Return to Video

Nghệ thuật trừu tượng từ những quyển sách cũ

  • 0:00 - 0:03
    Tôi là một nghệ sĩ
    và tôi cắt sách.
  • 0:03 - 0:05
    Một trong những tác phẩm
    đầu tiên của tôi
  • 0:05 - 0:06
    "Hành trình mới đến với tri thức".
  • 0:06 - 0:10
    Tôi muốn tạo ra một chồng sách
    mà người đến xem triển lãm
  • 0:10 - 0:13
    sẽ nghĩ rằng chúng là
    những quyển sách bình thường
  • 0:13 - 0:16
    cho đến khi lại gần, họ nhìn thấy
    một lỗ trống gồ ghề bên trong,
  • 0:16 - 0:18
    tự hỏi điều gì đã xảy ra, tại sao,
  • 0:18 - 0:20
    và suy nghĩ về vật liệu
    làm nên cuốn sách.
  • 0:20 - 0:23
    Vâng, tôi yêu thích kết cấu
  • 0:23 - 0:28
    nhưng càng yêu thích hơn nội dung
    và hình ảnh trong sách.
  • 0:28 - 0:32
    Trong hầu hết tác phẩm của mình,
    tôi dán cạnh sách bằng lớp sơn dày
  • 0:32 - 0:34
    để tạo nên một lớp da
    ngoài cho quyển sách,
  • 0:34 - 0:38
    nó trở nên cứng
    trong khi trang giấy bên trong vẫn mềm,
  • 0:38 - 0:40
    lúc đó, tôi khắc vào
    bề mặt quyển sách,
  • 0:40 - 0:43
    và sẽ không di chuyển
    hay thêm thắt một thứ gì.
  • 0:43 - 0:46
    Tôi chỉ đục xung quanh
    những gì mà tôi hứng thú.
  • 0:46 - 0:48
    Vì thế, mọi thứ bạn thấy
    trong tác phẩm hoàn thiện
  • 0:48 - 0:52
    là chính quyển sách ban đầu.
  • 0:52 - 0:55
    Tôi nghĩ công việc của mình
    giống như hoà âm,
  • 0:55 - 0:57
    bởi tôi làm trên nguyên liệu
    của người khác
  • 0:57 - 1:01
    giống cách DJ làm việc trên
    các bản nhạc của người khác.
  • 1:01 - 1:05
    Đây là sách về các bức họa
    của Raphael, nghệ sĩ thời Phục hưng,
  • 1:05 - 1:09
    dùng tác phẩm của ông,
    trộn lẫn, khắc vào đó,
  • 1:09 - 1:14
    tôi làm nên thứ mới mẻ
    và hiện đại hơn.
  • 1:14 - 1:18
    Tôi cũng nghĩ về
    cách phá vỡ khuôn khổ cuốn sách
  • 1:18 - 1:20
    và đẩy mạnh
    định dạng tuyến tính,
  • 1:20 - 1:24
    tận dụng cấu trúc
    cuốn sách
  • 1:24 - 1:29
    để nó trở thành
    bức điêu khắc thực thụ.
  • 1:29 - 1:33
    Tôi sử dụng kẹp, dây thừng
    và các loại vật liệu, vật nặng,
  • 1:33 - 1:36
    để giữ mọi thứ cố định
    trước khi sơn phết,
  • 1:36 - 1:39
    để nó có thể giữ được
    hình dạng ban đầu
  • 1:39 - 1:43
    để thứ như thế này
    có thể trở thành tác phẩm này đây,
  • 1:43 - 1:46
    chỉ từ một quyển từ điển.
  • 1:46 - 1:54
    Hoặc vật như thế này
    có thể thành tác phẩm như này.
  • 1:54 - 1:56
    Hay vật này,
  • 1:56 - 2:00
    ai biết được nó sẽ trở thành cái gì
    hay tại sao nó lại ở trong xưởng của tôi,
  • 2:00 - 2:05
    sẽ trở thành tác phẩm
    như thế này.
  • 2:05 - 2:09
    Một trong những lý do
    khiến người ta lo lắng khi phá hủy sách
  • 2:09 - 2:10
    là họ không muốn xé nó,
  • 2:10 - 2:12
    không ai thực sự muốn
    vứt sách đi,
  • 2:12 - 2:15
    bởi ta cho rằng
    chúng giống như vật sống,
  • 2:15 - 2:16
    như một cơ thể
  • 2:16 - 2:19
    rõ ràng là chúng được tạo ra dựa trên
    tỉ lệ cơ thể người
  • 2:19 - 2:24
    nhưng chúng cũng có khả năng
    tiếp tục lớn lên, trở thành vật mới.
  • 2:24 - 2:26
    Thế nên, sách có sự sống.
  • 2:26 - 2:29
    Với tôi, sách là một cơ thể,
  • 2:29 - 2:32
    sách là công nghệ,
  • 2:32 - 2:36
    sách là một công cụ.
  • 2:36 - 2:40
    Và tôi cũng nghĩ sách
    như là một bộ máy,
  • 2:40 - 2:43
    một bức tranh phong cảnh vậy.
  • 2:43 - 2:47
    Đây là bộ bách khoa toàn thư đầy đủ
    được đánh bóng và kết nối với nhau,
  • 2:47 - 2:49
    và khi khắc qua nó,
  • 2:49 - 2:51
    tôi quyết định thứ tôi muốn.
  • 2:51 - 2:54
    Với bách khoa toàn thư,
    tuy có thể chọn nhiều thứ,
  • 2:54 - 2:58
    tôi lại đặc biệt chọn
    hình ảnh phong cảnh.
  • 2:58 - 3:01
    Và với vật liệu sẵn có,
    tôi sử dụng giấy nhám,
  • 3:01 - 3:05
    làm mượt các cạnh
