4:07
    Bệnh tâm thần là sự rối loạn phát triển
  • 4:07 - 4:09
    do di truyền rõ nét,
  • 4:09 - 4:12
    tạo ra một cá tính lạnh lùng và vô cảm
  • 4:12 - 4:15
    có khuynh hướng chống lại xã hội
    và đôi khi có hành vi rất bạo lực.
  • 4:15 - 4:19
    Một lần kia, tại Viện Sức khỏe Tâm thần
    Quốc gia, những đồng nghiệp và tôi
  • 4:19 - 4:22
    tiến hành một số nghiên cứu hình ảnh
    về não lần đầu tiên
  • 4:22 - 4:24
    trên những thiếu niên bệnh tâm thần,
  • 4:24 - 4:27
    những kết quả tìm thấy của chúng tôi
    và những nghiên cứu khác
  • 4:27 - 4:29
    đã chỉ ra rằng người có bệnh tâm thần
  • 4:29 - 4:32
    thể hiện rõ nét 3 đặc tính.
  • 4:33 - 4:38
    Thứ nhất, dù họ không vô cảm
    trước cảm xúc của người khác,
  • 4:38 - 4:42
    họ lại vô cảm trước những đau khổ
    của người xung quanh.
  • 4:42 - 4:43
    Đặc biệt,
  • 4:43 - 4:47
    họ khó nhận ra những sự diễn đạt lo
    sợ trên nét mặt ví dụ như nét mặt này.
  • 4:47 - 4:50
    Sự diễn đạt nỗi sợ phát ra lời cầu xin
    khẩn cấp, thể hiện cơn đau cảm xúc,
  • 4:50 - 4:53
    khẩn nài sự cảm thông và
    sự giúp đỡ
  • 4:53 - 4:54
    đến những người họ gặp,
  • 4:54 - 4:57
    điều đó có nghĩa là những người
    thiếu lòng trắc ẩn
  • 4:57 - 5:00
    sẽ có khuynh hướng vô cảm với
    những tín hiệu này.
  • 5:01 - 5:02
    Một phần trong não,
  • 5:02 - 5:05
    phần quan trọng nhất để nhận ra
    những biểu hiện của sự sợ hãi
  • 5:05 - 5:06
    được gọi là hạch amygdala.
  • 5:06 - 5:09
    Rất hiếm khi có người thiếu hoàn toàn
    hạch amygdala,
  • 5:09 - 5:13
    những người này có rất ít khả năng nhận
    ra những biểu hiện sợ hãi của người khác.
  • 5:13 - 5:15
    Trong khi ở người lớn và
    trẻ em bình thường
  • 5:15 - 5:18
    khi hạch amygdala hoạt động
    thì thấy xuất hiện gai lớn
  • 5:18 - 5:20
    đó là lúc họ nhìn những biểu
    hiện của nỗi sợ,
  • 5:20 - 5:24
    hạch amygdala của người bệnh tâm thần
    không phản ứng đủ trước biểu hiện này.
  • 5:24 - 5:25
    Đôi khi họ không có một phản ứng nào cả,
  • 5:25 - 5:29
    đó có thể là lý do tại sao họ không bình
    thường trước những tín hiệu này.
  • 5:29 - 5:32
    Cuối cùng, hạch amygdala của người bệnh
    tâm thần nhỏ hơn bình thường
  • 5:32 - 5:34
    khoảng 18 đến 20% về hình thể.
  • 5:35 - 5:39
    Tất cả những phát hiện này
    đều đáng tin cậy, chính xác
  • 5:39 - 5:40
    và rất thú vị.
  • 5:40 - 5:42
    Xin lưu ý, mục tiêu chính của tôi
  • 5:42 - 5:45
    không phải là tìm hiểu tại sao
    người ta không quan tâm đến người khác,
  • 5:45 - 5:48
    mà là tìm hiểu tại sao họ lại quan tâm.
  • 5:48 - 5:50
    Vậy câu hỏi ở đây là,
  • 5:50 - 5:52
    có phải trạng thái của người
    có lòng vị tha cao đẹp,
  • 5:52 - 5:55
    đối lập với trạng thái bệnh tâm thần,
  • 5:55 - 5:58
    còn nói về lòng trắc ẩn và sự ham
    muốn giúp đỡ người khác,
  • 5:58 - 6:02
    có phải lòng vị tha xuất phát từ bộ não
    khác biệt với não người tâm thần?
