Return to Video

Công nghệ khai mỏ bằng fracking, đó là gì? - Mia Nacamulli

  • 0:08 - 0:14
    Trước kia, ta không có phương pháp nào
    để khai thác các mỏ khí sâu dưới lòng đất.
  • 0:14 - 0:17
    Chúng thường được hình thành
    cách đây hàng triệu năm,
  • 0:17 - 0:23
    là hệ quả của vô số xác sinh vật chết
    dưới nhiệt độ và áp suất rất khắc nghiệt
  • 0:23 - 0:25
    bên dưới lớp vỏ Trái Đất.
  • 0:25 - 0:28
    Tồn tại một công nghệ
    gọi là thuỷ lực cắt phá,
  • 0:28 - 0:30
    gọi tắt là fracking,
  • 0:30 - 0:32
    cho phép khai thác khí đốt,
  • 0:32 - 0:36
    giúp duy trì nguồn khí tự nhiên
    cho loài người trong hàng thập kỷ tới.
  • 0:36 - 0:38
    Vậy nguyên lý của fracking là gì,
  • 0:38 - 0:42
    và vì sao công nghệ đó
    gây nhiều tranh cãi đến vậy?
  • 0:42 - 0:45
    Fracking được ứng dụng rộng khắp
    ở các mỏ khí tự nhiên,
  • 0:45 - 0:47
    từ các sa mạc hoang vu
  • 0:47 - 0:50
    tới các khu vực cách nhà bạn
    chỉ hơn trăm mét.
  • 0:50 - 0:55
    Trước tiên, cần tạo một chiếc hố
    thường được gọi là giếng khoan,
  • 0:55 - 0:58
    được khoan rất sâu
    xuyên qua nhiều lớp đất đá.
  • 0:58 - 1:03
    Khi giếng đạt độ sâu cỡ 2500 - 3000 mét,
    đó sẽ là điểm khởi đầu
  • 1:03 - 1:07
    để bắt đầu quá trình
    khoan theo phương ngang.
  • 1:07 - 1:14
    Mũi khoan quay 90 độ
    và khoan ngang khoảng 1,5 ki-lô-mét
  • 1:14 - 1:19
    đi qua một tầng đá đen rất dày,
    được gọi là lớp đá phiến.
  • 1:19 - 1:23
    Một khẩu súng bắn vỉa trong ngành khoan
    sẽ được đưa xuống và khai hoả,
  • 1:23 - 1:26
    tạo ra hàng loạt các lỗ nhỏ
    sâu khoảng mười xen-ti-mét
  • 1:26 - 1:30
    xuyên qua thành giếng
    và tới lớp đá đằng sau.
  • 1:30 - 1:34
    Sau khoảng ba đến bốn tháng
    kể từ đợt khoan đầu tiên,
  • 1:34 - 1:37
    việc khai thác bằng fracking
    sẽ được tiến hành.
  • 1:37 - 1:41
    Dung dịch để fracking sẽ được bơm
    xuống giếng với áp suất rất lớn,
  • 1:41 - 1:43
    đủ để làm nứt đá,
  • 1:43 - 1:49
    tạo ra các kẽ hở
    giúp khí đốt và dầu thô thoát ra.
  • 1:49 - 1:52
    Thành phần dung dịch gồm trên 90% nước,
  • 1:52 - 1:56
    phần còn lại là các phụ gia hoá học khác.
  • 1:56 - 2:00
    Chúng còn phụ thuộc vào tính chất
    của khu vực cần được fracking,
  • 2:00 - 2:03
    thường được chia làm ba thành phần chính:
  • 2:03 - 2:06
    a-xít dùng để tẩy bụi
    và trung hoà các khoáng chất,
  • 2:06 - 2:09
    các hợp chất giảm ma sát dùng để tạo ra
  • 2:09 - 2:12
    một dạng thù hình của nước
    có tác dụng bôi trơn,
  • 2:12 - 2:16
    và thuốc sát trùng
    để ngăn vi khuẩn xâm nhập.
  • 2:16 - 2:21
    Cát và đất sét cũng được trộn vào nước