    để các hình ảnh bổ trợ
  • 3:05 - 3:09
    và vật liệu sách
    cũng tôn lên phong cảnh.
  • 3:09 - 3:13
    Một trong những thứ tôi làm
    khi chạm trổ sách
  • 3:13 - 3:17
    là nghĩ về hình ảnh
    cũng như nội dung,
  • 3:17 - 3:19
    cả 2 đều rất quan trọng,
  • 3:19 - 3:23
    vì sẽ thú vị biết bao
    khi đọc sách, đọc nội dung sách,
  • 3:23 - 3:27
    hình ảnh hiện lên trong đầu ta,
    lấp đầy sự tưởng tượng.
  • 3:27 - 3:30
    Khi xem nội dung,
    chúng ta tạo ra hình ảnh,
  • 3:30 - 3:33
    và khi nhìn vào hình ảnh,
    chúng ta dùng ngôn ngữ
  • 3:33 - 3:36
    để hiểu những gì đang thấy.
  • 3:36 - 3:39
    Giống như 2 cực âm dương vậy.
  • 3:39 - 3:45
    Vậy nên, tôi tạo nên một mảnh ghép
    để người xem tự mình hoàn thiện nó.
  • 3:45 - 3:49
    Và tôi cho rằng công việc của mình
    gần giống với khảo cổ học.
  • 3:49 - 3:52
    Đào bới, cố phát huy
    tối đa tiềm năng,
  • 3:52 - 3:54
    khám phá
    càng nhiều càng tốt
  • 3:54 - 3:58
    và phơi bày thành quả của mình.
  • 3:58 - 4:00
    Cùng lúc đó,
  • 4:00 - 4:02
    tôi cũng nghĩ về
    ý tưởng tẩy xóa,
  • 4:02 - 4:06
    điều đang xảy ra hiện nay là
    thông tin trở nên vô hình,
  • 4:06 - 4:09
    ý tưởng về lược bỏ
  • 4:09 - 4:14
    không chỉ là định dạng
    thay đổi liên tục trong máy tính,
  • 4:14 - 4:16
    mà cả chính bản thân thông tin,
  • 4:16 - 4:18
    giờ, chúng ta không có
    bản sao lưu cứng
  • 4:18 - 4:24
    mà phải liên tục cập nhật
    để tránh mất dữ liệu.
  • 4:24 - 4:27
    Tôi có một vài quyển từ điển
    trong xưởng,
  • 4:27 - 4:29
    và hàng ngày
    tôi dùng máy tính,
  • 4:29 - 4:32
    nếu cần tra từ,
    tôi sẽ dùng máy tính,
  • 4:32 - 4:35
    để có thể tìm trực tiếp
    và liên tục.
  • 4:35 - 4:37
    Tôi cho rằng sách không bao giờ
  • 4:37 - 4:40
    là định dạng chuẩn
    cho thông tin phi tuyến tính
  • 4:40 - 4:42
    đó là lý do tại sao
    sách tham khảo
  • 4:42 - 4:49
    trở thành đối tượng đầu tiên
    có nguy cơ biến mất.
  • 4:49 - 4:53
    Dẫu vậy, tôi không nghĩ rằng
    sách sẽ biến mất.
  • 4:53 - 4:57
    Người ta cho rằng
    giờ đã có công nghệ số,
  • 4:57 - 4:58
    sách sẽ dần biến mất,
  • 4:58 - 5:02
    ta đang chứng kiến
    nhiều điều thay đổi, tiến hoá.
  • 5:02 - 5:04
    Theo tôi, sách cũng phát triển,
  • 5:04 - 5:07
    giống như người ta nói
    tranh vẽ sẽ biến mất
  • 5:07 - 5:11
    khi ảnh chụp và tranh in
    trở nên phổ biến,
  • 5:11 - 5:13
    nhưng điều đó
    giúp giải phóng hội hoạ
  • 5:13 - 5:16
    khỏi những vướng bận thường ngày.
  • 5:16 - 5:22
    Hội họa không còn phải
    tìm kiếm chuyện thường ngày,
  • 5:22 - 5:25
    mà thoải mái kể lại
    câu chuyện riêng của nó,
  • 5:25 - 5:28
    đó là lúc
    Chủ nghĩa hiện địa xuất hiện,
  • 5:28 - 5:30
    hội họa hình thành
    các nhánh khác nhau.
  • 5:30 - 5:32
    Tôi nghĩ sách cũng sẽ
    đi theo con đường như vậy,
  • 5:32 - 5:35
    hiện nay, hầu hết công nghệ,
    thông tin,
  • 5:35 - 5:39
    hầu hết các bản ghi chép
    về văn hóa, con người được số hóa,
  • 5:39 - 5:42
    theo tôi, số hóa khiến sách
    trở thành một thứ mới mẻ.
  • 5:42 - 5:45
    Một bước chuyển tuyệt vời
    đối với một nghệ sĩ như tôi,
  • 5:45 - 5:48
    theo dõi hình trình của sách
    trong tương lai thật thú vị biết bao.
  • 5:48 - 5:50
    Xin cảm ơn.
  • 5:50 - 5:54
    (Vỗ tay)
Title:
Nghệ thuật trừu tượng từ những quyển sách cũ
Speaker:
Brian Dettmer
Description:

Trong thời đại thông tin, bạn sẽ làm gì với bộ bách khoa toàn thư cũ kỹ? Với chiếc dao X-Acto and con mắt pha trộn tài hoa, nghệ sĩ Brian Dettmer đã làm ra những bức điêu khắc đẹp đáng kinh ngạc, thổi sức sống mới vào những quyển sách cũ.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
06:06

Vietnamese subtitles

Revisions