  • 6:02 - 6:04
    Có phải não mạnh khỏe,
  • 6:05 - 6:09
    có thể nhận ra nỗi sợ của người khác
    dễ dàng hơn,
  • 6:09 - 6:11
    hạch amygdala hoạt động tốt hơn
    trước loại biểu hiện này
  • 6:11 - 6:14
    và có thể có hình dạng lớn hơn
    mức trung bình?
  • 6:14 - 6:16
    Theo nghiên cứu của tôi,
  • 6:16 - 6:17
    cả ba đều đúng.
  • 6:17 - 6:19
    Chúng tôi đã phát hiện ra điều này
  • 6:19 - 6:22
    qua thử nghiệm trên nhóm người
    có lòng vị tha tuyệt vời.
  • 6:22 - 6:24
    Có những người đã hiến
    một quả thận của mình
  • 6:24 - 6:27
    cho một người không quen biết.
  • 6:27 - 6:30
    Họ là những người chấp nhận một
    cuộc phẫu thuật đau đớn
  • 6:30 - 6:32
    cắt đi một quả thận mạnh khỏe của mình
  • 6:32 - 6:34
    để cấy vào một người xa lạ đau ốm
  • 6:34 - 6:37
    mà họ chưa bao giờ gặp và
    có thể là không bao giờ gặp.
  • 6:37 - 6:40
    "Tại sao người ta có thể làm điều đó?"
    đây là câu hỏi chính.
  • 6:41 - 6:42
    Câu trả lời có thể là
  • 6:42 - 6:44
    não của những người có lòng
    vị tha tuyệt vời này
  • 6:44 - 6:46
    có một vài tính chất rất đặc biệt.
  • 6:47 - 6:50
    Họ có thể nhận ra nỗi sợ của người khác
    dễ dàng hơn.
  • 6:50 - 6:54
    Theo nghĩa đen, họ phát hiện một cách dễ
    dàng hơn khi nào người khác đau khổ.
  • 6:54 - 6:58
    Đây có thể là một yếu tố vì amygdala của
    họ phản ứng mạnh hơn đối với tín hiệu này.
  • 6:58 - 7:01
    Và xin nhớ rằng đây chính là phần
    não chúng tôi thấy
  • 7:01 - 7:03
    bị hạn chế ở
    những người bệnh tâm thần.
  • 7:03 - 7:07
    Sau cùng, người có lòng vị tha rõ
    nét có amygdala lớn hơn mức trung bình
  • 7:07 - 7:08
    khoảng 8%.
  • 7:08 - 7:10
    Tóm lại, những dữ liệu này nói lên
  • 7:10 - 7:13
    sự liên hệ trực tiếp của kích thước
    hạch amigdala đến các nhóm người,
  • 7:13 - 7:17
    từ người bệnh tâm thần nặng,
  • 7:17 - 7:19
    đến những người có lòng từ bi bao la
  • 7:19 - 7:23
    có những hành động vô cùng nhân ái.
  • 7:23 - 7:27
    Nhưng tôi nên thêm rằng điều làm cho
    những người từ bi trở nên khác biệt
  • 7:27 - 7:29
    không phải là họ vị tha hơn
    mức trung bình.
  • 7:29 - 7:30
    Mà chính là,
  • 7:30 - 7:33
    điều mà thậm chí không bình
    thường ở chính con người họ,
  • 7:33 - 7:35
    họ rất từ bi và vị tha
  • 7:35 - 7:38
    không chỉ đối với người trong nhóm
    những người thân quen
  • 7:38 - 7:40
    bạn bè và gia đình. Phải vậy không?
  • 7:40 - 7:43
    Vì nếu lo lắng cho người mà bạn yêu thương
    và giống bạn
  • 7:43 - 7:45
    thì đâu có gì là tuyệt vời.
  • 7:45 - 7:50
    Lòng từ bi tuyệt vời của họ
    mở rộng cho mọi người,
  • 7:50 - 7:52
    thậm chí đến với người ngoài
    mối quan hệ quen biết
  • 7:52 - 7:55
    đến với người không thuộc
    cùng nhóm xã hội,
  • 7:55 - 7:57
    đến với người hoàn toàn xa lạ,
  • 7:57 - 8:00
    như trường hợp người đàn ông cứu tôi.
  • 8:00 - 8:03
    Tôi có may mắn được hỏi nhiều
    người hiến thận
  • 8:03 - 8:08
    bằng cách nào họ có được lòng
    thương người rộng lớn như vậy
  • 8:08 - 8:11
    đến mức mà có thể cho một người xa lạ
    quả thận của mình.