    để mở rộng kích thước các vết nứt,
  • 2:21 - 2:27
    giúp khí đốt và dầu tiếp tục tràn ra,
    kể cả sau khi áp suất bơm đã giảm.
  • 2:27 - 2:31
    Người ta ước tính rằng toàn bộ quá trình
    bơm và xả nước của fracking
  • 2:31 - 2:36
    tiêu tốn trung bình khoảng 11-22 triệu
    lít nước cho mỗi giếng khoan.
  • 2:36 - 2:39
    Nó không quá lớn khi so với lượng nước
    dùng cho nông nghiệp,
  • 2:39 - 2:40
    trong nhà máy điện,
  • 2:40 - 2:42
    thậm chí trong quá trình
    bảo dưỡng sân gôn.
  • 2:42 - 2:47
    Nhưng điều đó có thể ảnh hưởng lớn
    tới nguồn cấp nước tại chỗ.
  • 2:47 - 2:51
    Và xử lý nước thải sau khi fracking
    cũng là một vấn đề quan trọng.
  • 2:51 - 2:54
    Cùng với dòng khí đốt
    được dẫn lên mặt đất,
  • 2:54 - 2:59
    hàng chục triệu lít nước thải
    cũng sẽ được bơm lên theo.
  • 2:59 - 3:02
    Số nước đó hầu như đã bị nhiễm bẩn
    do chứa các chất phóng xạ,
  • 3:02 - 3:03
    muối,
  • 3:03 - 3:04
    kim loại nặng,
  • 3:04 - 3:06
    và các hợp chất hữu cơ,
  • 3:06 - 3:08
    cần được lưu trữ và xử lý ngay.
  • 3:08 - 3:12
    Chúng được xử lý tại chỗ trong các bể lắng
  • 3:12 - 3:16
    hoặc được vận chuyển
    tới các trung tâm xử lý bên ngoài.
  • 3:16 - 3:19
    Còn một lựa chọn khác,
    đó là tái sử dụng lượng nước thải đó,
  • 3:19 - 3:23
    nhưng quá trình ấy có thể
    làm tăng độ nhiễm xạ của nước,
  • 3:23 - 3:27
    vì nước sẽ càng bị nhiễm xạ
    khi qua sử dụng nhiều lần.
  • 3:27 - 3:30
    Thành giếng thường được làm
    bằng thép không gỉ và xi măng
  • 3:30 - 3:33
    để ngăn tạp chất ngấm vào mạch nước ngầm.
  • 3:33 - 3:36
    Bất cứ sai sót hoặc tai nạn nào
    trong quá trình fracking
  • 3:36 - 3:39
    đều có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
  • 3:39 - 3:41
    Đường nước thải bị nứt vỡ,
  • 3:41 - 3:44
    đất đai bị nhiễm bẩn,
  • 3:44 - 3:48
    hay bất kỳ sự bất cẩn khi lưu trữ và xử lý
    số nước thải độc hại đó
  • 3:48 - 3:52
    là mối nguy hại tiềm tàng
    cho nguồn nước sinh hoạt ở vùng fracking.
  • 3:52 - 3:55
    Cũng có nhiều ý kiến lo ngại về động đất
  • 3:55 - 3:57
    và sự an toàn của cơ sở hạ tầng
  • 3:57 - 4:00
    do ảnh hưởng của áp suất nước bơm vào.
  • 4:00 - 4:04
    Mối liên hệ đáng ngờ
    giữa fracking và các cơn địa chấn
  • 4:04 - 4:08
    đặt dấu hỏi lớn về sự mất cân bằng áp suất
    kéo theo những ảnh hưởng lâu dài
  • 4:08 - 4:11
    có thể đang diễn ra
    ngay dưới chân chúng ta.
  • 4:11 - 4:15
    Nhưng fracking vẫn gây tranh cãi lớn nhất
    vì các ảnh hưởng trên mặt đất của nó.
  • 4:15 - 4:20
    Đa số vẫn cho rằng sử dụng khí đốt
    sẽ ít gây ô nhiễm môi trường
  • 4:20 - 4:22