  • 8:11 - 8:15
    Và tôi nhận ra rằng đó là câu hỏi quá khó
    để trả lời.
  • 8:15 - 8:19
    Tôi nói, " Làm thế nào bạn có thể làm
    điều đó
  • 8:19 - 8:21
    khi mà nhiều người khác không làm?
  • 8:21 - 8:23
    Bạn là 1 trong khoảng 2000 người Mỹ
  • 8:23 - 8:26
    đã hiến 1 quả thận cho người xa lạ.
  • 8:26 - 8:28
    Điều gì làm bạn trở nên đặc biệt như vậy?"
  • 8:28 - 8:30
    Họ trả lời thế nào?
  • 8:31 - 8:33
    Họ nói, "Không gì cả.
  • 8:34 - 8:36
    Tôi không có gì đặc biệt cả.
  • 8:36 - 8:38
    Tôi giống mọi người thôi."
  • 8:39 - 8:42
    Và tôi nghĩ đó là một câu trả lời ý nghĩa,
  • 8:42 - 8:46
    vì nó gợi ra rằng lòng vị tha của những
    người này không giống thế này,
  • 8:47 - 8:49
    mà giống thế này hơn.
  • 8:49 - 8:50
    Vòng tròn không có tâm.
  • 8:51 - 8:54
    Những người vì tha nhân thật sự
    không nghĩ về chính họ,
  • 8:54 - 8:56
    không cho mình như là
    trung tâm của vũ trụ,
  • 8:56 - 8:59
    không nghĩ mình quan trọng hơn
    hay tốt đẹp hơn người khác.
  • 8:59 - 9:03
    Khi tôi hỏi một người tại sao việc
    cho thận có ý nghĩa đối với cô ta,
  • 9:03 - 9:06
    cô ta trả lời, "Vì điều đó
    giúp người khác."
  • 9:06 - 9:08
    Người hiến thận khác nói,
  • 9:08 - 9:11
    "Tôi không có gì khác biệt. Tôi không
    phải là người duy nhất.
  • 9:11 - 9:14
    Nghiên cứu của bạn sẽ cho thấy
    tôi cũng giống như bạn thôi."
  • 9:14 - 9:19
    Tôi nghĩ sự mô tả hay nhất cho sự vắng
    bóng tuyệt diệu của lòng ích kỷ
  • 9:19 - 9:20
    là sự khiêm nhường,
  • 9:20 - 9:24
    đó là đức tính, nói theo
    cách nói của Thánh Augustine,
  • 9:24 - 9:26
    làm con người trở thành thiên thần.
  • 9:26 - 9:28
    Tại sao vậy?
  • 9:28 - 9:31
    vì nếu có cái tâm ở giữa vòng tròn đó,
  • 9:31 - 9:33
    nó sẽ không còn là hình dạng của
    chiếc nhẫn nữa,
  • 9:33 - 9:36
    bạn không còn sự "nhẫn" nại của lòng
    từ bi để có thể chăm sóc ai
  • 9:36 - 9:38
    không bất kỳ ai.
  • 9:38 - 9:41
    Tôi nghĩ đây là điều phân biệt
    người vị tha tuyệt vời
  • 9:41 - 9:43
    với người bình thường.
  • 9:43 - 9:47
    Nhưng theo tôi nhiều người cho rằng việc
    không đặt mình ở trung tâm là khả thi
  • 9:47 - 9:49
    và thậm chí có thể là số đông
    nghĩ như vậy.
  • 9:49 - 9:51
    Tôi nghĩ như vậy vì ở một mức độ xã hội,
  • 9:51 - 9:55
    sự mở rộng của lòng vị tha và lòng trắc ẩn
    luôn hiện diện ở mọi nơi.
  • 9:55 - 9:58
    Nhà tâm lý học Steven Pinker
    và những học giả khác nhận xét
  • 9:58 - 10:02
    tất cả mọi người trên thế giới
    đang trở nên khó chấp nhận
  • 10:02 - 10:04
    những đau khổ của đồng loại,
  • 10:04 - 10:07
    điều đó làm giảm bớt
    những hình thức tàn ác và bạo lực,
  • 10:07 - 10:11
    từ hành hạ động vật, bạo lực
    gia đình cho tới bản án tử hình.