    hơn sử dụng dầu mỏ,
  • 4:22 - 4:23
    bởi lẽ khí thu được từ fracking
  • 4:23 - 4:27
    chỉ tạo ra lượng các-bon đi-ô-xít
    bằng một nửa dầu mỏ
  • 4:27 - 4:29
    trên mỗi đơn vị năng lượng toả ra.
  • 4:29 - 4:31
    Nhưng vấn đề ô nhiễm
    do chính quá trình fracking gây ra
  • 4:31 - 4:33
    thì không thể bỏ qua được.
  • 4:33 - 4:36
    Khí mê-tan thoát ra
    từ quá trình khoan giếng và thu khí
  • 4:36 - 4:39
    mạnh hơn gấp nhiều lần
    khí các-bon đi-ô-xít
  • 4:39 - 4:41
    về khả năng gây hiệu ứng nhà kính.
  • 4:41 - 4:45
    Một số nhà khoa học cho rằng,
    lượng mê-tan đó sẽ tự phân huỷ
  • 4:45 - 4:48
    và ít gây ảnh hưởng về lâu dài.
  • 4:48 - 4:51
    Nhưng câu hỏi lớn hơn vẫn còn đó.
  • 4:51 - 4:54
    Liệu fracking đang tiêu tốn thời gian,
    vốn, và công sức nghiên cứu
  • 4:54 - 4:59
    mà đáng lẽ chúng phải dành cho
    các nguồn năng lượng tái tạo khác?
  • 4:59 - 5:01
    Khí đốt tự nhiên không thể tái sinh,
  • 5:01 - 5:04
    mối lợi trước mắt về kinh tế
    do fracking đem lại
  • 5:04 - 5:08
    sẽ chẳng là gì khi so với mối nguy hại
    của biến đổi khí hậu toàn cầu.
  • 5:08 - 5:12
    Các chuyên gia vẫn đang nghiên cứu
    về các ảnh hưởng lâu dài của fracking.
  • 5:12 - 5:15
    Mặc dù hương pháp fracking hiện đại
    đã được ứng dụng từ những năm 1940,
  • 5:15 - 5:18
    nhưng chúng chỉ được nhân rộng
    trong vài thập kỷ gần đây.
  • 5:18 - 5:23
    Khi nguồn khí đốt tự nhiên cạn dần,
    giá nhiên liệu không tái tạo sẽ tăng cao,
  • 5:23 - 5:26
    và các công nghệ khai thác mới nhất
    sẽ giúp giảm giá chúng.
  • 5:26 - 5:30
    Nhưng nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ
    đã cấm sử dụng fracking
  • 5:30 - 5:32
    vì lo ngại về các ảnh hưởng
    tới môi trường.
  • 5:32 - 5:37
    Sự thật là fracking đang thay đổi
    cán cân năng lượng toàn cầu,
  • 5:37 - 5:41
    nhưng về dài hạn, ta sẽ được gì và mất gì?
Title:
Công nghệ khai mỏ bằng fracking, đó là gì? - Mia Nacamulli
Description:

Xem bài giảng đầy đủ hơn tại: http://ed.ted.com/lessons/how-does-fracking-work-mia-nacamulli
Các mỏ khí đốt thường nằm rất sâu dưới lòng đất, nơi các công cụ thông thường khó lòng với tới. Công nghệ cắt phá bằng thuỷ lực (hydraulic fracturing, gọi tắt là fracking) cho phép ta khai mỏ dễ dàng hơn, giúp duy trì nguồn khí tự nhiên cho con người trong hàng thập kỷ tới. Vậy nguyên lý của fracking là gì và vì sao công nghệ đó gây nhiều tranh cãi đến vậy? Mia Nacamulli sẽ giải thích tường tận về bản chất của fracking bằng bài giảng sau đây.
Bài giảng bởi Mia Nacamulli, đồ hoạ bởi Sharon Colman.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
06:04

Vietnamese subtitles

Revisions