  • 10:11 - 10:14
    Và nó làm tăng các hoạt động
    vị tha
  • 10:14 - 10:17
    Cách đây một trăm năm, người ta
    cho là hão huyền
  • 10:17 - 10:19
    vì làm gì có chuyện xem là bình thường
  • 10:19 - 10:22
    đối với việc hiến máu, tặng tủy
  • 10:22 - 10:25
    cho người hoàn toàn xa lạ ở thời nay.
  • 10:25 - 10:26
    Có phải từ 100 năm nay
  • 10:26 - 10:29
    người ta có thể nghĩ việc hiến thận cho
    một người xa lạ
  • 10:29 - 10:32
    chỉ là việc bình thường và
    thường ngày
  • 10:32 - 10:34
    như là ngày nay ta nghĩ đến việc
    cho máu và tủy không?
  • 10:34 - 10:36
    Có thể.
  • 10:36 - 10:39
    Vậy những thay đổi ngoạn mục, tận
    gốc rễ này là gì?
  • 10:39 - 10:40
    Một phần, đó dường như là
  • 10:41 - 10:44
    nhờ vào sự tăng về của
    cải và nâng cao tiêu chuẩn sống.
  • 10:45 - 10:47
    Khi xã hội trở nên giàu có hơn
    và tốt đẹp hơn,
  • 10:47 - 10:50
    hình như người ta mở rộng
    mối quan tâm ra bên ngoài,
  • 10:50 - 10:54
    như vậy tất cả các hình thức của lòng vị
    tha hướng đến người xa lạ càng tăng lên,
  • 10:54 - 10:59
    từ việc tình nguyện đến thiện nguyện bác
    ái cho đến thậm chí việc hiến tặng thận.
  • 10:59 - 11:02
    Nhưng tất cả những thay đổi
    này cũng dẫn đến
  • 11:02 - 11:06
    một kết quả kỳ cục và nghịch lý,
  • 11:06 - 11:09
    đó là thậm chí thế giới đang trở nên một
    nơi tốt hơn và nhân bản hơn,
  • 11:09 - 11:10
    và đúng là như vậy,
  • 11:10 - 11:13
    thì cũng có một thực tế
    ở đó thế giới trở nên tồi tệ hơn
  • 11:13 - 11:15
    và bạo lực hơn, mà nó không đáng như vậy.
  • 11:15 - 11:18
    Tôi không biết chính xác tại
    sao lại như vậy,
  • 11:18 - 11:21
    nhưng tôi nghĩ có thể chính việc
    chúng ta biết nhiều hơn
  • 11:22 - 11:25
    tình trạng đau khổ của
    con người ở nơi khác,
  • 11:25 - 11:27
    làm cho chúng ta cảm nhận và
    lo lắng nhiều hơn
  • 11:27 - 11:30
    về nỗi đau con người ở khắp nơi.
  • 11:30 - 11:34
    Nhưng những thay đổi thật rõ ràng
    để chúng ta nhận thấy rằng
  • 11:34 - 11:36
    gốc rễ của lòng vị tha và lòng trắc ẩn
  • 11:36 - 11:39
    là 1 phần trong bản chất con
    người và sự ác độc, bạo lực cũng vậy,
  • 11:39 - 11:41
    nhưng có thể phần tốt đẹp lớn hơn,
  • 11:41 - 11:45
    và trong khi vài người dường như
    tự bản thân có nhiều đồng cảm hơn
  • 11:45 - 11:47
    với sự đau khổ của người khác,
  • 11:47 - 11:50
    thì tôi nghĩ rằng khả năng
    thay đổi chính mình
  • 11:50 - 11:52
    để không còn xem mình là trung tâm
  • 11:52 - 11:56
    và biết mở rộng lòng
    với cả những người xa lạ
  • 11:56 - 11:59
    là trong tầm tay của tất cả mọi người.
  • 12:00 - 12:01
    Cảm ơn.
  • 12:01 - 12:09
    (Vỗ tay)
Title:
Tại sao một số người có lòng vị tha hơn những người khác
Speaker:
Abigail Marsh
Description:

Tại sao một số người làm những việc vị tha, giúp người khác thậm chí phải liều mạng sống mình? Nhà nghiên cứu tâm lý Abigail Marsh tìm hiểu những động lực của những người làm những việc cực kỳ cao thượng, như hiến 1 quả thận cho người hoàn toàn xa lạ. Có phải bộ não của họ rất khác biệt?

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
12:21

Vietnamese subtitles

Revisions